BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 2 NĂM 2022
CÂY ĐỘC HOẠT (Angelica pubescens Maxim.)
STT
Tin dịch
1.
CÁC SESQUITERPEN KHUNG BENZANNULAT 5,5-SPIROKETAL TỪ RỄ LOÀI ĐỘC HOẠT (ANGELICA PUBESCENS)
Danmei Tian và cs.
Bioorg Chem. 2021 Feb;107:104604
Hai sesquiterpen mới khung tetrahydrobenzannulat 5,5-spiroketal (1 và 2) và ba sesquiterpen mới khung benzannulate 5,5-spiroketal (3-5) được đặt tên là angepuesin A-E, cùng với một sesquiterpen khung benzannulat nhóm heliannan mới đặt tên là angepubesin F (6) và hai monoterpen đã biết (7 và 8), được phân lập từ rễ của loài Độc hoạt (Angelica pubescens). Cấu trúc của chúng được xác định bằng các phân tích phổ khác nhau (NMR, MS, UV, IR), kết hợp với các tính toán phổ 13C-NMR cũng như các phân tích giá trị MAE, CMAE, DP4 + và MAEΔΔδ . Các cấu hình tuyệt đối của 1-6 được xác định bằng phương pháp Mosher có điều chỉnh, tính toán ECD và nhiễu xạ tia X đơn tinh thể (Cu Kα). Hơn nữa, tác dụng ức chế sản sinh oxit nitric (NO) gây ra bởi lipopolysaccharide (LPS) trong tế bào đại thực bào RAW264.7 của các đơn chất này cũng đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy các hợp chất 2-4, 6 và 7, đặc biệt là 6, có tác dụng ức chế rõ rệt sự sản sinh NO phụ thuộc vào nồng độ. Nghiên cứu cơ chế cho thấy hợp chất 6 có thể ức chế đáng kể sự biểu hiện của protein tổng hợp oxit nitric (iNOS) ở nồng độ 10 μM. Ngoài ra, hợp chất 6 ngăn chặn sự kích hoạt các con đường JAK-STAT và NF-κB.
Phùng Như Hoa, Xa Thị Phương Thảo
2.
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA MỘT POLYSACCHARIDE KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ THẤP TỪ RỄ LOÀI ĐỘC HOẠT (ANGELICA PUBESCENS MAXIM. F. BISERRATA SHAN ET YUAN) VÀ SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXI HOÁ CỦA NÓ
Qingxia Yuan và cs.
Carbohydr Polym. 2020 May; 236:116047
Một polysaccharide dị thể mới với khoảng 20 đơn vị đường với tên gọi là DF80-2 thu được từ từ rễ loài Độc hoạt (Angelica pubescens Maxim. f. biserrata Shan et Yuan), một trong những loại thuốc cổ truyền được sử dụng rộng rãi nhất từ hàng nghìn năm ở Trung Quốc. Cấu trúc của DF80-2 đã được đề xuất thông qua việc xem xét toàn diện các kết quả về các đặc tính hóa lý, phân tích quá trình metyl hóa và quang phổ 1 chiều, 2 chiều NMR cho thấy chuỗi chính của nó bao gồm liên kết (1 → 3) - và (1 → 4) -α-D-Glcp, liên kết (1 → 4)-β-D-Galp, liên kết (1 → 6)-α-D-Manp và liên kết (1 → 3)-α-L-Araf , và phần nhánh có mặt dưới dạng các disaccharide α-D-Glcp- (1 → 3) -β-D-GalpA kéo dài từ vị trí O-6 của liên kết (1 → 4)-α-D-Glc trong gốc chính của chuỗi. Phân tích bằng thuốc thử đỏ Congo, quét kính hiển vi điện tử và kính hiển vi lực nguyên tử cho thấy DF80-2 sở hữu cấu trúc xoắn ba, các monome phân nhánh của nó được xen kẽ với nhau tạo thành một cấu trúc mạng đều đặn. DF80-2 thể hiện hoạt tính chống oxy hóa bằng cách dọn các gốc tự do DPPH và hydroxyl, và tạo phức chelat với ion sắt.
Hoàng Đức Mạnh, Nguyễn Tiến Hoàng, Phùng Như Hoa
3.
OSTHOLE: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN GỐC, HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN HOÀN THIỆN
Mingna Sun và cs.
Med Chem Res. 2021 Aug; 30(10):1767–1794
Osthole, còn được gọi là osthol, là một dẫn xuất coumarin được tìm thấy trong một số cây thuốc như Xà sàng (Cnidium monnieri) và Độc hoạt (Angelica pubescens). Nó có thể thu được thông qua chiết xuất và phân lập từ thực vật hoặc tổng hợp toàn phần. Nhiều thí nghiệm cho thấy osthole thể hiện nhiều hoạt tính sinh học bao gồm các hoạt tính chống khối u, chống viêm, bảo vệ thần kinh, tạo xương, bảo vệ tim mạch, kháng khuẩn và chống ký sinh trùng. Ngoài ra, đã có một số nghiên cứu về osthole được thực hiện nhằm sửa đổi cấu trúc và tối ưu hóa tác dụng sinh học của nó. Bài báo này tóm tắt thông tin toàn diện về nguồn gốc và sự phát triển các dẫn xuất của osthole. Bài báo cũng giới thiệu các hoạt tính sinh học mới nhất của osthole, những hoạt tính này có thể có giá trị cho việc nghiên cứu trong tương lai.
Phùng Như Hoa
4.
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA DẦU ĐỘC HOẠT (ANGELICA PUBESCENS)VÀ KHẢ NĂNG NGĂN NGỪA BỨC XẠ UV-B GÂY LÃO HOÁ DA DO ÁNH SÁNG (PHOTOAGING)
Dingkang Chen và cs.
Chem Biodivers. 2018 Oct; 15(10): e1800235
Độc hoạt (Angelica pubescens) là một loài thực vật thuộc họ Umbelliferae, đã được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc cổ truyền của Trung Quốc để điều trị nhiều bệnh. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu hiện đại tập trung vào hoạt tính dược lý của dầu chiết từ Độc hoạt (Angelica pubescens), đặc biệt là tác dụng chống lão hoá da do ánh sáng (antiphotoaging). Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích thành phần hóa học của dầu Độc hoạt (AO) và đánh giá hoạt tính sinh học của nó chống lại việc lão hoá da do ánh sáng ở chuột không có lông gây ra bởi bức xạ tia cực tím (UV)-B. Một cách tổng quát, chúng tôi đã nhận dạng và phân tích 93 hợp chất trong AO bằng phương pháp sắc ký khí-khối phổ (GC/MS). Mười hợp chất chính được chỉ ra như sau: osthol (44,608%), glutaric acid hexadecyl pent-4-en-1-yl ester (5,758%), α-bisabolol (3,795%), eugenol (3,637%), (Z)-docos-13-enamid (3,286%), (3S,3aR)-3-butyl-3a,4,5,6-tetrahydro-3H-2-benzofuran-1-on (3,043%), m-cresol (2,841%), trans-sesquisabinen hydrat (2,128%), 4-hydroxy-2-methylacetophenon (1,735%) và (Z)-9-pentadecenol (1,509%). Việc sử dụng AO đã cải thiện tình trạng da bị tổn thương do bức xạ UV-B gây ra, cơ chế tác dụng được phát hiện có liên quan đến việc ức chế sản sinh các cytokine gây viêm. Những kết quả này làm nổi bật tiềm năng ứng dụng của AO trong việc phát triển các sản phẩm chăm sóc da.
5.
ANGELOL-A CÓ TÁC DỤNG CHỐNG DI CĂN VÀ CHỐNG TẠO MẠCH TRÊN CÁC TẾ BÀO UNG THƯ BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG Ở NGƯỜI BẰNG CÁCH ĐIỀU HOÀ PHOSPHORYL HÓA-ERK/MIR-29A-3P VỚI ĐÍCH LÀ TRỤC MMP2/VEGFA
Tsung-Ho Ying và cs.
Life Sci. 2022 Jan 11: 120317
Mục tiêu: Angelol-A (Ang-A) là một coumarin, được phân lập từ rễ loài Độc hoạt (Angelica pubescens f. biserrata). Tuy nhiên, tác dụng và cơ chế phân tử chống khối u của Ang-A trên tế bào ung thư cổ tử cung vẫn chưa được làm rõ.
Các phương pháp chính: Khả năng sống sót của tế bào được xác định bằng thử nghiệm MTT và đánh giá các giai đoạn của chu kỳ tế bào bằng phương pháp nhuộm PI và phân tích tế bào dòng chảy. Các tế bào được xử lí với Ang-A với sự có mặt hoặc không có mặt của Antago-miR-29a-3p (chất ức chế miR-29a-3p) hoặc U0126 (chất ức chế MEK) rồi được đánh giá về biểu hiện của miR-29a-3p, sự di căn/xâm lấn in vitrovà hình thành mạch bằng cách sử dụng các phương pháp tương ứng là qRT-PCR, là một chemotaxis assay (thử nghiệm để đánh giá khả năng đáp ứng với hóa trị của tế bào ung thư) và xét nghiệm hình thành ống (tube formation assay: thử nghiệm để đánh giá khả năng hình thành mạch). Sự biểu hiện của protein kinase hoạt hóa mitogen/MMP2/MMP9/VEGFA được xác định bằng phương pháp Western Blot với các kháng thể hiện hành.
Phát hiện chính: Ang-A ức chế đáng kể sự biểu hiện MMP2 và VEGFA, sự di căn của tế bào và hoạt động xâm lấn trong các tế bào ung thư cổ tử cung ở người. Môi trường có điều kiện để ức chế sự hình thành ống trong HUVE cs.. Ang-A chủ yếu ức chế hoạt động xâm lấn và hình thành mạch bằng cách tăng cường sự biểu hiện của miR-29a-3p mà mục tiêu là VEGFA-3 'UTR. Vai trò của miR-29a-3p đã được chứng minh bằng Antago-miR-29a-3p do nó làm đảo ngược các quá trình ức chế biểu hiện MMP2 và VEGFA, hoạt động xâm lấn và việc hình thành mạch trong tế bào ung thư cổ tử cung ở người của Ang-A. Con đường ERK là trung gian liên quan đến hoạt động di căn và tạo mạch của Ang-A. Điều trị kết hợp với Ang-A và U0126 có tác dụng hiệp đồng ức chế sự biểu hiện của MMP2 và VEGFA cũng như những đặc tính di căn và tạo mạch của tế bào ung thư cổ tử cung ở người.
Ý nghĩa: Những phát hiện này là lần đầu tiên chỉ ra rằng Ang-A có tác dụng chống di căn và chống tạo mạch thông qua đích tác dụng là trục miR-29a-3p/MMP2/VEGFA ở tế bào ung thư cổ tử cung người qua con đường trung gian ERK.
6.
OSTHENOL, MỘT COUMARIN CÓ NHÓM THẾ PRENYL, LÀ CHẤT ỨC CHẾ MONOAMINE OXIDASE A VỚI TÍNH CHỌN LỌC CAO
Seung Cheol Baek và cs.
Bioorg Med Chem Lett. 2019 Mar;29(6):839-843
Osthenol (6), một coumarin có nhóm prenyl được phân lập từ rễ khô của loài Độc hoạt (Angelica pubescens), ức chế mạnh và chọn lọc monoamine oxidase-A (hMAO-A) tái tổ hợp ở người với giá trị IC50 là 0,74 µM và chỉ số chọn lọc hMAO-A so với hMAO-B cao (SI> 81,1). Hợp chất 6 là một chất ức chế hMAO-A cạnh tranh thuận nghịch (Ki = 0,26 µM) với hiệu lực lớn hơn toloxatone (IC50 = 0,93 µM), một loại thuốc bán trên thị trường. Isopsoralen (3) và bakuchicin (1), là các dẫn xuất furanocoumarin đã được phân lập từ Psoralea corylifolia L., cho thấy giá trị IC50 đối với hMAO-A cao hơn hợp chất 6 một chút (tương ứng 0,88 và 1,78 µM), nhưng lại có giá trị SI thấp (SI=3,1 đối với cả hai). Các coumarin khác được thử nghiệm không ức chế hiệu quả hMAO-A hoặc hMAO-B. Nghiên cứu so sánh cấu trúc gợi ý rằng nhóm 8-(3,3-dimethylallyl) của hợp chất 6 làm tăng hoạt tính ức chế chống lại hMAO-A so với nhóm 6-metoxy của scopoletin (4). Mô phỏng gắn kết phân tử cho thấy ái lực liên kết của 6 đối với hMAO-A (-8,5 kcal/mol) lớn hơn ái lực của hMAO-B (-5,6 kcal/mol) và của 4 đối với hMAO-A (-7,3 kcal/mol). Mô phỏng gắn kết phân tử cũng gợi ý rằng 6 tương tác với hMAO-A ở Phe208 và với hMAO-B ở Ile199 bằngliên kết carbon-hydro. Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng osthenol, có nguồn gốc từ tự nhiên, là một chất ức chế MAO-A thuận nghịch chọn lọc và tiềm năng, có thể được coi là một hợp chất tiềm năng trọng tâm để thiết kế các chất ức chế thuận nghịch MAO-A mới.
7.
ỨC CHẾ SỰ TẠO THÀNH THROMBOXANE TIỂU CẦU VÀ PHÁ HỦY PHOSPHOINOSITIDE BẰNG OSTOLE PHÂN LẬP TỪ ĐỘC HOẠT (ANGELICA BUBESCENS)
Ko Feng-Nien và cs.
Thrombosis and Haemostasis. 1989; 62(7): 996-999.
Osthole, phân lập từ loài Độc hoạt Trung Quốc (Angelica pubescens) có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu và giải phóng ATP gây bởi ADP, acid arachidonic, PAF, collagen, ionophore A23187 và thrombin trong tiểu cầu thỏ. Osthole có hoạt tính yếu trong huyết tương giàu tiểu cầu. Osthole đã ức chế sự tạo thành thromboxane B2 gây bởi acid arachidonic, PAF, collagen, ionophore A23187 và thrombin trong tiểu cầu, và sự hình thành thromboxane B2 do ủ tiểu cầu được ly giải với acid arachidonic. Sự hình thành inositol phosphate ở trong tiểu cầu gây bởi collagen, PAF và thrombin bị ngăn bởi osthole. Những dữ liệu này đã chỉ ra rằng hoạt tính ức chế của osthole trong việc kết tập và giải phóng tiểu cầu là do sự ức chế hình thành thromboxane và phá vỡ các phosphoinoside.
Nguyễn Thị Duyên
8.
OSTHOLE TĂNG CƯỜNG TẠO XƯƠNG TRONG NGUYÊN BÀO XƯƠNG BẰNG CÁCH LÀM TĂNG YẾU TỐ PHIÊN MÃ OSTERIX THÔNG QUA TÍN HIỆU cAMP/CREB IN VITRO VÀ IN VIVO
Zhong Rong Zhang và cs.
Nutrients. 2017; 9(6): 588.
Các thuốc chống loãng xương được dùng để phòng ngừa loãng xương và gãy xương. Osthole là một dẫn xuất coumarin được chiết xuất từ dược liệu Xà sàng (Cnidium monnieri (L.) Cusson) và Độc hoạt (Angelica pubescens Maxim.f). Osthole được báo cáo có đặc tính tạo xương và chống loãng xương, nhưng cơ chế tác dụng vẫn chưa được làm rõ. Mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu tác dụng tăng tạo xương trên dòng tế bào xương chuột MC3T3-E1 và khả năng làm lành xương đùi của chuột, đồng thời khám phá mối liên quan giữa tác dụng tạo xương của osthole với việc tăng cAMP.Xử lý tế bào MC3T3-E1 bằng osthole đã tăng cường tạo xương trong nguyên bào xương bằng cách tăng cường hoạt tính emzym alkaline phosphatase (ALP) và quá trình khoáng hoá. Osthole sử dụng trên chuột theo đường uống đã tăng cường tái tạo xương gẫy và tăng độ chắc khoẻ cho xương. Nghiên cứu cơ chế đã chỉ ra osthole đã kích hoạt con đường cAMP/CREB thông qua việc nâng cao nồng độ cAMP nội bào và kích hoạt quá trình phosphoryl hoá protein liên kết phân tử đáp ứng cAMP (CREB). Ngăn chặn tín hiệu giảm cAMP/CREB với chất ức chế protein kinase A (PKA) KT5720 làm giảm một phần tác dụng tạo xương của osthole bằng cách ức chế sự gia tăng yếu tố phiên mã, osterix. Như vậy, osthole cho thấy tác dụng tăng tạo xương trong nguyên bào xương in vitro và in vivo. Tác dụng tạo xương do osthole có liên quan đến kích hoạt con đường tín hiệu cAMP/CREB và làm giảm biểu hiện osterix.
Nguyễn Thị Duyên, Xa Thị Phương Thảo
9.
ĐẶC ĐIỂM DƯỢC LÝ CỦA OSTHOLE
Agata Jarząb và cs.
Postepmy Hig Med Dosw (Online). 2017; 71: 411-421.
Coumarin là nhóm hợp chất tự nhiên phổ biến trong thực vật. Các hợp chất này và các dẫn xuất của chúng thường có nhiều tác dụng sinh học. Một trong những coumarin tự nhiên là osthole được thấy nhiều nhất trong các loài thực vật thuộc họ Apiaceae. Xà sàng (Cnidium monnieri (L.) Cusson), Độc hoạt (Angelica pubescens Maxim.f) và Peucedanum ostruthium (L.). Osthole có tác dụng chống tăng sinh, chống viêm, chống co giật và chống dị ứng; ngoài ra ức chế ngưng tập tiểu cầu cũng đã được chứng minh. Tác dụng của osthole đối với sự trao đổi chất của xương đã được chứng minh; tác dụng bảo vệ gan, thần kinh cũng đã được kiểm chứng. Tác dụng ức chế của hợp chất này đối với sự phát triển của bệnh thoái hoá thần kinh đã được chứng minh trong các mô hình thực nghiệm. Hoạt tính chống ung thư của osthole cũng đã được chứng minh cả trên mô hình in vitro với nhiều dòng tế bào khác nhau và in vivo sử dụng động vật ghép tế bào ung thư. Osthole ức chế tăng sinh và sự di căn của các tế bào ung thư, các quá trình này có thể liên quan đến quá trình chết theo chương trình (apotosis) và làm chậm chu trình tế bào. Cơ chế phân tử chính xác của tác dụng chống ung thư của osthole vẫn chưa được làm sáng tỏ đầy đủ. Tác dụng hiệp đồng của osthole với các chất chống ung thư khác cũng được báo cáo. Việc thay đổi cấu trúc hóa học của osthole đã giúp tổng hợp nhiều dẫn xuất có tác dụng chống ung thư điển hình. Tóm lại, osthole đáng được lựa chọn trong điều trị do thể hiện cả tác dụng trực tiếp đối với các tế bào ung thư, cũng như tác dụng bảo vệ thần kinh hoặc chống viêm. Do đó, có khả năng sử dụng osthole hoặc các dẫn xuất tổng hợp của osthole trong điều trị ung thư
10.
NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ TRONG MÔ CỦA COLUMBIANADIN VÀ HOẠT CHẤT CHUYỂN HOÁ COLUMBIANETIN TRÊN CHUỘT CỐNG TRẮNG
You-Bo Zhang, và cộng sự.
Biomed Chromatogr. 2016; 30(2): 256-62.
Columbianadin là một hoạt chất chính của rễ cây Độc hoạt (Angelica pubescens Maxim. f. biserrata Shan et Yuan) có tác dụng dược lý rõ ràng trong các nghiên cứu trước đây. Trong nghiên cứu này, một phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng hiệu năng cao pha đảo (RP-HPLC) thích hợp và nhạy đã được xây dựng và thẩm định để định lượng columbianadin (CBN) và dạng chuyển hoá có hoạt tính của nó là columbianetin (CBT) trên các mẫu mô chuột cống trắng. Phân đoạn mẫu được thực hiện trên cột RP-HPLC sử dụng pha động MeOH-H2O (75:25, v/v), tốc độ dòng 1.0 mL/phút. Độ hấp thụ UV của mẫu được đo ở bước sóng 325 nm. Đường chuẩn tuyến tính của CBN trong khoảng 0,5-2,0 μg/g đối với mô não, tinh hoàn và cơ; 1,0-10,0 μg/g cho dạ dày và ruột và 0,2-20,0 μg/g cho tim, gan, lá lách, phổi và thận. Đường chuẩn tuyến tính của CBT trong khoảng 0,5-25,0 μg/g đối với dạ dày và ruột, và 0,1-10,0 μg/g đối với tim, gan, lá lách, phổi và thận. Phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng thành công trong nghiên cứu sự phân bố ở các mô của CBN và CBT sau khi tiêm CBN qua tĩnh mạch (i.v.) chuột cống trắng. Kết quả này cho thấy CBN sau tiêm i.v. có thể được phát hiện trong tất cả các mô đã chọn. CBN được phân bố nhanh chóng vào các mô của chuột và có thể được chuyển hoá thành CBT trong hầu hết các mô được nghiên cứu. Trong các mô được phát hiện, tim có mức dung nạp CBN cao nhất, điều này cho thấy tim có thể là mô đích của CBN. Nồng độ CBT trong hệ tiêu hoá cao hơn rõ ràng so với các mô thử nghiệm khác. Kết quả nghiên cứu này rất hữu ích, cung cấp hiểu biết về khả năng tiếp cận các mô khác nhau của CBN và CBT.
11.
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG BẰNG UPLC-Q-TOF-MS CÁC CHẤT CHUYỂN HOÁ CỦA ANGELOL B SAU KHI DÙNG ĐƯỜNG UỐNG TRÊN CHUỘT CỐNG TRẮNG
WAN Mei-Qi và cs.
Chinese Journal of Natural Medicines. 2019;17(11): 0822-0834
Rễ Độc hoạt (Angelicae Pubescentis Radix – APR) được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) để điều trị bệnh thấp khớp và đau đầu. Angelol B là một trong những chất có hoạt tính sinh học của APR với tác dụng chống viêm rõ rệt. Bài báo này nhằm mục đích minh họa các chất chuyển hóa của angelol B trên in vivo. Để đạt được mục tiêu này, một phương pháp nghiên cứu về hóa học các chất chuyển hóa trong cơ thể dựa trên phương pháp UPLC-Q-TOF-MS nhanh và chính xác đã được sử dụng để phát hiện các chất chuyển hóa của Angelol B ở chuột thí nghiệm. Quá trình phân tách sử dụng hệ dung môi rửa giải gradient (ACN và dung dịch acid formic 0,1%) và cột Agilent SB-C18 (1,8 μm, 2,1 mm × 50 mm). Vùng quét ở m/z 100−800 hoạt động trên cơ chế ion hóa tia điện tử (ESI). Dữ liệu được thu thập ở cả chế độ ion dương và âm và được phân tích bằng phần mềm Masslynx 4.1 và SIMCA 13.0. Kết quả đã xác định được tổng số 31 chất chuyển hóa bao gồm 20 chất chuyển hóa pha I và 11 chất chuyển hóa pha II. Cấu trúc và quá trình phân mảnh của chúng được suy luận dựa trên dữ liệu phổ khối và 2 lần phổ khối. Tất cả 31 chất chuyển hóa đều là hợp chất mới dựa trên việc tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu SCI-Finder.
Xa Thị Phương Thảo
12.
PHÂN LẬP VÀ LÀM GIÀU BA COUMARIN ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ RỄ ĐỘC HOẠT (ANGELICAE PUBESCENTIS) BẰNG NHỰA MACROPORUS VỚI HPLC ĐIỀU CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG VIÊM
Yuqiao Yang và cs.
Molecules, 2019; 24(14): 2664
Để làm giàu và phân lập ba coumarin (columbianetin acetate, osthole và columbianadin) từ rễ cây Độc hoạt (Angelicae Pubescentis Radix - APR), một phương pháp hiệu quả đã được thiết lập bằng cách kết hợp nhựa macroporous (MARs) với sắc ký điều chế hiệu năng cao (PHPLC). Năm loại nhựa macroporous khác nhau (D101, AB-8, DA-201, HP-20 và GDX-201) đã được sử dụng để đánh giá các đặc tính hấp phụ và giải hấp phụ của ba coumarin. Kết quả chứng minh rằng nhựa HP-20 có khả năng hấp phụ và giải hấp phụ tốt nhất cho ba loại coumarin này. Hơn nữa, động học hấp phụ của ba coumarin cũng phù hợp với phương trình bậc hai giả (R2> 0,99) đối với nhựa HP-20. Quá trình hấp phụ được mô tả bằng ba mô hình đẳng nhiệt bao gồm Langmuir (R2> 0,98, 0,046 ≤ RL ≤ 0,103), Freundlich (R2> 0,99, 0,2748 ≤ 1 / n ≤ 0,3103) và Dubinin Radushkevich (R2> 0,97). Hàm lượng columbianetin acetate, osthole và columbianadin trong sản phẩm cao gấp 10,69 lần, 19,98 lần và 19,68 lần (tương ứng) sau khi làm giàu. Ba coumarin được tinh chế bằng PHPLC và đạt độ tinh khiết trên 98%. Ngoài ra, tác dụng chống viêm của ba coumarin này được đánh giá trên dòng tế bào RAW 264.7 bị cảm ứng bởi lipopolysaccharide (LPS). Kết quả cho thấy rằng ba coumarin ức chế rõ việc sản xuất NO và MCP-1. Columbianetin acetate, osthole và columbianadin có thể được sử dụng như những thành phần có khả năng chống viêm tự nhiên trong các sản phẩm dược phẩm. Phương pháp mới kết hợp MARs với PHPLC có hiệu quả và kinh tế để mở rộng quy mô phân lập và làm giàu các coumarin có tác dụng chống viêm columbianetin acetate, osthole và columbianadin từ dịch chiết rễ cây Độc hoạt.
