Bản tin dược liệu

BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 2 NĂM 2023

BẢN TIN SỐ 2 NĂM 2023: SA KÊ VÀ THƯỜNG XUÂN

 

CHUYÊN ĐỀ 1: SA KÊ

  1.  

CÁC BIẾN THỂ VỀ HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU CỦA SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS) DỰA TRÊN SỰ KHÁC BIỆT VỀ ĐỘ CAO

Dian Palupi và cs.

Bioeduscience. 2021; 5(2): 122-130

 

 

Sa kê [Artocarpus altilis (Parkinson ex F.A. Zorn) Fosberg] là một loại cây đa dụng có thể được con người sử dụng. Sa kê có các biến thể hình thái được cho là có liên quan đến những biến đổi về giải phẫu được hình thành như cơ chế thích ứngđể tồn tại ở một khu vực khác. Loài cây này có khả năng sinh sống ở các độ cao khác nhau, từ ven biển cho đến vùng núi cao. Nghiên cứu này được thực hiện trong vòng tám tháng ở các khu vực có độ cao <350 m so với mực nước biển, 350 – 700 m so với mực nước biển và >700 m so với mực nước biển ở Banyumas, Purbalingga và Cilacap Regencies. Mẫu thực vật được được lấy ngẫu nhiên có chủ đích, sau đó mô tả các đặc điểm hình thái của chúng. Bên cạnh đó, lá cũng được bảo quản để xác định đặc điểm giải phẫu. Cây sa kê mọc ở độ cao dưới 350 m so với mực nước biển có đặc điểm như cây cao hơn, đường kính thân to hơn, phân cành nhánh chặt chẽ hơn, cho nhiều nhựa cây, số lượng quả nhiều và kích thước quả to hơn. Khí khổng của cây sa kê mọc ở độ cao dưới 350 m so với mực nước biển có kích thước (rộng và dài) lớn hơn so với ở độ cao 350 – 700 m so với mực nước biển và > 700 m so với mực nước biển. Mật độ khí khổng và mật độ lông trên lá cao nhất quan sát được ở cây sa kê trồng ở độ cao > 700 m so với mực nước biển. Độ dày trung bình của lớp cutin, lớp biểu bì, tỷ lệ tế bào lá và độ dày của lớp thịt lá đạt cao nhất ở lá sa kê trồng ở độ cao <350 m so với mực nước biển.

Tô Thị Ngân

  1.  

CÁC GIỐNG SA KÊ NAM THÁI BÌNH DƯƠNG ((ARTOCARPUS ALTILIS (PARKINSON) FOSBERG) VÀ A. MARIANNENSIS TRÉCUL) VÀ CÁC GIỐNG LAI CỦA CHÚNG (A. ALTILIS × A. MARIANNENSIS) CÓ TINH BỘT, PROTEIN VÀ CHẤT XƠ DUY NHẤT

Abisola Z. Kehinde và cs.

Journal of Food Composition and Analysis.  2022; 105: 104228

 

 

Sa kê (Artocarpus altilisA. altilis × A. mariannensis) là cây lương thực chủ lực bền vững và có giá trị dinh dưỡng cao được FAD cấp chứng nhận tình trạng “Khuyến cáo nói chung là an toàn” của FAD. Có khoảng hơn 300 giống sa kê được chọn lọc bởi người dân bản địa của quần đảo Thái Bình Dương. Cho đến nay, các đặc điểm của từng loại tinh bột của từng giống cây trồng vẫn chưa được nghiên cứu. Chúng tôi giả thuyết rằng tinh bột và chất xơ thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm, năng suất và chất lượng trong số các giống sa kê. Năng suất, cấu trúc, khả năng trương nở, độ hòa tan, chất xơ và protein của tinh bột được phân lập từ 16 giống sa kê đã được phân tích. Kích thước hạt tinh bột dao động từ 2,04 μm đến 17,66 μm, trong đó cấu trúc tinh bột của các giống lai có dạng màng độc nhất. Ba giống Yuley, Ulu fiti và Ma'afala có những đặc điểm nổi bật. Ma'afala có hàm lượng protein cao nhất. Ulu fiti có năng suất tinh bột cao nhất nhưng khả năng trương nở và độ hòa tan thấp nhất. Yuley có lượng chất xơ cao nhất (tổng số, hòa tan, không hòa tan), khả năng trương nở và ít protein liên kết với tinh bột. Sự đa dạng về đặc điểm này cho thấy Yuley là giống lý tưởng có thể sử dụng cho các mục đích sử dụng khác nhau về tinh bột trong thực phẩm, dược phẩm, hóa chất công nghiệp và các ứng dụng khác.

Tô Thị Ngân, Nguyễn Đức Mạnh

  1.  

KHOẢNG CÁCH DI TRUYỀN VÀ TÍNH ĐA DẠNG CỦA SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS) DỰA TRÊN CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI Ở ĐẢO BAWEAN, INDONESIA

Wardatur Rahmah và  Budi Waluyo

Biodiversitas Journal of Biological Diversity. 2019; 20(11): 3284-3291

Một trong những cách để bảo tồn nguồn gen của loài là bằng xác định khoảng cách di truyền và tính đa dạng trong loài. Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu sự phân bố và tình trạng canh tác, khoảng cách di truyền và tính đa dạng của cây sa kê (Artocarpus altilis (Parkinson ex FAZorn) Fosberg), ở đảo Bawean, Gresik, Indonesia dựa trên các đặc điểm hình thái học. Nghiên cứu đã thực hiện trên 30 mẫu thu thập cây sa kê trên khắp đảo Bawean, những loại cây này được phát hiện không được cư dân trồng trọt thâm canh cũng như  không được sử dụng một cách tốt nhất. Khoảng cách di truyền đã cho thấy sa kê ở đảo Bawean được chia thành 6 nhóm với hệ số tương đồng trong khoảng 0,9984 đến 0,9999. Giá trị chỉ số đa dạng là 1,48 cho thấy sự đa dạng trung bình của sa kê trên hòn đảo này.

Vàng Mí Nhù

  1.  

ĐẶC TRƯNG CỦA CÂY SA KÊ (ARTOCARPUS LAKOOCHA) SINH TRƯỞNG TRÊN GỐC GHÉP CỦA CÂY CHAY (A. LAKOOCHA)

Yuchan Zhou và Steven JR Underhill

Horticulturae. 2022; 8(10): 916

Sa kê (Artocarpus altilis) là một loại cây ăn quả truyền thống cao từ 15–30m ở Châu Đại Dương. Loài này là cây trồng chủ lực cho an ninh lương thực ở vùng nhiệt đới. Sự suy giảm của sa kê do bão nhiệt đới, cùng với quá trình thay đổi phương thức trồng với mật độ cao đã thúc đẩy mối quan tâm đến kiểu hình cây lùn của loài này. Thông tin về gốc ghép cây lùn ở sa kê hiện còn hạn chế. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá khả năng sinh trưởng của cây sa kê khi được ghép trên gốc ghép là cây chay (Artocarpus lakoocha). Chúng tôi đã thực hiện so sánh kiểu hình của cây sa kê trên cây chay làm gốc ghép với cây không được ghép trong vòng 21 tháng sau khi ghép. Kết quả cho thấy cây sa kê được ghép trên gốc cây chay có chiều dài lóng giảm, ít cành và lá hơn, dẫn đến chiều cao cây chỉ đạt 32% so với chiều cao tiêu chuẩn vào cuối tháng thứ 21 sau khi ghép. Điều này chứng minh rằng gốc ghép cây chay có khả năng kiểm soát sức sống của cây sa kê. Phân tích hàm lượng carbohydrat phi cấu trúc trên cây ghép cho thấy nồng độ hexose thấp hơn ở cả thân và rễ của chồi ghép, tuy nhiên hàm lượng sucrose trong thân và hàm lượng tinh bột trong rễ cao hơn. Tầm quan trọng của các thông số này ở gốc ghép làm lùn ở cây sa kê được thảo luận.

Nguyễn Đức Mạnh, Vàng Dùng Thề

5. 

PHẢN ỨNG DINH DƯỠNG CỦA CÂY SA KÊ ĐỐI VỚI KHÍ HẬU VÀ ĐẤT ĐAI ĐỊA PHƯƠNG

Amber Needham và cs.

Journal of Food Composition and Analysis. 2020; 88: 1-10

Sa kê (Artocarpus altilis) đã được đẩy mạnh trồng như một loại cây trồng có tiềm năng to lớn để giải quyết nạn đói toàn cầu và chuyển đổi các phương thức canh tác nông nghiệp ở vùng nhiệt đới. Mặc dù có nguồn gốc ở Châu Đại Dương, nhưng sa kê đã được phát triển rộng khắp các vùng nhiệt đới toàn cầu trong 250 năm qua, với sự gia tăng đáng kể về phân bố và sản xuất trong 20 –30 năm gần đây, đã đặt ra hàng loạt các điều kiện để phát triển trồng sa kê. Chúng tôi áp dụng một quy trình cho 33 nghiên cứu trước đây đại diện cho 41 địa điểm để tìm ra tác động của các yếu tố môi trường phi sinh học đối với các khía cạnh dinh dưỡng của sa kê theo ba loại: phân tích gần đúng, chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng và vitamin. Khi áp dụng hồi quy tuyến tính và đa biến, dữ liệu cho thấy rằng các yếu tố phi sinh học đóng vai trò quan trọng về giá trị dinh dưỡng của cây sa kê và một loại phản ứng dinh dưỡng khác nhau với môi trường. Nói chung, các phân tích ước lượng tốt nhất với lượng mưa trung bình hàng năm, trong khi nồng độ vitamin phản ứng với cả các thông số khí hậu và đất; các chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng cho thấy ít mối tương quan với khí hậu hoặc đất. Nghiên cứu này của chúng tôi đã tìm ra được bối cảnh nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng phi sinh học của thực phẩm dinh dưỡng.

Vàng Mí Nhù

6. 

SỰ ĐA DẠNG VỀ HÌNH THÁI CỦA SA KÊ [ARTOCARPUS ALTILIS (PARKINSON) FOSBERG] Ở CARIBE

Oral O. Daley và cs.

Scientia Horticulturae. 2020; 266: 109278

Mặc dù được du nhập vào vùng Caribê hơn 227 năm trước để giải quyết các vấn đề về mất an ninh lương thực, sa kê (Artocarpus altilis) vẫn chưa được sử dụng đúng mức, điều này có liên quan đến kiến thức hạn chế về tính đa dạng và đặc điểm của sa kê trồng trong khu vực này.

Sự hiểu biết ngày càng tăng về sự đa dạng của sa kê có thể hỗ trợ thương mại hóa và sử dụng tốt hơn bằng cách cải thiện sự lựa chọn của người nhân giống và người trồng trọt đối với các giống hoặc dạng cây sẽ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nhà chế biến.

. Nghiên cứu này tập trung vào đặc điểm hình thái học của 27 mẫu giống sa kê, mà đã tồn tại ở Caribê từ thế kỷ 18 hoặc được du nhập vào những năm 1990s. Tất cả các mẫu giống được thiết lập trong vườn tập đoàn của trường Đại học West Indies, Trinidad và Tobago. Kết quả của nghiên cứu hiện tại đã cho thấy rằng các mẫu giống sa kê có biến đổi lớn về một số đặc điểm hình thái, bao gồm đặc điểm quả có tầm quan trọng về kinh tế,  các mẫu giống du nhập gần đây đã mở rộng phạm vi chọn lọc.. Các đặc điểm của quả như kết cấu vỏ, màu vỏ, hình dạng và màu sắc của cùi cũng là những đặc điểm hữu ích nhất để phân biệt giữa các mẫu giống. Các đặc điểm mô tả liên quan đến thùy lá cũng rất quan trọng để phân biệt một số mẫu giống. Kết quả đã khẳng định hữu ích của các tính trạng hình thái đối với đặc trưng nguồn gen sa kê và cũng như để kết hợp với các phương pháp phân tích đa dạng khác.

Nguyễn Đức Mạnh

7. 

BIỂU HIỆN CỦA CÁC GEN CHUYỂN HÓA GIBBERELLIN VÀ THÀNH PHẦN TÍNH HIỆU TRONG KIỂU HÌNH LÙN CỦA CÂY SA KÊ ( ARTOCARPUS ALTILIS ) SINH TRƯỞNG TRÊN GỐC GHÉP MARANG ( ARTOCARPUS ODORATISSIMUS )

Yuchan Zhou và cs.

Plants. 2020; 9(5): 634

Sa kê (Artocarpus altilis) là một loại cây lương thực truyền thống trên khắp vùng nhiệt đới. Loài này là cây thường xanh cao 15–20 m; hiện tại không có gốc ghép kiểm soát chiều cao ở các loài sa kê. Thông qua kỹ thuật ghép giữa các loài, một kiểu hình lùn đã được xác định ở cây sa kê mọc trên gốc ghép từ cây Marang (Artocarpus odoratissimus), cho thấy chiều cao cây giảm ~60% với các lóng ngắn hơn ~80%. Để hiểu rõ hơn về cơ chế phân tử gây ra hiện tượng lùn do gốc ghép gây ra, chúng tôi đã nghiên cứu sự liên quan của gibberellin (GA) trong việc giảm lóng thân. Biểu hiện của các gen chuyển hóa GA được phân tích trong khoảng thời gian từ 18 đến 24 tháng sau khi ghép. So với ghép trên gốc cùng loài và không ghép, chồi ghép trên gốc ghép marang cho thấy sự giảm biểu hiện của gen sinh tổng hợp GA, AaGA20ox3 và tăng biểu hiện của gen phân hủy GA, AaGA2ox1, trong khoảng thời gian 6 tháng thử nghiệm. Tăng tích lũy protein DELLA (chất ức chế tín hiệu GA) đã được tìm thấy trong cành ghép phát triển trên gốc ghép Marang, cùng với sự gia tăng biểu hiện của gen DELLA, AaDELLA1. Xử lý GA ngoại sinh có thể khôi phục tốc độ kéo dài thân và chiều dài lóng của chồi mọc trên gốc ghép Marang. Khả năng thiếu hụt GA hình thành nên một thành phần của cơ chế làm gốc ghép gây ra lùn cây sa kê được thảo luận.

Trần Thị Trang

8.

MỘT KIỂU HÌNH LÙN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH Ở CÂY SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS) SINH TRƯỞNG TRÊN GỐC GHÉP MARANG (A. ODORATISSIMUS)

Yuchan Zhou và cs.

Horticulturae. 2019; 5(2): 40

Cây sa kê (Artocarpus altilis) là một loại cây ăn quả nhiệt đới được sử dụng làm cây trồng chủ lực cho an ninh lương thực ở Châu Đại Dương. Những thiệt hại đáng kể do gió gây ra trên cây sa kê cho thấy việc phát triển kiểu hình lùn trên cây sa kê là yêu cầu cấp thiết. Sự hiện diện của bất kỳ giống sa kê lùn nào vẫn chưa được biết. Người ta biết rất ít t về sự sinh trưởng của cây sa kê trên gốc ghép. Do đó, chúng tôi đã tiến hành đánh giá kiểu hình của cây sa kê sinh trưởng trên gốc ghép Marang (Artocarpus odoratissimus) trong vòng 18 tháng sau khi ghép. Chúng tôi đã xác định được một tính trạng lùn do gốc ghép tạo ra ở loài này. Kiểu hình lùn này được ghi nhận với đặc điểm thân ngắn hơn, độ dày thân giảm và ít nhánh hơn, với chiều dài lóng ngắn hơn 73%, lá ít hơn 51% và nhỏ hơn 40% so với kích thước tiêu chuẩn của cây sa kê. Chiều cao của cây sa kê trên gốc ghép Marang đã giảm 49% trong 9 tháng và 59% trong 18 tháng sau khi ghép. Kết quả cho thấy gốc ghép Marang có thể áp dụng cho chương trình chọn giống nhằm kiểm soát sức sống của cây. Bên cạnh đó, đặc điểm sinh hóa đã cho thấy cây ghép trên gốc Marang tạo ra lá có tổng hàm lượng chất diệp lục không thay đổi, nhưng với tổng lượng đường hòa tan thấp hơn và thân cây có hoạt tính H+-ATPase trên màng sinh chất giảm, một loại bơm các proton sơ cấp biết rõ cần thiết cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng. Tầm quan trọng của hai thông số trong việc làm lùn gốc ghép  được thảo luận.

Nguyễn Thị Mai Phương

  1.  

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ANCYMIDOL VÀ SUCROSE ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS (PARK.) FOSBERG): NUÔI CẤY CHỒI PHỤC VỤ BẢO TỒN IN VITRO.

Noorrohmah Siti và cs.

AIP Conference Proceedings. 2023; 2606(1): 040005

Sa kê (Artocarpus altilis (Park.) Fosberg.) là một trong những loài cây đang được sử dụng làm thực phẩm, lấy gỗ, làm thuốc và nhuộm vải. Quả của nó được dùng như một loại thực phẩm chủ yếu có chứa hàm lượng dinh dưỡng đa lượng rất cao. Hạt sa kê rất cứng và không thể phơi khô hay bảo quản lạnh, do đó, việc bảo tồn chuyển vị thông qua các kỹ thuật in vitro là cần thiết để bổ trợ và tăng cường các nguồn gen bảo tồn. Bảo tồn in vitro thông qua việc sử dụng thành phần môi trường nuối cấy tối thiểu và phương pháp sinh trưởng chậm là rất cần thiết, điều này cho phép bảo tồn nguồn vật liệu thực vật từ trung hạn đến dài hạn trong không gian hạn chế và với chi phí thấp. Tăng trưởng chậm trong nuối cấy mô cho phép bảo tồn cây vô tính trong vài tháng đến nhiều năm trong điều kiện vô trùng, là cơ sở cho việc cấy chuyển. Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của nồng độ ancymidol (0; 0,75; 1,5; 3,0; 6,0 mg/l) và nồng độ đường sucrose (15; 30; 45 g/l) được bổ sung vào môi trường Murashige và Skoog (MS) lên sinh trưởng của A. altilis (Park.) Fosberg. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại bao gồm ba mẫu cấy. Các chỉ tiêu theo dõi là chiều dài chồi; số lá; chiều dài lá; chiều rộng lá; số chồi và rễ; chiều dài rễ; và đường kính chồi được ghi nhận hàng tháng cho đến 7 tháng sau khi nuôi cấy. Kết quả đã cho thấy tỷ lệ sống của tất cả các mẫu sau 7 tháng nuôi cấy là 100%. Môi trường MS chứa 1,5 mg/l ancymidol giúp tăng cường số lượng chồi, rễ và lá, tuy nhiên lại làm giảm chiều dài của chồi và rễ; chiều dài và chiều rộng của lá. Nồng độ sucrose cao (45 g/l) trong môi trường MS thúc đẩy sự hình thành chồi của mẫu cấy. Khi nồng độ sucrose bình thường (15 g/l) giảm một nửa đã ức chế sự phát triển của chồi. Phát hiện này chỉ ra rằng nồng độ ancymidol và sucrose có thể được điều chỉnh để bảo tồn in vitro nuôi cấy chồi A. altilis.

Lê Thị Quỳnh Nga, Đinh Thanh Giảng, Nguyễn Thị Xuyên

  1.  

NHÂN GIỐNG IN-VITRO ARTOCARPUSALTILIS (PARKINSON) TỪ NGỌN CHỒI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CSUP CHI PHÍ THẤP.

Dissanayak EPY De Z. và cs.

International Symposium on Agriculture and Environment. 2019

Sa kê (Artocarpus altilis) là một loại cây lương thực truyền thống, được nhân giống bằng chồi rễ hoặc hom rễ. Tuy nhiên, số lượng chồi rễ được tạo ra trên một cây mẹ bị hạn chế. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tối ưu hóa việc nuôi cấy in vitro nhằm nhân nhanh cây sa kê. Các chồi nách được tạo ra sau khi chặt bỏ chồi ngọn của hai cây sa kê được sử dụng làm mẫu cấy. Sử dụng liều lượng khuyến cáo của Deconil chlorotalonil™ phun cho cây mẹ vào ngày hôm trước. Hai mươi chồi của mỗi cây được thu hoạch, và đặt dưới vòi nước chảy trong 2 giờ và nhúng vào thuốc diệt nấm Deconil chlorotalonil™ 0,001%, trong ba phút. Mười chồi từ mỗi cây được khử trùng bằng Clorox™ 5% trong 10 phút và HgCl2 0,1% trong 1 phút, sau đó rửa bằng nước cất đã khử trùng 4-5 lần. Mười chồi còn lại của mỗi cây (đối chứng) được khử trùng theo cách tương tự mà không dùng HgCl2 0,1%. Tất cả các mẫu được nuôi cấy trên môi trường Murashige & Skoog có nồng độ giảm một nửa, bổ sung 1 mg/L benzyl amino purine, 1 mg/L Kinetin, 250 mg/L, Augmentin™ (kháng sinh) với 3% đường ở pH 5,8 trong các ống nuôi cấy. Môi trường nuôi cấy được khử trùng bằng phương pháp seesap (CSUP) chi phí thấp như một phương pháp thay thế cho khử trùng bằng nồi hấp. Sau một tháng nuôi cấy, các mẫu cấy được khử trùng bằng thủy ngân clorua 0,1% cho kết quả 100% các mẫu cây số 2 không bị nhiễm, và 60% các mẫu cây số 1 không bị nhiễm. Tất cả các mẫu cấy, được khử trùng bề mặt mà không có thủy ngân clorua, đều bị nhiễm và chết trong vòng 1-2 tuần. Các mẫu từ cây 2 chỉ tái sinh chồi mới. Sự hóa nâu trong môi trường nuôi cấy đã được kiểm soát thành công bằng cách cấy chuyển hàng tuần vào môi trường nuôi cấy với 2g/L than hoạt tính. Kết luận, trên cây sa kê, các chồi nách xuất hiện sau khi chặt bỏ ngọn được phun Deconil chlorothalonil và khử trùng bề mặt bằng 0,1% thủy ngân clorua cùng với 10% Clorox có thể thiết lập in vitro thành công.

Lê Thị Quỳnh Nga

  1.  

SỬ DỤNG SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS) LÀM THÀNH PHẦN TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ THỰC PHẨM THAY THẾ

Marina Silalahi

Biology Education Science & Technology. 2021; 4 (1): 09–18

Sa kê (Artocarpus altilis) là loài thực vật thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), từ lâu đã được người dân địa phương sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc y học cổ truyền. Nghiên cứu này nhằm mục đích giải thích mối quan hệ giữa việc sử dụng thực vật làm thuốc truyền thống với hoạt tính sinh học và hàm lượng dinh dưỡng của A. altilis. Bài viết này dựa trên việc xem xét các tài liệu được xuất bản trực tuyến về A. altilis, đặc biệt là những tài liệu được xuất bản trên Google Scholar, sử dụng từ khóa A. altilis, công dụng của A. altilis và hoạt tính sinh học của A. altilis. A. altilis có vỏ ăn được và là một loại cây dễ tìm thấy ở nhiều vùng khác nhau ở Indonesia. Artocarpus altilis đồng danh với tên Artocarpus communisArtocarpus incises. Hoạt tính sinh học của A. altilis, cụ thể là kháng khuẩn, chống oxy hóa, điều trị đái tháo đường, chống ung thư và hạ huyết áp. Các hợp chất cycloartocarpin, artocarpin, chaplashin morusin, cudraflavon B, cycloartobloxanthon, artonin E, cudraflavon C và artobloxanthon có hoạt tính chống ung thư, trong khi altilisin H, altilisin I và altilisin J có hoạt tính chống đái tháo đường. Quả A. altilis rất giàu carbohydrat, protein và khoáng chất như kali, canxi, phốt pho, magiê, sắt, natri và mangan. Cách chế biến A. altilis ảnh hưởng đến hàm lượng khoáng chất và chỉ số đường huyết của nó. Quả A. altilis có tiềm năng được phát triển như một dược phẩm dinh dưỡng, như một thành phần thực phẩm cũng như chống ung thư và chống đái tháo đường.

Đinh Thanh Giảng

12.

QUÁ TRÌNH XỬ LÝ SINH HỌC PHẾ PHẨM QUẢ SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS) THÀNH CỒN SINH HỌC BẰNG NẤM MEN SACCHAROMYCES CEREVISIAE: NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÊN MEN

Eriola Betiku và cs.

Journal of Bioresources and Bioproducts. 2020; 5 (1)

Việc đáp ứng đủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất thương mại cồn sinh học là một trong những thách thức đối với các doanh nghiệp trên toàn cầu. Việc xác định các nguồn nguyên liệu có hàm lượng tinh bột dồi dào, rẻ, chưa được sử dụng hết và sẵn có để sản xuất cồn sinh học là một gải pháp có thể giúp giải quyết vấn đề này. Do đó, nghiên cứu gần đây đã khảo sát quá trình  thủy phân bột quả sa kê (Artocarpus altilis) thành cồn sinh học bằng cách sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện lên men (thời gian lên men, nồng độ dịch thủy phân tinh bột sa kê (BSH), pH và kích thước của men), và phản ứng của chúng trong quá trình lên men hình thành sản phẩm cồn sinh học đã được nghiên cứu. Các thử nghiệm được thiết kế theo phương pháp thiết kế tổng hợp trung tâm bao gồm 21 công thức thí nghiệm được tiến hành lên men hàng loạt trong điều kiện phòng thí nghiệm. Quá trình thủy phân tinh bột sa kê dẫn đến nồng độ BSH là 108,9 g/L dưới điều kiện nồng độ tinh bột là 122 g/L, công suất vi sóng để ủ là 720W và thời gian ủ là 6 phút. Đối với quá trình lên men tinh bột sa kê (BSH), sản lượng cồn sinh học tối đa đạt được là 4,99% (V) trong các điều kiện nuôi cấy có nồng độ BSH là 80 g/L, môi trường pH trung bình là 4,7, kích thước men là 2% (V) và thời gian lên men là 20,41 giờ. Ngoại trừ pH, tác động của từng tham số ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cồn sinh học theo thứ tự sau: nồng độ BSH, kích thước men cấy và thời gian lên men. Trong khi đối với các tương tác giữa các tham số, tác động theo thứ tự sau: nồng độ BSH và kích thước men; nồng độ BSH và thời gian lên men; và thời gian lên men và kích thước men. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tinh bột sa kê có thể được thủy phân bằng phương pháp thủy phân axit và chiếu xạ vi sóng trong một thời gian tương đối ngắn. BSH thu được có khả năng bổ sung vào các chất nền khác để sản xuất cồn sinh học.

Đinh Thanh Giảng

  1.  

CÁC CON ĐƯỜNG PHIÊN MÃ KHÁC NHAU LIÊN QUAN ĐẾN GỐC GHÉP TẠO RA KIỂU HÌNH LÙN TRÊN CHỒI GHÉP CỦA SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS)

Yuchan Zhou và cs.

Zhou and Underhill BMC Plant Biol. 2021; 21:261

Sa kê (Artocarpus altilis) là cây lương thực truyền thống phổ biến ở vùng nhiệt đới. Thông qua phương pháp ghép giữa các loài khác nhau, một kiểu hình lùn với chiều cao cây giảm hơn 50% đã được xác định khi sử dụng gốc ghép marang (Artocarpus odoratissimus). Tuy nhiên, cơ chế phân tử làm cơ sở cho hiểu hình lùn của cây sa kê do gốc ghép gây ra vẫn chưa được giải thích. Một nghiên cứu giải trình tự RNA của chồi ghép sa kê tại thời điểm 22 tháng sau khi ghép đã xác định được 5409 gen biểu hiện khác biệt (DEG) trong đó 2069 gen được điều hòa tăng và 3339 gen được điều hòa giảm ở thân cành ghép trên gốc ghép marang so với các cây tự ghép. Các DEG tham gia chủ yếu vào các quá trình sinh học liên quan đến chuyển hóa carbon, tổ chức thành tế bào, truyền tín hiệu hormon thực vật và cân bằng nội môi oxi hóa khử. Quá trình điều hòa giảm của các gen mã hóa cho các invertase axit trong không bào và các invertase kiềm/trung tính, phù hợp với hoạt tính giảm của cả hai loại enzym, đi kèm với lượng sucrose cao hơn nhưng lượng glucose và fructose thấp hơn trong các mô. Các gen chính của con đường sinh tổng hợp axit amin, lipid và thành tế bào đã bị điều hòa giảm, phản ánh việc giảm sử dụng sucrose để phát triển thân trên gốc ghép lùn. Các gen mã hóa chất vận chuyển đường, chất vận chuyển axit amin, chất vận chuyển cholin, cùng với một số lượng lớn các kênh kali và aquaporin đã được điều hòa giảm trong thân cành ghép trên gốc ghép Marang. Hoạt động thấp hơn của H+-ATPase trên màng sinh chất, cùng với sự chiếm ưu thế của các gen mã hóa expansin, kinase thụ thể liên kết với thành và các enzyme chính để sinh tổng hợp và tái lập cấu hình cellulose, xyloglucan và pectin trong các DGE điều hòa giảm cho thấy sự suy giảm khả năng mở rộng của tế bào. Các con đường truyền tín hiệu của auxin và gibberellin, cùng với các gen sinh tổng hợp strigolacton và brassinosteroid chi phối các DEG bị điều hòa giảm.  Con đường tổng hợp phenylpropanoid được tăng thêm, với các gen sinh tổng hợp lignin chính được điều hòa giảm, và các gen sinh tổng hợp favonoid được điều hòa tăng trong các chồi ghép trên gốc ghép marang. Các con đường truyền tín hiệu của xit salicylic, jasmonic, ethylen và chuỗi MAPK đã được làm tăng đáng kể trong các DEG được điều hòa tăng.

Sự gián đoạn do gốc ghép gây ra trong các con đường tổng hợp liên quan đến quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, sử dụng sucrose, sinh tổng hợp thành tế bào và hệ thống vận chuyển hormon được cho là làm giảm sự phát triển của tế bào và sự kéo dài của thân, dẫn đến kiểu hình lùn ở chồi ghép sa kê. Thông tin này cung cấp cơ hội để phát triển chiến lược sàng lọc chon giống gốc ghép và chọn lọc giống sa kê lùn.

Đinh Thanh Giảng

  1.  

SỰ ĐA DẠNG VỀ HÌNH THÁI CỦA CÂY SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS) Ở BENIN

Assogba K. T. và cs.

Int.J.Curr. Microbiol.App. Sci. 2019; 8(1): 2936-2949

Cây sa kê (Artocarpus altilis), mặc dù có tiềm năng làm cây thực phẩm, dược liệu và nông lâm nghiệp, nhưng vẫn chưa được sử dụng đúng mức ở Benin do thiếu thông tin về loài này. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định đặc điểm hình thái để hiểu rõ hơn về sự đa dạng của cây sa kê, điều này rất cần thiết trong việc bảo vệ và sử dụng loài này ở Benin. Do đó, các mô tả phân biệt hình thái ở cây sa kê trong mối tương quan với sự đa dạng sinh thái nông nghiệp ở Benin đã được xác định. Đặc điểm lá, quả và hạt đã được nghiên cứu. Các khu vực nghiên cứu có liên quan là các xã Adjohoun, Avrankou, Dangbo và Adja-Ouèrè trải rộng trên toàn bộ phạm vi địa lý của sa kê ở Benin. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa của các chỉ tiêu được quan sát dựa theo xuất xứ và các chỉ số mô tả (hình dạng quả, kết cấu vỏ quả, màu sắc thịt quả, số thùy và mức độ giải phẫu của quả và lá). Tất cả các quả lấy mẫu đều không có hạt. Sử dụng dendrogram trên 55 quần thể sa kê được nghiên cứu cho thấy có thể chia sa kê thành ba nhóm có đặc điểm hình thái khác nhau.

Đinh Thanh Giảng

  1.  