13.
COLUMBIANADIN ỨC CHẾ VIÊM VÀ CHẾT TẾ BÀO THEO CHƯƠNG TRÌNH (APOPTOSIS) GÂY BỞI LIPOPOLYSACCHARIDE (LPS) THÔNG QUA CON ĐƯỜNG NOD1
ZHANG, Chao và cs.
Molecules, 2019;24(3): 549.
Columbianadin (CBN) là một trong những thành phần có hoạt tính sinh học chính được phân lập từ rễ cây Độc hoạt (Angelica pubescens). Mặc dù tác dụng kháng viêm của CBN đã được báo cáo nhưng cơ chế nền tảng vẫn chưa được rõ ràng. Nghiên cứu này đã khảo sát tác dụng chống viêm của CBN trên các tế bào THP-1 được kích thích bằng lipopolysaccharide (LPS) và tìm kiếm các cơ chế phân tử tiềm ẩn. Kết quả cho thấy CBN ức chế phản ứng viêm qua trung gian LPS chủ yếu thông qua việc bất hoạt các con đường tín hiệu NOD1 và NF-κB p65. Sự phá huỷ NOD1 sau khi tế bào được xử lý với CBN làm giảm mức độ giảm của các cytokine gây viêm; trong khi sự biểu hiện cưỡng bức của NOD1 và điều trị CBN làm giảm sự hoạt hóa NF-κB p65 và sự tiết của các cytokine gây viêm. Ngoài ra, CBN làm giảm đáng kể quá trình apoptosis của tế bào bằng cách ức chế con đường NOD1. Nói chung, kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng CBN ức chế phản ứng viêm qua trung gian LPS bằng cách ức chế sự hoạt hóa NOD1/NF-κB. Cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác định cơ chế tác động của CBN trong việc ức chế tín hiệu NOD: Tuy nhiên, CBN có thể được sử dụng như một tác nhân điều trị cho nhiều bệnh lý viêm nhiễm.
14.
NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC PHÂN TỬ, TÍNH CHẤT HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌCKHÁNGCÁC LOÀI AEDES AEGYPTI, STEPHANITIS PYRIOIDES VÀ các loài COLLETOTRICHUM CỦA TINH DẦU CHIẾT TỪ CÂY BẠCH CHỈ (ANGELICA DAHURICA) VÀ CÂY ĐỘC HOẠT (ANGELICA PUBESCENTIS)
Nurhayat Tabanca và cs.
Journal of Agricultural and Food Chemistry. 2014; 62 (35):8848-8857
Trong nghiên cứu này, tinh dầu chiết từ rễ cây Bạch chỉ (Angelica dahurica) và rễ cây Độc hoạt (Angelica pubescentis) được sử dụng theo hướng kiểm soát dịch hại, các mẫu rễ được phân tích di truyền bằng cách sử dụng vùng đệm phiên mã bên trong của ribosom (ITS) làm điểm đánh dấu mã vạch DNA. Tinh dầu rễ Độc hoạt thể hiện hoạt tính kháng nấm yếu trên các loài nấm gây hại thực vật như Colletotrichum acutatum, Colletotrichum fragariae, và Colletotrichum gloeosporioides, trong khi tinh dầu rễ Bạch chỉ không cho thấy hoạt tính kháng nấm. Ngược lại, tinh dầu rễ Bạch chỉ thể hiện khả năng ngăn chặn vết cắn và diệt côn trùng đối với muỗi vằn (mang virus gây bệnh sốt Dengue, Chikungunya và sốt vàng da) và bọ ren hoa đỗ quyên tốt hơn so với tinh dầu rễ Độc hoạt. Các hợp chất chính trong tinh dầu Bạch chỉ được xác định là α-pinen (46,3%), sabinene (9,3%), myrcene (5,5%), 1-dodecanol (5,2%) và terpinen-4-ol (4,9%) . α-pinene (37,6%), p-cymene (11,6%), limonene (8,7%) và cryptone (6,7%) là những hợp chất chính được tìm thấy trong tinh dầu Độc hoạt. Trong các thử nghiệm sinh học của muỗi, 1-dodecanol và 1-tridecanol thể hiện hoạt tính ngăn chặn muỗi cắn tương tự như chất đối chứng dương DEET (N, N-diethyl-3-methylbenzamide) ở liều lượng 25 nmol / cm2 trên muỗi vằn, trong khi chỉ 1-tridecanol có hoạt tính xua đuổi muỗi trên thử nghiệm sinh học miếng dán vải trên người với liều lượng hiệu quả tối thiểu (MED) là 0,086 ± 0,089 mg / cm2 (so với DEET = 0,007 ± 0,003 mg / cm2). Trong các thí nghiệm sinh học về ấu trùng, 1-tridecanol độc hơn với giá trị LC50 là 2,1 ppm so với 1-dodecanol có giá trị LC50 là 5,2 ppm đối với ấu trùng muỗi vằn 1 ngày tuổi. 1-Dodecanol và 1-tridecanol có thể ứng dụng là các tác nhân kiểm soát muỗi tự nhiên.
Nguyễn Tiến Hoàng
15.
SỬ DỤNG LC-MS/MS TRONG NGHIÊN CỨU DƯỢC ĐỘNG HỌC VÀ SỰ PHÂN BỐ TẠI CÁC MÔ CHUỘT CỐNG TRẮNG CỦA BISABOLANGELONE PHÂN LẬP TỪ RỄ CÂY ĐỘC HOẠT (ANGELICAE PUBESCENTIS RADIX)
Yuanyuan Ge và cs.
Biomedical Chromatography. 2019; 33(3): 4433
Phương pháp LC-MS/MS có độ nhạy và độ chính xác được xây dựng để định lượng bisabolangelone trong huyết tương và trong các mô chuột cống trắng. Bisabolangelone được phân lập và tinh chế từ rễ cây Độc hoạt (Angelicae Pubescentis Radix). Phân tích dược động học và sự phân bố trong các mô của bisabolangelone sau khi cho chuột uống được thực hiện theo phương pháp LC-MS/MS. Quá trình phân tách chất được thực hiện trên cột C8 (4,6 x 100 mm, 1,8 μm). Sự chuyển đổi MS/MS của bisabolangelone và tussilagone (chất chuẩn nội) được thực hiện lần lượt ở m/z 249,1 → 109,1 và m/z 391,4 → 217,4. Giới hạn dưới của quá trình định lượng trong huyết tương và các mô nằm trong khoảng 1 tới 4 ng/mL. Mẫu thử sinh học thu được từ phương pháp kết tủa protein với acetonitrile. Hệ số thu hồi > 92%. Kết quả cho thấy rằng giá trị nồng độ cao nhất và diện tích dưới đường cong tương quan tuyến tính với các liều khảo sát (2,5, 5 và 7,5 mg/kg thể trọng). Những thành phần khác trong dịch chiết rễ Độc hoạt có khả năng làm giảm sự hấp thu bisabolangelone ở chuột cống trắng. Nghiên cứu khả năng phân bố mô học cho thấy bisacolangelone phân bố nhiều ở các mô in vivo. Nồng độ cao nhất và thấp nhất của bisabolangelone lần lượt ở trong dạ dày và trong não.
Kết luận: Đã xây dựng một phương pháp HPLC-MS/MS phù hợp để mô tả đặc điểm dược động học của bisabolangelone sau khi cho uống ở chuột.
16.
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG Siêu HiỆU NĂNG(UPLC) ĐỂ KHẢO SÁT Sự PHÂN BỐ CỦA 4 COUMARIN CHÍNH Ở CÁC MÔ chuột SAU KHI uống CAO CHIẾT RỄ ĐỘC HOẠT (ANGELICAE PUBESCENTIS RADIX)
Yuanyuan Ge và cs..
Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2019, 2019: 8
Rễ Độc hoạt (APR) được dùng phổ biến trong điều trị thấp khớp ở Trung Quốc. Coumarin là nhóm hoạt chất chính trong cao chiết APR, bao gồm columbianetin, columbianetin acetate, osthole và columbianadin. Các nghiên cứu in vivo của 4 hoạt chất coumarin chính trong APR chưa được báo cáo một cách có hệ thống.Một phương pháp UPLC có tính khả thi và độ tin cậy đã được xây dựng và thẩm định để định lượng 4 hoạt chất coumarin trong các mô của chuột cống trắng (tim, gan, lách, phổi, thận, tử cung, buồng trứng và các cơ) sau khi uống dịch chiết APR. Phân tích 4 hợp chất này được thực hiện với cột Waters ACQUITY BEH C18 (4,6 mm x 100 mm, 1,7 μm), hệ dung môi pha động acetonitrile – nước (với 1 mM acid formic), tốc độ dòng 0,3 mL/phút. Các mẫu dịch đồng thể mô chuột được chiết lỏng - lỏng với ethyl acetat. Đường cong chuẩnđộ tuyến tính trong khoảng 1,6 – 20000 ng/mL cho 4 coumarin trên với giới hạn định lượng (LOQ) là 1,6 ng/mL trong mô chuột. Độ chính xác và độ thu hồi trong ngày và giữa các ngày nằm trong khoảng 80 – 100% với độ lệch chuẩn tương đối nhỏ hơn 10,9%. Phương pháp này được áp dụng thành công để nghiên cứu sự phân bố ở các mô chuột sau khi uống dịch chiết APR với liều 6,0 g/kg. Các kết quả cho thấy rằng, sự phân bố của 4 coumarin trong các mô lần lượt ở gan, tiếp theo là ở buồng trứng, tử cung, thận, phổi, tim, lá lách và cuối cùng là cơ.
Nguyễn Tiến Hoàng, Nguyễn Thị Sen
17.
Đánh giá sự phân bố của Các Coumarin từ rễ cây Độc hoạt trong dịch não tủy và não chuột bằng Phương pháp phân tích sắc ký Lỏng khối phổ LC-MS/Ms
Yang, Yan-Fang và cs.
Molecules.2018; 23 (1): 225.
Rễ Độc hoạt (Angelicae Pubescentis Radix: APR) được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu dược lý đã bắt đầu chứng minh các hoạt tính sinh học của APR trong các bệnh rối loạn thần kinh. Để đánh giá sự thâm nhập và sự phân bố vào não của APR, một phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng khối phổ (UPLC–MS/MS) đã thẩm định được sử dụng để xác định đồng thời các coumarin chính từ APR trong dịch não tủy và não chuột sau khi uống dịch chiết APR, bao gồm psoralen, xanthotoxin, bergapten, isoimperatorin, columbianetin, columbianetin acetat, columbianadin, oxypencedanin hydrat, angelol B, osthol, meranzin hydrat và nodakenetin. Phần lớn các coumarin này nhanh chóng thâm nhập vào dịch não tủy và não của chuột, và hiện tượng 2 peak trên đường cong nồng độ-thời gian tương tự như dược động học của chúng trong huyết tương. Columbianetin có nồng độ cao nhất trong dịch não tủy và não, trong khi psoralen và columbianetin acetat có phần trăm cao nhất trong dịch não tủy/huyết tương và não/huyết tương, cho thấy rằng ba coumarin này nên được nghiên cứu thêm về các tác động trên thần kinh. Mối tương quan giữa các phân bố in vivo trong não và dược động học trong huyết tương của các coumarin này đã được xác nhận rõ ràng. Những kết quả này đã cung cấp thông tin có giá trị về các đặc điểm phân bố tổng thể trên não in vivo của APR cũng như gợi mở các nghiên cứu sâu hơn về các hoạt chất của APR đối với hệ thần kinh trung ương.
Nguyễn Thị Sen
18.
TỔNG HỢP SINH HỌC, ĐẶC TÍNH VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC ĐÁNH GIÁ CÁC HẠT NANO BẠC VÀ VÀNG QUA TRUNG GIAN CỦA RỄ CÂY THẢO DƯỢC TRUNG QUỐC ANGELICA PUBESCENS MAXIM
Josua Markus và cs.
Nanoscale Res Lett. 2017 Dec; 12(1):46
Một quá trình sinh tổng hợp dễ dàng và các ứng dụng sinh học của bạc (DH-AgNps) và các hạt nano vàng (DH-AuNps) qua trung gian chiết xuất nước của cây Angelicae bubescentis Radix (Du Huo) đã được khám phá. Duo Ho là một loại rễ thuốc của cây độc hoạt (Angelica pubescens )Maxim có đặc tính chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa. Phổ hấp thụ của các hạt nano trong chiết xuất rễ và nồng độ ion kim loại, pH, nhiệt độ phản ứng và thời gian khác nhau được ghi lại bằng quang phổ tử ngoại nhìn thấy (UV-Vis). Sự hiện diện của DH-AgNps và DH-AuNps đã được xác nhận từ cộng hưởng plasmon bề mặt tăng cường ở ~ 414 và ~ 540 nm, tương ứng. Phân tích ảnh hiển vi điện tử truyền phát xạ trường (FE-TEM) cho thấy sự hình thành DH-AgNps bán cầu và DH-AuNps hình cầu. DH-AgNps và DH-AuNps mới này duy trì kích thước tinh thể trung bình lần lượt là 12,48 và 7,44 nm. DH-AgNps và DH-AuNps được sinh tổng hợp thể hiện hoạt động chống oxy hóa chống lại 2,Escherichia coli , Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa và Salmonella enterica . Sự hiện diện dự kiến của flavonoid, sesquiterpenes và phenol trên bề mặt hạt nano được phỏng đoán để bảo vệ chống lại sự kết tụ và hoạt động thu dọn gốc tự do. DH-AgNps và DH-AuNps đã được nghiên cứu thêm về các đặc tính gây độc tế bào của chúng trong các đại thực bào RAW264.7 để ứng dụng tiềm năng của chúng như là chất vận chuyển thuốc đến các vị trí viêm. Kết luận, sự tổng hợp màu xanh lá cây này rất thuận lợi cho sự phát triển của chất mang nano qua trung gian thực vật trong các hệ thống phân phối thuốc, chẩn đoán ung thư và hình ảnh y tế.
Đào Văn Châu
19.
HOẠT CHẤT COUMARIN TỪ RỄ CÂY ĐỘC HOẠT CÓ TÁC DỤNG GÂY ĐỘC VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SINH LÝ LOÀI TUYẾN TRÙNG BURSAPHELENCHUS XYLOPHILUS
Qun-Qun Guo và cs.
J Nematol. 2018;50(4):559-568.
Các chiết xuất ethanol từ rễ của cây độc hoạt đã gây độc đối với tuyến trùng hại gỗ thông Bursaphelenchus xylophilus. Phần tan trong etyl axetat có được từ chiết xuất này đã tăng hiệu lực của nó với tỷ lệ tử vong là 95,25% trong 72 giờ ở 1,0 mg/mL. Bốn coumarin gây độc cho tuyến trùng đã thu được từ dịch chiết ethyl acetate bằng cách phân lập có hướng dẫn xét nghiệm sinh học. Chúng được xác định là osthole 1, columbianadin 2, bergapten 3 và xanthotoxin 4 bằng phân tích dữ liệu khối lượng và phổ cộng hưởng từ hạt nhân. Các giá trị LC50 chống lại B. xylophilustrong 72 giờ lần lượt là 489.17, 406.74, 430.08 và 435.66 μM. Những hợp chất này cũng làm thay đổi hình thái một chút của bộ khung ngoài B. xylophilus thành bề ngoài thô ráp và rỗ như hình ảnh được bằng kính hiển vi điện tử. Các coumarin 1-4 có các hoạt động ức chế acetylcholinesterase đáng kể nhưng có tác dụng không đáng kể trên amylase và cellulase. Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về cơ chế gây độc tuyến trùng của coumarin chống lại tuyến trùng hại gỗ thông B. xylophilus. Công trình này sẽ hỗ trợ phát triển các chất diệt tuyến trùng có nguồn gốc coumarin với hoạt tính tăng cường bằng cách sử dụng thay đổi phân tử của cấu trúc coumarin lõi.Các chiết xuất ethanol từ rễ của cây Angelica pubescens Maxim. f. biserrata Shan et Yuan đã gây độc đối với tuyến trùng hại gỗ thông Bursaphelenchus xylophilus. Phần tan trong etyl axetat có được từ chiết xuất này đã tăng hiệu lực của nó với tỷ lệ tử vong là 95,25% trong 72 giờ ở 1,0 mg / mL. Bốn coumarin gây độc cho tuyến trùng đã thu được từ dịch chiết ethyl acetate bằng cách phân lập có hướng dẫn xét nghiệm sinh học. Chúng được xác định là osthole 1 , columbianadin 2 , bergapten 3 và xanthotoxin 4 bằng phân tích dữ liệu khối lượng và phổ cộng hưởng từ hạt nhân. Các giá trị LC 50 chống lại B. xylophilustrong 72 giờ lần lượt là 489,17, 406,74, 430,08 và 435,66 μM. Những hợp chất này cũng làm thay đổi hình thái nhẵn của bộ xương ngoài B. xylophilus thành bề ngoài thô ráp và rỗ như hình ảnh được bằng kính hiển vi điện tử. Các coumarin 1-4 có các hoạt động ức chế acetylcholinesterase đáng kể nhưng có tác dụng không đáng kể trên amylase và cellulase. Nghiên cứu này cung cấp thêm manh mối về cơ chế gây độc tuyến trùng của coumarin chống lại tuyến trùng hại gỗ thông B. xylophilus. Công trình này sẽ hỗ trợ phát triển các chất diệt nematic coumarin với hoạt tính tăng cường bằng cách sử dụng các sửa đổi phân tử của cấu trúc coumarin lõi.
Hoàng Thị Sáu, Vương Đình Tuấn
20.
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG ĐỘC HOẠT (ANGELICA PUBESCENS MAXIM. F.BISERRATA SHAN ET YUAN) TẠI BÁT XÁT, LÀO CAI
Nguyễn Thị Tần và cs.
TNU Journal of Science and Technology. 2020; 225(16): 33 - 39
Độc hoạt có tên khoa học là Angelica pubescens Maxim.f.biserrata Shan et Yuan. Họ hoa tán - Apiaceae, là cây thuốc quý có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sản xuất hạt giống có vai trò quan trọng trong nông nghiệp, tạo nguồn hạt giống phục vụ cho trồng trọt sau này. Hiện nay, nguồn giống độc hoạt phải nhập từ Trung Quốc nên việc nghiên cứu sản xuất giống là rất cần thiết. Các thí nghiệm về ảnh hưởng, mật độ khoảng cách và phân bón, được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi trồng Độc hoạt lấy hạt mật độ trồng thích hợp là 8 vạn cây/ha (tương đương với khoảng cách 30 x 40 cm) và lượng phân bón thích hợp là 10.000 kg phân chuồng + 1000 kg NPK (5:10:3:8).
Hoàng Thị Sáu
21.
CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DẦU ĐỘC HOẠT VÀ KHẢ NĂNG NGĂN NGĂN NGỪA ẢNH HƯỞNG BỨC XẠ NHIỆT ĐỘ UV-B GÂY RA
Dingkang Chenvà cs.
Chemistry & Biodiversity. 2018; 15(10): e1800235.
Độc hoạt một loài thực vật thuộc họ Hoa tán, đã được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc cổ truyền của Trung Quốc để điều trị nhiều bệnh. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu tập trung vào tác dụng dược lý của dầu chiết xuất từ cây độc hoạt, đặc biệt là các tác dụng chống lão hóa. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích thành phần hóa học của tinh dầu độc hoạt (AO) và đánh giá hoạt tính sinh học của nó đối với hiện tượng quang ảnh ở chuột không lông do bức xạ gây ra bởi tia cực tím (UV)-B. Nhìn chung, chúng tôi đã xác định và phân tích 93 hợp chất từ AO bằng phương pháp sắc ký khí-khối phổ (GC/MS). Mười hợp chất hàng đầu như sau: osthole (44,608%), axit glutaric hexadecyl pent-4-en-1-yl este (5,758%), α-bisabolol (3,795%), eugenol (3,637%), ( Z ) -docos-13-men (3,286%), (3 S , 3a R ) -3-butyl-3a, 4,5,6-tetrahydro-3 H -2-benzofuran-1-one (3,043%), m -cresol (2,841%), trans -sesquisabinene hydrate (2,128%), 4-hydroxy-2-methylacetophenone (1,735%), và (Z) -9- pentadecenol (1,509%). Việc ứng dụng AO đã cải thiện tình trạng da bị tổn thương do bức xạ UV-B gây ra, và cơ chế hoạt động được phát hiện có liên quan đến việc ức chế sản xuất các cytokine gây viêm. Những kết quả này làm nổi bật ứng dụng tiềm năng của AO trong việc phát triển các sản phẩm chăm sóc da.
22.
VỀ PHÂN TÍCH SỰ ĐA DẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỘC HOẠT ANGELICA PUBESCENS F.BISERRATA TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG SINH THÁI KHÁC NHAU VÀ CÁC LOÀI CÓ QUAN HỆ GẦN
Feng H. A. N và cs.
Journal of Southwest China Normal University. 2019; 44(10): 34-39
Sử dụng phương pháp lấy mẫu nhiều lần, phân tích các nguồn Angelica khác nhau trong các môi trường sinh thái khác nhau và các loài có quan hệ gần của nó đã được tiến hành. Xác định hàm lượng tro tổng số, tro không tan trong axit, ostholethe, columbianadin và lấy dấu vân tay bằng HPLC trong Angelica pubesenstừ các môi trường sống khác nhau và các loài có quan hệ gần của nó. Kết quả cho thấy hàm lượng của các mẫu được kiểm tra đạt yêu cầu của Dược điển, ngoại trừ các mẫu ở Sơn Tây có hàm lượng ostholethe của các loài trong chi Angenlia thấp hơn một chút so với Dược điển. Hàm lượng của các tạp chất trong các loài gần với độc hoạt thấp hơn đáng kể so với độc hoạt. Các dấu vân tay HPLC được thiết lập từ các mẫu, dữ liệu cho thấy 25 đỉnh đặc trưng và độ tương đồng của dấu vân tay lớn hơn 0,9 ở độc hoạt từ các môi trường sống khác nhau để sử dụng làm đỉnh chuẩn để xác định chất lượng. Kết luận rằng, kết hợp với dấu vân tay HPLC và kết quả xác định của một số đỉnh, chúng ta có thể nhận được phân tích và đánh giá Angelica từ các môi trường sinh thái khác nhau. Hàm lượng osthol trong các loài có quan hệ gần thấp hơn đáng kể so với A. pubescens f. biserrata được chứng nhận, nó có thể phân biệt hiệu quả hàng dược liệu giả và dược liệu chất lượng.
Lô Đức Việt
23.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐẶC ĐIỂM NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG ĐỘC HOẠT (ANGELICA PUBESCENS MAXIM.)
Chenghe Zhou và cs.
Crops. 2017; 33(3): 166 - 170
Để tìm hiểu phương thức nảy mầm của độc hoạt Angelica pubescens Maxim., hạt giống của độc hoạt (Angelica pubescens Maxim.) được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ dài ánh sáng, các loại giá thể nảy mầm, phương pháp ngâm ủ và các yếu tố hormon đến tỷ lệ nảy mầm. Kết quả cho thấy tỷ lệ nảy mầm bị ảnh hưởng đáng kể bởi nhiệt độ, độ dài ánh sáng, phương pháp ngâm ủ và các yếu tố nội hormon.
Nhiệt độ nảy mầm tối ưu là 20-25 ℃. Thời gian chiếu sáng tối ưu là 12h. Điều kiện ngâm hạt giống tối ưu là ngâm trong dung dịch nước có chứa 30mg /L IAA và 30mg/L NAA ở 20 ℃ trong 12 giờ. Ảnh hưởng của giá thể nảy mầm đến tỷ lệ nảy mầm của hạt là không đáng kể. Nghiên cứu này cung cấp hướng dẫn để cải thiện hiệu quả tỷ lệ nảy mầm của hạt giống độc hoạt (Angelica pubescens Maxim.), do đó giảm lượng hạt giống được sử dụng trong quá trình ươm tạo cây giống và giảm chi phí ươm cây giống.
Vàng Dùng Thề, Đoàn Thị Huyền Trang, Lê Thị Quỳnh Nga
24.
SINH TỔNG HỢP, ĐẶC TÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÁC HẠT NANO BẠC VÀ VÀNG QUATRUNG GIAN RỄ CÂY THẢO DƯỢC ĐỘC HOẠT TRUNG QUỐC (ANGELICA PUBESCENS MAXIM)
Markus Josua. và cs.