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI TẾ BÀO GỖCỦA SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS (PARKINSON EX. ZORN)) FORSBERG

Olusola AREO

Pro Ligno. 2020; 16(1): 36-45

Nghiên cứu này điều tra các đặc điểm sợi và các chỉ số hình thái của sa kê (Artocarpus altilis), một loại gỗ ít được sử dụng (LUS) nhưng đang có xu hướng phổ biến ở Nigeria, do sự thể hiện xuất sắc của nó trong các đồ dùng có kết cấu nhẹ, thẩm mỹ và ổn định về cấu trúc. Tính đối xứng và tính quay của các đặc tính vỏ sợi của cây sa kê mọc tự nhiên đã được đánh giá để xác định tính phù hợp của nó để sử dụng làm gỗ bột giấy. Bốn cây trưởng thành khoảng 45 ± 5 năm tuổi được lựa chọn và thu hoạch một cách có chủ đích. Các thanh phôi dài 500cm được lấy từ phần gốc, giữa và trên cùng (10, 50 và 90%) của cây đạt chiều cao thương mại, được phân chia thành lõi, gỗ trong và gỗ ngoài và được xử lý tiếp thành các mẫu gỗ 20x20x20mm3 bằng quy trình ASTM. Dữ liệu được phân tích bằng phân tích mô tả và đánh giá ở mức độ tin cậy α0,05. Mật độ gỗ cơ bản của Artocarpus altilis trung bình là 581kg/m3. Đặc tính sợi cho thấy chiều dài sợi trung bình, đường kính sợi, chiều rộng quang thông và độ dày thành tế bào (CWT) lần lượt là (1,52±0,28mm, 35,09±7,56µm, 22,95±7,89µm và 6,11±0,68µm). Các chỉ số dẫn xuất như độ mảnh, độ linh hoạt, tỷ lệ Runkel, hệ số độ cứng, Hệ số hình dạng và tỷ lệ Muhlsteph có giá trị trung bình lần lượt là 44,79 ± 11,49, 63,59 ± 8,49, 0,60 ± 0,23, 0,18 ± 0,04%, 250,73 ± 53,25 và 58,86 ± 10,62%. Kết quả từ nghiên cứu này so sánh hữu hiệu với kết quả của các loài gỗ đã biết như Gmelina arborea. Điều này chỉ ra rằng sự biến đổi bên ngoài và bên trong giữa trục đối xứng và trục quay không ảnh hưởng tiêu cực đến bất kỳ bộ phận nào của loài được sử dụng. Tuy nhiên, tất cả các tính năng của sợi được xem xét đều phù hợp để làm bột giấy và giấy.

Đinh Thanh Giảng

  1.  

BỘ GEN LỤC LẠP HOÀN CHỈNH CỦA SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS, HỌ -MORACEAE) VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ PHÁT SINH LOÀI

Ueric José Borges de Souza và cs.

Mitochondrial DNA Part B. 2021; 6(8): 2291–2293

Lục lạp (cp) là bào quan thiết yếu ở thực vật bậc cao. Các gen của bộ gen lụclạp rấtphù hợp để suy diễn các mối quan hệ phát sinh loài trong các nhóm cùng phân loại. Trong nghiên cứu này, chúng tôi báo cáo việc lắp ráp bộ gen cp của sa kê (Artocarpus altilis) và phát sinh loài của nó giữa các loài thuộc họ Dâu tằm - Moraceae. Bộ gen cp của A. altilis có chiều dài 160,822 bp, bao gồm một vùng sao chép lớn 88,692 bp, một vùng sao chép nhỏ 19,290 bp và một cặp vùng trình tự lặp lại đảo ngược (IR) 26,420 bp. Tổng cộng có 113 gen khác nhau đã được dự đoán, bao gồm 79 gen mã hóa protein, 30 gen tRNA và 4 gen rRNA. Phân tích phát sinh loài của 19 loài thuộc họ Moraceae đã xác nhận sự gần gũi về phát sinh loài của chi Artocarpus và Morus cũng như sự tương đồng di truyền của A. camansiA. altilis.

Đinh Thanh Giảng

  1.  

TRÌNH TỰ PLASTOM HOÀN CHỈNH CỦA SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS (PARKINSON EX F.A. ZORN) FOSBERG, HỌ MORACEAE)

Lv Wei và CS

Mitochondrial DNA Part B. 2023; 8(1): 154–156

Artocarpus altilis (Parkinson ex F.A. Zorn) Fosberg có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương, Ấn Độ và Philippines. Nó cũng được trồng ở Đài Loan và Hải Nam Trung Quốc. Bộ gen lục lạp hoàn chỉnh của loài đã được giải mã và chú thích trong nghiên cứu này. Cấu trúc gen hình tròn (dạng vòng) có kích thước 160,184 bp, trình bày cấu trúc điển hình bao gồm hai trình tự lặp lại đảo ngược (IR) là 25,734 bp, một bản sao lớn (LSC) là 88,791 bp và một bản sao nhỏ (SSC) là 19,925 bp. Bộ gen chứa 132 gen, bao gồm 87 gen mã hóa protein, 37 gen tRNA và 8 gen rRNA. Tổng hàm lượng G/C của Lạp thể hoàn chỉnh là 36,0%, với các giá trị tương ứng của LSC, SSC và IR lần lượt là 33,7%, 28,8% và 42,7%. Trình tự bộ gen lục lạp hoàn chỉnh của A. altilis (Parkinson ex F.A. Zorn) Fosbergsẽ có những đóng góp cho việc bảo tồn di truyền của loài này cũng như cho các nghiên cứu phát sinh loài của họ Moraceae.

Đinh Thanh Giảng

  1.  

ĐỘ ỔN ĐỊNH DI TRUYỀN CỦA CÂY SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS) ĐƯỢC NHÂN GIỐNG IN VITRO BẰNG CHỈ THỊ ISSR

 

Jason M. Teeluck và cs.

International Journal of Agriculture & Biology. 2016; 18(5): 911-916

Một phương pháp đơn giản và tin cậy để sản xuất quy mô lớn cây sa kê (Artocarpus altilis) bằng nuôi cấy mô được sử dụng tại Viện Khuyến nông Nghiên cứu Nông nghiệp và Thực Phẩm phù hợp với chính sách sách An ninh lương thực của Mauritius. Chồi ngọn của cây sa kê được sử dụng làm nguồn vật liệu ban đầu và được nhân lên trên môi trường vi nhân giống cơ bản (MS) có bổ sung 4,4 µM Benzyl adenine (BA). Các hệ thống tái sinh trực tiếp thông qua nuôi cấy đỉnh sinh trưởng tạo ra những cây con mang đặc tính giống hệt cây mẹ. Tuy nhiên, các biến dị giữa các cây nhân giống in vitro đã được báo cáo ngày càng phổ biến. Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng các chỉ thị ISSR để xác nhận mức ổn định về mặt di truyền của các cây con sa kê được nhân giống vô tính in vitro. DNA của cây sa kê được tách chiết bằng phương pháp CTAB cải tiến và sau đó được tinh sạch bằng cách xử lý RNase và phenol. Sự có mặt của DNA đã được xác định bằng điện di trên gel agarose và nồng độ cũng như độ tinh sạch được xác định bằng phép đo quang phổ. Nồng độ DNA trung bình thu được là 307,3 µL nhưng có nhiễm một số protein, phenol và polysacarit. 63 chỉ thị được tạo ra bởi chỉ thị ISSR cho thấy trung bình 22,2% biến dị di truyền và 77,7% độ ổn định di truyền ở cây con được nuôi cấy 15 tuần với trung bình 1,9% tỷ lệ biến dị di truyền và 98,2% tỷ lệ ổn định di truyền trong cây con nuôi cấy 38 tuần. Những phát hiện này chỉ ra rằng các mô phân sinh chồi có thể được sử dụng làm mẫu cấy để đảm bảo tính ổn định của dòng vô tính của nhân giống vô tính cây sa kê bằng in vitro và xác nhận chỉ thị ISSR như một công cụ chứng nhận hữu ích để theo dõi sự ổn định di truyền trong quá trình tái sinh.

Nguyễn Thị Xuyên

  1.  

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KHỬ TRÙNG VÀ THỜI GIAN NGÂM ĐỐI VỚI VIỆC VÔ TRÙNG MẪU LÁ SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS (PARKINSON EX. F.A ZORN) FOSBERG).

Nur Asni Setiani và cs.

Biotropika. 2018; 6(3): 78-82

Lá sa kê (Artocarpus altilis) là một loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi để làm thuốc. Nuôi cấy mô trở thành một phương pháp thay thế để nâng cao năng suất lá sa kê và các chất chuyển hóa thứ cấp mà nó tạo ra. Sự thành công của việc nhân giống cây trồng thông qua nuôi cấy mô tế bào được quyết định bởi kỹ thuật khử trùng. Nghiên cứu này nhằm mục đích đạt được phương pháp vô trùng mẫu bằng cách xác định ảnh hưởng của natri hypochlorite 5,25%, cồn 70% và thời gian ngâm đến việc giảm nhiễm bẩn mẫu cấy. Trong nghiên cứu này có 10 công thức bao gồm đối chứng dương, đối chứng âm, ngâm với cồn 70% trong 5 và 10 phút, ngâm với natri hypochlorite 5,25% trong 5 và 10 phút, và ngâm kết hợp giữa natri hypochlorite 5,25% và cồn 70% trong 5 phút và 10 phút. Các chỉ tiêu theo dõi được là thời gian nhiễm đầu tiên, tỷ lệ nhiễm nấm và vi khuẩn, và biểu hiện của mẫu cấy được quan sát trong 40 ngày. Kết quả khi sử dụng từng chất khử trùng cồn 70% và natri hypochlorite 5,25% với thời gian ngâm 10 phút không thấy hiện tượng nhiễm nấm và vi khuẩn, nhưng khi xử lý natri hypochlorite 5,25% thì mẫu cấy chuyển sang màu nâu. Các mẫu được khử trùng bằng sự kết hợp của cả hai chất vẫn bị nhiễm nấm và vi khuẩn, đồnhg thời có sự thay đổi màu sắc của mẫu cấy. Kỹ thuật vô trùng lá sa kê tốt nhất có thể được thực hiện bằng cách ngâm với cồn 70% trong 10 phút.

Nguyễn Thị Xuyên

  1.  

DỰ BÁO TIỀM NĂNG TRỒNG TRỌT CỦA SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS) THEO CÁC KỊCH BẢN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, BẰNG CÁCH SỬ DỤNG MÔ HÌNH ĐÃ ĐƯỢC KIỂM CHỨNG THỰC NGHIỆM HIỆU CHỈNH Ở HAWAI’I

Kalisi Mausio và cs.

PLoS One. 2020; 15(5): e0228552.

 Nhân loại phải đối mặt với những thách thức đáng kể đối với nông nghiệp và dinh dưỡng con người. Trong đó những biến đổi về khí hậu được dự đoán sẽ làm cho những thách thức đó trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai. Các loại cây trồng bị lãng quên và sử dụng chưa đúng mức có thể giúp giải quyết những thách thức đó. Sa kê là cây trồng có đáp ứng được các yêu cầu này vì nó là cây trồng lâu năm và là cây lương thực giàu chất dinh dưỡng và carbohydrate. Phương pháp tiếp cận mô hình tập mờ đã được áp dụng, tinh chỉnh và kiểm định để xác định năng suất tiềm năng hiện tại và tương lai cho cây sa kê. Hawai'i được chọn làm mô hình mẫu, với hơn 1.200 cây thuần hóa được sử dụng để kiểm định các môi trường sống phù hợp với mô hình. 56 địa điểm sản xuất được sử dụng để kiểm định mô hình. Các chỉ tiêu sau đó được áp dụng trên 17 mô hình khí hậu toàn cầu tại các dự báo khí hậu RCP 4,5 và RCP 8,5 cho năm 2070. Kết luận, tính tương thích của sa kê tăng về diện tích và chất lượng, tăng lớn hơn trong khu vực RCP 8,5. Các khu vực sản xuất hiện tại phần lớn không thay đổi trong cả hai khu vực này, cho thấy tiềm năng sản xuất tương đối ổn định ở các khu vực hiện tại. Sa kê và các loại cây lương thực bản địa nhiệt đới khác mang đến những cơ hội mạnh mẽ cho các chiến lược quản lý rủi ro an ninh lương thực và trồng trọt trong tương lai.

Lô Đức Việt

21. 

CÂY SA KÊ: TỔNG QUAN TOÀN DIỆN VỀ THỰC VẬT BẢN ĐỊA, HÓA THỰC VẬT, DƯỢC LÝ VÀ ĐỘC TÍNH

Gharsina Ghaisani Yumni và cs.

Jurnal Tumbuhan Obat Indonesia. 2021; 14(1):48-63

Indonesia là quốc gia có nguồn dược liệu đa dạng như “sukun” (Artocarpus altilis) hay được gọi là “Sa kê”. Sa kê là một loại cây thân gỗ thường xanh được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, như sử dụng trong y học cổ truyền. Trái cây sa kê là nguồn thực phẩm rất giàu carbohydrate và chất xơ. Lá và vỏ được sử dụng rộng rãi để điều trị một số loại bệnh và bồi bổ sức khỏe. Mục đích của bài viết này nhằm đánh giá toàn diện về tiềm năng của sa kê bao gồm quan điểm của y học cổ truyền, hóa thực vật, dược học và độc học. Dữ liệu trong bài đánh giá này được lấy từ các nghiên cứu khoa học trong cơ sở dữ liệu của Google Scholar, PubMed, Scopus và ScienceDirect. Các nguồn đáng tin cậy khác, chẳng hạn như sách giáo khoa, luận án của sinh viên và bằng sáng chế cũng được sử dụng để làm cơ sở dữ liệu tham khảo. Dựa trên các tài liệu nghiên cứu, Sa kê đã được sử dụng như một loại thảo dược ở Indonesia. Rất nhiều nghiên cứu về cây sa kê cho thấy các hoạt chất chống viêm, kháng tiểu cầu, chống oxy hóa, chống xơ vữa động mạch, hạ mỡ máu, chống sốt rét, trị đái tháo đường, bảo vệ tim mạch và chống ung thư. Trong sa kê chứa các hợp chất sinh học như terpenoid, flavonoid, alkaloid và phenolics là các hợp chất có hoạt tính sinh học. Tuy nhiên, , một số hợp chất chỉ có trong sa kê là flavonoid được geranylat hóa và prenylat hóa như cycloartenol, artonin V và cyclomulberin. Các hợp chất này phân bố trong lá, vỏ, gỗ và quả. Các nghiên cứu về độc tính của sa kê còn hạn chế. Dịch chiết lá sa kê sử dụng ethanol không cho thấy bất kỳ độc tính đáng kể nào trong thí nghiêm trên động vật. Tuy nhiên, độc tính của dịch chiết sử dụng nước là chưa rõ ràng, do đó, cần phải được nghiên cứu để đảm bảo an toàn.

Lô Đức Việt

22.

HOẠT TÍNH CHỐNG SỐT RÉT CỦA HỢP CHẤT FLAVONOID ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ LÁ SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS)

Agriana Rosmalina Hidayati và cs.

Pharmacogn. Journal. 2020; 12(4): 835-842

Trước đây, chiết xuất từ lá loài sa kê (Artocarpus altilis) đã được báo cáo là một loại thuốc chống sốt rét tiềm năng. Nồng độ ức chế (IC50) chống lại P. falciparum và giá trị liều hiệu quả (ED50) chống lại P. berghei đã được xác định lần lượt là 1,32 µg/ml và 0,82 mg/kg. Mục đích của nghiên cứu này là xác định hợp chất có hoạt tính từ chiết xuất ethanol của lá sa kê (A. altilis) chống lại P. falciparum.

Vật liệu và phương pháp: Các hợp chất được phân lập từ dịch chiết ethanol của lá loài sa kê (A. altilis) bằng phương pháp sắc ký và cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được xác định dựa trên các dữ liệu phổ NMR và MS. Thử nghiệm kháng sốt rét cũng được xác định bằng phương pháp hiển vi đối với vi khuẩn P. falciparum 3D7 và các nghiên cứu về docking phân tử được thực hiện bằng chương trình Molegro Virtual Docker phiên bản 5.5.

Kết quả ngiên cứu: Một hợp chất flavonoid thuộc nhóm chất dihydrochalcone đã được phân lập từ lá loài sa kê (A. altilis) và được xác định là: 1-(2,4-dihydroxy phenyl)-3-[8-hydroxy-2-metyl-2-(4-metyl-3-pentenyl)-2H-1-benzo-pyran-5-yl]-1-propanon (1). Thử nghiệm hoạt tính chống sốt rét cho thấy hợp chất này ức chế mạnh sự phát triển của vi khuẩn P. falciparum, với giá trị IC50 là 1,05 μM. Một nghiên cứu theo hướng tiếp cận in silico để xác định cơ chế hoạt động của hợp chất đã cho biết sự tồn tại của thụ thể 3.BPF ức chế protease cysteine ​​​​của falcipain-2.

Kết luận: Hợp chất có kí hiệu số (1) được phân lập từ lá loài sa kê (A. altilis) là một ứng viên mới tiềm năng cho trong phát triển thuốc điều trị sốt rét. Một nghiên cứu tiếp trên động vật của hợp chất (1) được đề xuất trước khi thử nghiệm lâm sàng.

Lâm Bích Thảo

 

  1.  

CÁC FLAVOINOID TỪ VỎ THÂN SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS [PARK.] FOSBERG)

Seun B. Ogundele và cs.

Chemistry Africa. 2022; 5: 1921–1935

Mục tiêu nghiên cứu: Tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh trị liệu ngày càng tăng đang gây lo ngại trên toàn cầu. Ở các cánh rừng nhiệt đới của Nigeria có nhiều cây thuốc được các thầy thuốc y học cổ truyền sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh. Nghiên cứu này khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất phân lập từ vỏ thân loài sa kê (Artocarpus altilis).

Phương pháp nghiên cứu: Vỏ thân loài sa kê (A. altilis Parkinson ex F.A.Zorn) được tiến hành ngâm lạnh với hệ dung môi ethanol/nước và tiếp theo là chiết phân đoạn. Tinh chế phân đoạn dịch chiết ethyl acetat bằng phương pháp sắc ký cột, sắc ký rây phân tử và kết tinh lại, nhóm nghiên cứu thu được các 5 hợp chất có kí hiệu (1-5). Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại như: 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, APT, COSY, HSQC, HMBC và HRESIMS. Hoạt tính kháng khuẩn của 5 hợp chất được xác định bằng phương pháp pha loãng vi lượng thể lỏng.

Kết quả nghiên cứu: Phân lập được 4 flavonoid là: Artonin E (4) và đồng phân của Artonin E (1); 9-(3,3-dimetylpyranyl)-5,6-dihydro-2,3,4,8 tetrahydroxy-11-(3-metylbut-2-enyl))-5-(1-propen-2-yl)benzo [c] xanthen-7-on (2); 5-hydroxy-8,8-dimetyl-3-(3-metylbut-2-enyl)-2- (3,4,5-trihydroxy-phenyl) pyrano [6,7-c]-4H-chromen-4-on (3); và một hợp chất unprenylate flavonoid là 3,5,7-trihydroxyl-2-(2,4-dihydroxylphenyl)-4H-chromen-4-on (5). Nồng độ ức chế tối thiểu của các hợp chất phân lập được nằm trong khoảng từ 3,91 đến 62,5 µg/mL.

Kết luận: Nghiên cứu cho thấy các hợp chất phân lập được từ vỏ thân loài sa kê (A. altilis) có hoạt tính kháng khuẩn, từ đó làm rõ hóa thực vật của loài sa kê. Nghiên cứu này cũng đã chứng minh được việc sử dụng loài Sa kê trong điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn vết thương ở Nigeria.

 

Lâm Bích Thảo, Lê Thị Loan

 

  1.  

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH TẾ BÀO VÀ ĐỘC TÍNH CỦA CAO CHIẾT sa kê (ARTOCARPUS ALTILIS) GÂY RA QUÁ TRÌNH APOPTOSIS VÀ BẮT GIỮ CHU KỲ TẾ BÀO THÔNG QUA CÁC CON ĐƯỜNG CASPASE-3 VÀ CASPASE-8 TRÊN DÒNG TẾ BÀO TUYẾN VÚ MCF-7 ở NGƯỜI

Tara Jalal và cs.

Comb Chem High Throughput Screen. 2022; 25(6): 973-985.

Cơ sở khoa học: Việc sử dụng nguồn cây thuốc từ thực vật trong khám phá thuốc mới cho bệnh ung thư và các bệnh truyền nhiễm chiếm vị trí dẫn đầu trong nghiên cứu y sinh gần đây. Malaysia có sự đa dạng thực vật và một số lượng lớn các loại trái cây rất giàu hợp chất phenolic không được sử dụng đúng mức. Quả loài sa kê (Artoarpus altilis) giàu hợp chất phenolic. Chiết xuất methanol quả Sa kê được công bố có chứa hàm lượng cao các hợp chất chống oxy hóa.

Mục tiêu nghiên cứu: Mục đích của nghiên cứu là đánh giá độc tính tế bào và độc tính của cao chiết methanol từ quả sa kê trên dòng tế bào MCF-7. Xác định nồng độ tối thiểu có thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Phương pháp nghiên cứu: Sự thay đổi trong hoạt động gây độc tế bào giữa các dịch chiết được khảo sát dựa trên xác định IC50 của mỗi dịch chiết trên tế bào ở thời điểm 72 giờ. Giá trị IC50 của các mẫu thử được đo bằng thử nghiệm xanh trypan. Chiết xuất methanol của phần bột thịt quả có nồng độ ức chế thấp nhất trên dòng tế bào MCF-7 là 15,40 ± 0,91 μg/mL. Trong nghiên cứu, cơ chế phân tử của của cao chiết methanol trên quá trình gây apoptosis và sự dừng chu kỳ tế bào trên dòng tế bào ung thư đã được nghiên cứu theo cách phụ thuộc vào thời gian bằng phương pháp đo dòng chảy tế bào. Các tế bào sau khi xử lý với dịch chiết sa kê được nhuộm với nexin để phát hiện quá trình apoptosis sớm và muộn, và với propidium iodide (PI) để đánh giá tác động dừng chu kỳ tế bào cùng sự phân mảnh DNA; kết quả ghi nhận sự dừng chu kỳ tế bào xảy ra ở các giai đoạn G1/S, S và G2/M. Cuối cùng, phương pháp RT-qPCR phân tích biểu hiện gen được thực hiện để xác định biểu hiện của gen mục tiêu cho định lượng mRNA.

Kết quả: Sau khi các tế bào được xử lý với dịch chiết Sa kê ở nồng độ IC50 kết quả ghi nhận có sự điều chỉnh tăng các gen chống apoptosis/ điều hòa giảm sự biểu hiện của các gen pro-apoptotic BCL-2, từ đó kích hoạt tế bào ung thư theo các con đường CASPASE-3, nội sinh và ngoại sinh.

     Lê Quí Trí

  1.  

SỰ ĐA DẠNG VỀ HÌNH THÁI CỦA LOÀI CÂY SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS [PAR.] FOSBERG) Ở CARIBE

Oral O. Daley và cs.

Scientia Horticulturae. 2020; 266: 109278

Mặc dù được du nhập vào vùng Caribe cách đây hơn 227 năm trước để giải quyết các vấn đề mất an ninh lương thực, cây sa kê (Artocarpus altilis) vẫn chưa được sử dụng đúng như giá trị của chúng, điều này có liên quan đến mức độ hiểu biết về tính đa dạng mùa vụ và đặc điểm của từng vùng. Những hiểu biết nâng cao về mức độ đa dạng sa kê có thể sẽ hỗ trợ quá trình thương mại hóa và sử dụng tốt hơn bằng cách cải thiện việc nhân giống và lựa chọn giống phù hợp với điều kiện trồng trọt của từng vùng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nhà sản xuất. Nghiên cứu này tập trung vào đặc điểm hình thái học của 27 giống Sa kê, đã tồn tại ở vùng Caribe từ thế kỷ 18 hoặc đã được giới thiệu vào những năm 1990. Tất cả các phần bổ sung đã được thành lập trong một bộ sưu tập thực địa tại Đại học West Indies, Trinidad và Tobago. Nghiên cứu cho thấy rằng các giống sa kê có tính biến đổi cao và đối với một số đặc điểm hình thái, bao gồm các đặc tính của quả có tầm quan trọng kinh tế, các giống được giới thiệu gần đây đã mở rộng phạm vi lựa chọn. Các đặc điểm của quả như kết cấu vỏ quả, màu vỏ, hình dạng và màu sắc của thịt quả cũng là những dấu hiệu hữu ích nhất để phân biệt các giống Sa kê khác nhau. Các mô tả liên quan đến thùy lá cũng rất quan trọng để phân biệt một số phần bổ sung. Các kết quả đã xác nhận tính hữu ích của các đặc điểm hình thái đối với đặc tính tế bào mầm của sa kê và cũng để kết hợp với các phương pháp phân tích đa dạng khác.

Lê Đức Thanh

  1.  

SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS): NGUỒN PROTEIN CHẤT LƯỢNG CAO ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ PHÁT TRIỂN THỰC PHẨM MỚI

Ying Liu và cs.

Amino Acids. 2015; 47: 847–856

Thiếu đạm được coi là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em ở vùng nhiệt đới. Nghiên cứu hiện tại đã đánh giá chất lượng đạm của 49 giống Sa kê quan trọng, trong đó sử dụng 41 giống cây sa kê (Artocarpus altilis) và 8 giống lai (A. altilis × A. mariannensis). Mặc dù có sự khác biệt đáng kể giữa các giống cây trồng, nhưng tất cả các giống đều chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu và đặc biệt giàu phenylalanin, leucin, isoleucin và valin. Giống sa kê Ma'afala chứa tổng hàm lượng acid amin thiết yếu cao hơn đáng kể so với các giống khác và đạm chất lượng cao hơn so với các loại lương thực như ngô, lúa mì, gạo, đậu tương, khoai tây và đậu Hà Lan.

Nguyễn Minh Hùng

  1.  

PHÂN LẬP CÁC PRENYLFLAVONOID TỪ SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ NGƯỢC DÒNG HAI CHIỀU

Lu Y. và cs.

Journal of Chromatography A. 2007; 1151(1-2): 31-36

Trong nghiên cứu này, ba hợp chất prenyl flavonoid được phân lập từ loài sa kê (Artocarpus altilis) và được tinh chế bằng hệ thống sắc ký ngược dòng hai chiều (2D-CCC). Một cột CCC thẳng (CCC1, tổng dung lượng: 1600 ml) được sử dụng làm chiều thứ nhất. Phần phân đoạn quan tâm từ CCC1 được thu thập trực tiếp qua vòng lặp mẫu 30 ml thông qua giao diện chuyển đổi cột và chuyển tới thiết bị CCC tốc độ cao (CCC2, tổng dung lượng: 210 ml) để thực hiện phân tách chiều thứ hai. Với hệ thống CCC-hai chiều này, cùng các hệ cặp dung môi hai pha cấu tạo từ n-hexan-ethyl acetat-methanol-nước (5:5:7:3 và 5:5:6,5:3,5, tính theo v/v/v/v) mới chọn được từ CCC-tốc độ cao, khoảng 500 mg chiết xuất thô đã được phân lập, thu được 9 mg hợp chất (1), 28 mg hợp chất (2) và 78 mg hợp chất (3). Độ tinh khiết của ba hợp chất được xác định bằng phân tích HPLC với độ tinh khiết của ba prenyl flavonoid này lần lượt là 98,7% (1), 98,3% (2) và 97,2% (3). Cấu trúc hóa học của chúng được xác định bằng phương pháp khối phổ phun mù điện tử (ESI-MS), cộng hưởng từ nhân 1H và 13C.

Phan Thanh Thủy

  1.  

HAI HỢP CHẤT MỚI DIHYDROCHALCONE DẠNG DIME VÀ DẪN XUẤT PRENYLATE FLAVONE TỪ VỎ CHỒI CỦA SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS): CÁC CHẤT ỨC CHẾ TIỀM NĂNG ĐỐI VỚI CATHEPSIN K

Patil AD và cs.

Journal of natural products. 2002; 65(4): 624-627

Chiết xuất methanol/dichloromethan từ vỏ chồi của sa kê (Artocarpus altilis) được thu thập ở Micronesia đã cho thấy hoạt tính trong thử nghiệm ức chế cathepsin K. Ngoài ba flavonoid đã biết được phân lập từ vỏ chồi của loài này, hai hợp chất mới đã được nhận dạng và cấu trúc của chúng được xác định dựa trên cơ sở dữ liệu phổ. Các hợp chất này bao gồm dihydrochalcon dạng đime, cycloaltilisin 6 (2) và một dẫn xuất prenylated flavon mới, cycloaltilisin 7 (3). Hai hợp chất mới 23 có giá trị IC50 lần lượt là 98 và 840 nM trong việc ức chế cathepsin.

Phan Thanh Thủy

  1.  

PHÂN LẬP THEO HƯỚNG TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT CHỐNG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH TỪ SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS)

Wang Y. và cs.

Phytotherapy research. 2006; 20(12): 1052-1055

Tác dụng bảo vệ tế bào của các dịch chiết từ nhiều loại dung môi khác nhau của loài sa kê (Artocarpus altilis) đã được đánh giá. Tác dụng bảo vệ tế bào được xác định trên dòng tế bào U937 của người được ủ với LDL đã oxy hóa (OxLDL) trong thực nghiệm 4-[3-(4-iodophenyl)-2-(4-nitrophenyl)-2H-5-tetrazolio]-1,3-benzen disulfonat (WST-1). Các kết quả cho thấy rằng dịch chiết ethyl acetat thể hiện các hoạt động bảo vệ tế bào. Để nhận diện các thành phần chính có tác dụng, việc phân lập các chất theo hướng tác dụng của dịch chiết ethyl acetat đã thu được β-sitosterol (1) và sáu flavonoid (2-7). Cấu trúc hóa học của chúng được xác định dựa trên dữ liệu phổ và so sánh với dữ liệu công bố. Trong số hợp chất này, hợp chất (6) lần đầu thu được từ loài Sa kê. Tác dụng bảo vệ tế bào đã đưa ra các triển vọng tốt cho các ứng dụng trong y học của loài Sa kê A. altilis.

Phan Thanh Thủy

  1.  

HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA VÀ TÁC DỤNG ỨC CHẾ SẢN XUẤT MELANIN CỦA CÁC FLAVONOID PRENYLAT TỪ LOÀI SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS)

Lan W.C. và cs.

Phytochemistry. 2013; 89: 78-88

Các hợp chất flavonoid: 10-oxoartogomezianon (1), 8-geranyl-3-(hydroxyprenyl)isoetin (2), hydroxyartoflavon A (3), isocycloartobiloxanthon (4) và furanocyclocommunin ( 5 ), cùng với 12 hợp chất đã biết, được phân lập từ lõi gỗ và vỏ của loài sa kê A. altilis với cấu trúc được xác định bằng cách so sánh dữ liệu phổ của chúng với phổ của các hợp chất tương tự. Để xác định các chất chống oxy hóa và chất làm trắng tự nhiên, khả năng của các flavonoid prenyl hóa này được đánh giá qua việc bắt gốc tự do 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH), cation gốc 2,2′-azino-bis(3-ethylbenzothiazolin-6-sulfonic acid) (ABTS+) và anion superoxid (O2) cũng như các khả năng ức chế enzym tyrosinase và ức chế sản sinh melanin. Kết quả đã xác định các hợp chất 3 , 4 và artoflavon A (15) có hoạt tính bắt gốc DPPH trung bình, trong khi hợp chất 4 thể hiện hoạt tính bắt gốc ABTS+ điển hình, còn các chất norartocarpetin (7) và artogomezianon (8) thể hiện khả năng bắt gốc ABTS+ trung bình, trong khi các hợp chất 2 , 7 và artocarpin (6) thể hiện  hoạt tính dọn gốc anion superoxid O tốt. Ngoài ra, các hợp chất 78, cudraflavon A (14) và artonin M (17) ức chế sản sinh melanin bằng cách làm giảm mạnh hoạt động của enzym tyrosinase. Hợp chất 6 làm giảm hàm lượng melanin mà không ức chế hoạt động của enzym tyrosinase. Các kết quả này gợi ý rằng các flavonoid phân lập từ loài sa kê (A. altilis) có thể là các ứng viên chống oxy hóa và/hoặc là các tác nhân làm trắng da. Tuy nhiên, cần các nghiên cứu sâu hơn để khẳng định cơ chế hoạt động của chúng.

Phan Thanh Thủy

  1.  

ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA, HÀM LƯỢNG PHENOL TỔNG, FLAVONOID VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA QUẢ SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS)

Jalal T.K. và cs.