Nanoscale Res Lett. 2017; 12: 46
Một quá trình tổng hợp dễ dàng và ứng dụng sinh học của các hạt nano bạc (DH-AgNps) và vàng (DH-AuNps) qua trung gian dịch chiết của thảo dược độc hoạt (Du Huo) đã được phát hiện. Du Huo là rễ dược liệu thuộc loài Angelica pubescens Maxim có đặc tính chống viêm, giảm đau, và chống oxy hóa. Quang phổ hấp thụ của các hạt nano trong dịch chiết rễ và nồng độ ion kim loại, pH, nhiệt độ phản ứng, và thời gian đã được ghi lại bằng phương pháp đo quang phổ UV-Vis. Sự có mặt của các hạt nano bạc và vàng được khẳng định từ gia tăng dao động cộng hưởng plasmon bề mặt tại bước sóng lần lượt là ~414 và ~540nm. Phân tích ảnh hiển vi điện tử quét phát xạ trường (FE-TEM) cho thấy sự hình thành của hạt nano bạc (DH-AgNps) có hình dạngbán cầu và hạt nano vàng (DH-AuNps) có hình dạng cầu. Các dạng hạt nano bạc và vàng mới này duy trì kích thước tinh thể trung bình tương ứng là 12,48 và 7,44 nm. DH-AgNps và DH-AuNps được sinh tổng hợp thể hiện hoạt tính chống oxy hóa chống lại các gốc 2,2-diphenyl-1-picrylhydrzyl (DPPH) và các gốc thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trước đây trên mầm bệnh lâm sàng bao gồm vi khuẩn E. coli, tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa và Salmonella enterica. Sự xuất hiện mong đợi của flavonoid, sesquiterpenes và phenol trên bề mặt các hạt nano được phỏng đoán để bảo vệ chống lại sự tổng hợp và hoạt tính làm sạch gốc tự do. DH-AgNps và DH-AuNps đã được nghiên cứu thêm về các đặc tính gây độc tế bào của chúng trong đại thực bào RAW264.7 để ứng dụng tiềm năng của chúng như một chất mang thuốc đến vùng bị viêm nhiễm. Kết luận, sự tổng hợp “xanh” này là thuận lợi cho sự phát triển chất mang nano qua trung gian thực vật trong hệ thống phân phối thuốc, chẩn đoán ung thư, và hình ảnh y học.
Nguyễn Thị Xuyên
BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 02 NĂM 2022 CÂY Bạc hà (Mentha arvensis L.)
TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS) TRÊN PHẢN ỨNG GÂY VIÊM BẰNG LPS THÔNG QUA VIỆC ỨC CHẾ CON ĐƯỜNG TÍN HIỆU ERK/NFκB VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở CHUỘTBALB/c GÂY BỞI 2,4-DINITROCHLOROBENZEN
So-Yeon Kim và cs
Antioxidants (Basel). 2021 Dec 3; 10(12): 1941.
Cơ chế của viêm da cơ địa (AD) được điều hòa bởi sự phóng thích các cytokine và chemokine thông qua con đường truyền tín hiệu protein kinase được hoạt hóa bằng mitogen (MAPK)/phức hợp protein kiểm soát sự phiên mã của DNA (nuclear factor-kappa B: NF-κB). Các sản phẩm dùng ngoài có khung steroid đã được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa, tuy nhiên một số người cần dùng thuốc chống viêm an toàn hơn để tránh tác dụng phụ. Bạc hà (Mentha arvensis) đã được sử dụng như một thảo dược có tác dụng chữa bệnh, nhưng tác dụng chống viêm vẫn chưa được nghiên cứu rõ trên mô hình viêm da cơ địa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã nghiên cứu tác dụng chống viêm của tinh dầu M. arvensis (MAEO) và cơ chế chống viêm của nó trên các đại thực bào RAW 264.7 được gây viêm bằng lipopolysaccharide (LPS) và tế bào HaCaT (tế bào sừng biểu bì của người). Ngoài ra, nghiên cứu đã đánh giá tác động cải thiện viêm da cơ địa của MAEO trên mô hình chuột bị viêm da cơ địa gây bởi dinitrochlorobenzene (DNCB). Chúng tôi nhận thấy, trong cả đại thực bào RAW 264,7 và tế bào HaCaT, MAEO ức chế các chất trung gian gây viêm do LPS kích thích như nitric oxide (NO) và prostaglandin E2 và các cytokine tiền viêm, bao gồm IL-1β và IL-6, do ức chế mức độ biểu hiện COX-2 và iNOS. Trong các đại thực bào gây viêm bởi LPS, nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng MAEO ức chế quá trình phosphoryl hóa ERK và P65. Hơn nữa, MAEO làm giảm các triệu chứng viêm da cơ địa, bao gồm điểm số viêm da, độ dày tai, độ dày biểu bì và sự xâm nhập của các tế bào mast trên mô hình chuột bị viêm da cơ địa gây bởi DNCB. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy MAEO có tác dụng chống viêm và chống viêm da cơ địa thông qua ức chế tín hiệu ERK/NF-κB.
Từ khóa: Mentha arvensis; atopic dermatitis; inflammation; inflammatory cytokine; nuclear factor-kappa B.
Nguyễn Thị Hồng Anh, Xa Thị Phương Thảo
CHIẾT XUẤT HỖ TRỢ XỬ LÝ BẰNG ENZYME CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ CÂY BẠC HÀ NHẬT BẢN (MENTHA ARVENSIS L. CV. ‘HOKUTO’)
Yasutaka Shimotori và cs
J Oleo Sci. 2020 Jun 4;69(6):635-642.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi cung cấp một phương pháp thu nhận tinh dầu từ Bạc hà (Mentha arvensis L.) với khối lượng lớn. Ba loại enzyme phân giải polysaccharide đã được nghiên cứu, đó là cellulase A "Amano" 3, cellulase T "Amano" 4, và hemicellulase "Amano" 90. Các điều kiện chiết xuất tối ưu là sử dụng kết hợp 2% trọng lượng cellulase T và 2% trọng lượng hemicellulase 90 và ủ trong 3 giờ. Chiết xuất có xử lý bằng enzym đã làm tăng lượng tinh dầu từ 2,2 mL khi không có enzyme lên 3,0 mL.
Từ khóa: Japanese peppermint; cellulase; enzyme-assisted extraction; essential oil; l-menthol.
Nguyễn Thị Hồng Anh
CAO CHIẾT NƯỚC TỪ CÂY BẠC HÀ ((MENTHA ARVENSIS L.) LÀM GIẢM SỰ MẤT XƯƠNG DO THIẾU HỤT ESTROGEN BẰNG CÁCH ỨC CHẾ SỰ BIỆT HÓA TẾ BÀO HỦY XƯƠNG
Seon-A Jang và cs
Front Pharmacol. 2021 Aug 5; 12: 719602
Bạc hà (Mentha arvensis L.) là một cây hương liệu thuộc họ Hoa môi và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng y học, ứng dụng tinh dầu và hương liệu thực phẩm. Cao chiết của Bạc hà đã được công bố là có tác dụng an thần-gây ngủ, kháng viêm, kháng nấm và kháng khuẩn. Tuy nhiên, tác dụng của Bạc hà đối với sự trao đổi chất của xương vẫn chưa được nghiên cứu. Nghiên cứu này khảo sát tác dụng của cao chiết nước từ Bạc hà (WEMA) trên sự tạo thành tế bào hủy xương in vitro và trên sự mất xương trong mô hình chuột đã được cắt buồng trứng. Chúng tôi nhận thấy rằng WEMA ức chế sự biệt hóa tế bào hủy xương bằng cách tác động trực tiếp lên các tế bào tiền thân của tế bào hủy xương. WEMA ức chế yếu tố hoạt hóa thụ thể của biểu hiện c-Fos cảm ứng bởi RANKL và ức chế yếu tố nhân của tế bào T hoạt hóa c1 (NFATc1), là các yếu tố phiên mã quan trọng đối với sự biệt hóa tế bào hủy xương bằng cách ngăn chặn sự kích hoạt các con đường truyền tín hiệu sớm gây bởi RANKL, như con đường tín hiệu protein kinase được hoạt hóa bằng mitogen (MAPKs) )/ phức hợp protein kiểm soát sự phiên mã của DNA (nuclear factor-kappa B: NF-κB). Ngoài ra, WEMA cho uống trên chuột còn ức chế sự mất xương do cắt bỏ buồng trứng ở chuột. Nghiên cứu cũng xác định các hợp chất có đặc tính chống hủy xương hoặc chống loãng xương hiện diện trong WEMA. Nhìn chung, những kết quả này cho thấy rằng WEMA là thảo dược tiềm năng đầy hứa hẹn có thể được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị chứng loãng xương sau mãn kinh.
Hoàng Đức Mạnh
ĐÁNH GIÁ HÓA SINH HỌC VỀ HOẠT TÍNH CHỐNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.) VÀ VAI TRÒ TRONG VIỆC ỨC CHẾ SẢN PHẨM GLYCAT HÓA BỀN VỮNG
Sachin B Agawane và cs
J Ayurveda Integr Med. 2019Sep; 10(3): 166-170
Đã có rất nhiều các nghiên cứu trong việc phát triển các loại thuốc thay thế từ thực vật để kiểm soát bệnh đái tháo đường, stress oxy hóa và các rối loạn liên quan. Một trong những phương pháp điều trị là làm giảm lượng glucose giải phóng sau ăn trong máu. Hai enzym quan trọng có liên quan đến việc giảm lượng glucose sau ăn là α-amylase và α-glucosidase. Bạc hà (Mentha arvensis L.) đã được sử dụng trong dân gian như một loại cây thuốc để điều trị các rối loạn khác nhau.
Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá về khả năng ức chế tăng đường huyết sau ăn của Bạc hà.
Nguyên vật liệu và phương pháp: Nghiên cứu đã thực hiện các thử nghiệm in vitro và in vivo khác nhau để đánh giá hiệu quả của Bạc hà đối với tác dụng chống đái tháo đường (tăng đường huyết sau ăn).
Kết quả: Cao chiết methanol của lá Bạc hà có hoạt tính thu dọn gốc tự do DPPH (hơn 78% μg/μl) và khả năng kháng glycat hóa cao (ức chế hơn 90% sự tạo thành sản phẩm glycat hóa bền vững). Cao chiết methanol cũng cho thấy tác dụng ức chế rõ trên hoạt tính α-amylase (hơn 50% μg/μl) và α-glucosidase (68% μg/μl) và ức chế đáng kể sự tăng đường huyết sau ăn ở chuột Wistar bị đái tháo đường gây bởi tinh bột.
Kết luận: Tác dụng chống đái tháo đường không phụ thuộc insulin hoặc ức chế tăng đường huyết sau ăn của cao chiết methanol từ lá Bạc hà đã được chứng minh bằng các phương pháp tiếp cận in vitro và in vivo trong nghiên cứu này.
Từ khóa: DPPH; Mentha arvensis L.; Tăng đường huyết sau ăn; α-amylase; α-glucosidase.
TINH DẦU CỦA MỘT SỐ LOÀI BẠC HÀ VÀ GIỐNG CÂY TRỒNG, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ VI KHUẨN CỦA CHÚNG
Agnieszka Ludwiczuk và cs.
Nat Prod Commun. 2016 Jul;11(7):1015-1018
Mục đích chính của nghiên cứu này là xác định mối quan hệ hóa học giữa các loại tinh dầu (EO) thu được từ 18 mẫu Bạc hà của các loài khác nhau và giống cây trồng của nó. Phân tích GC/MS của tất cả các tinh dầu cho thấy các monoterpenoid oxy hóa là thành phần chính của những tinh dầu này, ngoại trừ Mentha arvensis'Banana'. Dựa trên thành phần hóa học của tinh dầu, các loại bạc hà được phân tích có thể được chia thành năm nhóm. Nhóm I được đặc trưng bởi sự hiện diện của menthol và menthone, piperitenone oxid là thành phần chính của nhóm II, linalool thuộc nhóm III, carvone đặc trưng cho nhóm IV, trong khi 3-octanone là hợp chất đặc trưng nhất cho nhóm V. Các nhóm tinh dầu được thử nghiệm hoạt tính trên một màng sinh học tạo bởi chủng vi khuẩn tham chiếu Staphylococcus epidermidis ATTC 35984. Hai trong số chúng, M. suaveolens 'Variegata' và M x piperita 'Almira' thể hiện hoạt tính ức chế vi khuẩn đáng kể. Giá trị MIC của các tinh dầu này lần lượt là 0,25% và 0,5% so với MIC trung bình là 4% của các tinh dầu bạc hà được thử nghiệm khác. Cả hai loại tinh dầu có hoạt tính mạnh này đều có sự hiện diện của hoạt chất piperitenone oxid.
CAO CHIẾT TỪ BẠC HÀ NGÔ (MENTHA ARVENSIS) LÀM GIẢM LÂY NHIỄM CHLAMYDIA PNEUMONIAE CẤP TÍNH IN VITRO VÀ IN VIVO
Olli Salin và cs
J Agric Food Chem. 2011 Dec 28; 59(24): 12836-42.
Bạc hà ngô (Mentha arvensis) cung cấp nhiều hợp chất phenol tự nhiên như flavone glycoside và các dẫn xuất của axit caffeic, các hợp chất này đã được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm. Nghiên cứu này đã đánh giá xem liệu dịch chiết từ Bạc hà ngô có mang lại lợi ích chống tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến là Chlamydia pneumoniae hay không. Cao chiết đã ức chế sự phát triển của C. pneumoniae CWL-029 in vitro phụ thuộc vào nồng độ. Sự ức chế cũng đã được chứng minh trên một chủng K7 được phân lập lâm sàng. Thành phần giàu phenol của dịch chiết được phân tích bằng UPLC-ESI/Q-TOF/MS xác định các hợp chất chính là linarin và axit rosmarinic. Các hợp chất này có tác dụng ức chế C. pneumoniae. Linarin ức chế hoàn toàn sự phát triển của C. pneumoniae ở nồng độ 100 μM. Những con chuột chủng C57BL/6J được gây nhiễm với C. pneumoniae K7. Dịch chiết Bạc hà được tiêm vào màng bụng một lần mỗi ngày trong 3 ngày trước khi gây nhiễm C. pneumoniae K7 và tiếp tục trong 10 ngày sau khi gây nhiễm. Dịch chiết Bạc hà làm giảm các thông số viêm liên quan đến nhiễm trùng C. pneumoniae (p = 0,019) và làm giảm đáng kể đương lượng bộ gen của C. pneumoniae được phát hiện bằng PCR ở số lượng tương quan về sinh học.
TỔNG QUAN VỀ BẠC HÀ: MỘT CHI THỰC VẬT GIÀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG- DƯỢC PHẨM
Farooq Anwar và cs
Phytotherapy research. 2019 Oct; 33(10): 2548-2570
Chi Bạc hà bao gồm một số loài có mùi hương, được trồng phổ biến trên thế giới do mùi thơm đặc biệt và giá trị thương mại. Ngoài công dụng làm hương liệu thực phẩm truyền thống, Bạc hà còn được công nhận là có công dụng chữa bệnh theo y học dân gian, đặc biệt là chữa cảm, sốt, rối loạn tiêu hóa và rối loạn tim mạch. Một vài tác dụng sinh học của Bạc hà đã được xác định như chống oxy hóa, kháng khuẩn, bảo vệ thực vật sinh học, kháng u, chống ung thư, kháng virus, chống dị ứng, chống viêm, hạ huyết áp và hoạt tính ức chế urease. Các thuộc tính dược lý truyền thống của các loại thảo dược Bạc hà có thể liên quan đến sự hiện diện của các hợp chất có hoạt tính sinh học như các terpenoid, các alcohol, axit rosmarinic và các phenolic có hoạt tính chống oxy hóa khác. Một nguồn tài nguyên giàu hoạt chất sinh họcvà có nhiều loài khác nhau của Bạc hà có thể được xem như một ứng viên đầy hứa hẹn cho sự phát triển của các sản phẩm dược phẩm dinh dưỡng. Bài tổng quan này bao gồm các khía cạnh về giá trị dinh dưỡng, thành phần hóa thực vật, y học cổ truyền và các tác dụng sinh học của một số loài Bạc hà phổ biến để khám phá các tiềm năng ứng dụng của chúng trong công nghiệp dược phẩm dinh dưỡng và mỹ phẩm dinh dưỡng. Chi tiết về thành phần hóa học và các thuộc tính công nghiệp dược phẩm của các loại tinh dầu Bạc hà khác nhau cũng được đề cập tới trong tổng quan. Ngoài ra, dựa trên cơ sở các phân tích sàng lọc ảo trên vi tính, mô hình định lượng tương quan giữa hoạt chất và hoạt tính chống oxy hóa để dự đoán về liên hệ giữa cấu trúc hóa học và tác dụng sinh học tiềm năng trong các loại tinh dầu Bạc hà được chọn nhằm phát hiện và phát triển các loại thuốc mới từ tự nhiên.
CÁC HẠT NANO BẠC ĐƯỢC TỔNG HỢP XANH TỪ BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS (LINN.) KÍCH HOẠT QUÁ TRÌNH CHẾT TẾ BÀO PHỤ THUỘC CASPASE-9 TRONG CÁC DÒNG TẾ BÀO MCF7 VÀ MDA-MB-231
Prajna Paramita Banerjee và cs
Breast Cancer (Dove Med Press). 2017 Apr 18; 9:265-278
Đặt vấn đề: Cao chiết lá của Bạc hà (Mentha arvensis L.) hoặc cây bạc hà được sử dụng làm tác nhân khử để tổng hợp các hạt nano bạc (GSNP) như một quy trình thân thiện với môi trường, hiệu quả về chi phí so với quy trình tổng hợp hóa học. Sự tồn tại của các hạt nano được đặc trưng bởi phép đo quang phổ UV-vis, sự tán xạ ánh sáng động, phép đo phổ hồng ngoại biến đổi Fourier, nhiễu xạ tia X, phân tích tia X bằng phân tán năng lượng, kính hiển vi lực nguyên tử và phân tích kính hiển vi điện tử truyền qua, đã xác định sự hình thành của GSNP dạng khối cầu với dải kích thước từ 3-9 nm. Hoạt tính chống ung thư trên các dòng tế bào ung thư vú (MCF7 và MDA-MB-231) đã được nghiên cứu và so sánh với các hoạt tính của các hạt nano bạc tổng hợp hóa học (được xử lý với natri borohydride [NaBH4]) (CSNP).
Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm 3- [4,5-dimethylthiazol-2-yl] -2,5-diphenyltetrazolium bromide (MTT) được sử dụng để đánh giá khả năng sống sót của các tế bào ung thư được xử lý bằng hạt nano và không được xử lý. Phân tích chu kỳ tế bào được thực hiện bằng cách sử dụng phân loại tế bào kích hoạt huỳnh quang. Hình thái tế bào được quan sát bằng kính hiển vi huỳnh quang. Các kiểu biểu hiện của PARP1, P53, P21, Bcl2, Bax và caspase-9 phân cắt cũng như các protein caspase 3 trong các tế bào MCF7 và MDA-MB-231 được xử lý và không được xử lý đã được nghiên cứu bằng phương pháp Western blot.
Kết quả: Kết quả thử nghiệm MTT cho thấy GSNP từ cao chiết Bạc hà biểu hiện độc tính tế bào đáng kể đối với các dòng tế bào ung thư vú (MCF7 và MDA-MB-231), tương đương với CSNP. Phân tích chu kỳ tế bào của các tế bào MCF7 cho thấy sự gia tăng đáng kể trong quần thể tế bào G1 phụ, xác định độc tính với tế bào của GSNP. Mặt khác, GSNP có độc tính tế bào trên dòng tế bào lympho máu ngoại vi người ít hơn đáng kể so với trên dòng tế bào MCF7 và MDA-MB-231 khi được điều trị với cùng liều lượng. Các kiểu biểu hiện của protein gợi ý rằng GSNP gây chết tế bào phụ thuộc caspase-9 ở cả hai dòng tế bào. Thử nghiệm Ames cho thấy rằng GSNP không gây đột biến trong tự nhiên.
Kết luận: GSNP được tổng hợp xanh bằng cách sử dụng cao chiết Bạc hà có thể được coi là một tác nhân chống ung thư đầy hứa hẹn trong liệu pháp điều trị ung thư vú. Chúng ít độc hơn, không gây đột biến và làm trung gian cho quá trình apoptosis phụ thuộc caspase-9 trong các tế bào MCF7 và MDA-MB-231.
Từ khóa: EDX; TEM; thuốc chống ung thư; tế bào ung thư vú; hạt nano; không đột biến gene.
NGHIÊN CỨU SO SÁNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC GIỮA HAI LOÀI BẠC HÀ MENTHA ARVENSIS L. VÀ MENTHA HAPLOCALIX BRIQ. BẰNG HPLC
Bing Tian Zhao và cs
Nat Prod Res. 2018 Jan;32(2):239-242
Nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để xác định đồng thời năm hợp chất đánh dấu trong Chi Bạc hà bằng phương pháp HPLC/PDA bao gồm hesperidin (1), axit rosmarinic (2), diosmin (3), didymin (4) và buddleoside (5). Phương pháp mới được phát triển đã được sử dụng thành công để phân tích hai loài Bạc hà (Mentha arvensis L. và Mentha haplocalyx Briq.) của Chi Bạc hà và đã thu được các kết quả đạt yêu cầu từ việc thẩm định phương pháp này. Các chất phân tích có thể phân biệt rõ ràng giữa 2 loài Mentha arvensis L. và Mentha haplocalyx Briq. Kết luận, phương pháp HPLC/PDA được đề xuất phù hợp để đánh giá chất lượng của Chi Bạc hà
Từ khóa: HPLC; Chi Bạc hà; buddleoside; phân tích mẫu; rosmarinic acid.
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ VÀ CÁC HOẠT CHẤT CHÍNH CÓ TÁC DỤNG KHÁNG NẤM
Manpreet Kaur Makkar và cs
J Food Sci Technol. 2018 Sep; 55(9): 3840-3844
Tinh dầu và các thành phần chính của Bạc hà đã được đánh giá hoạt tính diệt nấm. Sắc ký khí-khối phổ (GC-MS) của tinh dầu từ lá Bạc hà (Mentha arvensis cv. CIM-Saryu) đã xác định menthol chiếm hàm lượng cao nhất (77,94%), tiếp theo là isomenthone (5,24%), neomenthyl acetate (5,18%) và menthone (5,00%). Menthol và menthone được chiết xuất từ tinh dầu bằng phương pháp sắc ký cột. Tinh dầu, menthol và menthone đã được sàng lọc về hoạt tính diệt nấm đối với Rhizoctonia solani và Fusarium moniliforme. Menthol có hiệu quả cao so với tinh dầu cũng như menthone. Tất cả đều thể hiện hoạt tính diệt nấm thấp hơn so với chất chuẩn bavistin ở tất cả các nồng độ được thử nghiệm.
Từ khóa: Tinh dầu; kháng nấm; Chi Bạc hà; Menthol; Menthone
TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS) ỨC CHẾ NHỮNG THAY ĐỔI ĐƯỜNG THỞ GÂY RA BỞI HISTAMIN VÀ OVALBUMIN Ở ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM
Shilpa Sharma và cs
Nat Prod Res. 2018 Feb;32(4):468-472
Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá hoạt tính của tinh dầu Bạc hà đối với sự co thắt phế quản ngoại sinh ở động vật thí nghiệm. Tác dụng chống hen suyễn của tinh dầu Bạc hà (MAEO) đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng mô hình gây co thắt phế quản do khí dung histamine ở chuột lang và mô hình gây quá mẫn bằng ovalbumin (OVA) ở chuột nhắt trắng. Điều trị bằng tinh dầu Bạc hà làm tăng đáng kể (p <0,001) thời gian xuất hiện khó thở tiền co giật gây bởi histamine ở chuột lang. Điều trị MAEO bằng đường uống làm giảm đáng kể công thức bạch cầu ái toan tuyệt đối, nồng độ IgE trong huyết thanh và số lượng bạch cầu ái toan, bạch cầu trung tính trong dịch rửa phế quản (BALF). Kiểm tra mô bệnh học phổi cho thấy MAEO làm mất dấu hiệu hen phế quản. Nghiên cứu hiện tại cung cấp bằng chứng rằng MAEO làm giãn cơ trơn phế quản và ức chế đáp ứng miễn dịch đối với OVA.
Từ khóa: GC-MS; Mentha arvensis L.; điều hòa phế quản; thành phần tinh dầu; ức chế miễn dịch.
MÀNG BAO GELATIN ĂN ĐƯỢC KẾT HỢP TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS): ĐẶC TÍNH MÀNG VÀ ĐẶC TÍNH KHÁNG NẤM
L. Scartazzini và cs
J Food Sci Technol. 2019 Sep; 56(9): 4045–4056.