Applied biochemistry and biotechnology. 2015; 175(7): 3231-3243

Phần thịt quả, vỏ và toàn bộ quả loài sa kê (Artocarpus altilis) được chiết xuất bằng các dung môi khác nhau như hexan, dichloromethan (DCM) và methanol. Hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết này đã được kiểm tra bằng thử nghiệm loại bỏ gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH). Dịch chiết methanol của phần thịt quả có hoạt tính loại bỏ gốc tự do với IC50 là 55 ± 5,89 μg/ml. Trong thử nghiệm mất màu β-caroten, dịch chiết methanol của phần thịt quả có hoạt tính chống oxy hóa là 88,34 ± 1,31% (chứng dương Trolox: 90,02±1,51%). Tổng hàm lượng phenolic của các dịch chiết thô được xác định bằng quy trình Folin-Ciocalteu; dịch chiết methanol của phần thịt quả cho thấy giá trị hàm lượng phenol tổng cao nhất, tính tương đương theo acid gallic (GAE), là 781±52,97 mg GAE/g mẫu khô. Trong khi tổng hàm lượng flavonoid xác định bằng thử nghiệm so màu nhôm clorid, dịch chiết methanol của phần thịt quả cho giá trị flavonoid cao nhất, tính tương đương theo quercetin (QE) là 6213,33 ± 142,22 mg QE/g. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết thô được kiểm tra bằng phương pháp khuếch tán đĩa chống lại các vi sinh vật gây bệnh, như: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Bacillus cereus, Salmonella typhimurium, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniaCandida albicans. Dịch chiết methanol của phần thịt quả được ghi nhận có vùng ức chế cao nhất đối với vi khuẩn Gram (+) và Gram (-).   Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và MBC/nồng độ diệt nấm tối thiểu (MFC) đối với các dịch chiết cũng được xác định bằng phương pháp vi pha loãng trong khoảng từ 4000 đến 63 μg/ml đối với vi khuẩn gây bệnh. Các giá trị MBC/MFC thay đổi từ 250 đến 4000 μg/ml. Một mối tương quan giữa các thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa, hoạt tính kháng khuẩn và hàm lượng phenolic đã được thiết lập. Kết quả cho thấy rằng các dịch chiết từ ​​các phần của quả loài sa kê có hoạt tính chống oxy hóa sẽ có các hoạt tính sinh học tiềm năng tương quan với hàm lượng cao của các hợp chất phenolic.

Phan Thanh Thủy

  1.  

ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ACETYL HÓA VÀ OXY HÓA ĐỐI VỚI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA TINH BỘT HẠT SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS)

Rincon A.M. và cs.

Archivos latinoamericanos de nutricion. 2007; 57(3): 287-294

Chiết xuất tinh bột của ​​hạt loài sa kê (Artocarpus altilis) đã được biến đổi hóa học bằng cách acetyl hóa và oxy hóa, đồng thời các tính năng của nó được đánh giá và so sánh với chính tinh bột ở dạng tự nhiên. Phân tích thành phần hóa học cho thấy dạng tinh bột biến tính có độ ẩm cao hơn. Hàm lượng tro, protein, chất xơ thô và amylose đã giảm do các biến đổi hóa học, nhưng không làm thay đổi bản chất về tính không đồng đều của hạt tinh bột, hình bầu dục và bề mặt nhẵn của các hạt tinh bột tự nhiên. Acetyl hóa tạo ra những thay đổi về khả năng hấp thụ nước, khả năng trương nở và các chất rắn hòa tan, những giá trị này cao hơn đối với tinh bột acetyl hóa, trong khi các giá trị này đối với tinh bột tự nhiên và tinh bột oxy hóa là tương tự nhau. Cả hai loại biến tính đều làm giảm nhiệt độ hồ hóa; quá trình oxy hóa làm giảm tối đa pic độ nhớt nhưng lại được tăng lên bởi sự acetyl hóa. Độ nhớt của hồ nóng đã giảm bởi cả hai loại biến tính hóa học, trong khi độ nhớt của hồ lạnh thấp hơn trong tinh bột bị oxy hóa và cao hơn trong tinh bột bị acetyl hóa. Sự phân hủy được tăng lên bởi quá trình acetyl hóa và giảm đi bởi oxy hóa. Giá trị lùi đã giảm sau khi acetyl hóa, cho thấy sự biến tính này có thể giảm thiểu sự thoái hóa của tinh bột.

Phan Thanh Thủy

  1.  

THÀNH PHẦN HÓA HÓA HỌC, HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN VÀ CHỐNG OXI HÓA TỪ QUẢ SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS) NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU THỤ QUẢ SA KÊ Ở ĐẢO COMOROS NHƯ LÀ MỘT THỰC PHẨM TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE TIỀM NĂNG HAY LÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Soifoini T. và cs.

Foods. 2021; 10(9): 2136

Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tiềm năng hỗ trợ sức khỏe từ quả cây sa kê (Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg, Họ Moraceae), loại thực phẩm truyền thống của người Comoros, dựa vào đánh giá các mẫu khác nhau theo vùng địa lý. Hơn nữa, mục đích của nghiên cứu này là phát triển sự tiêu thụ quả Sa kê trên đảo Comoros như là một loại thực phẩm tăng cường sức khỏe tiềm năng và đánh giá quả Sa kê như là nguồn cung cấp các phân tử sinh học trong công nghệ thực phẩm nhờ đặc tính chống oxi hóa và kháng khuẩn. Khảo sát về các hoạt chất được thực hiện trên cao chiết từ bột quả cây sa kê được thu mẫu từ 5 vùng khác nhau của Grande Comore (Ngazidja), đảo chính ở Comoros. Qua sàng học về thực vật học chỉ ra sự có mặt của các tannin, polyphenol, flavonoid, leucoanthocyanin, steroid và triterpenoid. Các nhóm hợp chất thứ cấp còn lại là dẫn chất phenol, vitamin C, monoterpen, và các acid hữu cơ. Hàm lượng phenolic tổng số (mgGAE/100 g dược liệu khô) của các cao chiết trong khoảng 29,69 ± 1,40 (quả Sa kê từ Mbadjini-ExMBA) đến 96,14 ± 2,07 (trong quả Sa kê từ Itsandra-ExITS). Các nhóm hợp chất bao gồm flavanol, flavonol, acid cinnamic, các dẫn xuất của acid benzoic và tannin, được phát hiện ở các mức độ khác nhau trong các cao chiết. Acid chlorogenic chiếm hàm lượng cao nhất khoảng giữa 26,57±0,31 mg/100 g dược liệu khô (mẫu ExMIT) và 43,80±5,43 mg/100 g dược liệu khô (mẫu ExMBA). Quercetin là flavonol quan trọng nhất với hàm lượng chiếm khoảng từ 14,68 ± 0,19 mg/100 g DW (mẫu ExMIT) đến 29,60 ± 0,28 mg/100 g DW (mẫu ExITS).

Các cao chiết còn lại cũng giàu các acid hữu cơ và monoterpen. Trong đó acid quinic là acid hữu cơ quan trọng nhất trong dịch chiết quả Sa kê có hàm lượng trong khoảng 77,25 ± 6,04 mg/100 g DW (mẫu ExMBA) đến 658,56 ± 0,25 mg/100 g DW trong mẫu ExHAM. Trong khi đó limonen là monoterpen chính có hàm lượng trong khoảng 85,86±0,23 mg/100 g DW (mẫu ExMIT) đến 565,45±0,24 mg/100 g DW (mẫu ExITS). Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết được đánh giá trên 12 vi khuẩn gây bệnh gồm 6 vi khuẩn Gram dương và 6 vi khuẩn Gram âm. Bằng phương pháp sử dụng đĩa thạch, ngoại trừ Escherichia coliPseudomonas aeruginosa tất cả các vi khuẩn đều nhạy cảm với một hoặc nhiều cao chiết. Đường kính vô khuẩn (Inhibitory Halo Diameters, IDH) dao động khoảng 8 mm đến 16 mm. Salmonella enterica, Clostridium perfringensVibrio fischeri nhạy nhất với IHD > 14 mm, đối với mẫu ExITS. Bằng phương pháp vi pha loãng, MIC trong khoảng từ 3,12 mg/mL đến 50 mg/mL và thay đổi tùy thuộc vào cao chiết. Bacillus megaterium nhạy cảm nhất với MIC ≤ 12,5 mg/mL. Pseudomonas aeruginosa, Shigella flexneriVibrio fischeri ít nhạy cảm nhất với MIC ≥ 12,5 mg/mL. Mẫu ExHAM có hiệu quả nhất với MIC là 3,12 mg/mL đối với Staphylococcus aureus và 6,25 mg/mL đối với Salmonella enterica. Khả năng chống oxy hóa của các cao chiết được đánh giá bằng phương pháp đo năng lực khử sắt (FRAP). Hoạt tính nằm trong khoảng từ 5,44 ± 0,35 (mẫu ExMBA) đến 14,83 ± 0,11 mmol Fe2+/kg DW (mẫu ExHAM). Quả sa kê từ các vùng khác nhau của đảo Comoros chứa các nhóm chất chuyển hóa thứ cấp khác nhau với các tính chất dược lý quan trọng đã được biết. Kết quả của nghiên cứu về các nhóm chất phenol, monoterpen và acid hữu cơ đã cung cấp dữ liệu mới về loài cây Sa kê A. altilis. Loài cây sa kê (A. altilis) từ hòn đảo lớn nhất của quần đảo Comoros cũng thể hiện các hoạt tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, ngay cả khi có sự khác biệt về hiệu quả giữa các mẫu ở các vùng địa lý khác nhau.

Phùng Thị Thanh Hiền

  1.  

TÁC DỤNG CỦA CÁC DIHYDROCHALCONE GERANYL HÓA TỪ DỊCH CHIẾT LÁ SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS) VỚI NHỮNG BIẾN ĐỔI SIÊU CẤU TRÚC CỦA PLASMODIUM FALCIPARUM VÀ MALATE TY THỂ: ENZYM QUINONE OXIDOREDUCTASE

Hidayati A.R. và cs.

International Journal Parasitol Drugs Drug Resist. 2022; 21: 40-50

Gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng gây bệnh sốt rét Plasmodium falciparum. Việc ký sinh trùng tăng sự kháng thuốc điều trị đã thúc đẩy các nghiên cứu để tìm ra các hợp chất chống sốt rét có cấu trúc khác nhau. Những nghiên cứu trước đây đã công bố rằng các dịch chiết từ lá cây sa kê (Artocarpus altilis) có hoạt tính chống sốt rét, kháng P. falciparum (in vitro) và kháng P. berghei (in vivo). Tuy nhiên những công bố này chưa xác định hợp chất nào có hoạt tính chống sốt rét từ cây Sa kê. Nghiên cứu này đã xác định được 2-geranyl-2',4',3,4-tetrahydroxy-dihydrochalcon (1) từ lá cây Sa kê có hoạt tính chống sốt rét. Vì các chalcone trong tự nhiên đã được chứng minh có tác dụng ức chế không bào dinh dưỡng và chuỗi vận chuyển điện tử ty thể (ETC), nên tác dụng của hợp chất 1 trên thay đổi về hình thái trong không bào dinh dưỡng và ức chế sinh hóa của enzym ETC đã được nghiên cứu. Sự tiếp xúc với hợp chất 1 đã làm suy yếu sự phát triển vô tính trong hồng cầu và dựa vào phân tích TEM đã xác định được ảnh hưởng rõ ràng đến cấu trúc không bào dinh dưỡng. Trong số các enzym ETC, hợp chất 1 ức chế malate ty thể: enzym quinon oxyoreductase (PfMQO) và không biểu hiện sự ức chế trên dihydroorotat dehydrogenase (DHODH) cũng như các hoạt tính phức hợp bc1. Nghiên cứu này đã đề xuất hợp chất 1 có cơ chế hoạt động kép, ảnh hưởng đến không bào dinh dưỡng và ức chế quá trình liên quan đến PfMQO trong ty thể.

Phùng Thị Thanh Hiền

  1.  

CÁC PRENYL STILBENOID ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH VIÊM NHIỄM THÔNG QUA ỨC CHẾ ĐƯỜNG TRUYỀN TÍN HIỆU NF-ΚB/AP-1, CÁC CYCLOOXYGENASE VÀ LIPOXYGENASE

Hošek J. và cs.

Journal of Natural Products. 2019; 82(7): 1839-1848

Stilbenoid là thành phần quan trọng trong thực phẩm (ví dụ: đậu phộng, nho, các loại quả mọng), đồ uống (rượu vang, trà) và cây thuốc. Các công bố chỉ ra khả năng chống viêm của stilbenoid, bao gồm trans-resveratrol và các dẫn xuất của nó. Tuy nhiên, những thông tin về các dẫn xuất prenyl stilbenoid còn tương đối ít. Hợp chất mới prenyl stilbenoid (2) đã được phân lập từ cây sa kê (Artocarpus altilis) và cấu trúc của nó được xác định dựa vào phân tích phổ 1D, 2D NMR và HR-MS. Ba prenyl stilbenoid khác được tổng hợp 9-11. Khả năng kháng phù nề của các hợp chất này được xác định bằng cách thử nghiệm cùng với các stilbenoid đã được biết đến trong tự nhiên từ loài Macaranga siamensisArtocarpus heterophyllus trên các thử nghiệm in silico và trên tế bào. Sự ức chế 5-lipoxygenase (5-LOX) cũng được thể hiện bằng cách sử dụng phương pháp mô phỏng phân tử đối với các stilbenoid hoạt động mạnh nhất để làm sáng tỏ phương thức tương tác giữa các hợp chất này và enzym. Tác dụng của chúng đối với yếu tố hạt nhân tiền viêm-κB (NF-κB) và đường truyền tín hiệu protein hoạt hóa 1 (AP-1) được phân tích. Dòng tế bào THP1-XBlue-MD2-CD14 được sử dụng làm mô hình để xác định khả năng chống viêm của của các hợp chất này và sự kích thích lipopolysaccharid (LPS) của thụ thể giống Toll 4 đã tạo ra một tầng tín hiệu dẫn đến việc kích hoạt NF-κB/AP. Khả năng của prenyl stilbenoid là làm suy giảm quá trình sản sinh các cytokin tiền viêm như yếu tố hoại tử khối u α (TNF-α) và interleukin-1β (IL-1β) đã được đánh giá sâu hơn bằng cách sử dụng đại thực bào THP-1 bị kích thích bởi LPS.

Phùng Thị Thanh Hiền

  1.  

XÁC ĐỊNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG QUERCETIN, THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂY SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS) BẰNG CÁCH TẬP TRUNG VÀO CÁC GEN LIÊN QUAN ĐẾN AOPOTOSIS VÀ CHU TRÌNH TẾ BÀO: HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TRÊN CÁC DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ BIỂU MÔ PHỔI NGƯỜI

Jalal T.K. và cs.

Nutrion Cancer. 2019; 71(5): 792-805.

Chín hợp chất phenolic được xác định và định lượng trong quả loài cây Sa kê (Artocarpus altilis). Hợp chất chính là quercetin, là flavonoid chính được xác định và định lượng trong cao chiết methanol từ phần thịt quả Sa kê. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng gây độc tế bào in vitro. Nồng độ ức chế 50% được xác định bằng kỹ thuật nhuộm xanh trypan. Phương pháp đo dòng chảy tế bào được sử dụng để đánh giá sự cảm ứng apoptosis và điều hòa chu kỳ tế bào. Biểu hiện gene của apoptosis và điều hòa chu kỳ tế bào được đánh giá bằng nghiên cứu RT-qPCR về hiệu quả của cao chiết methanol từ thịt quả Sa kê trên dòng tế bào ung thư biểu mô phổi người (A-549). Kết quả cho thấy cao chiết làm tăng đáng kể số lượng tế bào ở pha G2/M (p < 0,05). Hơn nữa, cao chiết điều hòa giảm biểu hiện của gen chống apoptosis BCL-2 và điều hòa tăng biểu hiện gene tiền apoptosis BAX. CASPASE-3 được hoạt hóa bởi cao chiết và là yếu tố cảm ứng apoptosis theo con đường ty thể phụ thuộc CASPASE-3. Kết quả là cao chiết từ phần thịt quả Sa kê có hoạt tính cao nhất trong các thử nghiệm, điều này là do hàm lương quercetin chiếm 78% flavonoid tổng số. Tóm lại, những nghiên cứu này chỉ ra loài cây sa kê (A. altilis) gây ra quá trình apoptosis theo con đường phụ thuộc vào ty thể bằng cách giải phóng và điều chỉnh tăng biểu hiện của cytochrom C và điều chỉnh biểu hiện thành phần gây apoptosis ngược dòng, bao gồm BCL-2 và BAX.

                                                           Phùng Thị Thanh Hiền

  1.  

CÁC PRENYL DIHYDROCHALCONE TỪ CÂY SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS) ỨC CHẾ TẾ BÀO UNG THƯ Ở ĐIỀU KIỆN DINH DƯỠNG THẤP

Nguyen Thi Thanh Mai và cs.