Trongnghiên cứu này, tinh dầu bạc hà (MEO) được thêm vào các màng gelatin và đánh giá hoạt tính chống nấm của sản phẩm. Năm nồng độ MEO khác nhau (0, 0.06, 0.13, 0.25, 0.38, 0.50% (g/g gelatin)) được hòa vào với dung dịch gelatin. Màng được bào chế bằng phương pháp đúc khuôn và được đánh giá các tính chất cản của màng sinh học, độ bền cơ học, hình thái học, đặc tính nhiệt và khả năng kháng nấm. Việc bổ sung tinh dầu vào dung dịch đã cải thiện sự cản thoát hơi nước, tăng độ dày và độ mờ đục, giảm độ trong suốt và thay đổi các tính chất nhiệt và cơ học của màng. Với việc bổ sung dầu trên 0.38%, các màng có hiệu quả chống lại sự phát triển của các chủng nấm Botrytis cinerea và Rhizopus stolonifer, cho thấy tác dụng ức chế của chế phẩm. Do đó, màng bao ăn được chứa gelatin kết hợp với MEO là một cách hiệu quả để ức chế sự phát triển của vi sinh vật trên bề mặt màng.
Xa Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Sen
TỐI ƯU HOÁ BÀO CHẾ TIỂU PHÂN NANO MENTHOL/PEG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN ĐIỆN TỬ
Aali-Kordkolaei M và cs
Journal of Medicinal Plants. 2015, 15 (57): 82-88
Tổng quan: L – menthol [1R,3R,4S)-(-)-menthol] là một hương liệu, thành phần chính của tinh dầu bạc hà, đặc biệt trong loài Mentha piperita và Mentha arvensis. Độ tan kém của tinh dầu trong nước đòi hỏi có công thức bào chế chính xác trong thành phẩm. Trong số các phương pháp hiện nay để bào chế tiểu phân nano cho dược phẩm, phương pháp phun điện tử là rất dễ dàng và chỉ cần một bước.
Mục tiêu: Sử dụng phương pháp phun điện tử để bào chế tiểu phân micro hoặc nano menthol/PEG. Các thí nghiệm sử dụng nồng độ menthol 10%, 15%, 20% (kl) và nồng độ PEG 5%, 10% và 15% (kl).
Phương pháp: Ảnh hưởng của nồng độ menthol và PEG tới hình thái của các tiểu phân được đánh giá bằng chụp kính hiển vi điện tử quét (SEM). Phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM) dùng để lựa chọn các điều kiện tối ưu cho mỗi thông số.
Kết quả: Kết quả SEM cho thấy khi tăng nồng độ PEG và menthol trong dung dịch, đường kính tiểu phân tăng. Ứng dụng RSM cho thấy đường kính tiểu phân được tính bằng căn bậc hai của động học bậc một và dạng cubic (dạng lập phương) của tinh dầu bạc hà và PEG. Tối ưu hoá kết quả cho thấy nồng độ menthol tối ưu là 10.7% (kl) và nồng độ PEG là 7.31% (kl). Đường kính tiểu phân tối ưu được mô hình hóa là 1219 nm so với với đường kính tiểu phân trên thực nghiệm (1136 nm). Kết quả chỉ ra rằng các điều kiện mô phỏng phù hợp đối với kích thước của các tiểu phân phun điện tử chứa menthol/PEG.
Kết luận: Kết quả cho thấy nồng độ tối đa PEG ảnh hưởng đến đường kính tiểu phân do cấu trúc cao phân tử của nó. Ở nồng độ tinh dầu bạc hà cao, tỷ lệ tinh dầu bạc hà trong một giọt lớn hơn nồng độ PEG và một phần tinh dầu bạc hà thăng hoa trong quá trình tạo giọt. Ở nồng độ tinh dầu bạc hà thấp, PEG bao phủ tinh dầu bạc hà và ngăn cản sự thăng hoa, làm giảm tác dụng của tinh dầu bạc hà.
NHŨ TƯƠNG NANO CHỨA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS) LÀ TÁC NHÂN KHÁNG TẾ BÀO UNG THƯ TUYẾN GIÁP KHÔNG BIỆT HOÁ VÀ TÁC NHÂN KHÁNG KHUẨN TRÊN TỤ CẦU VÀNG (STAPHYLOCOCCUS AUREUS)
M. Joyce Nirmala và cs
BioNanoScience. 2021 Aug; 11 (4): 1017-1029.
Việc sử dụng tinh dầu bạc hà (Mentha arvensis L.) trên lâm sàng còn rất hạn chế do độ tan kém trong nước và thiếu công thức bào chế thích hợp. Trong nghiên cứu này, nhũ tương nano chứa tinh dầu bạc hà được bào chế bằng phương pháp siêu âm tinh dầu bạc hà với Tween 80 và nước, và được đánh giá các tác dụng tiềm năng như kháng ung thư, kháng khuẩn. Nồng độ chất diện hoạt và thời gian nhũ hoá đóng vai trò quan trọng trong tối ưu hoá bào chế nhũ tương nano. Thời gian siêu âm 20 phút cho nhũ tương nano trong suốt và ổn định (M3C) với đường kính giọt trong khoảng nanomet. Hoạt tính kháng ung thư của nhũ tương nano chứa tinh dầu bạc hà được đánh giá bằng các kĩ thuật nuôi cấy tế bào khác nhau gồm MTT, xét nghiệm hình thành khuẩn lạc và đánh giá quá trình chết tế bào (apoptosis) bằng định lượng Annexin V . Kết quả định lượng Annexin V-FITC- chất đánh dấu của của apoptosis cho thấy rõ sự ảnh hưởng của quá trình apoptosis sớm trên dòng tế bào ung thư tuyến giáp không biệt hoá/dòng tế bào ung thư tuyến giáp ác tính (HTh-7). M3C cũng cho thấy hoạt tính kháng khuẩn kháng tụ cầu vàng Staphylococcus aureus (ATCC29213). Thêm vào đó, tương tác giữa M3C với vi khuẩn gây ra sự thay đổi cấu trúc trong lớp lipid màng tế bào của vi khuẩn, bằng việc tăng sự rò rỉ tế bào chất thông qua đánh giá hấp thụ ở bước sóng 260 nm. Khuếch tán giếng thạch cũng như việc phân tích tình trạng nguyên vẹn của màng cũng minh chứng cho hoạt tính kháng khuẩn. Kết quả của nghiên cứu này được kì vọng chứng minh cho việc sử dụng tinh dầu bạc hà trong nghiên cứu điều trị, như trong điều trị kháng khuẩn và kháng ung thư.
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ĐỒNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TINH DẦU CHIẾT XUẤT TỪ CÁC PHẦN TRÊN MẶT ĐẤT CÂY BẠC HÀ
M. Bisht và cs.
Journal of Essential Oil Bearing Plants. 2021; 24 (2): 193-200.
Bạc hà là một trong những loài cây hương liệu có giá trị cao do tinh dầu của nó được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm, hương liệu và dược phẩm. Một nghiên cứu trong nhà kính đã được thực hiện để xác định ảnh hưởng của đồng đến thành phần tinh dầu của cây bạc hà (Mentha arvensis L.). Nồng độ đồng bổ sung trong đất được thay đổi theo các mức lần lượt là 270, 500, 700 và 900 mg/kg, mẫu đối chứng không bổ sung đồng. Sau 90 ngày, các bộ phận trên mặt đất của cây được thu hoạch, thủy phân và phân tích bởi GC và GC-MS. Kết quả phân tích đã thu được 39 hợp chất, trong đó có 22 hợp chất đã được xác định trong mẫu đối chứng, chiếm 96,86% tinh dầu tổng số. Các hợp chất chính thu được trong tinh dầu của mẫu đối chứng là menthol (84,64%), menthone (4,19%), iso -menthone (2,23%), menthyl axetat (1,02%) và các thành phần phụ là germacrene D (1,10%). Khi bổ sung đồng với liều lượng 270, 500, 700, 900 mg/kg, các hợp chất xác định được trong tinh dầu lần lượt là 20, 27, 17 và 17, tương ứng với 97,80%, 97,56%, 96,01% và 96,96% tổng lượng dầu chiết xuất được. Thành phần chính trong tất cả các mẫu tinh dầu là menthol. Sự biến động hàm lượng menthol như sau: hàm lượng cao nhất ở công thức bổ sung đồng với liều lượng cao (900 mg/kg), khoảng 86,41% và không có nhiều sự biến động hàm lượng ở các công thức bổ sung đồng khác. Do đó, cây chứa tinh dầu và cây thuốc có thể được trồng ở những nơi bị ô nhiễm kim loại.
Nguyễn Văn Kiên
CHẾ PHẨM SINH HỌC VỚI THÀNH PHẦN TINH DẦU BỔ SUNG CHO PHÂN TRÙN QUẾ VÀ CHẤT CHỐNG OXY HÓA TRONG CÂY BẠC HÀ
Shruti Chaturvedi và cs.
Journal of Plant Growth Regulation. 2021; 40(3):1-14
Ngày nay nền nông nghiệp bền vững kết hợp với những chế phẩm sinh học tổng hợp để cải thiện năng suất cây trồng và tái tạo đất đã được tiếp cận. Hơn nữa có thể giải quyết được sự lạm dụng của phân bón hóa học để thâm canh ngày càng tăng trong nhiều thập kỷ mà không có kiến thức về các nguy cơ về sức khỏe và các vấn đề về môi trường. Với mục đích trên, nghiên cứu này được thực hiện trên cây thuốc bạc hà (Mentha arvensis L.), được trồng đại trà để cải thiện năng suất và sản lượng bằng cách sử dụng các nguồn sinh học tự nhiên như chế phẩm sinh học và phân trùn quế. Những kết quả thu được trên cây bạc hà đã chứng minh sự cải thiện đáng kể về sinh trưởng, phát triển; các chất chuyển hóa thứ cấp, các chất phytoconstituents và khả năng chống oxy hóa trong cây khi xử lý bằng chế phẩm sinh học so với đối chứng với phân trùn quế. Hơn nữa, phương pháp xử lý này cho hiệu quả cao thậm chí còn vượt quá các hợp chất tạo mùi thơm nổi bật nhất là tinh dầu bạc hà, và isomenthone. Điều thú vị nhất, với sự gia tăng năng năng suất tinh dầu cũng cho thấy khả năng kháng khuẩn tăng đáng kể. Nghiên cứu này đã kết luận rõ ràng về việc bổ sung chế phẩm sinh học với phân trùn quế, cho thấy tiềm năng hiệp đồng đầy hứa hẹn và được chứng minh là chất kích thích sinh trưởng trong việc tăng cường các đặc tính sinh lý và sinh hóa của cây bạc hà nhằm nâng cao năng suất và chất lượng dược liệu
SỰ THAY ĐỔI SẮC TỐ QUANG HỢP, BỘ MÁY CHỐNG OXY HÓA, THÀNH PHẦN TINH DẦU VÀ SINH TRƯỞNG CỦA BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.) KHI PHƠI NHIỄM VỚI NIKEN
Aarifa Nabi và cs.
Brazilian Journal of Botany. 2020;43: 721-731
Nghiên cứu hiện tại được thực hiện dựa trên sự gia tăng đáng báo động của nồng độ các kim loại nặng khác nhau như niken, đồng, chì, cadmium và asen, v.v., trong đất trên toàn cầu. Người ta ít chú ý đến ảnh hưởng có hại của các kim loại nặng này, đặc biệt là niken (Ni) đối với hoạt động của cây trồng như bạc hà chứa tinh dầu có tác dụng dược dụng. Bạc hà một loại cây chứa tinh dầu chiếm ưu thế, được trồng rộng rãi ở Uttar Pradesh (Ấn Độ) và có ứng dụng rộng rãi trong ngành dược phẩm. Niken, một vi chất dinh dưỡng thiết yếu và là thành phần chính của enzyme urease thực vật, có vai trò quan trọng đối với thực vật và được yêu cầu với lượng rất thấp cho sự phát triển và hoạt động bình thường của thực vật. Trong nghiên cứu này, Ni được ứng dụng dưới dạng NiCl2 với các nồng độ khác nhau 20, 40, 60, 80, và 100 mg/kg Ni đất và đối chứng. Điều thú vị là Ni ở 20 mg/kg đất đã tăng cường đáng kể tất cả các thông số được nghiên cứu, bao gồm các thành phần của tinh dầu, đặc biệt là hàm lượng menthone và menthyl axetat. Tuy nhiên, hầu hết các thông số được nghiên cứu đều giảm đáng kể khi nồng độ Ni tăng lên. Sự tăng trưởng (chiều cao cây, trọng lượng tươi và khô), sinh hóa (sắc tố quang hợp, huỳnh quang diệp lục và hoạt tính cacbonic anhydrase), và các thông số chất lượng (hàm lượng tinh dầu và các thành phần hoạt tính của nó) giảm đáng kể trên 20 mg/kg của đất. Tuy nhiên, hoạt động của các chất chống oxy hóa enzym, chẳng hạn như superoxide dismutase (SOD), catalase (CAT) và peroxidase (POX), và hàm lượng proline (PRO) được tăng lên ở nồng độ Ni cao hơn. Do đó, nghiên cứu hiện tại khẳng định rằng Ni bón ở liều lượng 20 mg/kg đất chứng tỏ liều lượng có lợi, trong khi liều 100 mg/kg đất tạo ra phản ứng độc hại đối với sự sinh trưởng và phát triển chung của cây bạc hà.
HOẠT ĐỘNG DIỆT VÀ XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG CỦA TINH DẦU MENTHA ARVENSIS L. CHỐNG LẠI AEDES AEGYPTI
Ho Dung Manh và cs.
PMC Journal List; Insects. 2020; 11(3): 198
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm do vật trung gian truyền qua muỗi Aedes. Việc sử dụng chất đuổi muỗi để bảo vệ con người và thuốc diệt côn trùng để giảm số lượng muỗi là một việc quan trọng để ngăn ngừa dịch bệnh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã đưa chỉ phương thức diệt và đuổi côn của tinh dầu Mentha arvensis L. chống lại Aedes aegypti - vật trung gian truyền bệnh chính. Tinh dầu được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất từ cây bạc hà được trồng ở Việt Nam. Năng suất là 0,67% tính theo trọng lượng của lá tươi. Tinh dầu được phân tích bằng phương pháp sắc ký khí-khối phổ (GC-MS). Các thành phần chính là methol (66,04%), menthyl axetat (22,19%), menthone (2,51%), và limonene (2,04%). Kiểm tra độc tính trên ấu trùng Aedes aegypti cho thấy nồng độ gây chết trung bình, LC 50 và LC 90 lần lượt là 78,1 ppm và 125,7 ppm. Ngoài ra, tinh dầu còn cho thấy có khả năng đuổi muỗi Aedes aegypti tuyệt vời. Ở nồng độ 25%, 50% và 100%, thời gian bảo vệ tương ứng là 45 phút, 90 phút và 165 phút. Khi thêm 5% vanilin vào tinh dầu (25%), thời gian bảo vệ của tinh dầu tăng lên đến 120 phút. Kết luận, tinh dầu từ Mentha arvensis L. đã được chứng minh là một chất diệt bọ gậy tự nhiên đầy hứa hẹn và chống lại muỗi Aedes aegypti .
Đào Văn Châu, Vương Đình Tuấn
ĐÁNH GIÁ TINH DẦU MENTHA ARVENSIS VÀ CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỘC TÍNH CỦA NẤM
Manpreet Kaur Makkar và cs.
Food Sci Technol. 2018; 55(9): 3840-3844
Tinh dầu và các thành phần chính của menthe đã được đánh giá cho các hoạt động diệt nấm. Sắc ký khí - khối phổ (GC – MS) của tinh dầu từ lá Mentha arvensis cv. CIM-Saryu tiết lộ rằng tinh dầu bạc hà được tìm thấy với số lượng cao nhất (77,94%), tiếp theo là isomenthone (5,24%), neomenthyl acetate (5,18%) và menthone (5,00%). Menthol và menthone được chiết xuất từ tinh dầu bằng phương pháp sắc ký cột. Tinh dầu, tinh dầu bạc hà và tinh dầu bạc hà đã được sàng lọc về hoạt tính diệt nấm của chúng đối với Rhizoctonia solani và Fusarium moniliforme . Menthol có hiệu quả cao so với tinh dầu cũng như menthone. Tất cả chúng đều thể hiện ít hoạt tính hơn tiêu chuẩn bavistin ở tất cả các nồng độ được thử nghiệm.
ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN VÀ KHOẢNG CÁCH TRỒNG ĐẾN HÀM LƯỢNG TINH DẦU BẠC HÀ NHẬT BẢNMINT (MENTHA ARVENSIS L.) VAR. SARJ
Indrajeet Shekhar và cs.
Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry. 2018; 7(4): 2463-2465
Do nhu cầu thị trường mở rộng các loại cây trồng có giá trị cao, cơ hội tăng lên để sản xuất dược liệu . Một thí nghiệm trên đồng ruộng tại Viện Nông nghiệp, Công nghệ và Khoa học Sam Higginbottom trong giai đoạn 2015-16 để nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón và khoảng cách trồng đến năng suất tinh dầu của cây bạc hà Nhật Bản (Mentha arvensis L.) var. Sarj. Trọng lượng dược liệu tổng số (tươi và khô) trên một ha và năng suất tinh dầu (kg/ha) được xác định sau khi thu hoạch lần cuối. Tổng trọng lượng dược liệu tươi và khô được quan sát cao hơn ở khoảng cách 60 x 60 cm với liều lượng phân bón N100, P140, K80. Năng suất tinh dầu tối đa (kg/ha) được tìm thấy ở nghiệm thức T2 (149,67 kg/ha), tiếp theo là nghiệm thức T6 và T9 (132,33 kg / ha) ở khoảng cách 30 x 30cm và tối thiểu được quan sát thấy ở T2 (108,67 kg / ha).
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN KHÁC NHAU ĐÊN hÀM LƯỢNG MENTHOL Ở CÂY BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS l.)
Muhammad Izhar và cs
American Research Journal of Agriculture. 2015, 1(1): 55 - 60
Bạc hà thuộc dạng thân thảo hoặc tinh dầu của nó được sử dụng để làm hương liệu, sản xuất nước hoa và các mục đích y học. Trong số các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến cây bạc hà, loại và lượng phân bón, chẳng hạn như phân đạm, có ảnh hưởng rõ rệt hơn đến sự phát triển của cây bạc hà cũng như năng suất và chất lượng của tinh dầu bạc hà. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến hàm lượng tinh dầu bạc hà và quan sát liều lượng phân bón chính xác để đạt được hàm lượng tinh dầu bạc hà tối đa. Bảy công thức bón phân (T1 = Đối chứng, T2 = FYM 20 tấn/ha, T3 = N, P, K 75:15:15 kg/ha và FYM 15 tấn / ha, T4 = N, P, K 100: 30: 30 kg/ha và FYM 10 tấn/ha, T5 = N, P, K 150: 45: 45 kg/ha và FYM 8 tấn/ha, T6 = N, P, K 175: 50: 50 kg/ha và FYM 6 tấn/ha và T7 = N, P, K 225: 60: 60 kg/ha và không có FYM) được bón ngẫu nhiên trong mỗi lô với ba lần lặp lại. Kết quả chứng minh rằng chiều cao cây tối đa với công thức T7 trong khi số lá, diện tích lá, năng suất dược liệu và năng suất tinh dầu với công thức T5 và hàm lượng menthol tối đa với công thức T6.
CHIẾT XUẤT tinh dẦu bẠc hà (Mentha arvensis L.) LÀM SUY YẾU SỰ loãng XƯƠNG DO THIẾU HỤT ESTROGEN BẰNG CÁCH ỨC CHẾ biệt hóa OSTEOCLAST
Seon-A Jangand và cs.
Front Pharmacol. 2021; 12:719602
Bạc Hà (Mentha arvensis L.) là một loại thảo mộc thơm thuộc họ Lamiaceae và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng y học, ứng dụng tinh dầu và hương liệu thực phẩm. Chiết xuất tinh dầu của Mentha arvensis L đã được báo cáo là có tác dụng an thần, chống viêm, kháng nấm và kháng vi khuẩn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đối với sự trao đổi chất của xương vẫn chưa được nghiên cứu. Ở đây, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của chiết xuất từ nước của bạc hà (WEMA) đối với sự hình thành tế bào hủy xương in vitro và sự mất xương trên mô hình chuột đã được cắt buồng trứng. Chúng tôi nhận thấy rằng WEMA sự ức chế khác nhau của tế bào phân hủy xương bằng cách tác động trực tiếp lên các tế bào tiền thân của tế bào hủy xương. WEMA ức chế chất kích hoạt thụ thể của nhân tố nhân κB (RANKL) gây ra sự biểu hiện của fos gây ung thư tế bào (c-Fos) và yếu tố nhân của tế bào T hoạt hóa c1 (NFATc1), yếu tố phiên mã quan trọng đối với sự biệt hóa tế bào xương, bằng cách ngăn chặn RANKL gây ra kích hoạt các con đường tín hiệu sớm như của các protein kinase hoạt hóa mitogen (MAPKs) và yếu tố nhân-κB (NF-κB). Ngoài ra, uống WEMA ức chế sự loãng xương do cắt bỏ buồng trứng ở chuột. Chúng tôi cũng đã xác định các hợp chất trong cây trong WEMA được biết là có đặc tính chống tạo xương hoặc chống loãng xương. Nói chung, những kết quả này cho thấy rằng WEMA là một ứng viên thảo dược đầy hứa hẹn có thể được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị chứng loãng xương sau mãn kinh.
BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.), MỘT LOẠI CÂY THUỐC VÀ TINH DẦU, CÓ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CAO VÀ MỘT SỐ CÔNG DỤNG: TỔNG QUAN
Nazim, Muhammad và cs.
Buletin Agroteknologi. 2020; 1(2):37-49
Mentha arvensis hay bạc hà là một loại cây thuốc và cây tinh dầu nổi tiếng. Nó là cây hàng năm và được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới dưới sự tưới tiêu. Việc trồng trọt của nó có tầm quan trọng đáng kể, chẳng hạn như để làm hương liệu thực phẩm, ứng dụng y học, ứng dụng tinh dầu và cũng được sử dụng trong các mục đích truyền thống. Tinh dầu của nó chứa nhiều thành phần phenolic, andehit, xeton, và cacbohydrat. Menthol là một thành phần cơ bản của tinh dầu bạc hà. Menthol cũng có một số ứng dụng trong công nghiệp, đặc biệt là trong thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm và các sản phẩm phụ. Có nhiều loại hoặc biến thể của menthol hà được tìm thấy trong bạc hà tùy thuộc vào loài hoặc giống cây cũng như điều kiện canh tác, chẳng hạn như thời tiết, tưới nước, loại đất, cách cắt tỉa, và các thực hành canh tác khác. Nó được quan tâm về thực vật học, hình thái học và sinh thái học có giá trị. Tốc độ tăng trưởng của nó bị ảnh hưởng mạnh bởi sự thay đổi của các biến số, chẳng hạn như độ pH, nhiệt độ và các chất dinh dưỡng của đất. Việc chiết xuất tinh dầu và phân tích sau thu hoạch được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp truyền thống để sản xuất dầu bạc hà ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu về các phương pháp khai thác dầu, tối đa hóa năng suất trên một ha, và bảo quản tối ưu là cần thiết cho sau này, đặc biệt là sau khi thu hoạch lá và rễ bạc hà.
Nguyễn Thị Tố Duyên
ĐÁNH GIÁ TINH DẦU MENTHA ARVENSIS VÀ CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỘCTÍNH CỦA NẤM
Journal of Food Science and Technology. 2018; 55:3840–3844
Tinh dầu và các thành phần chính của menthe đã được đánh giá đối với các hoạt tính diệt nấm. Sắc ký khí-khối phổ (GC-MS) của tinh dầu từ lá bạc hà giống CIM-Saryu cho thấy tinh dầu bạc hà với hàm lượng cao nhất (77,94%), tiếp theo là isomenthone (5,24%), neomenthyl acetate (5,18%) và menthone (5,00%). Menthol và menthone được chiết xuất từ tinh dầu bằng phương pháp sắc ký cột. Tinh dầu, methol và methone đã được sàng lọc hoạt tính diệt nấm Rhizoctonia solani và Fusarium moniliforme . Menthol có hiệu quả cao so với tinh dầu cũng như menthone. Tất cả các chất đều thể hiện hoạt tính thấp hơn so với bavistin chuẩn ở tất cả các nồng độ thử nghiệm.
25.
HIỆU QUẢ CỦA CHIẾT XUẤT TỪ LÁ BẠC HÀ ( MENTHA ARVENSIS ) VÀ VỎ CAM QUÝT ( CITRUS AURANTIUM ) NHƯ CHẤT BẢO QUẢN TỰ NHIÊN ĐỂ KÉO DÀI THỜI HẠN SỬ DỤNG CỦA CÁ THU ẤN ĐỘ KHI ĐƯỢC BẢO QUẢN LẠNH
Pankyamma Vijivà cs
Journal of Food Science and Technology. 2015;52: 278 - 6289
Hiệu quả của chiết xuất từ lá và vỏ cam quýt ( Citrus aurantium ) bạc hà ( Mentha arvensis ) trong việc làm chậm sự thay đổi chất lượng của cá thu Ấn Độ trong quá trình bảo quản lạnh đã được nghiên cứu. Chiết xuất lá bạc hà cho thấy số lượng phenol cao hơn và các hoạt động chống oxy hóa trong ống nghiệm vượt trội hơn so với chiết xuất vỏ cam quýt. Cá thu bỏ ruột được xử lý nhúng trong chiết xuất bạc hà (0,5%, w / v) và chiết xuất cam quýt (1% w / v), được đóng gói trong túi LDPE và bảo quản ở 0–2 ° C. Các chỉ số chất lượng sinh hóa viz. tổng nitơ bazơ dễ bay hơi (TVB-N), nitơ trimetylamin (TMA-N), axit béo tự do (FFA) là đáng kể ( p <0,05) ở cá được xử lý chiết xuất bạc hà (ME) thấp hơn so với cá được xử lý bằng chiết xuất cam quýt (CE) và cá đối chứng (C) không qua bất kỳ xử lý nào. Xử lý chiết xuất thực vật ức chế đáng kể quá trình oxy hóa lipid ở cá thu như được chỉ ra bởi giá trị peroxide (PV) và các chất phản ứng với axit thiobarbituric (TBARS). Số lượng đĩa hiếu khí (APC) cao hơn rõ rệt ở nhóm C, tiếp theo là nhóm CE trong suốt thời gian lưu trữ. Theo đánh giá cảm quan, thời hạn sử dụng của cá thu Ấn Độ được xác định là 11–13 ngày đối với nhóm C, 13–15 ngày đối với nhóm CE và 16–17 ngày đối với nhóm ME, trong thời gian bảo quản ở 0–2 ° C.
Từ khóa: Lá bạc hà, Vỏ cam quýt, Cá thu Ấn Độ, Chất lượng sinh hóa, Hạn sử dụng
26.
SỰ TƯƠNG TÁC NÔNG SINH HỌC CỦA TINH DẦU HAI LOÀI BẠC HÀ: MENTHA PIPERITA AND MENTHA ARVENSISTHA PIPERITA AND MENTHA ARVENSIS
Danuta Kalemba, Agnieszka Synowiec
Molecules. 2020; 25(1): 59
Bài báo tổng quan này thảo luận các thành phần có hoạt tính và tiềm năng của hai loài bạc hà chứa menthol, Mentha piperita (MPEO) and Mentha arvensis (MAEO), là nguồn tự nhiên cho thuốc trừ sâu thực vật. Các hoạt động sinh học của các loại dầu bạc hà menthol này, có thể hữu ích trong nông nghiệp, đã được nghiên cứu rộng rãi, đặc biệt là đối với các vi sinh vật gây độc. Ở mức độ thấp hơn, các hoạt động diệt côn trùng và diệt cỏ của tinh dầu bạc hà cũng đã được nghiên cứu. Rõ ràng là triển vọng sử dụng tinh dầu bạc hà menthol trong nông nghiệp đang ngày càng phổ biến. Một số nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả in vitro của MPEO và MAEO, cũng như của thành phần chính của chúng là menthol là rõ rệt. Kết quả của nghiên cứu in vitro rất hữu ích cho việc lựa chọn tinh dầu bạc hà cho các nghiên cứu sâu hơn. Tuy nhiên, rõ ràng là các thí nghiệm in vivo là rất quan trọng và cần được phát triển rộng rãi hơn. Đồng thời, các kỹ thuật đã biết sẽ được áp dụng cho khu vực này và các phương pháp mới cần được nghiên cứu nhằm mục đích cải thiện hiệu quả và hiệu quả chi phí diệt trừ sâu bệnh của tinh dầu, để thực hiện trong tương lai trong kiểm soát dịch hại nông nghiệp.
27.
ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂU LUỐNG VÀ SỰ THAY ĐỔI THEO MÙA ĐẾN CÁC YẾU TỐ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG TINH DẦU CỦA CÂY BẠC HÀ
Một thí nghiệm đã được tiến hành trong ba mùa liên tiếp (mùa đông, mùa hè và mùa thu), tại Trang trại hàng đầu của Đại học Khartoum, Shambat, Sudan. Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của kiểu luống đối với các yếu tố sinh trưởng, năng suất và sản lượng dầu của bạc hà trong ba vụ liên tiếp. Các loại luống là gieo bằng phẳng và gieo trên rãnh. Gieo bằng phẳng cho kết quả sinh trưởng cao nhất; chiều cao cây, số lá, số nhánh và năng suất dược liệu nhưng hầu hết đều không có ý nghĩa thông kê ngoại trừ thu hoạch dưới 90 ngày, trong khi ngược lại, gieo thẳng làm giảm hàm lượng tinh dầu và sự khác biệt về sâu bệnh. Mùa hè được chứng tỏ là tốt nhất cho sự sinh trưởng với sự khác biệt đáng kể về sản lượng dược liệu và năng suất tinh dầu của cây bạc hà tiếp theo là mùa thu và mùa đông.
28.
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘC TỐ BORON ĐỐI VỚI SỰ TĂNG TRƯỞNG, TỔN THƯƠNG DO OXY HÓA, CÁC ENZYM CHỐNG OXY HÓA VÀ DẤU VÂN TAY CỦA TINH DẦU TRONG CÂY BẠC HÀ (Mentha arvensis) VÀ CÂY SẢ CHANH
Sadaf Choudhary và cs.
Chemical and Biological Technologies in Agriculture. 2020 May; 7(1): 1 - 11
Boron (B) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu và cần thiết cho cây trồng để chúng sinh trưởng thích hợp. Nồng độ B trong đất và thực vật rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và năng suất. Ngay cả với một lượng thấp có sẵn trong đất, B có thể gây độc rất lớn đối với thực vật, đặc biệt là trong môi trường khô hạn và bán khô hạn. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của nồng độ B cao (2,5, 5, 10, 20 và 30 mg / kg) đã được làm sáng tỏ trên hai loại cây lấy tinh dầu quan trọng; bạc hà và cây sả chanh là những loại thảo mộc có mùi thơm và kháng khuẩn có giá trị y học nổi tiếng.
KẾT QUẢ: Việc sử dụng các nồng độ B khác nhau cho thấy tác dụng ức chế sinh trưởng đối với cây trồng thể hiện rõ qua chiều dài chồi và rễ, trọng lượng tươi và khô của chồi ở các cây nghiên cứu. Xử lý B cũng làm giảm hàm lượng diệp lục và carotenoid, huỳnh quang diệp lục tổng số và làm giảm tính của các enzym carbonic anhydrase và nitrat reductase. Hơn nữa B làm tăng đáng kể hàm lượng proline và lipid peroxide so với đối chứng. Hoạt tính của các enzym chống oxy hóa như catalase, peroxidase và superoxide dismutase cũng tăng lên đáng kể dưới tác dụng stress của B. Hàm lượng tinh dầu của cây bạc hà và cây sả chanh tăng ở 2,5 mg / kg B và giảm khi tăng nồng độ B.
KẾT LUẬN: Các phát hiện của công trình nghiên cứu cho thấy rằng việc tăng nồng độ B đã ức chế sự sinh trưởng và các sắc tố quang hợp, tăng tổn thương oxy hóa và hoạt tính của các enzym chống oxy hóa; tuy nhiên, khi tăng nhẹ nồng độ B đã làm tăng sản lượng tinh dầu ở các cây bạc hà và cây sả chanh.
29.
ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY GIỐNG (THÂN RỄ HOẶC VẬT LIỆU NHÂN GIỐNG), NĂNG SUẤT, VÀ CHẤT LƯỢNG TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.)
Devendra Kumar và cs.
International Journal of Current Microbiology and Applied Sciences. 2020; 9(7): 3675 - 3689
Bạc hà (Mentha arvensis L.) là một loại cây trồng lấy tinh dầu thương mại, thuộc họ Lamiaceaevà được sử dụng trong các ngành công nghiệp hương liệu và dược phẩm. Mục đích nghiên cứu tìm các phương pháp trồng hợp lý; tuổi cây, thời gian thu hoạch. Thí nghiệm được thực hiện tại Viện nghiên cứu Cây thuốc và cây Hương liệu Trung ương (CSIR), Lucknow trong năm 2014-2015 và 2015-2016. Nghiên cứu, phân tích trên 03 phương pháp trồng, 05 mức tuổi cây giống và 04 thời vụ thu hoạch. Kết quả cho thấy năng suất vật liệu nhân giống đạt đa đạt 27,50 (tấn/ha), năng suất tinh dầu đạt 52,97 (kg/ha) với nhu cầu nước tối thiểu cho hiệu quả nước sử dụng tối đa 48,22 (cm/ha) và 0,43 (mm/kg/ha) cùng với lãi ròng 3590,34 (USD/ha). Cây con 30 ngày tuổi cho năng suất vật liệu nhân giống và cho tinh dầu cao nhất 27,43 (tấn/ha) và 56,62 (kg/ha) cùng với lãi ròng cao nhất 3598,44 (USD/ ha). Các thân lá và năng suất tinh dầu đạt cao 25,10 (tấn/ ha) và 50,85 (mm/kg/ha) với lợi nhuận lãi ròng cao hơn 3206,22 (USD/ha) đã được cho biết khi thu hoạch vào ngày 31 tháng 01. Trồng ra luống khi cây con được 30 ngày tuổi. Kết hợp khi thu hoạch vào ngày 31 tháng 1 là lựa chọn hợp lý để thu được sản lượng thân lá và lượng tinh dầu tối đa cao hơn.
Đặng Quốc Tuấn
30.
CÔNG DỤNG CỦA CÂY BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.)
Muhammad Nazim và cs.
Buletin Agroteknologi. 2020; 1(2):37 - 49
Mentha arvensis là một loại cây thuốc thuốc cây hương liệu nổi tiếng. Nó là cây hàng năm và được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có điều kiện tưới tiêu. Trồng trọt với cây này có tầm quan trọng đáng kể, chẳng hạn như để làm hương liệu thực phẩm, ứng dụng y học, ứng dụng của tinh dầu và cũng được sử dụng trong các mục đích truyền thống. Tinh dầu bạc hà chứa nhiều thành phần phenolic, andehit, xeton, và cacbohydrat. Menthol là một thành phần cơ bản của loài Mentha arvensis. Menthol có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, đặc biệt là trong thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm và các sản phẩm phụ khác. Có nhiều loại hoặc biến thể của tinh dầu bạc hà được tìm thấy trong loài Mentha arvensis tùy thuộc vào loài hoặc giống cũng như điều kiện canh tác, chẳng hạn như thời tiết, tưới tiêu, đất đai, cách cắt tỉa và các kỹ thuật nông nghiệp khác. Nó được quan tâm về thực vật học, hình thái học và sinh thái học có giá trị. Tốc độ sinh trưởng của nó bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các yếu tố, như pH, nhiệt độ và dinh dưỡng đất. Chiết xuất tinh dầu và phân tích sau thu hoạch được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp truyền thống để sản xuất tinh dầu của loài Mentha arvensisi ở những nước đang phát triển. Nghiên cứu về các phương pháp, tối đa hóa năng suất trên một ha và bảo quản là cần thiết cho tương lai, đặc biệt trong lá và rễ cây bạc hà sau khi thu hoạch
31.
NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÂY BẠC HÀ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NƯỚC THEO THỰC HÀNH TRỒNG THAY THẾ
Alia Amer và CS
Journal of Central European Agriculture, 2019, 20(3):852-865
Ai Cập phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Do đó, việc quản lý tốt hơn nguồn nước tưới cho cây trồng được ưu tiên hàng đầu trong đó cây bạc hà là cây cần nhiều nước. Do đó, nghiên cứu hiện tại được thực hiện tại Trang trại thí nghiệm của Cục Nghiên cứu Dược liệu và Hương liệu, El-Kanater El-Khairiya, Ai Cập. Nó nhằm điều tra ảnh hưởng của các phương pháp trồng trọt khác nhau “lên luống, rạch rãnh và thông thường” đối với tăng năng suất và tiết kiệm nước, dưới ba công thức tưới “120%, 100% và 80% ETo”. Kết quả hai vụ 2016 và 2017 cho thấy sinh trưởng sinh dưỡng tốt nhất và năng suất thảo mộc tươi đạt được khi sử dụng luống nâng cao, sau đó làm luống sau đó trồng theo phương pháp 100% ETo thông thường. Tinh dầu đã được tăng lên đến 0,7% ở 100% ETo dưới nâng cao luống. Quan sát thấy rằng so với trồng theo phương pháp thông thường ở 120% ETo, dưới 80% ETo năng suất tăng khoảng 8,76% và 26,14% đối với rạch rãnh và lên luống trong vụ đầu tiên, vụ thứ hai cũng cho thấy xu hướng tương tự. Ngoài ra, lên luống dưới 80% lượng nước tưới tạo ra lượng nước tiết kiệm tối đa so với thông thường ở 120% ETo là 36,14 và 48,38% cho vụ 1 và 2, tương ứng.
Từ khóa: Phương pháp trồng thay thế, Mentha spicata, Bạc hà, hiệu quả sử dụng nước.
Phạm Thị Lý
32.
MỘT KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MỚI VÀ CÓ HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN TRONG BẠC HÀ BẠC HÀ (MENTHA ARVENSISL.)
Industrial crops and products 2021;162:113233
Bạc hà (Mentha arvensis L.) là một loài thực vật lấy tinh dầu quan trọng thuộc họ Lamiaceae. Tinh dầu thu được từ lá dùng trong ngành công nghiệp hương liệu, hương liệu và dược phẩm. Sản xuất ra sản lượng tinh dầu tối đa với việc sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên để giảm thiểu chi phí trồng trọt và thời gian thu hoạch là nhu cầu hàng ngày. Do đó, thí nghiệm thực địa trên cây bạc hà menthol được thực hiện trong hai năm liên tiếp (2015–2016) tại trang trại nghiên cứu của CSIR-Viện Cây thuốc và Cây thơm Trung ương, Lucknow. Nghiên cứu này nhằm tối ưu hóa phương pháp trồng, thời gian trồng và mật độ cây trồng để nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng tài nguyên. Thí nghiệm bao gồm ba phương pháp trồng, ba thời điểm trồng và bốn mật độ cây được tiến hành trong thiết kế chia ô với ba lần lặp lại. Sản lượng tinh dầu tối đa là 209,8 kg ha⁻¹, thời gian trưởng thành của cây trồng tối thiểu là 131 ngày và nhu cầu nước thấp hơn là 86 cm được tìm thấy theo phương pháp trồng trên luống từ hai vụ thu hoạch. Vụ mùa được trồng vào tháng 2 đã cho lợi nhuận ròng tối đa là $ 2669 ha⁻¹ so với vụ được trồng vào tháng 3 và tháng 4. Cây trồng trên các rặng được trồng vào tháng 2 với mật độ thực vật là 166.666 cây ha⁻¹ được cho là sự kết hợp tốt nhất để thu được năng suất tinh dầu tối đa, mang lại độ chín của cây trồng trong 30 ngày và giảm nhu cầu nước. Cây trồng trên rặng núi cho năng suất tinh dầu tối đa trên một đơn vị diện tích và thời gian, và điều này dẫn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên với cải thiện đáng kể lợi nhuận ròng. Hơn nữa, nó tạo cơ hội có hai vụ thu hoạch với mức thiệt hại tối thiểu cho cây trồng do độ ẩm quá cao trong thời kỳ đầu của gió mùa.
33.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ THUỐC DIỆT CỎ KHÁC NHAU ĐẾN NĂNG SUẤT SINH KHỐI VÀ NĂNG SUẤT TINH DẦU ĐỐI VỚI CÂY BẠC HÀ CAY (MENTHA X PIPERITA L.) VÀ CÂY BẠC HÀ LỤC (MENTHA SPICATA L.)
Anestis Karkanis và cs
Journal of the Science of Food and Agricuiture.2017; 98(1): 43-50
Giới thiệu: Hai loài phụ như bạc hà lục và cây bạc hà cay là những cây trồng có giá trị gia tăng cao, mặc dù diện tích sản xuất của chúng tương đối nhỏ trên toàn thế giới. Yếu tố hạn chế chính trong canh tác thương mại bạc hà là sự cạnh tranh của cỏ dại. Do đó, các thí nghiệm đồng ruộng đã được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của sự can thiệp của cỏ dại lên sinh trưởng, sinh khối và năng suất tinh dầu ở cây bạc hà cay và cây bạc hàlục dưới các phương pháp xử lý thuốc diệt cỏ khác nhau.
Kết quả: Việc sử dụng pendimethalin và oxyfluorfen giúp kiểm soát cỏ dại hàng năm tốt hơn, dẫn đến năng suất cây trồng cao hơn. Ngoài ra, khi được xử lý bằng thuốc diệt cỏ, cả hai cây trồng đều có khả năng chống lại cỏ dại hàng năm cao hơn trong năm thứ hai so với năm đầu tiên. Tất cả các loại thuốc diệt cỏ trước khi xuất hiện đều làm tăng năng suất sinh khối, vì các loại pendimethalin, linuron và oxyfluorfen làm giảm mật độ cỏ dại hàng năm lần lượt là 71–92%, 63–74% và 86–95%. Sự can thiệp của cỏ dại và việc sử dụng thuốc diệt cỏ không ảnh hưởng đến hàm lượng tinh dầu; tuy nhiên, tác động tương đối mạnh đến sản lượng tinh dầu trên một đơn vị diện tích canh tác, chủ yếu là do tác động bất lợi của sự can thiệp của cỏ dại đối với sự phát triển của cây trồng.
Kết luận: Xem xét các chất pendimethalinvà oxyfluorfen có hiệu quả chống lại cỏ dại hàng năm ở cả cây bạc hà lục và cây bạc hà cay, nên các chất diệt cỏ này nên được đưa vào hệ thống quản lý cỏ dại tổng hợp để quản lý cỏ dại tốt hơn trên cây bạc hà. © 2017 Hiệp hội Công nghiệp Hóa chất
34.
CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT CẢI THIỆN SỰ TĂNG TRƯỞNG, QUANG HỢP, CHẤT DINH DƯỠNG KHOÁNG VÀ HỆ THỐNG CHỐNG OXY HÓA DƯỚI STRESS CỦA CADMIUM Ở CÂY BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.)
Abbu Zaid và cs.
Physiol Mol Biol Plants. 2020; 26(1):25 - 39
Việc trồng cây bạc hà ( Mentha arvensis L.) bị ảnh hưởng đáng kể bởi các kim loại nặng như cadmium (Cd) cũng gây ra những mối nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe. Hai giống bạc hà là Kosi và Kushal được đánh giá trong điều kiện stress Cd. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật (PGRs) như axit salicylic (SA), axit gibberellic (GA 3) và triacontanol (Tria) đến khả năng chịu stress Cd đã được đánh giá. Giảm tốc độ tăng trưởng, các thông số quang hợp, nồng độ chất dinh dưỡng khoáng và tăng các chỉ thị sinh học như các chất điện giải, malondialdehyde và hàm lượng hydrogen peroxide đã được quan sát trong điều kiện stress Cd. Sự điều chỉnh tăng lên với mức khác nhau giữa hàm lượng proline và các hoạt tính chống oxy hóa trong điều kiện stress Cd đã được quan sát thấy ở cả hai giống. Điều thú vị là ở giống Kushal có quan sát thấy chất điện giải, peroxy hóa lipid, hydrogen peroxide và nồng độ Cd trong lá thấp so với ở giống Kosi. Trong số tất cả các PGR được thử nghiệm, SA được chứng tỏ là tốt nhất trong việc cải thiện khả năng chống chịu stress Cd ở cả hai giống nhưng Kushal đã phản ứng tốt hơn Kosi.
Phạm Đức Tân
35.
NGÀY TRỒNG VÀ THỜI VỤ TRỒNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH PHẦN TINH DẦU CỦA MENTHA PIPERITA VÀ BẠC HÀ
Amir Soltanbeigi và cs
Industrial Crops and Products. 2021; 170: 113790
Bạc hà (syn. M. canadensis , bạc hà Nhật Bản, bạc hà menthol hoặc bạc hà ngô) và Mentha × piperita L. (Bạc hà); Các cây lâu năm thân thảo phân biệt thuộc họ Lamiaceae được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm, y tế, mỹ phẩm, sức khỏe và dược phẩm (Yadav và cộng sự, 2019). Những loài này được trồng thương mại trên toàn thế giới để lấy tinh dầu. Mặc dù M. × piperita được trồng ở nhiều vùng khí hậu trên toàn thế giới, nhưng bạc hà tương thích hơn với vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Upadhyay và cộng sự, 2015; Heydari và cộng sự, 2018; Yadav và cộng sự, 2019). Đến những năm 2020, sản lượng tinh dầu dự kiến đạt 370.000 tấn với kim ngạch hơn 10 tỷ đô la Mỹ hàng năm (AMR, 2016). Menthol là thành phần chính của bạc hà và M. × piperitatinh dầu và những loài này là nguồn tự nhiên chính của tinh dầu bạc hà (Tassou và cộng sự, 2004). Việc sản xuất và tích lũy các chất chuyển hóa thứ cấp trong thực vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như; loài, môi trường, khí hậu, đất, kỹ thuật nông nghiệp, thời kỳ thu hoạch, bộ phận cây trồng, quy trình cách ly và quản lý sau thu hoạch (Butnariu và Sarac, 2018; Soltanbeigi và Sakartepe, 2020). Để quản lý cung và cầu trên thị trường toàn cầu về tinh dầu có chứa tinh dầu bạc hà, sự cần thiết của việc quyết định các chiến lược sản xuất phù hợp để sản xuất trái vụ (Upadhyay và cộng sự, 2014) và sử dụng đất thay thế ngày càng trở nên rõ ràng.
36.
BACILLUS SP CÓ KHẢ NĂNG HÒA TAN PHOTPHAT GIÚP TĂNG CƯỜNG SỰ PHÁT TRIỂN, HẤP THU PHOTPHO VÀ NĂNG SUẤT DẦU CỦA MENTHA ARVENSIS L.
Jai Prakash & Naveen Kumar Arora
Biotech. 2019 Apr; 9(4):126
Trong nghiên cứu này, vi khuẩn rhizobacteria hòa tan photphat phân lập STJP từ thân rễ của Stevia rebaudiana được xác định là Bacillus sp.trên cơ sở xác định trình tự kiểu hình, sinh hóa và gen 16S rRNA. Ngoài khả năng hòa tan photphat, phân lập được vi khuẩn Bacillus sp. STJP tạo ra một lượng đáng kể siderophore (16,06 µg / ml) và indole 3-acetic acid (30,59 µg / ml). Trong thí nghiệm nhà kính, xử lý bằng STJP cùng với tricalcium phosphate (TCP 200 ) cho thấy sự gia tăng đáng kể các thông số sinh trưởng của cây, năng suất dầu và sự hấp thu P ở bạc hà so với cây đối chứng. Trong số tất cả các phương pháp thí nghiệm, năng suất dầu và hàm lượng tinh dầu bạc hà cao nhất được quan sát thấy khi xử lý bằng Bacillus sp. STJP + TCP200. Do đó, một cách tiếp cận tổng hợp sử dụng Bacillus sp. STJP cùng với TCP có thể được sử dụng để tăng sản xuất tinh dầu bạc hà và năng suất dầu của bạc hà. Cách tiếp cận này là sử dụng phân bón cùng với vi khuẩn Bacillus sp hòa tan phân lân. hoạt động rất tốt và hiệu quả hơn so với việc xử lý riêng lẻ bằng phân bón hoặc sự phát triển của thực vật thúc đẩy vi khuẩn rhizobacteria. Do đó, việc sử dụng kết hợp các vi khuẩn hòa tan photphat hiệu quả với các nhân vật thúc đẩy tăng trưởng thực vật cùng với TCP do đó có thể là cách hiệu quả để nâng cao năng suất cây trồng một cách bền vững.
37.
TRIỂN VỌNG CỦA TINH DẦU CHI MENTHA LÀM THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC:TỔNG QUAN
Pooja Singhand và cs.
Front Plant Sci. 2018; 9:1295
Cây bạc hà là một chi thuộc họ Lamiaceae, có tinh dầu từ lâu đã được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như quản lý mầm bệnh và côn trùng gây hại thực vật, trong y học cổ truyền cũng như trong ẩm thực và mỹ phẩm. Các thành phần hóa học chính của nó như tinh dầu methal, carvone hiện đã được thương mại hóa thành công trong ngành công nghiệp như chất kháng khuẩn / diệt côn trùng. Đánh giá hiện tại tập trung vào thành phần hóa học của các loại tinh dầu của một số loài bạc hà từ các vùng địa lý khác nhau với các hiệu quả diệt côn trùng (xua đuổi, chống muỗi và diệt khuẩn) và kháng khuẩn chống lại vi khuẩn, nấm bệnh thực vật và côn trùng của các sản phẩm được lưu trữ. Báo cáo của các nhà nghiên cứu về phân tích hóa học của tinh dầu các loài thuộc chi Mentha cho thấy rằng hầu hết các loại tinh dầu giàu pulegone, menthon, menthol, carvone, 1, 8-cineole, limonene và β-caryophyllene. Các tài liệu đã đánh giá cho thấy rằng, tinh dầu từ các loài bạc hà khác nhau có hoạt tính kháng khuẩn tiềm năng chống lại mầm bệnh gây hại thực vật và có hoạt tính diệt côn trùng chống lại côn trùng gây hại sản phẩm lưu trữ. Do đó, các đặc tính kháng khuẩn và diệt côn trùng của tinh dầu các loài bạc hà mang lại triển vọng áp dụng chúng làm thuốc trừ sâu tự nhiên có giá trị thương mại, được xã hội chấp nhận do tính bền vững và thân thiện với môi trường.