Enzymes. 2015; 37: 95-110.

Các dòng ung thư tuyến tụy ở người có khả năng tồn tại mạnh mẽ ở trong các điều kiện nghèo chất dinh dưỡng và dưới môi trường vi mô khối u. Một chiến lược cắt giảm dinh dưỡng trong sàng lọc thuốc chống ung thư đã phát hiện ra các tác nhân ức chế chọn lọc tế bào ung thư trong điều kiện dinh dưỡng thấp. Cây sa kê (Artocarpus altilis, Họ Moraceae) là dược liệu dân gian dùng để điều trị các bệnh khác nhau. Các hợp chất prenyl flavonoid và prenyl chalocon từ sa kê cùng với khả năng gây độc tế bào ung thư của chúng đã được công bố. Chương này  các thành phần hóa học, sinh tổng hợp, hoạt tính độc tế bào và hoạt tính chống ung thư tuyến tụy trong điều kiện nghèo chất dinh dưỡng trên dòng tế bào PANC-1 người của loài cây sa kê A. altilis.

                                                           Phùng Thị Thanh Hiền

  1.  

CÁC PRENYL DIHYDROCHALCONE Từ Lá sa kê (ARTOCARPUS ALTILIS) và Hoạt tính ỨC CHẾ TẾ BÀO UNG THƯ Ở ĐIỀU KIỆN DINH DƯỠNG THẤP 

Nguyen Thi Thanh Mai và cs.

Planta Medica. 2014; 80: 193-200.

Các tế bào ung thư tụy ở người có khả năng chịu được môi trường nghèo dinh dưỡng, giúp chúng tồn tại được cả trong những vi môi trường khối u. Tìm kiếm các tác nhân đặc hiệu ức chế tế bào ung thư ở trong điều kiện nghèo dinh dưỡng là một hướng mới trong sàng lọc các thuốc chống ung thư. Trong nghiên cứu này, cao chiết methanol từ lá loài cây sa kê (Artocarpus altilis) cho thấy khả năng gây độc tế bào ung thư tuyến tụy PANC-1 đến 100% ở trong điều kiện nghèo chất dinh dưỡng ở nồng độ 50 µg/mL. Hơn nữa, từ cao chiết methanol đã phân lập được tám geranyl dihydrochalcone mới là sakenin A-H (1-8) cùng với bốn hợp chất đã công bố là (9-12). Trong đó sakenin F (6) và H (8) là hai hợp chất gây độc tế bào mạnh nhất với PC50 lần lượt là 8,0 µM và 11,1 µM.

Phùng Thị Thanh Hiền

  1.  

HỢP CHẤT PRENYL AURON TỪ CÂY SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS)

Tran Thu Huong và cs.

Journal of Asian Natural Products Research. 2012; 14(9): 923-928

Nghiên cứu thực vật từ cao chiết methanol của loài cây sa kê (Artocarpus altilis) được hợp chất mới là prenyl auron, artocarpauron (1), cùng với tám hợp chất đã biết bao gồm hai prenyl chalcon (23), ba prenyl flavanon (4-6) và ba triterpenenoid (7-9). Cấu trúc của hợp chất (1) đã được xác định là 6-hydroxy-2-[8-hydroxy-2-methyl-2-(4-methyl-3-pentenyl)-2H-1-benzopyran-5-ylmethylen]-3(2H)-benzofuranon bằng các phương pháp phổ cộng hưởng từ 1D và 2D cùng với khối phổ cộng hưởng cyclotron (FT-ICR-MS). Hợp chất 1 thể hiện khả năng bắt gốc tự do NO ở mức trung bình, trong khi cả hai hợp chất 23 cho khả năng bắt gốc tự do DPPH ở mức trung bình so với chứng dương là  (+)-catechin.

                                                                      Phùng Thị Thanh Hiền

  1.  

SÀNG LỌC HÓA THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYM CHUYỂN ANGIOTENSIN IN VITRO CỦA LÁ CÂY SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS)

Siddesha J.M. và cs.

Natural Product Research. 2011; 25(20): 1931-1940.

Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của cao chiết từ lá loài sa kê (Artocarpus altilis) đến hoạt tính của enzym chuyển angiotensin (ACE). Trong số các cao chiết đã thử thì cao chiết nóng ethanol từ lá Sa kê thể hiện hoạt tính ức chế ACE mạnh với giá trị IC50 là 54,08±0,29 µg mL⁻¹, theo sau đó là cao chiết ethyl acetat lạnh với IC50 là 85,44 ±0,85 µg mL⁻¹. Ngược lại, cao chiết nước nóng có giá trị IC50 là 765,52±11,97 µg mL⁻¹. Hơn nữa, phân tích về thực vật học cho thấy sự phân bố đa dạng của các hợp chất tannin, phenolic, glycosid, saponin, steroid, terpenoid và anthaquinon trong các cao chiết lạnh và nóng từ lá loài sa kê. Từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt tính ức chế ACE và hàm lượng cao của các glycosid và dẫn chất phenol. Kết luận, nghiên cứu hỗ trợ việc sử dụng lá loài cây sa kê trong y học dân gian để điều trị tăng huyết áp theo cơ chế ức chế tạo thành angiotensin. Ngoài ra, các nghiên cứu về phân lập và đặc tính của phân tử có hoạt tính ức chế ACE đặc hiệu từ cao chiết ethyl acetat, ethanol và methanol từ lá loài cây sa kê cần được quan tâm thêm.

                                                                     Phùng Thị Thanh Hiền

  1.  

CÁC PRENYL FLAVONOID TỪ CÂY SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS)

Shamaun S.S. và cs.

Journal Natural Medicine. 2010; 64(4): 478-481.

Sáu hợp chất prenyl flavone được tách ra từ cao chiết của vỏ cây sa kê (Artocarpus altilis), một hợp chất mới prenyl flavon hydroxyartocarpin (1) được xác định là 3-(γ,γ-dimethylallyl)-6-isopentenyl-5,8,2',4'-tetrahydroxy-7-methoxyflavon và các hợp chất đã biết là artocarpin (2), morusin (3), cycloartobiloxanthon (4), cycloartocarpin A (5) và artoindonesianin V (6). Cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng các phương pháp phổ (IR, MS, 1H-NMR, 13C-NRM) và so sánh với dữ liệu đã công bố của các hợp chất tham khảo.

                                                                      Phùng Thị Thanh Hiền

  1.  

CÁC GERANYL FLAVONOID TỪ LÁ CÂY SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS)

Wang Y. và cs.

Phytochemistry. 2007; 68(9): 1300-1306.

Năm hợp chất geranyl dihydrochalcon là: 1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3-{4-hydroxy-6,6,9-trimethyl-6a,7,8,10a-tetrahydro-6H-dibenzo[b,d]pyran-5-yl}-1-propanon (2), 1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3-[3,4-dihydro-3,8-dihydroxy-2-methyl-2-(4-methyl-3-pentenyl)-2H-1-benzopyran-5yl]-1-propanon (4), 1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3-[8-hydroxy-2-methyl-2-(3,4-epoxy-4-methyl-1-pentenyl)-2H-1-benzopyran-5-yl]-1-propanon (5), 1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3-[8-hydroxy-2-methyl-2-(4-hydroxy-4-methyl-2-pentenyl)-2H-1-benzopyran-5-yl]-1-propanon (8), và 2-[6-hydroxy-3,7-dimethylocta-2(E),7-dienyl]-2',3,4,4'-tetrahydroxydihydrochalcon (9), và bốn geranyl flavonoid đã biết (1, 3, 6, 7) đều được phân lập từ lá cây sa kê (Artocarpus altilis). Cấu trúc của chúng được xác định bằng các phương pháp phổ và so sánh với các giá trị tham khảo. Hợp chất 2, 4 9 biểu hiện khả năng gây độc tế bào ở mức trung bình trên các tế bào ung thư người SPC-A-1, SW-480 và SMMC-7721.

                                                                     Phùng Thị Thanh Hiền

  1.  

TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ ĐỘC TÍNH CỦA SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS (PARK.) FOSBERG)

Yumni G.G. và cs.

Journal Tumbuhan Obat Indonesia. 2021; 14(1): 55-70

Indonesia là quốc gia có đa dạng sinh học lớn với nhiều loại thực vật có tác dụng chữa bệnh, chẳng hạn như “sukun” (Artocarpus altilis) hay được gọi là “quả Sa kê”. Sa kê là một loại cây thường xanh thân gỗ đã được sử dụng trong dân gian với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả tác dụng chữa bệnh. Quả Sa kê rất giàu carbohydrate và chất xơ như một nguồn thực phẩm. Lá và vỏ được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị các bệnh khác nhau và có nhiều lợi ích cho sức khỏe khác. Bài viết này nhằm trình bày tổng quan chuyên sâu về tiềm năng của Sa kê từ toàn cảnh các nghiên cứu thực vật học, thành phần hóa học, tác dụng dược lý và độc tính. Dựa trên nghiên cứu tài liệu, Sa kê đã được sử dụng theo kinh nghiệm ở Indonesia như một loại dược liệu. Dữ liệu khoa học của Sa kê cho thấy có các tác dụng kháng viêm, kháng tiểu cầu, chống oxy hóa, chống xơ vữa động mạch, chống tăng lipid máu, chống sốt rét, trị đái tháo đường, bảo vệ tim mạch và chống ung thư. Sa kê chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học như terpenoid, flavonoid, alkaloid và các dẫn chất phenol. Tuy nhiên, các hợp chất flavonoid thường thuộc các nhóm geranyl hoặc prenyl như cycloartenol, artonin V và cyclomulberin. Các hợp chất này phân bố trong lá, vỏ, gỗ và quả. Chưa có nhiều dữ liệu liên quan đến độc tính của Sa kê. Cao chiết ethanol từ lá Sa kê không cho thấy bất kỳ tác dụng độc hại đáng kể nào trong các thí nghiệm trên động vật. Tuy nhiên, độc tính của cao chiết nước là không rõ ràng, và do đó, cần phải được nghiên cứu để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Nguyễn Thị Hồng Anh

  1.  

DỊCH CHIẾT TỪ LÁ SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS [PARK.] FOSBERG) CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG VIÊM, CHỐNG OXY HÓA VÀ ỨC CHẾ MIỄN DỊCH

 

Palupi D.H.S và cs.

Rasayan Journal of chemistry. 2020; 13(1): 636-646

Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và điều hòa miễn dịch của cao chiết ethanol của lá, quả và vỏ cây Sa kê (Artocarpus altilis [Park.] Fosberg) mà theo kinh nghiệm dân gian, được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến viêm. Các cao chiết ethanol ở liều 100 và 200 mg/kg được dùng đường uống trên chuột cống trắng bị gây viêm mãn tính bằng Freund's Complete Adjuvant trong 14 ngày để đánh giá tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa in vivo. Tỷ lệ viêm tối đa, nồng độ các gốc tự do peroxide trong huyết thanh và hoạt tính superoxid dismutase trong gan đã được ghi nhận, và tác dụng chống oxy hóa in vitro của các cao chiết được đánh giá thông qua khả năng dọn gốc tự do nitric oxid và DPPH. Ngoài ra, tác động điều hòa miễn dịch được đánh giá ở chuột nhắt trắng bằng trọng lượng tương đối của các cơ quan bạch huyết, chỉ số thực bào, phản ứng quá mẫn chậm và hiệu giá haemagglutinin. Hàm lượng phenolic và flavonoid tổng cao nhất có trong cao chiết lá. Việc cho uống cao chiết lá Sa kê với liều 200 mg/kg cho thấy giảm đáng kể tình trạng viêm, giảm mức độ peroxide huyết thanh và tăng hoạt tính của enzym superoxid dismutase (p < 0,05) so với chuột không được điều trị. Cả ba cao chiết đều thể hiện hoạt tính chống oxy hóa in vitro, với cao chiết từ lá có tác dụng điển hình nhất (p < 0,05). Tác dụng ức chế miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu của cao chiết lá đã được chứng minh là có ý nghĩa ở liều 200 mg/kg. Kết quả này chỉ ra rằng cao chiết lá Sa kê có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và ức chế miễn dịch ở liều uống 200 mg/kg.

Nguyễn Thị Hồng Anh

  1.  

CAO CHIẾT GỖ CÂY SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS) CÓ TÁC DỤNG BẢO VỆ DA CHỐNG LẠI TIA UVB IN VITROIN VIVO

Tiraravesit N. và cs.

Journal of Ethnopharmacology. 2015; 175: 153-162

Công dụng dân gian: Cây sa kê (Artocarpus altilis) đã được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc dân gian truyền thống ở Đông Nam Á để điều trị nhiều bệnh bao gồm các rối loạn về da chẳng hạn như loét và viêm da.

Mục đích của nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng ngăn ngừa tổn thương bức xạ gây bởi tia cực tím B (UVB) của cao chiết giàu artocarpin từ Sa kê.

Nguyên liệu và phương pháp: Hàm lượng artocarpin trong cao chiết được xác định bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Thử nghiệm DPPH được sử dụng để đánh giá tác dụng bắt gốc tự do của cao chiết, được so sánh với hoạt tính của acid L-ascorbic và α-tocopherol. Tác dụng gây độc tế bào và ức chế sự tăng sinh của các tế bào được xử lý với cao chiết được xác định bằng cách sử dụng các thử nghiệm XTT và BrdU tương ứng. Các nguyên bào sợi và tế bào sừng của da người được xử lý trước với cao chiết trong 24 giờ và sau đó được chiếu xạ bằng UVB ở 128 J/cm2. Mức độ TNF-α và IL-6 được giải phóng từ các tế bào sừng được chiếu xạ bằng UVB và biểu hiện MMP-1 và procollagen loại I được tạo ra bởi các nguyên bào sợi được chiếu xạ bằng UVB được đo bằng ELISA và/hoặc phương pháp Western Blot. Da không có lông của chuột đực (ICR lai ghép) được xử lý bằng dịch chiết hoặc dung dịch acid L-ascorbic trước khi tiếp xúc với UVB. Liều chiếu UVB liên tục tăng lên 18, 36, 54 và 72 J/cm2 vào các tuần 1-4, 4-7, 7-10 và 10-12 tương ứng. Độ dày lớp biểu bì và hàm lượng collagen trong da của những con chuột được chiếu xạ UVB được đánh giá bằng bức xạ.

Kết quả: Nồng độ cao chiết 50 µg/mL không có độc tính và không ức chế sự tăng sinh của nguyên bào sợi. Quá trình tiền xử lý nguyên bào sợi với dịch chiết ở nồng độ 50 µg/mL trước khi chiếu xạ UVB làm suy giảm quá trình sản xuất MMP-1 nhưng không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất procollagen loại I. Cao chiết cũng làm giảm sự sản xuất TNF-α và IL-6 do UVB gây ra trong tế bào sừng. Hơn nữa, việc sử dụng cao chiết tại chỗ đã ức chế sự dày lên của biểu bì và mất collagen ở da tiếp xúc với UVB mãn tính ở chuột.

Kết luận: Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cao chiết Sa kê ngăn chặn sự thay đổi cấu trúc ở da bị tổn thương do chiếu xạ tia cực tím B. Sự ức chế này, ít nhất là một phần, qua trung gian là giảm sản xuất MMP-1 trong nguyên bào sợi và giảm sản xuất TNF-α và IL-6 trong tế bào sừng.

Nguyễn Thị Hồng Anh

  1.  

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC, HÀM LƯỢNG PHENOL TỔNG VÀ HÀM LƯỢNG FLAVONOID TỔNG CỦA SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS)

Nguyen Do Ngoc Phung

European Journal of Engineering and Technology Research. 2022; 7(6): 134-137.

Sa kê chứa hàm lượng lớn các hợp chất phenol - được biết đến là có nhiều tác dụng sinh học. Trong nghiên cứu này, một số cao chiết từ lá loài Sa kê đã được xác định hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng số, hoạt tính dọn gốc tự do DPPH, ức chế enzym tyrosinase, ức chế collagenase và tác dụng chống tia UV. Các cao chiết từ lá cây Sa kê cho thấy có hàm lượng polyphenol tổng số, flavonoid tổng số cao cũng như tác dụng sinh học tốt. Chính vì vậy, lá sa kê có thể là nguồn nguyên liệu tiềm năng để phát triển các sản phẩm làm trắng da và chống lão hóa.

Lê Thị Loan

  1.  

ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CỦA CAO CHIẾT ETHYL ACETAT TỪ LÁ SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS (PARK.) FOSBERG) BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH TRÊN TÔM NƯỚC MẶN

Aried Eriadi và cs.

Journal homepage. 2022; 2582: 7421.

Lá cây sa kê [Artocarpus altilis (Parkinson ex F.A. Zorn) Fosberg], thuộc họ Moraceae là loài thực vật được tìm thấy ở hầu hết các vùng thuộc Indonesia và được sử dụng như một loại thuốc y học cổ truyền. Lá Sa kê có tác dụng chống oxy hóa tốt, có thể được sử dụng như một liệu pháp thay thế trong điều trị ung thư. Mục đích của nghiên cứu này là xác định độc tính của cao chiết ethyl acetat từ lá Sa kê. Quan sát hoạt tính gây độc tế bào sử dụng phương pháp gây độc trên tôm nước mặn với các nồng độ thử nghiệm là 1000 μg/ml, 100 μg/ml và 10 μg/ml cho thấy tỷ lệ chết tương ứng là 100%, 83,33% và 56,66%. Kết quả này cho thấy cao chiết ethyl acetat từ lá loài sa kê (A. altilis) có độc tính tế bào cao theo cách phân loại độc tính, với liều gây chết 50% là LC50 = 11,180 μg/ml. Như vậy, có thể kết luận rằng lá loài Sa kê có thể có hoạt tính độc tế bào.

                                                                                        Lê Thị Loan

  1.  

TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA VÀ KHÁNG VIÊM IN VITRO CỦA PROTEIN THỦY PHÂN TỪ QUẢ SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS)

Sodiq Oluwaseun Dada và cs.

Scientific Reports. 2023; 13(1): 1493

Protein thủy phân từ các nguồn thực phẩm có nhiều tác dụng sinh lý và sinh học. Loài sa kê (Artocarpus altilis) là cây thường xanh có nhiều lợi ích. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi đã đánh giá tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm in vitro của protein thủy phân từ Sa kê. Protein được phân lập từ Sa kê và được thủy phân bằng pepsin và trypsin riêng biệt với tỷ lệ enzym: cơ chất là 1:8; 1:16 và 1:32. Tác dụng chống oxy hóa được đánh giá thông qua các thử nghiệm tạo phức với Fe2+, ­dọn gốc tự do DPPH và dọn gốc tự do hydrogen peroxide. Tác dụng kháng viêm được xác định dựa trên tác dụng đối với sự ly giải màng tế bào hồng cầu gây bởi dung dịch nhược trương và sự biến tính protein bởi nhiệt. Mức độ thủy phân của dịch thủy phân trypsin tăng lên khi tỷ lệ enzyme-cơ chất tăng, trong khi đó phản ứng thủy phân do pepsin giảm khi tỷ lệ enzyme-cơ chất tăng lên. Các acid amino chiếm ưu thế trong protein của quả Sa kê và sản phẩm thủy phân là glutamat, aspartat và leucin. Các sản phẩm thủy phân protein thu được từ quá trình sử dụng pepsin và trypsin có tác dụng dọn gốc DPPH tương ứng là 43,0±0,01 % và 22,2±0,01%. Tuy nhiên sản phẩm thủy phân protein bởi trypsin có khả năng tạo phức Fe2+ cao hơn, trong khi đó protein thủy phân bởi pepsin có khả năng dọn gốc hydrogen peroxid tốt hơn. Protein thủy phân bởi trypsin cho thấy khả năng làm ổn định màng tế bào và ức chế quá trình biến tính protein tốt hơn. Những kết quả trên cho thấy rằng protein thủy phân từ sa kê có tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm đáng kể và có thể là tiền đề cho ngành công nghiệp thực phẩm phát triển dưới dạng thực phẩm chức năng.

Lê Thị Loan

  1.  

VIÊN NANG TỪ CAO CHIẾT SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS) LÀM GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT LÚC ĐÓI Ở BỆNH NHÂN TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Sitorus Junedi và cs.

Open Access Macedonian Journal of Medical Sciences. 2022; 10(A): 315-320.

Đặt vấn đề: Kiểm soát bệnh nhân tiền đái tháo đường là cần thiết để giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Các chiến lược ngăn ngừa tiền đái tháo đường đã được cộng đồng thực hiện rộng rãi bằng các thuốc y học cổ truyền.

Mục đích: Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác dụng của cao chiết sa kê (Artocarpus altilis) làm giảm đường huyết lúc đói trên bệnh nhân ở Maros Regency, Indonesia.

Nguyên liệu và phương pháp: Nghiên cứu này là một thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên có đối chứng, chia ngẫu nhiên những người tham gia thành 2 nhóm sử dụng cao chiết Sa kê (n =37) và nhóm đối chứng dùng giả dược (n = 37). Nồng độ đường huyết lúc đói được sàng lọc thông qua phương pháp enzym đơn giản, sau đó được xác nhận lại bằng phương pháp quang phổ. Nồng độ đường huyết lúc đói được đánh giá lại sau 28 ngày can thiệp, bên cạnh các hoạt động thể chất, chế độ ăn và tư vấn về tiền đái tháo đường và đái tháo đường. Cao chiết sa kê thu được từ quá trình chiết ngâm lạnh và đông khô ở -60°C. Số liệu được phân tích sử dụng kiểm định bình phương, kiểm định t-test không phụ thuộc, t-test và Wilcoxon test.

Kết quả: Hầu hết người tham gia là nữ (68,0%), 40-49 tuổi (51,9%) và phụ huynh nội trợ (70,3%). Dữ liệu ban đầu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm (p > 0,005). Sau 28 ngày, nhóm được can thiệp có sự giảm đáng kể về nồng độ đường huyết lúc đói (114,89±6,6 với 98,73±4,8, p < 0,001) trong khi nhóm đối chứng không có sự thay đổi (113,62±6,6 với 113,59± 6,7, p = 0,768).

Kết luận: Có sự giảm đáng kể đường huyết lúc đói ở nhóm sử dụng cao chiết sa kê.

Lê Thị Loan

  1.  

HOẠT TÍNH KHÁNG PLASMODIUM CỦA CAO CHIẾT VỎ THÂN SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS)

Aladesanmi A.J. và cs.

African Journal of Infectious Diseases. 2022; 16(2): 33-45

Đặt vấn đề: Tiềm năng của vỏ thân sa kê (Artocarpus altilis) như một tác nhân điều trị sốt rét an toàn và thành phần hợp chất có tác dụng điều trị sốt rét đã được khám phá.

Nguyên liệu và phương pháp: Vỏ thân sa kê (A. altilis) phơi khô, được chiết với ethanol 70%, lọc và cô áp suất giảm đến cao đặc (EE). Cao chiết Sa kê (A. altilis) được phân đoạn thành các phân đoạn n-hexan (AAH), dichloromethan (AAD), ethyl acetat (AAE), n-butanol (AAB) và phân đoạn nước (AAQ) sau khi xác định độc tính cấp bằng phương pháp của Lorke’s. Các phân đoạn này được đánh giá hoạt tính kháng sốt rét (liều từ 0–200 mg/kg) trên chuột nhắt trắng nhiễm Plasmodium berghei-berghei nhạy cảm với chloroquin. Nước muối sinh lý và chloroquin liều 10 mg/kg được sử dụng ở nhóm đối chứng (chứng âm) và chứng dương. Thời gian sống và tỷ lệ sống sót của chuột ở cả hai thí nghiệm được quan sát 28 ngày sau khi dùng thuốc, 5 cao phân đoạn (AAH1- AAH5) thu được sau khi triển khai sắc ký cột phân đoạn AAH có hoạt tính mạnh nhất cũng được đánh giá tác dụng chống sốt rét (liều từ 0–50 mg/kg). Tiếp tục tinh chế phân đoạn AAH5 bằng sắc ký cột và sắc ký lớp mỏng điều chế (PTLC) lặp lại thu được 3 phân đoạn trên PTLC, sau đó tiếp tục phân tích GC-MS.

Kết quả: Cao chiết tổng (EE) có ED50 và LD50 lần lượng là 227,17 và > 5000 mg/kg, trong khi đó các cao phân đoạn có ED50 lần lượt là AAH 79,14; AAD 215,59; AAE 160,46; AAB 81,42 và AAQ 90,85 mg/kg. Các cao phân đoạn sắc ký cột từ AAH có ED50 như sau AAH1 21,95; AAH2, 26,96; AAH3, 21,30; AAH4, 20,92 và AAH5, 20,75 mg/kg; do đó AAH5 được xem là phân đoạn có hoạt tính mạnh nhất. Phân tích GC-MS cho thấy có 11 hợp chất (1-11) trong 3 phân đoạn của bản mỏng điều chế từ AAH5 và được xem như là các hợp chất kháng Plasmodium từ dược liệu này.

Kết luận: Vỏ thân sa kê (Artocarpus altilis) là một tác nhân tiềm năng trong kiểm soát sốt rét và an toàn khi sử dụng đường uống.

Lê Thị Loan

 

 

 

CHUYÊN ĐỀ 2: THƯỜNG XUÂN

  1.  

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG CANH TÁC KHÁC NHAU ĐẾN ĐẶC TÍNH QUANG HỢP CỦA THƯỜNG XUÂN (HEDERA NEPALENSIS VAR. SINENSIS) TRONG ĐIỀU KIỆN HẠN.

Zhang Jue và cs.

Journal of Zhejiang Forestry Science and Technology. 2018; 38(1): 69-76

Thí nghiệm được tiến hành dựa trên so sánh về hàm lượng nước tương đối của môi trường canh tác thông thường (vỏ thông: than bùn: đá trân châu: cát sông=5:4:0,6:0,4) với 'Pafcal' và 'Tan Mian' trong 30 ngày và ảnh hưởng đến tính chịu hạn của cây con thường xuân được trồng trong ba giá thể nêu trên trong thời gian từ ngày 1 đến ngày 30 tháng 7 năm 2015. Các đặc tính quang hợp và hàm lượng diệp lục được xác định ở ngày thứ 0 (CK), ngày thứ 10, ngày thứ 20 dưới áp lực hạn hán và ngày thứ 10 sau khi bù nước bằng phương pháp tách khí. Kết quả cho thấy hàm lượng nước tương đối cao nhất trong môi trường thông thường, tiếp theo là 'Tan Mian' và 'Pafcal'. Các chỉ tiêu quang hợp của cây con trồng trong điều kiện hạn hán có sự thay đổi tương tự trong môi trường thử nghiệm, tuy nhiên các chỉ tiêu này có thay đổi nhiều hơn khi trồng trên giá thể 'Pafcal'. Cây thường xuân có khả năng thích ứng hạn hán tốt nhất, hàm lượng nước tương đối cao nhất trong môi trường thông thường, tiếp theo là 'Tan Mian' và 'Pafcal'. Các chỉ số quang hợp của cây con có sự thay đổi lớn hơn khi trồng trên 'Pafcal' dưới điều kiện hạn hán nghiêm trọng, cho thấy cây con không thể chịu được hạn hán kéo dài trong môi trường này. Sau khi bù nước, cây con trồng trong môi trường thông thường và 'Tan Mian' phục hồi tốt hơn so với trồng trong 'Pafcal.

Lô Đức Việt, Bùi Thị Xuân

  1.  

ẢNH HƯỞNG STRESS CỦA CHÌ ĐỐI VỚI SỰ SINH TRƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CÂY THƯỜNG XUÂN (HEDERA NEPALENSIS VAR. SINENSIS).

Li WanTing và cs.

Journal of Yunnan Agricultural University. 2019; 34(1): 103-109

Mục đích: Nhằm khảo sát ảnh hưởng của stress chì đến đặc tính sinh trưởng của cây con thường xuân và những ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và các đặc tính sinh lý đã được nghiên cứu ảnh hưởng stress của chì rút ra cơ sở lý thuyết cho việc canh tác kháng chì và chọn lọc cây trồng chịu chì.

Phương pháp:  Cây thường xuân được sử dụng làm vật liệu thí nghiệm, các đặc điểm sinh trưởng và sinh lý được xác định ở các nồng độ Pb(CH3COO)2 khác nhau các nhóm công thức.

Kết quả: Chiều cao cây, khoảng cách giữa các lóng, sinh khối thân, sinh khối lá và tổng sinh khối giảm đáng kể dưới stress nồng độ Pb2+ thấp hơn (50, 200 µmol/L), và hàm lượng MDA, hàm lượng protein hòa tan, chất chống oxy hóa hoạt động của enzyme CAT và POD trong lá cây cũng tăng lên. Trong khi dưới stress nồng độ Pb2+ cao hơn (400, 800 µmol/L), chiều cao cây và khoảng cách giữa các nhánh tăng lên, nhưng sinh khối không thay đổi đáng kể, thân có vẻ dài hơn đáng kể; đồng thời, hàm lượng protein hòa tan, hàm lượng gốc oxy tự do và hoạt tính của enzym chống oxy hóa SOD cũng tăng lên đáng kể.

Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy cây thường xuân có khả năng chịu stress chì cao và có thể chống lại tác hại của oxy phản ứng khi bị stress chì bằng cách kích hoạt hệ thống chống oxy hóa của nó và tăng lượng protein hòa tan. Ngoài ra, thực vật sẽ bị ức chế sinh trưởng bởi stress chì ở nồng độ thấp hơn trong khi bị kích thích tăng trưởng quá mức bởi stress chì ở nồng độ cao hơn.

Nguyễn Thị Mai Phương, Bùi Thị Xuân, Tô Thị Ngân

53. 

BÁO CÁO ĐẦU TIÊN VỀ BỆNH ĐỐM LÁ THƯỜNG XUÂN (HEDERA NEPALENSIS VAR. SINENSIS) DO VI KHUẨN XANTHOMONAS CAMPESTRIS PV. HEDERAE Ở TRUNG QUỐC

Zhang X. F.  và cs.

Plant Disease. 2016; 100(5): 1007.

Hedera nepalensis var. sinensis, thường được gọi là cây thường xuân Himalaya hoặc “chang chun teng”, là một loại cây trồng trong nhà phổ biến vì giá trị làm cảnh và làm thuốc của nó. Ban đầu nó được biết đến như một loại cây che phủ để chống xói mòn đất dọc theo đường cao tốc. Vào mùa xuân năm 2015, các triệu chứng nghi ngờ đốm lá đã được quan sát thấy trên lá của cây thường xuân mọc trong vòng đai trên đường cao tốc ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, triệu chứng ban đầu là những vết đốm màu nâu không định hình, xung quanh có quầng vàng nằm ở mép lá. Khi bệnh phát triển, những triệu chứng đốm này lan rộng và liên kết với nhau tạo thành những vết chết hoại hình chữ V ngược lớn hơn. Để phân lập tác nhân gây bệnh, 40 lá thường xuân có triệu chứng đốm được khử trùng bằng ethanol 75% trong 30 giây và sau đó rửa ba lần trong nước cất vô trùng; các vết đốm được cắt để phân lập tác nhân gây bệnh trên môi trường dinh dưỡng (NA). Vi khuẩn được phân lập từ những mẫu lá bị nhiễm bệnh và được sử dụng để lây bệnh nhân tạo. Các lá thường xuân không có triệu chứng nhiệm bệnh  được lây nhiễm bằng cách phun dịch vi khuẩn (1 ×108  CFU/ml) (Klement, 1990) và công thức đối chứng được phun bằng nước cất vô trùng. Sau khi lây nhiễm các lá thường xuân được bọc riêng rẽ bằng túi bóng trong 24 giờ và ủ ở nhiệt độ phòng (25°C) vớichu kỳ chiếu sáng 12 giờ trong 7 đến 10 ngày. Sau 10 ngày lây nhiễm, các triệu chứng đốm lá tương tự như ở lá bị nhiễm bệnh ngoài tự nhiên đã được quan sát trên lá được lây nhiễmvi khuẩn, trong khi lá được lây nhiễm bằng nước cất vô trùng không có triệu chứng đốm. Vi khuẩn gây bệnh đã được phân lập lại và giám định dựa trên đặc điểm hình thái. Các khuẩn lạc của vi khuẩn được phân lập từ lá và thân của vết bệnh được cấy trên môi trường NA có hình tròn, lồi, nhẵn và bóng có sắc tố vàng trên môi trường. Sáu chủng vi khuẩn đã được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. Tất cả các mẫu vi khuẩn thu được đã được định danh là Xanthomonas campestris pv. Hederae (X. hortorum pv. hederae ) bằng việc dựa vào đặc điểm hình thái học, các chất chuyển hóa và trao đổi chất và giải trình tự 16S rDNA (ITS)  lẫn 16S-23S rDNA (Gillings et al. 2005). Tất cả các chủng phân lập được đều là vi khuẩn gram âm, hình que, di động, hiếu khí, không sinh bào tử. Trình tự 16S rDNA và vùng ITS mục tiêu của sáu chủng (CCT1 đến CCT6) được thực hiện phản ứng PCR bằng cách sử dụng các cặp mồi 27/1492R và ITSF (5′-GTTCCCGGGCCTTGTACACAC-3′)/ITSR (5′-GGTTCTTTTCACCTTTCCCT-3′). Kết quả giải trình tự của CCT6 đã được gửi tới ngân hàng gen (mã số truy cập KT862774 và KP820540, tương ứng). Các phân tích BLASTn hoặc BLASTx của vùng gen 16S rDNA và trình tự ITS cho thấy sự tương đồng với một số loài Xanthomonas, với 99% trình tự tương tự với chuẩn loài X. campestris pv. campestris (GU144278.1) và chuẩn loài X. arboricola pv. pruni (KJ156335). Một báo cáo gần đây (Pirc et al. 2012) chỉ ra rằng  loài X. hortorum pv. hederae là nguyên nhân gây ra bệnh đốm lá vi khuẩn trên loài H. hibernica ở Slovenia. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là báo cáo đầu tiên về bệnh đốm lá trên cây thường xuân do vi khuẩn X. campestris pv. hederae gây ra tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nếu gặp điều kiện thuận lợi dịch bệnh có khả năng lây lan và gây thiết hại lớn.