Vương Đình Tuấn
38.
ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG NPK, KẼM VÀ LƯU HUỲNH ĐẾN NĂNG SUẤT TINH DẦU CỦA CÂY BẠC HÀ NHẬT BẢN (MENTHA ARVENSIS L.) VAR. KOSI
Deepak BR và cs.
Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry 2019; 8(4): 3412-3415
Một thí nghiệm thực địa đã được thực hiện tại PG Vegetable Block, trường đại học Horticulture, Rajendranagar, Hyderabad trong năm 2017-2018 để nghiên cứu “ảnh hưởng của hàm lượng NPK, kẽm và lưu huỳnh đến năng suất tinh dầu của cây bạc hà Nhật Bản (Mentha arvensis L.) Var. Kosi. ”. Các công thức thí nghiệm bao gồm RDF 100% và 75%, có kết hợp và không kết hợp lưu huỳnh và/hoặc kẽm. Thử nghiệm được thực hiện theo thiết kế khối ngẫu nhiên (RBD) với ba lần lặp lại. Nghiên cứu cho thấy cây bạc hà Nhật Bản được xử lý với T9 (RDF 100% + Zn 25 kg + S 25 kg/ ha) cho năng suất tinh dầu tối đa (12,73 ml / kg, 0,08 l / lô và 93,15 l / ha) với lợi ích tối đa: tỷ lệ chi phí tối thiểu được ghi nhận ở công thức đối chứng (Không sử dụng bón phân).
Phạm Văn Năm
39.
ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH, CÔNG THỨC SINH HỌC VÀ PHÂN BÓN SINH HỌC ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.)
Pavithra M và cs
The Pharma Innovation Journal. 2021; 10(11): 233-236
Nghiên cứu hiện tại được thực hiện tại Trường cao đẳng Nghề làm vườn Kittur Rani Channamma, Arabhavi, huyện Belagavi, bang Karnataka trong năm 2019-2020. Thí nghiệm được thực hiện theo thiết kế ô lớn ô bé với hai nhân tố chính và bảy nhân tố phụ được lặp lại ba lần. Trong số các công thức khoảng cách, khoảng cách rộng hơn (60 × 30 cm) ghi nhận chiều cao cây tối đa (34,40, 39,30, 47,35 và 62,73 cm tương ứng ở 45, 60, 90 DAP và khi thu hoạch), tán cây (43.99 và 67,21 cm tương ứng ở 90 DAP và khi thu hoạch) và số nhánh của cây (11,88 và 29,85 tương ứngở 60 và 90 DAP). Trong số các công thức sinh học và phân bón sinh học, chiều cao cây tối đa (36,10, 41,73, 50,27 và 66,80 cm), độ lan của cây (35,98, 40,50, 47,67 và 73,12 cm) và số nhánh (6,12, 14,70, 38,03 và 49,73) được ghi nhận bằng RDF + AMF + PG + HA lần lượt ở 45, 60, 90 DAP và lúc thu hoạch.
40.
TÁC DỤNG KÍCH THÍCH SINH HỌC CỦA CHITOSAN VÀ AXIT AXETIC ĐỐI VỚI SỰ SINH TRƯỞNG VÀ THÀNH PHẦN TINH DẦU BẠC HÀ
Elias Alvesda Silva và cs.
Industrial Crops and Products. 2021; 171:113987
Nhiều loại thực phẩm và cây thuốc, đặc biệt là các loại thảo mộc thơm và gia vị, đã được sử dụng rộng rãi như chất tạo hương vị thực phẩm và các thành phần tự nhiên trong các công thức dược thảo và mỹ phẩm. Menthol chủ yếu được lấy từ cây bạc hà như bạc hà ngô ( Mentha arvensis L.), bạc hà cay ( M. spicata L.) và bạc hà ( M. piperita L.). Bạc hà ngô có hàm lượng menthol cao hơn các loài khác (Ribeiro và Shapira, 2019).
Theo Singh et al. (2020), sự gia tăng nhu cầu toàn cầu về methol đã làm tăng việc trồng bạc hà và thị trường dầu bạc hà theo cấp số nhân. Dầu bạc hà được sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới; tuy nhiên, Ấn Độ là nhà sản xuất menthol “tự nhiên” lớn nhất, với sản lượng hàng năm khoảng 14.000 tấn (tiếp theo là Trung Quốc và Brazil) và xuất khẩu 3000 tấn mỗi năm Mentha tổng số, bất kể loài nào, trị giá khoảng 100 triệu rupee (NMCE , 2011).
Trong điều kiện lý tưởng, một người dân có thể đạt khoảng 361 × 10 3 USD/ ha với hai vụ thu hoạch (Lothe và cộng sự, 2020). Trong quá trình chưng cất, chồi của M. arvensis tạo ra tinh dầu giàu các hợp chất khác nhau (Chagas et al., 2013; de Oliveira et al., 2020).
Liên quan đến sản xuất cây bạc hà, ai cũng biết rằng các thành phần hóa học của tinh dầu bạc hà khác nhau tùy thuộc vào cấu tạo gen của loài và sự biến đổi trong các yếu tố địa lý và khí hậu nông nghiệp (Anwar và cộng sự, 2019; Chagas và cộng sự, 2013). Các chiến lược canh tác cây trồng thay thế đang được sử dụng để tăng sản xuất chất chuyển hóa thứ cấp trong thực vật, bao gồm cả việc áp dụng elicitor (Rendina và cộng sự, 2019).
Theo nghĩa rộng, “chất kích thích” cho thực vật dùng để chỉ các chất hóa học từ nhiều nguồn khác nhau có thể kích hoạt các phản ứng sinh lý và hình thái (Zhao và cộng sự, 2005). Hiệu quả của chất kích thích phụ thuộc trực tiếp vào các yếu tố như nồng độ được sử dụng, thời gian kích thích hoặc kích thích, giai đoạn phát triển của loài đang nghiên cứu và đặc điểm giải phẫu / sinh lý của cây (Antoniazzi và Deschamps, 2006; de Carvalho và cộng sự, 2020) .
Chitosan là một aminopolysaccharide mạch thẳng thu được bằng cách khử kitin có trong vỏ giáp xác, tạo ra bột màu sáng, không tan trong nước, có thể hòa tan trong các dung dịch axit (Malerba và Cerana, 2016). Nhu cầu của ngành công nghiệp đối với chitosan gần đây đã tăng lên do tầm quan trọng về mặt nông học của nó như một chất tạo màng sinh học. Được phân loại như một chất kích thích phi sinh học, chitosan đã được sử dụng như một chất thay thế cho các chất điều hòa sinh trưởng thực vật tổng hợp trên quy mô thử nghiệm (Acemi, 2020).
Ngoài ra, việc kích thích thực vật chitosan thúc đẩy những thay đổi trong quá trình trao đổi chất thứ cấp và là một chiến lược tuyệt vời để thu được các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học (Hidangmayum et al., 2019). Một số cây đã cải thiện hàm lượng tinh dầu hoặc hợp chất hóa học bằng cách sử dụng các ứng dụng elicitor chitosan. Ví dụ, ứng dụng chitosan qua lá kết hợp với axit xitric (400 mg / L) đã cải thiện chất lượng và số lượng năng suất ở Mentha piperita được trồng trong điều kiện đồng ruộng và nhà kính (Pourhadi và cộng sự, 2018), cải thiện hàm lượng Z-ascaridole trong cây in vitroDysphania ambrosioides L. với 50–100 mg/L chitosan và 6–9 mg/L axit salicylic (de Carvalho và cộng sự, 2020), và ảnh hưởng đến lượng thành phần dễ bay hơi trong cây Mentha arvensis in vitro (100 mg/L) (de Oliveira và cộng sự, 2020). Trong các nghiên cứu về sự kích thích, không có sự thống nhất trong tài liệu về việc sử dụng axit và nồng độ nào, cũng như việc sử dụng dung môi làm chất kiểm soát. Mặt khác, việc sử dụng axit axetic rất phổ biến trong các nghiên cứu về kích thích, nhưng các nghiên cứu về kích thích ở các loài trong chi Mentha sử dụng axit axetic làm dung môi cho chitosan đã không được tìm thấy. Tính mới của nghiên cứu hiện nay là axit axetic được sử dụng làm dung môi trong quá trình hòa tan chitosan và tác động của một mình axit axetic (kiểm soát dung môi) cũng đã được nghiên cứu.
Xem xét các khía cạnh trên, công trình nghiên cứu hiện nay nhằm đánh giá tiềm năng tạo ra của chitosan và axit axetic (kiểm soát dung môi), về sự phát triển, hàm lượng tinh dầu và tinh dầu bạc hà, và thành phần hóa học tinh dầu của Mentha arvensis . Đối với điều này, trong giai đoạn đầu tiên đã được đánh giá một liều lượng sơ bộ của axit axetic và các liều lượng chitosan khác nhau và trong giai đoạn thứ hai, việc điều chỉnh liều lượng của axit axetic và chitosan đã được tìm kiếm.
Nguyễn Trọng Chung
41.
TỐI ĐA HÓA NĂNG SUẤT VÀ KINH TẾ BẰNG BỔ SUNG CÁC CHẤT DINH DƯỠNG PHỤ CHO CÁC GIỐNG BẠC HÀ ( MENTHA ARVENSIS L.) ĐƯỢC TRỒNG ĐẠI TRÀ
Nikil Bhashkar Lothe và cs.
Industrial Crops and Products. 2021; 160: 113110
Bổ sung các chất dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với năng suất sinh trưởng và các thuộc tính chất lượng của cây trồng. Một thí nghiệm và thử nghiệm demo đã được tiến hành tại trại nghiên cứu CSIR-Viện Cây thuốc và Cây Hương Liệu Trung ương (CIMAP) và đồng thời tại (các) ruộng của nông dân, để nghiên cứu mức độ đầy đủ của việc ứng dụng bổ sung các chất dinh dưỡng cho hà bạc hà (Mentha arvensis L. cv). Giống Kosi và Kranti) để cải thiện năng suất và lợi nhuận. Kết quả của cả hai thử nghiệm chỉ ra rõ ràng rằng phân NPK (liều lượng khuyến nghị) và phân bón vi lượng cuối cùng dẫn đến tích lũy thu nhập ròng. Nông dân trồng cây bạc hà thương mại được hưởng lợi bằng phụ phẩm tươi, hàm lượng dầu, sản lượng dầu, lợi nhuận gộp, thu nhập ròng và tỷ lệ chi phí lợi ích (tỷ lệ B: C) (50,86%, 3,45%, 55,04%, 55,04%, 207,80%, và 50,75%, tương ứng ở cv. Kosi) ở nghiệm thức T4 [NPK (100: 60: 40 kg ha −1 ) + ZnSO 4 .7H 2 O @ 25 kg ha −1 )] liên quan đến liều lượng khuyến cáo của phân NPK T 1 [NPK (100: 60: 40 kg ha −1 )]. Đồng thời, đối với thử nghiệm demo thứ hai, được thực hiện trên cánh đồng của nông dân, bốn mươi hai nông dân đã được chọn để trồng bạc hà menthol. Từ các kết quả cho thấy rằng liều lượng khuyến cáo của phân NPK có bổ sung sunphat kẽm cho thấy năng suất và lợi nhuận ròng tối đa đáng kể trong các ô; tăng sản lượng dầu, lợi nhuận gộp, thu nhập ròng và tỷ lệ B: C lần lượt là 37,05%, 37,05%, 111,18% và 32,88% trong T 2 [NPK (100: 60: 40 kg ha −1 ) + ZnSO4 .7H 2 O @ 25 kg ha −1 )]. Dữ liệu thu được từ phân tích đất cho thấy rõ ràng rằng ngoài việc tăng năng suất và lợi nhuận của việc trồng bạc hà menthol, việc tích hợp phân trùn quế, các chất dinh dưỡng vi mô và chế phẩm sinh học với liều lượng khuyến nghị NPK sẽ cải thiện đáng kể tình trạng màu mỡ của đất về mặt cacbon hữu cơ, có sẵn N, P và K.
Nguyễn Trọng Chung, Đặng Quốc Tuấn, Lương Vũ Đức, Nguyễn Đức Mạnh
42.
TƯƠNG TÁC NÔNG SINH HỌC CỦA TINH DẦU HAI LOÀI BẠC HÀ: MENTHA PIPERITA AND MENTHA ARVENSIS
Danuta Kalemba và cs.
Molecules. 2019 ; 25(1):59.
Bài báo tổng quannày thảo luận về thành phần và tiềm năngcủa hai loại tinh dầu menthol, Mentha piperita (MPEO) và Mentha arvensis(MAEO), là nguồn tự nhiên để sản xuất thuốc trừ sâu thực vật. Nhữnghoạt tính sinh học của các loại menthol này có thể hữu ích trong nông nghiệp, đã được nghiên cứu rộng rãi, đặc biệt theo hướng vi sinh vật gây độc thực vật. Ở mức độ thấp hơn, các hoạt tính diệt côn trùng và diệt cỏ của tinh dầu cũng đã được nghiên cứu. Điều đó cho thấy rõ là triển vọng sử dụng tinh dầu menthol trong nông nghiệp đang ngày càng phổ biến. Một số đánh giá đã cho thấy rằng hiệu quả in vitro của MPEO và MAEO, cũng như của thành phần chính của chúng, menthol là rõ rệt. Kết quả của nghiên cứu in vitrorất hữu ích cho việc lựa chọn tinh dầu cho các đánh giá sâu hơn. Tuy nhiên, rõ ràng là các thí nghiệm in situ là rất quan trọng và cần được phát triển rộng rãi hơn. Đồng thờiáp dụng các kỹ thuật đã biết cho lĩnh vực này và các phương pháp mới cần được sử dụng, thực hiện ở mức độ cải thiện trong tương lai trong việc kiểm soát dịch hại nông nghiêp.
Vàng Dùng Thề
43.
ĐA DẠNG DI TRUYỀN, KIỂU HÌNH VÀ HÓA THỰC VẬT CỦA NHỮNG QUẦN THỂ CÂY BẠC HÀ (MENTHA ARVENSISS L.) Ở ĐÔNG ÂU
ShelepovaO V và Cs
Genetika. 2017;53(1):54-62.
Tiềm năng về đa dạng của M. arvensis từ 5 quần thể cách ly về mặt địa lý đã được kiểm tra bằng sử dụng các đặc điểm hình thái, thành phần hóa thực vật của tinh dầu và với sự trợ giúp của dấu vân tay DNA sử dụng chỉ thị ISSR. Sự khác biệt quần thể dựa trên các đặc điểm hình thái còn hạn chế. Phân tích thành phần tinh dầu đã cung cấp cơ sở cho việc phân nhóm các mẫu thành 3 nhóm, và căn cứ vào sản phẩm khuếch đại bằng ISSR đã phân chia các mẫu thành 4 nhóm. Mức độ đa dạng di truyền cao của M. arvensis và các chất, mặc dù chưa đầy đủ, sự phân hóa quần thể đã được nhận biết. Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy rõ ràng rằng quần thể M. arvensis từ Cộng hòa Komi là mẫu có sự khác về mặt di truyền nhất, trong khi các quần thể từ Moscow và Penza có sự khác biệt thấp với nhau. Quần thể từ Cộng hòa Belarus (gần Grodno) có sự khác biệt đáng kể về mặt di truyền và hóa thực vật so với các quần thể được nghiên cứu khác, mặc dù không thể phân biệt được về mặt hình thái học từ các mẫu này. Chúng tôi cho rằng sự khác biệt không chỉ do sự cách biệt về khoảng cách mà còn do sự hình thành của ba kiểu sinh thái khác nhau thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau.
44.
SÀNG LỌC CÁC GIỐNG BẠC HÀ ĐỂ TÌM NGUỒN GIỐNG KHÁNG BỆNH THỐI NHŨN DO NẤM MACROPHOMINA PHASEOLINA
Samad và cs.
Indian Phytopathology, 2020. 73(4): 683-687
Việc trồng bạc hà (Mentha arvensis) ước tính đạt 300.000 ha với sản lượng 30.000 tấn tinh dầu hàng năm và đạt khoảng 75% sản lượng xuất khẩu. Trong những năm gần đây, bạc hà được trồng tại các địa điểm khác nhau ở vùng đồng bằng phía bắc Ấn Độ được phát hiện bị nhiễm nấm Macrophomina phaseolina nghiêm trọng. Các giống của M. arvensis như Kranti, Shivalik, Himalaya, Gomti, Saksham, Saryu, Kosi và Kalka được phát triển bởi CSIR-CIMAP đã được sàng lọc nguồn kháng bệnh thối nhũn do nấm M. phaseolina gây ra trong điều kiện nhà kính và đồng ruộng. Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng, các giống Kranti, Gomati, Saryu là giống kháng bệnh, trong khi đó Shivalik, Himalaya, Saksham và Kalka có khả năng kháng bệnh ở mức độ trung bình và Kosi tương đối mẫn cảm với bệnh. 7 trong 8 giống bị gây hại ít hơn đáng kể bởi nấm M. phaseolina, trong khi Kosi bị gây hại cao. Sự phù hợp của kí chủ được thực hiện trên cơ sở lây nhiễm một cây trồng không phải kí chủ; một là kí chủ phụ trong khi 4 giống là kí chủ chính của nấm M. phaseolina. Các nghiên cứu chứng minh rằng các giống Kranti, Gomati và Saryu có thể là khuyến cáo cho canh tác bền vững trong vùng IGP để giảm các bệnh liên quan đến nấm M. phaseolina và ngăn ngừa giảm năng suất.
Khuất Thị Chung
45.
HỆ PROTEIN MÀNG CỦA LÁ MENTHA ARVENSISTRONG PHẢN ỨNG VỚI NHIỄM NẤM ALTERNARIA ALTERNATA XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN QUAN TRỌNG CHO PHẢN ỨNG PHÒNG VỆ
Riddhi Datta và cs.
Plant signaling & behavior, 2018. 13(4): e1178423.
Bệnh đốm lá trên Mentha arvensis do nấm Alternaria alternata gây ra, là một loại bệnh hại lá gây hại trên toàn thế giới và dẫn đến thiệt hại kinh tế đáng kể. Trong nghiên cứu này, điện di trên gel 2 chiều (2-DE) được sử dụng để xác định các protein màng có khả năng liên quan đến sự tương tác giữa M.arvensis và A.alternata. Protein màng, được phân lập từ lá của cây đối chứng và cây bị nhiễm bệnh, được phân tích bằng 2-DE và xác định bằng phương pháp khối phổ (MALDI TOF – TOF MS / MS). Phân tích của chúng tôi đã xác định được 21 protein màng biểu hiện khác biệt bao gồm một số cơ quan cảm nhận đặc biệt và protein kênh. Trong số các protein được xác định này, 34% được tìm thấy có liên quan đến các phản ứng bảo vệ của thực vật. Hệ thống protein lặp lại giàu leucine / hệ thống protein kinase đóng vai trò quan trọng trong phản ứng stress và lặp lại giàu leucine có vị trí liên kết với nucleotide (NBS-LRR) có liên quan đến việc phát hiện sự xuất hiện của mầm bệnh trên bề mặt cây đã được nhận thấy tăng lên trong nghiên cứu của chúng tôi. Điều đặc biệt là, protein kênh kali dạng-AKT1 được biết là đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi ion trong tế bào cũng được biểu hiện tăng lên trong mẫu bị nhiễm. Ngoài ra, nhân tố ADP ribolysation (ARF) -GTPase kích thích protein chứa domain, một loại protein vận chuyển màng, cũng được tăng cường biểu hiện trong nghiên cứu hiện tại. Phân tích hệ thống tương tác protein-protein tiếp theo bằng làm giàu chức năng cho thấy rằng các protein liên quan đến vận chuyển ion vận chuyển màng có mặt một loại protein chính trong hệ thống này phân tích này, tiếp theo là các protein liên kết axit nucleic và các protein có hoạt tính kinase tương ứng. Đồng thời, nghiên cứu của chúng tôi đã xác định được một số protein liên quan đến phản vệ quan trọng, là những cảm biến quan trọng để phát hiện sự xâm nhập của mầm bệnh và có thể đóng vai trò như một nguồn tiềm năng để hiểu cơ chế kháng bệnh ở bạc hà.
Khuất Thị Chung, Vương Đình Tuấn
46.
KIỂM SOÁT SINH HỌC (IN VITRO) MẦM BỆNH GÂY CHÁY LÁ BẠC HÀ (Mentha arvensis L.)
Sachchidananda Gatak và cs.
Plant Cell Biotechnology and Molecular Biology, 2020. 21: 57-67.
Mentha arvensis L. (Bạc hà) là cây hương liệu và dược liệu rất quan trọng để sản xuất và sử dụng tinh dầu trong thực phẩm, y tế, mỹ phẩm và các loại khác. Cây dược liệu này đang bị nhiều loại nấm bệnh xâm nhiễm và gây hại. Bệnh cháy lá là một trong những bệnh hại trên nhiều loại cây trồng. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát một năm đối với bệnh cháy lá trên các ruộng trồng bạc hà ở các khu vực đại diện của 4 huyện (North 24-Parganas, South 24 Parganas, Nadia và Kolkata (Sealdah) của miền Tây Bengal. Các lá bị bệnh của cây bạc hà đã được thu thập và 12 mẫu nấm mầm bệnh đã được phân lập trong môi trường PDA. Tất cả các mẫu nấm đã được đặc trưng và xác định bằng các phương pháp hình thái học và kính hiển vi. Chúng tôi đã thử kiểm soát chúng trong điều kiện in vitro bằng kiểm soát sinh học với tác nhân Trichoderma và sử dụng phương pháp đĩa nuôi cấy kép. Các cơ chế kiểm soát sinh học bởi T. asperellum đã được nghiên cứu bằng kính hiển vi quang học. Kết quả nghiên cứu hình thái học và hiển vi học cho thấy tất cả 12 mẫu mầm bệnh đều là nấm Alternaria alternata (Fr.) Keissler, nhưng chúng được chia thành 2 chủng (1 và 2) trên cơ sở giống và khác nhau về nuôi cấy, khả năng sinh sản bào tử và mức độ gây bệnh. Sự phát triển của mầm bệnh này (chủng 1) bị ức chế và được kiểm soát hoàn toàn trong vòng 7 ngày trong đĩa nuôi cấy kép. Nghiên cứu vi học về sự tương tác giữa mầm bệnh và tác nhân kiểm soát sinh học cho thấy sợi nấm của T. asperellum cuộn quanh sợi nấm gây bệnh (A.alterta) cùng với sự biến dạng tế bào và không bào. Như vậy, nghiên cứu này lần đầu tiên công bố bệnh cháy lá bạc hà ở West Bengal và tác nhân gây bệnh là A. alternata, tác nhân gây bệnh này có thể được kiểm soát bằng tác nhân kiểm soát sinh học T .asperellum. Nghiên cứu này có thể khuyến cáo các nhà khoa học ứng dụng T. asperellum chống lại A. alternata trong thử nghiệm trên đồng ruộng để kiểm soát sinh học thân thiện với môi trường đối với nguồn bệnh này.
47.
KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MỚI VÀ CÓ THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.)
Devendra Kumarvà cs
Industrial Crops and Products. 2021; 162:113233.
Bạc hà (Mentha arvensis L.) là một loài thực vật lấy tinh dầu quan trọng thuộc họ Lamiaceae. Tinh dầu thu được từ lá dùng trong ngành công nghiệp liệu trị chất thơm, hương liệu và dược phẩm. Sản xuất ra năng suất tinh dầu tối đa với việc sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên để giảm thiểu chi phí trồng trọt và thời gian thu hoạch là thực sự cần thiết. Vì vậy, thí nghiệm đồng ruộng trên cây Bạc hà được thực hiện trong hai năm liên tục (2015-2016) tại trang trại nghiên cứu của CSIR-Viện Cây thuốc và Cây thơm Trung ương, Lucknow. Nghiên cứu này nhằm tối ưu hóa phương pháp trồng, thời gian trồng và mật độ cây trồng nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng tài nguyên. Thí nghiệm bao gồm ba phương pháp trồng, ba thời điểm trồng và bốn mật độ cây được thiết kế theo phương pháp ô chính ô phụ với ba lần lặp lại. Năng suất tinh dầu tối đa là 209,8 kg/ha, thời gian trưởng thành của cây trồng tối thiểu là 131 ngày, và nhu cầu nước thấp hơn là 86 cm được tìm thấy theo phương pháp trồng trên luống từ hai vụ thu hoạch. Thời vụ trồng vào tháng 2 cho lợi nhuận tối đa là 2669$/ha so với vụ được trồng vào tháng 3 và tháng 4. Cây trồng thành hàng vào tháng 2 với mật độ trồng 166.666 cây/ha được cho là sự kết hợp tốt nhất để thu được năng suất tinh dầu tối đa, với thời gian trưởng thành của cây trồng sớm hơn khoảng 30 ngày và giảm nhu cầu nước. Cây trồng theo hàng cho năng suất tinh dầu tối đa trên một đơn vị diện tích và thời gian, và điều này dẫn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên với lợi nhuận ròng đáng kể. Hơn nữa, nó tạo cơ hội có hai vụ thu hoạch với mức thiệt hại tối thiểu cho cây trồng do độ ẩm quá cao trong thời kỳ đầu vụ.
Đoàn Thị Huyền Trang
48.
CHẾ PHẨM SINH HỌC VỚI THÀNH PHẦN TINH DẦU BỔ SUNG CHO PHÂN TRÙN QUẾ VÀ CHẤT CHỐNG OXY HÓA TRONG CÂY MENTHA ARVENSIS L.
Journal of Plant Growth Regulation. 2021; 40: 1284 - 1297
Nhu cầu ngày nay đã tiếp cận nền nông nghiệp bền vững với các chế phẩm sinh học tổng hợp để cải thiện sản xuất cây trồng và phục hồi đất. Hơn nữa, sự xuất hiện của phân bón hóa học trong canh tác ngày càng tăng trong nhiều thập kỷ nhưng chưa có kiến thức về các nguy cơ đối với sức khỏe và các vấn đề môi trường. Từ mục đích đó, nghiên cứu này đã được thực hiện trên cây dược liệu Mentha arvensis L. trồng đại trà để cải thiện năng suất và sản lượng bằng cách sử dụng các nguồn sinh học tự nhiên như chế phẩm sinh học và phân trùn quế. Những phát hiện mới đã chứng minh rằng M. arvensis L. có sự cải thiện đáng kể (P <0,05) về sự sinh trưởng, các chất chuyển hóa thứ cấp, các nhóm hợp chất tổng số trong cây, và tổng khả năng các chất chống oxy hóa tổng số trong cây được xử lý bằng chế phẩm sinh học so với đối chứng bằng phân trùn quế. Hơn nữa, phương pháp xử lý hiệu quả cao cũng vượt trội hơn về các hợp chất thơm là menthol, menthone và isomenthone. Điều thú vị nhất là, ngoài việc tăng năng suất cao, tinh dầu cũng cho thấy hoạt có tính kháng khuẩn đáng kể. Nghiên cứu này đã kết luận về việc bổ sung chế phẩm sinh học với phân trùn quế, cho thấy tiềm năng đầy hứa hẹn có thể xác định là chất kích thích sinh học trong việc tăng cường các đặc tính sinh lý và sinh hóa của M. arvensis L. mang đến năng suất cao và chất lượng được cải thiện.
Đoàn Thị Huyền Trang, Vàng Mí Nhù
49.
ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ TRỒNG VÀ KIỂU TRỒNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.)
Mahender Pal và cs.
International Journal of Current Microbiology and Applied Sciences. 2018; 7: 4471-4475
Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu Khối ngẫu nhiên gồm các nhân tố thời gian trồng (Yếu tố A), kiểu trồng (Yếu tố B) với bốn lần nhắc lại để đánh giá ảnh hưởng của ngày trồng và kiểu trồng đến sự tăng trưởng và sản lượng Bạc hà. Thí nghiệm được thực hiện tại Trang trại thực nghiệm, Trường Cao đẳng Nghề làm vườn, Noorsarai, Nalanda (Đại học Nông nghiệp Bihar, Sabour) trong năm 2013-2014 và 2014-2015. Yếu tố A bao gồm ba thời điểm trồng là 15 tháng 2, 01 tháng 3 và 15 tháng 3 và yếu tố B bao gồm hai mức khoảng cách trồng S1 (40 x10 cm) và S2 (40 x15 cm). Dữ liệu tổng hợp về sự khác biệt đặc điểm sinh trưởng và năng suất cho thấy thời điểm trồng 15 tháng 2 là tốt nhất với các giá trị cao nhất về chiều cao cây (50,19 cm), chu vi thân (8,37 mm), số nhánh cấp 2, số lá/cây và năng suất tươi (259,79 tạ/ha). Mặt khác, mức khoảng cách trồng S2 (40x15cm) cũng cho giá trị cao nhất về chiều cao cây (38,97 cm), chu vi thân (6,81 mm), số cành cấp 2, số lá trên/cây và năng suất tươi (190,07 tạ /ha). Sự phối hợp biện pháp trồng trọt với thời điểm trồng 15 tháng 2 và khoảng cách trồng 40 x15 cm là tốt nhất để trồng cây Bạc hà trong điều kiện trồng trọt tại Nalanda. Tiếp theo là thời gian trồng cây Bạc hà vào ngày 15 tháng 2 với khoảng cách trồng 40 x10 cm có sự phát triển và năng suất cao hơn.
50.
ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.) VỚI CÁC LOẠI PHÂN BÓN SINH HỌC VÀ HỮU CƠ
JSAswani và cs
International Journal of Chemical Studies. 2020; 8(6): 1747 - 1750
Một thí nghiệm trên đồng ruộng đã được thực hiện để nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức sinh học và phân bón sinh học khác nhau đối với năng suất và kinh tế của việc trồng Bạc hà. Nghiên cứu cho thấy năng suất tươi (34,50 tấn / ha), năng suất khi phơi trong bóng râm (29,42 tấn / ha) và tinh dầu (290,87 kg / ha) tại T11: (RDF) (150: 60: 60 NPK kg/ha và FYM-10 t/ha) + panchagavya (3%) + amritpani (3%) + humic acid (0.2%) + Arbuscular mycorrhiza fungus (Glomus intraradices), Azotobacter chroococcum + Azospirillum brasilense + Phosphorous solubilizing bacteria (PSB). Trong khi năng suất thấp nhất tại công thức T1 (Đối chứng) RDF (150: 60: 60 NPK kg / ha và FYM -10 tấn / ha) với năng suất tươi (15,69 tấn / ha), năng suất khi phơi trong bóng râm (12,45 tấn / ha) và năng suất tinh dầu (98,61 kg / ha). Tổng thu cao nhất (3,63,591 Rs), lãi ròng (2,80,168 Rs) và hiệu quả: tỷ lệ chi phí (3,36) được ghi nhận tại công thức T11 trong khi hiệu quả thấp nhất: tỷ lệ chi phí thấp nhất được ghi nhận tại T1(đối chứng)
Vàng Mí Nhù
51.
ẢNHHƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG KẾT HỢP NITƠ VÀ PHỐT PHO ĐỐI VỚI SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT DẦU CỦA BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L) Ở VÙNG UTTRAKHAND PHÍA TÂY HIMALAYA
Prawal Pratap Singh Verma và cs.
International Journal of Herbal Medicine. 2017; 5(6): 18-21
Thí nghiệm được thực hiện theo thiết kế khối ngẫu nhiên với ba lần lặp lại tại CSIR-Trung tâm nghiên cứu cây thuốc và câyhương liệu Purara, Bageshwar (Uttrakhand) trong giai đoạn 2014-2015 với mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của mức kếthợpliềulượngcácchấtdinhdưỡng khác nhau, như nitơ và phốt pho đến năng suất dượcliệuvà tinh dầu của bạc hà. Sự kết hợp xửlý là phối hợp5 liều lượng nitơ và phốt pho, bao gồm T1 (đốichứng, N0 P0), T2: N50 P20, T3: N100 P40, T4: N150 P60, T5: N200 P80. Kết quả chỉ ra rằng biểu hiện tốt hơn về các đặc điểm sinh trưởng và năng suất dầu được quan sát thấy ở T5: N200 P80, tiếp theo là T4: N150 P60.
Lương Vũ Đức
52.
HIỆU QUẢ SINH HỌC CỦA THUỐC DIỆT CỎ TIỀN VÀ HẬUNẢYMẦM ĐỂ QUẢN LÝ CỎ DẠI ĐỐIVỚI BẠC HÀ NHẬT BẢN (MENTHA ARVENSIS)
Singh A.K. và cs.
Indian Journal of Agronomy. 2019; 64(2): 253 - 256
Một thí nghiệm đồng ruộng đã được thực hiện trong mùa hè năm 2014 và 2015 tại Kumarganj, Faizabad, Uttar Pradesh, để đánh giá ảnh hưởng của các loại thuốc diệt cỏ khác nhau đối với sự sinh trưởng và năng suất của bạc hà Nhật Bản (Mentha arvensis L.) và các loại cỏ dại liên quan. Thí nghiệm được thựchiện theo kiểu khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại. Có 10 phương pháp xử lý, bao gồm pendimethalin 1.000 g/ha; oxyfluorfen 200 g/ha; oxyfluorfen 250 g/ha; pendimethalin 1.000 g tiếptheophun clodinafop 60 g/ha; pendimethalin 1.000 g tiếptheophun imazethapyr 50 g/ha, pendimethalin 1.000 g/hatiếptheophun clodinafop 60 g vàphun imazethapyr 50 g/ha; metribuzin 490 g/ha, metribuzin 700 g/ha, không có cỏ dại và kiểm soát cỏ dại. Đất phù sa với hàm lượng cacbon hữu cơ, nitơ, phốt pho thấp và kali trung bình. Giống bạc hà Nhật Bản ‘Kashi’ được sử dụng với lượng giống 400 kg/ha, trồng theo hàng cách nhau 45 cm. Việc sửdụngthuốctiềnnảymầm (PE) pendimethalin 1.000 g/ha và hậu nảy mầm (PoE) clodinafop 60 g vàphun imazethapyr 50 g/ha cho hiệu quả trừ cỏ cao nhất (83,69%) vào giai đoạn thu hoạch. Sửdụngthuốchậunảymầm imazethapyr 50 g/ha cóhiệuquả kiểm soát được 80–90% cỏ dại lá rộng, nhưng nó lại gây ra tác dụng độc hại cho cây trồng. Trong số các nghiệm thức kiểm soát cỏ dại, pendimethalin 1, 000 g/ha dưới dạng tiềnnảymầm, sauđóphunthuốchậunảymầm clodinafop 60 g / ha, cho thấy hiệuquả cao hơn: tỷ lệ chi phí 2,60 so với các nghiệm thức khác, được chứng minh là có lợi và kinh tế hơn cho người nông dân.
53.
ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH, CÔNG THỨC SINH HỌC VÀ PHÂN BÓN SINH HỌC ĐỐI VỚI SỰ SINH TRƯỞNG CỦA BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.)
M Pavithra và cs.
The Pharma Innovation Journal 2021; 10(11): 233-236
Nghiên cứu này được thực hiện tại Trường Cao đẳng Nghề làm vườn Kittur Rani Channamma, Arabhavi, quận Belagavi, Karnataka trong giai đoạn 2019-2020. Thí nghiệm được thực hiện theo thiết kế theokiểuôchínhôphụ với hai yếu tố chính và bảy nghiệm thức phụ được lặp lại ba lần. Trong số các nghiệm thức khoảng cách, khoảng cách rộng hơn (60 × 30 cm) ghi nhận có chiều cao cây tối đa (34,40, 39,30, 47,35 và 62,73 cm ở tại thờiđiểm 45, 60, 90 ngày sau trồng và khi thu hoạch), táncây (43,99 và 67,21 cm ở thờiđiểm 90 ngày sau trồng và khi thu hoạch) và số nhánh (11,88 và 29,85 ở 60 và 90 ngày sau trồng). Trong số các công thức sinh học và phân bón sinh học, chiều cao cây tối đa (36,10, 41,73, 50,27 và 66,80 cm), đườngkínhtáncây cây (35,98, 40,50, 47,67 và 73,12 cm) và số nhánh (6,12, 14,70, 38,03 và 49,73) được ghi nhậnvới RDF + AMF + PG + HA tương ứng ở thờiđiểm 45, 60, 90 ngày sau trồng và khi thu hoạch.
54.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỒNG ĐẾN SẢN XUẤT GIỐNG (THÂN RỄ HOẶC VẬT LIỆU NHÂN GIỐNG), NĂNG SUẤT VÀCHẤTLƯỢNG TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.)
International Journal of Current Microbiology and Applied Sciences 2020. 9(7): 3675-3689
Bạc hà (Mentha arvensis L.) là một loại cây trồng thương mại và cây lấy tinh dầu thuộc họ Lamiaceae, và nó được sử dụng trong các ngành công nghiệp hương liệu, hương thơm và dược phẩm. Mục đích của nghiên cứu này là tối ưu hóa các phương pháp trồng, tuổi cây con và ngày thu hoạch. Thí nghiệm được thực hiện tại trang trại nghiên cứu của CSIR-Viện cây thuốc và cây hương liệu Lucknow trong năm 2014-2015 và 2015-2016. Các đánh giá bao gồm 3 phương pháp trồng, 5 tuổi cây con và 4thời điểm thu hoạch. Kết quả cho thấy việc trồng theohàng đã ghi nhận năng suất cây giống (27,50Mg/ha), năng suất tinh dầu (52,97 kg/ha) với yêu cầu nước tối thiểu và hiệu quả sử dụng nước tối đa (48,22 ha cm và 0,43 kg ha/mm) cùng với lợi nhuận ròng ($ 3590,34/ ha). Cây con 30 ngày tuổi cho năng suất mầm giống và tinh dầu cao nhất (27,43Mg/ ha và 56,62kg/ha) cùng với lợi nhuận ròng tối đa ($ 3598,44 /ha). Các chồi và năng suất tinh dầu tối đa (25,10Mg/ ha và 50,85kgha/mm) với lợi nhuận ròng cao hơn ($ 3206,22/ ha) đã được báo cáo khi thu hoạch (đào) các chồi vào ngày 31 tháng 1. Trồng cây 30 ngày tuổi theohàng với thu hoạch vào ngày 31 tháng 1 là tổ hợp thích hợp để thu được lượng chồi giốngvà năng suất tinhdầu tối đa với thu nhập cao hơn.
55.
ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÁC GIỐNG BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.) TRỒNG TRONG MÙA KHÔ
Shwetha Desai và cs.
International Journal of Current Microbiologyand Applied Sciences. 2018; 7(9): 625-633
Nghiên cứu trên đồng ruộng được tiến hành để xác định ảnh hưởng của các thời vụ trồng khác nhau (ngày 1 tháng 10, ngày 1 tháng 11 và ngày 1 tháng 12) và các giống cây khác nhau (Kosi, Kushal, Sambhav, Saksham và Himalaya) đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của bạc hà được trồng trong thời kỳ mùa khô 2017– 2018 trong thiết kế tách biệt với ba lần lặp lại ở vùng khô hạn phía Bắc của Karnataka. Kết quả cho thấy các thông số sinh trưởng như chiều cao cây, độ rộng tán và số nhánh (tương ứng là 63,30, 52,11 cm và 25,92) và các thông số năng suất như năng suất tươi và khô (9,04 và 7,23 tấn / ha), năng suất và hàm lượng dầu (80,08 kg / ha và 1,09%) được ghi nhận tối đa khi vụ gieo trồng vào ngày 1 tháng 11 không phân biệt giống cây trồng. Giữa các giống cây trồng khác nhau, giống Kushal vượt trội hơn về các thông số tăng trưởng, năng suất và chất lượng, ghi nhận sự lan rộng của cây và số nhánh tối đa (49,32 cm và 23,63), năng suất tươi và khô (9,91 và 7,93 tấn / ha) và năng suất dầu (76,49 kg / ha), trong khi giống Saksham ghi nhận hàm lượng tinh dầu tối đa (1,04%) và hàm lượng menthol (71,65%). Lợi nhuận ròng tối đa (81.158,00 Rs/ ha) và tỷ lệ B: C (2,76) thu được khi giống Kushal trồng vào ngày 1 tháng 11 năm 2017-2018.
Lương Vũ Đức, Đăng Văn Hùng, Nguyễn Đức Mạnh
56.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHÂN BÓN SINH HỌC VÀ CÔNG THỨC SINH HỌC ĐỐI VỚI SINH KHỐI VÀ NĂNG SUẤT BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.)
Aswani J.S. và cs.
Medicinal Plants - International Journal of Phytomedicines and Related Industries.2020; 12 (1): 139-143
Cây thuốc và cây hương liệu có dư lượng hóa chất có thể trở thành chất độc hơn là thuốc chữa bệnh. Vì vậy, điều rất quan trọng là phải giảm việc sử dụng các hóa chất như vậy trong thực hành canh tác của các loại cây trồng đó. Theo quan điểm này, một công trình nghiên cứu đã được tiến hành để kết hợp các nguồn hữu cơ trong việc trồng bạc hà tinh dầu thông thường. Cây bạc hà được xử lý bằng sự kết hợp khác nhau của các công thức sinh học và phân bón sinh học và những cây được xử lý với liều lượng phân bón khuyến cáo được duy trì như đối chứng. Kết quả của thí nghiệm cho thấy rằng việc áp dụng kết hợp các công thức sinh học và phân bón sinh học cùng với liều lượng khuyến cáo của phân bón đã ghi nhận năng suất cao hơn (395,57 g / cây), năng suất tinh dầu (3,77 g / cây) và hàm lượng dầu (0,99%), đạm (234,90 kg / ha), lân (23,66 kg / ha) và kali (141,69 kg / ha) trong đất, trong khi thấp nhất được nhận thấy trong đối chứng. Không có sự khác biệt đáng kể nào được quan sát thấy trong hàm lượng tinh dầu bạc hà. Việc áp dụng kết hợp các công thức sinh học và phân bón sinh học có thể trở thành một kỹ thuật trồng bạc hà bạc hà thân thiện với môi trường.
57.
BACILLUS SP. TĂNG CƯỜNG SINH TRƯỞNG TRƯỞNG, HẤP THỤ PHỐT PHO VÀ NĂNG SUẤT DẦU CỦA CÂY BẠC HÀ
Biotech. 2019; 9 (4): 1 - 9
Trong nghiên cứu này, vi khuẩn rhizobacteria (STJP) hòa tan photphat phân lập từ thân rễ của Stevia rebaudiana được xác định là Bacillus sp. trên cơ sở xác định trình tự gen 16S rRNA kiểu hình, sinh hóa và giải trình tự gen 16S. Ngoài khả năng hòa tan photphat, phân lập được vi khuẩn Bacillus sp. STJP tạo ra một lượng đáng kể siderophore (16,06 µg / ml) và indole 3-acetic acid (30,59 µg / ml). Trong thí nghiệm nhà kính, xử lý bằng STJP cùng với tricalcium phosphate (TCP 200 ) cho thấy sự gia tăng đáng kể các thông số sinh trưởng của cây, năng suất dầu và sự hấp thụ P ở cây bạc hà so với các cây đối chứng. Trong số tất cả các phương pháp xử lý, năng suất tinh dầu và hàm lượng tinh dầu bạc hà cao nhất được quan sát thấy khi xử lý bằng Bacillus sp. STJP + TCP 200. Do đó, một cách tiếp cận tổng hợp khi sử dụng Bacillus sp. STJP cùng với TCP có thể được sử dụng để tăng sản xuất tinh dầu và thành phần tinh dầu của bạc hà. Cách xử lý này là sử dụng phân bón kết hợp với vi khuẩn Bacillus sp. hòa tan phân lân hoạt động rất tốt và hiệu quả hơn so với việc chỉ xử lý bằng phân bón hoặc sự phát triển của thực vật thúc đẩy vi khuẩn rhizobacteria. Do đó, việc sử dụng kết hợp các vi khuẩn hòa tan photphat hiệu quả với các chất thúc đẩy tăng trưởng thực vật cùng với TCP có thể là cách hiệu quả để nâng cao năng suất cây trồng một cách bền vững.
58.
ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM RHIZOSPHERE ĐẾN SẢN XUẤT TINH DẦU VÀ HÀM LƯỢNG TINH DẦU Ở LOÀI MENTHA ARVENSIS L.
Mosma Nadim Shaikh và cs.
Journal of essential oil-bearing plants JEOP. 2018; 21(4): 1076 - 1081
Trong những ngày gần đây, Thực hành nông nghiệp tốt được tuân thủ để sản xuất nguyên liệu thô chất lượng. Ngoài ra, ngày càng có nhiều quan tâm đến vai trò của nấm thân rễ đối với việc nâng cao chất lượng của các hợp chất hoạt động của cây thuốc và cây thơm. Bạc hà là một loại cây thuốc và hương liệu quan trọng được trồng để lấy tinh dầu (EO) được các thầy lang truyền thống sử dụng để điều trị các bệnh và rối loạn. Trong cuộc điều tra hiện tại, các mẫu đất ở tầng sinh quyển của bạc hà được thu thập từ Mahatma Phule Krishi Vidyapeeth (MPKV), Rahuri. Các loài nấm thân rễ phong phú nhất được tìm thấy là Aspergillus niger (42,02%), Rhizopus stolonifer (23,1 8%), R. nigricans(15,95%) tiếp theo là A. flavus (2,89%), R. nút (2,89%), A. terreus (1,44%), A. Parasiticose (1,44%), A. terricola (1,44%),A. sclerotioniger (1,44%), Nigrospora sphaerica(1,44%),Trichoderma viride (1,44%), T. harzianum (1,44%), A. fumigatus (1,44%) và Zygorhynchus molleri (1,44%). Ảnh hưởng của nấm thân rễ đến EO của cây con bạc hà đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng bầu chứa đất đã cấy. Hàm lượng tinh dầu cho thấy tối đa là 0,88% trong quá trình xử lý T. viride , sau đó là A. niger (0,78%), A. flavus (0,72%), T. harzianum , R. nodosus (0,56%), A. terreus (0,53%) và R. stolonifer (0,45%). Hàm lượng tối thiểu 0,42% được quan sát thấy trong các nghiệm thức của chế phẩm A. terricola . Các cây được cấy T. viride cũng có nồng độ tinh dầu bạc hà cao hơn đáng kể (98,25%) so với các loại nấm thân rễ khác. T. harzianum với (98,7%) tinh dầu bạc hà, tiếp theo là R. stolonifer , A. niger (98,06%), R. nút (97,78%), A. flavus (97,72%), A. terricola (96,42%),Z. moelleri (93,71%) và A. terreus (91,47%).
Trần Thị Trang
59.
TỐI ĐA HOÁ SẢN LƯỢNG VÀ TÍNH KINH TẾ BẰNG CÁCH BỔ SUNG THÊM CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CHO CÂY BẠC HÀ ( MENTHA ARVENSIS L. ) TRỒNG THƯƠNG MẠI
Lothe và cs.
Industrial Crops and Products. 2021, 160: 113110.
Bổ sung các chất dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với năng suất sinh trưởng và các thuộc tính chất lượng của cây trồng. Một thí nghiệm và thử nghiệm demo đã được tiến hành tại trại nghiên cứu CSIR-Viện Cây thuốc và Cây thơm Trung ương (CIMAP) và đồng thời tại (các) ruộng của nông dân, để nghiên cứu mức độ đầy đủ của việc ứng dụng các chất dinh dưỡng bổ sung trong bạc hà bạc hà (Mentha arvensis L. cv). Kosi và Kranti) để cải thiện năng suất và lợi nhuận. Kết quả của cả hai thử nghiệm chỉ ra rõ ràng rằng phân NPK (liều lượng khuyến nghị) và phân bón vi lượng cuối cùng dẫn đến tích lũy thu nhập ròng. Nông dân trồng cây bạc hà bạc hà với tinh dầu bạc hà thương mại được hưởng lợi bằng cách sử dụng rác tươi, hàm lượng dầu, sản lượng dầu, lợi nhuận gộp, thu nhập ròng và tỷ lệ chi phí lợi ích (tỷ lệ B: C) (50,86%, 3,45%, 55,04%, 55,04%, 207,80%, và 50,75%, tương ứng ở cv. Kosi) ở nghiệm thức T4 [NPK (100: 60: 40 kg ha −1 ) + ZnSO 4 .7H 2 O @ 25 kg ha −1 )] liên quan đến liều lượng khuyến cáo của phân NPK T 1 [NPK (100: 60: 40 kg ha −1 )]. Đồng thời, trong thử nghiệm demo thứ hai, được tiến hành trên cánh đồng của nông dân, bốn mươi hai nông dân đã được chọn để trồng bạc hà. Từ các kết quả cho thấy rằng liều lượng khuyến cáo của phân NPK có bổ sung sunphat kẽm cho thấy năng suất và đạt lợi nhuận tối đa đáng kể trong các ô; tăng sản lượng dầu, lợi nhuận gộp, thu nhập ròng và tỷ lệ B: C lần lượt là 37,05%, 37,05%, 111,18% và 32,88% trong T 2 [NPK (100: 60: 40 kg ha −1 ) + ZnSO4 .7H 2 O @ 25 kg ha −1 )]. Dữ liệu thu được từ phân tích đất cho thấy rõ ràng rằng ngoài việc tăng năng suất và lợi nhuận của việc trồng bạc hà, việc tích hợp phân trùn quế, các chất dinh dưỡng vi mô và chế phẩm sinh học với liều lượng khuyến nghị NPK sẽ cải thiện đáng kể tình trạng màu mỡ của đất về mặt cacbon hữu cơ, có sẵn N, P và K.
Trần Thị Kim Dung
60.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN PHÂN BÓN KHÁC NHAU VÀ THỜI GIAN THU HOẠCH ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, KHẢ NĂNG HẤP THỤ DINH DƯỠNG, NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN TINH DẦU CỦA MENTHA PIPERITA L.
Ali Ostadi và cs.
Industrial Crops and Products. 2020; 148: 112290
Việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học trong các hệ thống nông nghiệp thông thường làm giảm hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng và gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng như ô nhiễm nguồn nước, suy giảm khoáng sản, chua hóa đất và các vấn đề khác. Để đạt được năng suất tinh dầu mong muốn và giảm tiêu thụ hóa chất đầu vào trong cây bạc hà ( Mentha piperita L.), một thí nghiệm đồng ruộng kéo dài 2 năm được thực hiện theo phương pháp chia ô dựa trên thiết kế khối hoàn chỉnh ngẫu nhiên (RCBD), với 7 nghiệm thức và ba lần lặp lại vào hai thời điểm thu hoạch. Yếu tố chính được đưa ra bởi các phương pháp xử lý phân bón khác nhau bao gồm không bón phân (đối chứng), phân bón hóa học, nấm bệnh arbuscular mycorrhiza, 50% phân bón hóa học + nấm arbuscular mycorrhiza, phân bón nano chelat, 50% phân bón hóa học + phân bón nano chelat, phân bón nano chelated + arbuscular nấm mycorrhiza, và yếu tố phụ bao gồm hai lần thu hoạch (lần thu hoạch đầu tiên và lần thu hoạch thứ hai). Kết quả chứng minh rằng các thông số tăng trưởng cao nhất và thấp nhất bao gồm chiều cao cây, Số lượng cành bên trên mỗi cây và độ xanh của lá (chỉ số SPAD) đạt được khi bón tích hợp 50% phân bón hóa học + phân bón nano chelat (trong lần thu hoạch đầu tiên) và điều kiện đối chứng (trong lần thu hoạch thứ hai), tương ứng. Đồng thời, hàm lượng N, P, K và Fe tối đa đạt được trong vụ thu hoạch đầu tiên khi bón 50% phân hóa học + phân nano chelat. Hơn nữa, năng suất chất khô của bạc hà cao nhất (354,8 g / m2 ), hàm lượng tinh dầu (2,7%) và năng suất tinh dầu (6,6 g / m 2 ) đạt được ở lần thu hoạch đầu tiên khi bón 50% phân hóa học + phân nano chelated. Phân tích GC – MS của tinh dầu bạc hà cho thấy các thành phần chính ở lần thu hoạch đầu tiên là tinh dầu bạc hà (31,82–37,87%), menthone (23,85–30,90%), 1,8-cineole (6,39–6,82%), δ-terpineol (3,61 –4,11%) và neo -menthol (2,67–3,33%), trong khi ở lần thu hoạch thứ hai, menthol (44–47,31%), p -menth- l -en-9-ol (11,66–14,96%), menthofuran (3,44–5,14 %), menthone (3,82–10,62%), 1,8-cineole (5,51–5,99%) và neo-menthol (5,03–5,90%). Đáng chú ý, tinh dầu bạc hà đạt hàm lượng cao nhất khi bón 50% phân hóa học + phân nano chelat. Nhìn chung, ứng dụng tổng hợp phân bón hóa học với phân bón nano có thể được đề xuất cho nông dân như một chiến lược thay thế và thân thiện với môi trường để cải thiện các đặc tính định lượng của tinh dầu bạc hà.
61.
ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH TRỒNG VÀ LƯỢNG PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT TINH DẦU CỦA GIỐNG BẠC HÀ NHẬT BẢN (MENTHA ARVENSIS L.) VAR. SARJ
Indrajeet Shekhar và cs
JPP. 2018; 7(4): 2463 - 2465
Do việc mở rộng thị trường cho các loại cây trồng có giá trị cao, đã tạo cơ hội cho việc mở rộng sản xuất dược liệu. Thí nghiệm nghiên cứu về sự ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân bón đến năng suất tinh dầu của giống bạc hà (Mentha arvensis L.) var. Sarj được tiến hành tại Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Sam Higginbottom trong giai đoạn 2015- 2016. Tổng khối lượng dược liệu tươi và dược liệu khô và năng suất tinh dầu được tính sau khi kết thúc thu hoạch. Khi trồng ở khoảng cách trồng là 60 x 60 cm và bón phân với lượng (kg/ha) 100 N + 140 P2O5 + 80 K2O cho năng suất dược liệu tươi và dược liệu khô cao hơn các công thức khác. Khi trồng ở khoảng 30 x 30 cm, công thức T5 cho năng suất tinh dầu cao nhất (149,67 kg / ha), tiếp theo là các công thức T6 và T9 (132,33 kg/ha) và năng xuất tinh dầu thấp nhất ở công thức T2 (108,67 kg / ha).
Đặng Văn Hùng
62.
ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP PHIÊN MÃ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THỰC VẬT, TRICHOMES VÀ CÁC CHẤT CHUYỂN HÓA THỨ CẤP TRONG CÂY BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.)
Anand Mishra và cs.
Plant Physiology and Biochemistry. 2021; 162: 517 - 530
Mentha arvensis L. (Bạc hà ngô) là loại cây trồng được biết đến rộng rãi với việc cung cấp menthol, một loại hàng hóa được sử dụng trong ngành công nghiệp hương liệu và cung cấp nước hoa tự nhiên. Các lớp lông tiết (glandular trichomes) chịu trách nhiệm sản xuất các chất chuyển hóa thứ cấp trong cây có mạch có hóa học đặc trưng cho loài. Mười giống bạc hà (M. arvensis), cụ thể là Kosi, Kushal, Saksham, Kalka, Himalaya, Sambhav, Damroo, Shivalik, Saryu and Gomti, được sử dụng để nghiên cứu quá trình điều hòa phát triển của tuyến tinh dầu, năng suất tinh dầu, các thành phần hóa học của tinh dầu và các thông số hình thái được ước tính với sự biểu hiện gen sử dụng thiết kế khối ngẫu nhiên. Đồng thời, phân tích phiên mã dựa trên trình tự RNA đã được thực hiện để chứng tỏ các yếu tố phiên mã và phân tích gen khác nhau, chịu trách nhiệm cho quá trình sinh tổng hợp tinh dầu cũng như sự phát triển tuyến tinh dầu. Sự sinh trưởng của thực vật cho thấy sự chuyển đổi tối đa giữa giai đoạn 35 và 50 ngày, trong khi tinh dầu và sự chuyển đổi sinh học của chất chuyển hóa được quan sát thấy trong giai đoạn từ 70 đến 100 ngày. Tuyến tinh dầu đã tăng tối đa trong giai đoạn 50, 70 ngày và 100 ngày ở giống Kosi và Saryu có hàm lượng dầu tăng nhanh. Hoạt tính Menthol reductase được phát hiện là một yếu tố điều tiết trong quá trình phát triển, vì nó theo xu hướng ngược của hàm lượng menthol và dẫn đến sự tích tụ menthol trong các không bào. Các yếu tố phiên mã, xúc tác và các gen mới hữu ích đã được xác định. Thành phần của tinh dầu bạc hà được điều hòa ở nhiều cấp độ, bao gồm sự phong phú về phiên mã, đặc tính các chất xúc tác enzym và các quá trình sinh tổng hợp đặc trưng cho loại tế bào.
Nguyễn Đức Mạnh
63.
SALICYLIC AXIT VÀ MELATONIN GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS NHIỆT ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN TINH DẦU VÀ HOẠT TÍNH ENZYME CHỐNG OXY HÓA Ở LOÀI MENTHA × PIPERITA VÀ MENTHA ARVENSIS L.
Milad Haydari và cs.
Antioxidants. 2019; 8(11): 547
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự thay đổi về thành phần hóa học của tinh dầu và hoạt tính của các enzym chống oxy hóa (catalase CAT, superoxide dismutase SOD, Glutathione S-transferase GST, và Peroxidase POX) ở Mentha piperita L. (giống Mitcham) và Mentha arvensis L. (giống Piperascens), trong phản ứng với stress nhiệt. Ngoài ra, chúng tôi đã sử dụng axit salicylic (SA) và melatonin (M), hai chất brassinosteroids đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lý, để đánh giá tiềm năng của chúng làm giảm stresss nhiệt. Ở cả hai loài, stress nhiệt đã gây ra sự thay đổi trong thành phần của tinh dầu và hoạt tính của các enzym chống oxy hóa. Hơn nữa, cả axit Salicylic (SA) và melatonin (M) đều làm giảm bớt tác động của stress nhiệt.
64.
ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI ĐẤT ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, SẢN LƯỢNG TINH DẦU VÀ QUÁ TRÌNH SINH HÓA CỦA MENTHA ARVENSIS L.
Perveen Kahkashan và cs.
Journal of Essential Oil Bearing Plants. 2016; 19(1):76-81
Mentha arvensis là một loài thực vật, cung cấp tinh dầu được sử dụng trong ngành dược phẩm, hương liệu và mỹ phẩm. Điều kiện môi trường trong đó bao gồm loại đất là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây trồng. Mặc dù Bạc hà thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau nhưng để có được năng suất tối đa, điều quan trọng là phải tìm ra loại đất thích hợp nhất. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện trong chậu để tìm ra loại đất thích hợp nhất cho sự phát triển tối đa và năng suất tinh dầu của Metha arvensis. Sự khác biệt đáng kể về các chỉ tiêu sinh của cây được quan sát thấy giữa các cây trồng trên các loại đất khác nhau (P = < 0,01). Các cây trồng trên đất pha cát cho thấy sự phát triển của cây và hàm lượng sinh hóa tối đa. Năng suất tinh dầu cao nhất được ghi nhận ở cây trồng trên đất sét pha cát (0,78 ml /100g dược liệu tươi). Có sự khác biệt đáng kể (P = < 0,01) về năng suất tinh dầu trên mỗi cây giữa các cây trồng trên đất sét pha cát (1,18 ml), đất thịt pha cát (1,20 ml) và đất thịt pha cát (0,85 ml), trong khi sự khác biệt không có ý nghĩa quan sát giữa cát pha và cát pha mùn (0,81 ml). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong số tất cả các loại đất được thí nghiệm, đất sét pha cát hỗ trợ sự sinh trưởng và năng suất tinh dầu cao nhất của Metha arvensis. Kết quả của nghiên cứu này sẽ hữu ích cho nông dân trong việc lựa chọn đất trồng Metha arvensis.
65.
ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG MÀNG THOÁNG KHÍ, ĐƯỜNG SUCROSE VÀ PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY DƯỚI THÔNG LƯỢNG PHOTON QUANG HỢP LÊN SINH TRƯỞNG VÀ CÁC HỢP CHẤT THƠM CỦA CÂY BẠC HÀ IN VITRO
Thainá de Oliveira và cs.
In Vitro Cellular & Developmental Biology – Plant. 2021; 57(3):529 -540
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của các hệ thống thông khí khác nhau và nồng độ đường sucrose lên sự sinh trưởng, hàm lượng sắc tố quang hợp và thành phần hóa học của loài Mentha arvensis L. và loài M. viridis L. Thông lượng photon (PPF) và sự sinh trưởng của M. arvensis cũng được đánh giá dựa trên các hệ thống nuôi cấy dị dưỡng, quang tự dưỡng và quang dưỡng. Các mẫu cấy đoạn thân mang mắt ngủ được nuôi cấy trên môi trường bổ sung 0, 15 và 30 g/L đường sucrose và bốn hệ thống màng thoáng khí (AMS) trong môi trường nuôi cấy, cụ thể là không có màng (NMS), một (AMS1), hai (AMS2) và bốn (AMS4) màng. Mentha arvensis nuôi cấy trên môi trường chứa 15g/L đường sucrose và hệ thống bốn màng (AMS4) dẫn đến tích lũy trọng lượng khô cao nhất. Mentha viridis cũng đạt được kết quả tương tự với môi trường chứa 30 g/L sucrose và AMS2 và AMS4. Mentha arvensistạo ra chất diệp lục a, b và tổng số diệp lục cao hơn, cũng nhưcarotenoid khi được nuôi cấy trên môi trường có 30 g/L đường sucrose và AMS4 và M. viridis khi được nuôi cấy trên môi trường có 15 g/L của sucrose và AMS4. NMS không bổ sung đường sucrose có pulegone cao hơn và AMS4 tạo ra tinh dầu bạc hà, menthonevà limonene cao hơn ở M. arvensis được nuôi cấy in vitro. Hơn nữa, AMS2 cảm ứng tạo menthol và AMS1 làm tăng hàm lượng trans-sabinene, linalol và limonene ở loài M. viridis. Cây giống loài Mentha arvensis được trồng theo hệ thống quang dưỡng với cường độ ánh sáng 130 μmol m2/s cho thấy sự sinh trưởng được cải thiện và diện tích lá đạt cao nhất. Do đó, khuyến cáo để tăng sinh khối bộ phận trênmặt đất và chất lượng cây giống ở các loài bạc hà nằm ở việc sử dụng một hệ thống màng thoáng khí với PPF cao hơn.
Lê Thị Quỳnh Nga
66.
ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM RHIZOSPHERE ĐẾN SẢN XUẤT TINH DẦU VÀ HÀM LƯỢNG TINH DẦU BẠC HÀ TRONG MENTHA ARVENSIS L.
Mosma Nadim Shaikh và cs
TEOP 2018: 21(4):1076 - 1081
Trong thời gian gần đây, Thực hành tốt trồng trọt nông nghiệp (Tiêu chuẩn GAP) được tuân thủ để sản xuất nguyên liệu thô chất lượng. Ngoài ra, ngày càng có nhiều sự quan tâm đến vai trò của nấm thân rễ đối với việc nâng cao chất lượng của các hợp chất có hoạt tính của cây thuốc và cây hương liệu. Mentha arvensis L. là một loại cây thuốc và hương liệu quan trọng được trồng để lấy tinh dầu sử dụng để điều trị các chứng bệnh và chứng rối loạn bởi các bài thuốc cổ phương. Trong nghiên cứu hiện tại, các mẫu đất ở tầng sinh quyển của M. arvensis được thu thập từ Mahatma Phule Krishi Vidyapeeth (MPKV), Rahuri. Các loài nấm thân rễ phong phú nhất được tìm thấy là Aspergillus niger (42,02%), Rhizopus stolonifer (23,1 8%), R. nigricans (15,95%), tiếp theo là A. flavus (2,89%), R. nodosus (2,89%), A. terreus (1,44%), A. Parasiticose (1,44%), A. terricola (1,44%), A. sclerotioniger (1,44%), Nigrospora sphaerica (1,44%), Trichoderma viride (1,44%), T. harzianum ( 1,44%), A. fumigatus (1,44%) và Zygorhynchus molleri (1,44%). Ảnh hưởng của nấm thân rễ đến tinh dầu của cây con M. arvensis đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng bầu chứa đất đã lây nhiễm. Hàm lượng tinh dầu cho thấy tối đa là 0,88% khi xử lý bằng T. viride, tiếp theo là A. niger (0,78%), A. flavus (0,72%), T. harzianum, R. Nodosus (0,56%), A.terreus ( 0,53%) và R. stolonifer (0,45%). Hàm lượng tối thiểu 0,42% được quan sát thấy trong các công thức của chế phẩm A. terricola. Các cây được cấy T. viride cũng có nồng độ tinh dầu bạc hà cao nhất đáng kể (98,25%) so với các loại nấm thân rễ khác. T. harzianum với (98,7%) tinh dầu bạc hà, tiếp theo là R. stolonifer, A. niger (98,06%), R. nodosus (97,78%), A. flavus (97,72%), A. terricola (96,42%), Z. moelleri (93,71%) và A. terreus (91,47%).
Đinh Thanh Giảng
67.
ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH, CÔNG THỨC SINH HỌC VÀ PHÂN BÓN SINH HỌC ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TINH DẦU BẠC HÀ BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.)
TPI. 2021; 10(11): 233-236
Nghiên cứu này được thực hiện tại Trường Cao đẳng Nghề làm vườn Kittur Rani Channamma, Arabhavi, quận Belagavi, Karnataka trong giai đoạn 2019-2020. Thí nghiệm được thực hiện theo thiết kế ô thí nghiệm với hai yếu tố chính và bảy công thức phụ được lặp lại ba lần. Trong số các công thức khoảng cách, khoảng cách rộng hơn (60 × 30 cm) ghi nhận chiều cao cây tối đa (34,40, 39,30, 4735 v,à 62,73 cm ở 45, 60, 90 DAP và khi thu hoạch, tương ứng), độ lan của cây (43,99 và 67,21 cm ở 90 DAP. và khi thu hoạch, tương ứng) và số nhánh (11.88 và 29.85 ở 60 và 90 DAP, tương ứng). Trong số các công thức sinh học và phân bón sinh học, chiều cao cây tối đa (36,10, 41,73, 50,27 và 66,80 cm), độ lan của cây (35,98, 40,50, 476,7 và 73,12 cm) và số nhánh (6,12, 14,70, 38,03 và 49,73) được ghi lại bằng RDF + AMF + PG + HA tương ứng ở 45, 60, 90 DAP và lúc thu hoạch.
68.
ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT VÀ TÍNH KINH TẾ CỦA BẠC HÀ BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.) VỚI CÁC LOẠI PHÂN BÓN SINH HỌC VÀ CHẤT HỮU CƠ KHÁC NHAU
JS Aswani và cs.
IJCS. 2020; 8(6): 1747-1750
Một thí nghiệm thực địa đã được thực hiện để nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức sinh học và phân bón sinh học khác nhau đối với năng suất và tính kinh tế của việc trồng bạc hà. Nghiên cứu cho thấy năng suất khối lượng tươi cao nhất là (34,50 tấn / ha), khối lượng khô là (29,42 tấn / ha) và tinhdầu (290,87 kg / ha) trong thí nghiệm T11: (RDF) (150: 60: 60 NPK kg / ha và FYM-10 t / ha) + panchagavya (3%) + amritpani (3%) + axit humic (0,2%) + Nấm rễ(Glomus intraradices), Azotobacter chroococcum + Azospirillum brasilense + Vi khuẩn hòa tan photpho (PSB). Trong khi, khối lượng tươi thấp nhất (15,69 tấn / ha), khối lượng khô (12,45 tấn / ha) và năng suất tinhdầu (98,61 kg / ha) được nhận thấy ở công thức T1 (đối chứng): RDF (150: 60: 60 NPK kg / ha và FYM -10 tấn / ha). Lợi nhuận gộp tối đa (3,63,591 Rs), lợi nhuận ròng (2,80,168 Rs) và tỷ lệ lợi ích: chi phí (3,36) được ghi nhận trong CTT11 trong khi tỷ lệ lợi ích: chi phí tối thiểu được ghi nhận trong CT T1 (đối chứng).
69.
TÁI SINH CHỒI IN VITRO CÂY BẠC HÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI MẪU CÂY VÀ NỒNG ĐỘ BENZYLAMINOPURINE KHÁC NHAU
Akter K. T.và cs
Bangladesh Journal of Agricultural Research. 2018; 43(4): 703-716
Một thí nghiệm đã được thực hiện tại phòng thí nghiệm nuôi cấy mô của khoa Trồng trọt, Đại học Nông nghiệp Bangabandhu Sheikh Mujibur Rahman Salna, Gazipur-1706 từ tháng 3/2013 đến tháng 2/2014 để tái sinh chồi in vitro cây bạc hà bằng sử dụng các loại mẫu cấy và nồng độ BAP khác nhau trong môi trường MS đầy đủ. Ba loại mẫu cấy được sử dụng là đoạn đốt thân, chồi đỉnh và lá được đánh giá khi sử dụng 3 mức nồng độ BAP (1,0; 2,0 và 3,0 mg/L) cùng với đối chứng về khả năng tái sinh chồi. Kết quả cho thấy rằng chồi đỉnh và đoạn đốt thân biểu hiện tốt hơn mẫu lá ở hầu hết các thí nghiệm nghiên cứu. Chồi đỉnh và đoạn thân bắt đầu hình thành chồi trong thời gian ngắn nhất là 9,6 và 10,6 ngày, tương ứng với nồng độ BAP 1,0 mg/L. Đối với số chồi/mẫu và số đốt/chồi, mẫu chồi đỉnh và đoạn đốt thân ở cùng nồng độ 1,0 mg/L BAP có hiệu quả vượt trội ở hầu hết các ngày sau nuôi cấy. Trong trường hợp có sự tương tác giữa mẫu cấy và nồng độ BAP, biểu hiện tốt hơn được ghi nhận ở hầu hết các số liệu nghiên cứu từ mẫu chồi đỉnh và đoạn đốt thân ở cùng nồng độ 1mg/L BAP. Vì vậy, có thể sử dụng mẫu chồi đỉnh hoặc đoạn đốt thân nuôi cấy trên môi trường 1 mg/L BAP để tái sinh chồi in vitro cây bạc hà.
70.
CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT CẢI THIỆN SỰ TĂNG TRƯỞNG, QUANG HỢP, KHOÁNG CHẤT VÀ HỆ THỐNG CHỐNG OXY HÓA DƯỚI TÁC DỤNG STRESS CADMIUM Ở CÂY BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.)
Zaid ABBU và cs
Physiol Mol Biol Plants. 2020, 26: 25 - 39
Việc trồng trọt cây bạc hà (Mentha arvensis L.)bị ảnh hưởng đáng kể bởi những kim loại nặng như Cd cũng gây ra những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe. Trồng trọt 2 giống bạc hà Kosi và Kushal đã được đánh giá trong điều kiện stress Cd. Tác động của chất điều hòa sinh trưởng thực vật (PGRs) như axit salicylic (SA), axit gibberellic (GA3) và triacontanol (Tria) đối với khả năng chống chịu stress Cd đã được đánh giá. Giảm tốc độ tăng trưởng, thông số quang hợp, nồng độ dinh dưỡng khoáng và tăng các chỉ thị sinh học stress oxy hóa như chất điện giải, malondialdehyde và hàm lượng hydrogen peroxide được quan sát dưới tác dụng stress Cd. Sự hòa tăng lên ở các mức khác nhau của hàm lượng proline và hoạt tính chống oxy hóa dưới tác dụng stress Cd được quan sát thấy ở cả hai giống. Điều thú vị là ở giống Kushal có quan sát thấy các chất điện điện giải, peroxy hóa lipid, hydrogen peroxide và nồng độ Cd trong lá thấp hơn ở giống Kosi. Trong tất cả các chất điều hòa sinh trưởng thử nghiệm, axit salicylic được chứng minh là tốt nhất trong việc cải thiện khả năng chống chịu stress Cd ở cả 2 giống cây trồng nhưng giống Kushal đã phản ứng tốt hơn giống Kosi.
71.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HỢP CHẤT CHỐNG OXY HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG LÊN QUÁ TRÌNH SINH TỔNG HỢP CÁC HỢP CHẤT PHENOLIC HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI CẤY MÔ CÂY BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS L.)
Ghezelbash S. và cs
Journal of Medicinal Plants. 2017; 16:10
Tổng quan: Các hợp chất phenolic là một trong những nhóm chất quan trọng nhất của các chất chuyển hóa thứ cấp thực vật được tạo ra để phản ứng với điều kiện môi trường. Nồng độ và các hợp chất trong môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo các hợp chất này. Việc sản sinh các hợp chất phenolic trong môi trường làm giảm cơ hội thành công trong quá trình nuôi cấy mô hoặc làm phức tạp quy trình này.
Mục đích: Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra sự tác động của các chất chống oxy hóa và môi trường khác nhau đến sự thay đổi của việc sinh tổng hợp các hợp chất phenolic trong quá trình nuôi cấy mô sẹo cây bạc hà.
Phương pháp: Lá bạc hà được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 2,4D, NAA, BAP và KIN để cảm ứng mô sẹo. Sau khi lựa chọn môi trường tốt nhất để cảm ứng tạo mô sẹo, calli được cấy chuyển sang môi trường MS và B5 kết hợp với các nồng độ than hoạt tính, axit citric, axit ascorbic, nghệ và PVP khác nhau để nghiên cứu các hợp chất phenolic. Lượng hợp chất phenolic trong mô sẹo và môi trường được phân tích bằng máy đo quang phổ.
Kết quả: Khối lượng mô sẹo tươi (3,65g) và khối lượng khô (1,88g) tối đa thu được ở nồng độ 0,5 mg/L 2,4D. Than hoạt tính, axit citric, axit ascorbic, và PVP ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng sản sinh các hợp chất phenolic, trong khi cả hai nồng độ nghệ đều có ảnh hưởng đáng kể. Lượng phenol cao nhất (127 ml/µg) trong môi trường và thấp nhất (72,9 ml/µg) trong mô sẹo thu được trong môi trường với nồng độ 1000 mg/l nghệ.
Kết luận: nghệ sẽ hỗ trợ tác động đáng kể đến khả năng giải phóng và hấp thụ các hợp chất phenolic trong môi trường nuôi cấy mô. Nghiên cứu này góp phần như một thực nghiệm và phương án chi phí thấp cho việc cảm ứng mô sẹo và cũng có thể được áp dụng để sản xuất các hợp chất phenolic trong sản xuất in vitro các chất chuyển hóa thứ cấp ở thực vật.
(Nguồn tin: )