Khuất Thị Chung

  1.  

TRÌNH TỰ BỘ GEN LỤC LẠP HOÀN CHỈNH CỦA CÂY THƯỜNG XUÂN TRUNG QUỐC HEDERA NEPALENSISVAR. SINENSIS (ARALIACEAE)

JunJie Wu và cs.

Mitochondrial DNA Part B. 2019; 4(1): 1881-1882.

Trong nghiên cứu này, bộ gen lục lạp hoàn chỉnh của cây thường xuân (Hedera nepalensis K. Koch var. sinensis (Tobl.) Rehder) đã được giải trình tự và tập hợp. Bộ gen có chiều dài 156.652 bp và chứa tổng cộng 134 gen được mã hóa, bao gồm 87 gen mã hóa protein, 8 gen rRNA và 37 gen tRNA. Dựa trên các plastome có sẵn của 13 loài trong họ Araliaceae, chúng tôi đã xây dựng lại mối quan hệ phát sinh loài của chúng và phát hiện ra rằng H. nepalensis var. sinensis có quan hệ gần với loài Fatsia japonica.

Khuất Thị Chung, Lê Thị Quỳnh Nga

  1.  

CẢM ỨNG TẠO MÔ SẸO RỜI RẠC CỦA CÂY THƯỜNG XUÂN (HEDERA NEPALENSIS VAR. SINENSIS)

Dingfan Xu và cs.

Asian Agricultural Research. 2021; 13(2): 24-32

Mục tiêu: Mục đích thiết lập được hệ thống cảm ứng tạo mô sẹo rời rạc từ các bộ phận khác nhau của cây thường xuân.

Phương pháp: Bằng cách sàng lọc mẫu cấy phù hợp nhất và điều chỉnh tỷ lệ hormon của môi trường, mô sẹo rời rạc của cây thường xuân đã được tạo ra.

Kết quả: Mô sẹo có thể được tạo ra từ lá, cuống lá và các đoạn thân, nhưng mẫu cấy lý tưởng nhất là các đoạn thân, với tỷ lệ cảm ứng đạt 98%. Môi trường tối ưu cho sự tăng sinh mô sẹo là MS +0,5 mg/L TKT + 1,0 mg/L 2,4-D +30,0 g/L sucrose. Sau 3-4 thế hệ cấy chuyển trên môi trường MS + 0,5 mg/L BA+1,0 mg/L 2,4-D +30,0 g/L sucrose, đã thu được các mô sẹo rời rạc hữu hiệu của cây thường xuân.

Kết luận: Mô sẹo rời rạc được tạo ra trong thí nghiệm này có thể đặt nền móng cho quá trình tái sinh in vitro và sản xuất chất chuyển hóa thứ cấp của tế bào cây thường xuân.

Nguyễn Thị Xuyên

  1.  

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CÁC CAO CHIẾT TỪ THƯỜNG XUÂN (HEDERA NEPALENSIS K. KOCH) VÀ LUPEOL TRÊN MÔ HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP I GÂY BỞI ALLOXAN

Waleed Javed Hashmi và cs.

Brazilian Journal of Pharmaceutical Sciences. 2020; 56: e18406

Nghiên cứu này đã khảo sát tác dụng bảo vệ của cao chiết thô, các phân đoạn và lupeol từ loài thường xuân (Hedera nepalensis K. Koch) trên chuột cống trắng bị đái tháo đường gây bởi alloxan. Lupeol và phân đoạn n-hexan (HNN) làm giảm đáng kể nồng độ glucose máu bằng cách làm tăng insulin theo cách phụ thuộc vào thời gian, đồng thời cũng làm tăng đáng kể hoạt động của amylase và lipase ở chuột đái tháo đường. Các thông số như hoạt độ alanine transaminase (ALT), aspartate transaminase (AST), các chất phản ứng với acid thiobarbituric (TBARS), nitrite, hydrogen peroxid (H2O2), bilirubin toàn phần và protein toàn phần trong huyết thanh đã được phục hồi về mức bình thường. Hoạt động bị ức chế của các enzym catalase (CAT), superoxid dismutase (SOD), glutathion khử (GSH) và peroxidase (POD) cũng được khôi phục về mức bình thường. Các chức năng thận cũng được phục hồi trở lại mức bình thường sau khi điều trị bằng phân đoạn n-hexan (HNN) và lupeol. Phân đoạn n-hexan (HNN) và lupeol của loài thường xuân đã ngăn ngừa stress oxy hóa ở chuột đái tháo đường do alloxan gây ra. Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của loài thường xuân (H. nepalensis) và lupeol trong việc cải thiện bệnh đái tháo đường bằng cách kích thích tiết insulin ở mô hình chuột cống trắng bị đái tháo đường.

                                    Lâm Bích Thảo, Nguyễn Thị Kim Anh 

  1.  

PHÂN LẬP HƯỚNG HOẠT TÍNH SINH HỌC CÁC HỢP CHẤT KHÁNG UNG THƯ TỪ LOÀI THƯỜNG XUÂN (HEDERA NEPALENSIS K. KOCH)

Li T. và cs.

South African Journal of Botany. 2015; 100: 87-93

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với những người có các khối u ác tính và chưa có liệu pháp chữa trị kịp thời ở Trung Quốc cũng như trên thế giới. Thường xuân (Hedera nepalensis K. Koch) là loài dược liệu từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền ở Trung Quốc. Hoạt tính kháng ung thư của thường xuân đã được công bố nhưng chưa được khảo sát đầy đủ. Trong nghiên cứu này, Li T. và cộng sự đã phân lập hướng hoạt tính sinh học các hợp chất kháng ung thư từ thường xuân và thử nghiệm hoạt tính ức chế tăng sinh đối với dòng tế bào ung thư phổi tế bào nhỏ người A-549. Dựa vào các phương pháp sắc ký và các phương pháp phổ hiện đại, Li T. và cộng sự đã phân lập được hai hợp chất là: hederagenin 3-O-α-L-arabinopyranosid (1) và hợp chất pulsatilla saponin A (2); cả hai hợp chất (1) và (2) này có hoạt tính chống ung thư trên dòng tế bào ung thư A-549 với giá trị IC50 lần lượt là: 13,69±1,29 và 2,80±0,94 μg/ml. Cả 2 hợp chất (1) và (2) này ức chế tăng sinh phụ thuộc liều đối với dòng tế bào ung thư phổi A-549 theo cơ chế cảm ứng apoptosis. Công trình nghiên cứu khoa học này lần đầu tiên đã chứng minh hederagenin 3-O-α-L-arabinopyranoside có tác dụng cảm ứng apoptosis với dòng tế bào ung thư phổi. Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở cho sự phát triển 2 hợp chất (1) và (2) hay các dẫn chất của chúng thành các loại thuốc chống ung thư.

Đinh Trường Sơn

  1.  

thường xuân (HEDERA NEPALENSIS K. KOCH): MỘT NGUỒN NGUYÊN LIỆU MỚI CỦA CÁC HỢP CHẤT TỰ NHIÊN PHÒNG NGỪA UNG THƯ VÀ CHỐNG UNG THƯ

Laila Jafri và cs.

Phytother Research. 2016; 30(3): 447-453

Cây thuốc dân gian thường được sử dụng cho cả phòng ngừa và điều trị các bệnh địa phương. Có thể kể đến tầm quan trọng y học của cây thường xuân (Hedera nepalensis K. Koch) trong y học cổ truyền của Pakistan. Nghiên cứu này đã được thực hiện để phân tích các đặc tính phòng ngừa ung thư in vitro và gây độc tế bào của cây thường xuân. Thí nghiệm phòng ngừa ung thư in vitro được thực hiện bằng các thử nghiệm nitrite, NFκB, aromatase và quinone reductase 1 (QR1). Tiềm năng gây độc tế bào được đánh giá trên ba dòng tế bào ung thư: MCF-7, MDA-MB-231 và HeLa bằng cách sử dụng thử nghiệm sulforhodamin B (SRB). Kết quả các thử nghiệm hóa dự phòng ung thư cho thấy các phân đoạn n-hexan và ethyl acetat của thường xuân có tiềm năng phòng ngừa ung thư đầy hứa hẹn. Lupeol được phân lập từ phân đoạn n-hexan cũng như phân đoạn ethyl acetat cho IC50 thấp nhất (0,20±1,9 μM) trong thử nghiệm NFκB. Cao chiết thô và các cao phân đoạn của thường xuân đã ức chế sự phát triển của ba dòng tế bào ung thư hơn 60%, giá trị IC50 của lupeol thay đổi từ 2,32 đến 10,2 μM. Định lượng lupeol dựa trên HPLC-DAD trong các mô thực vật khác nhau đã chứng minh rằng lá thường xuân là một nguồn giàu lupeol (0,196 mg/100 mg trọng lượng khô). Dữ liệu của nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuân (H. nepalensis) có các tác nhân phòng ngừa ung thư và gây độc tế bào ung thư.

Lê Quí Trí, Trần Anh Quang

  1.  

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÓ TRONG LÁ LOÀI THƯỜNG XUÂN (HEDERA RHOMBEA) VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO

Akihito Yokosuka và cs.

Chemical and Pharmaceutical Bulletin. 2022; 70(2): 175–181

Hai triterpene glycoside mới (12), 17 glycoside triterpene đã biết (3–19), hai flavonoid glycoside đã biết (20 và 21), và hai norsesquiterpene glucoside đã biết (22 và 23) được phân lập từ lá cây thường xuân (Hedera rhombea, Araliaceae). Cấu trúc của 12 được xác định bằng phân tích quang phổ, bao gồm quang phổ NMR hai chiều và phân tích sắc ký của các sản phẩm thủy phân. Độc tính tế bào của các triterpene glycoside đã được phân lập (1–19) đối với các tế bào ung thư bạch cầu tiền tủy bào ở người HL-60 đã được đánh giá. Các hợp chất 9, 1011 gây độc tế bào đối với các tế bào HL-60 với giá trị IC50 lần lượt là 7,2; 21,9 và 32,8 µM. Các hợp chất khác được phân lập từ lá không gây độc tế bào ở nồng độ mẫu là 50 μM.

Lê Trần Nguyên Vũ

  1.  

ĐÁNH GIÁ IN VITRO VỀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA VÀ XÁC ĐỊNH CÁC HỢP CHẤT POLYPHENOL CỦA LOÀI THƯỜNG XUÂN (HEDERA NEPALENSIS K. KOCH)

Laila J. và cs.

Arabian Journal of Chemistry. 2017; 10: 3699-3706

Hiện nay, sự quan tâm đến việc khám phá các chất chống oxy hóa tự nhiên đã tăng lên rất nhiều nhờ tác dụng kiểm soát sự khởi phát của nhiều bệnh. Nghiên cứu hiện tại được thiết kế để xác định các hợp chất polyphenol và khả năng chống oxy hóa của cây thường xuân (Hedera nepalensis K. Koch). Chuẩn bị cao chiết thô và các cao phân đoạn với các dung môi n-hexan, ethyl acetat và nước. Hàm lượng flavonoid và phenol tổng số được xác định bằng phương pháp so màu sử dụng chất chuẩn là quercetin và acid galic. Phân tích định lượng sâu hơn về các hợp chất phenol và flavonoid được thực hiện bằng cách sử dụng sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp với đầu dò DAD (HPLC-DAD). Phân đoạn ethyl acetat có hàm lượng flavonoid tổng (2,4±0,164 mg QE/100 mg) và hàm lượng phenol (12,90±0,15 mg GAE/100 mg) cao nhất. Sử dụng máy HPLC-DAD, catechin đã được xác định trong phân đoạn cao chiết nước, còn acid caffeic được xác định trong phân đoạn ethyl acetat của thường xuân. Khả năng chống oxy hóa của cây thường xuân được đánh giá bằng cách đo khả năng thu hồi hydrogen peroxide (H2O2), tổng khả năng chống oxy hóa và năng lực khử. Cao chiết thô và các cao phân đoạn đều thể hiện tiềm năng thu hồi H2O2 đáng kể (p < 0,05) với các giá trị IC50 nằm trong khoảng từ 31,19 đến 200 μg/ml. Trong số cao chiết thô và các cao phân đoạn của cây thường xuân, phân đoạn ethyl acetat có tổng hoạt tính chống oxy hoá cao nhất bằng phương pháp phosphomolypden, tiếp theo là phân đoạn n-hexan, cao chiết thô và phân đoạn nước. Hơn nữa, phân đoạn ethyl acetat thể hiện năng lực khử cao nhất, tiếp theo là phân đoạn nước, phân đoạn n-hexan và cao chiết thô. Nghiên cứu hiện tại cung cấp bằng chứng để chứng minh cao phân đoạn ethyl acetat của cây thường xuân có tiềm năng chống oxy hóa đáng kể tương ứng với hàm lượng phenolic và flavonoid cao. Trong nghiên cứu này, catechin và acid caffeic đã được báo cáo lần đầu tiên ở cây thường xuân (H. nepalensis).

Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Phú Quang

  1.  

TỐI ƯU QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT CẬN TỚI HẠN SAPONIN TỔNG TỪ LÁ THƯỜNG XUÂN (HEDERA NEPALENSIS) SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁP ỨNG BỀ MẶT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CAO CHIẾT

Hoang Thanh Duong và cs.

Processes. 2022; 10(7): 1268.

Đặt vấn đề: Thường xuân (Hedera nepalensis), một loài cây thuốc có nguồn gốc từ châu Á đã được báo cáo là có tác dụng chống oxy hóa, kháng nấm, kháng khuẩn và chống ung thư.

Phương pháp: Quá trình chiết xuất saponin bằng chiết lỏng cận tới hạn từ lá thường xuân và tối ưu hóa quy trình chiết xuất dựa trên hiệu suất hàm lượng saponin (bằng cách tính toán hàm lượng hederacosid C trong lá thường xuân khô) được kiểm tra bằng phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM). Hơn nữa, hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết được thử nghiệm cho các ứng dụng thuốc tiềm năng trong tương lai.

Kết quả: Dựa trên dữ liệu RSM, các thông số sau là tối ưu: thời gian chiết 3 phút, nhiệt độ chiết 150 °C và tỷ lệ mẫu/dung môi là 1:55 g/mL. Trong điều kiện như vậy, hiệu suất saponin đạt được là 1,879%. Ngoài ra, dịch chiết còn ức chế sự phát triển của một số chủng vi khuẩn (Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Haemophilus influenza) ở mức độ trung bình đến mạnh với giá trị đường kính vùng ức chế nằm trong khoảng từ 12,63 đến 19,5 mm.

Kết luận: Việc phát triển một mô hình như vậy cung cấp một quy trình thực nghiệm hiệu quả để tối ưu hóa các thông số chiết xuất của hàm lượng saponin từ cao chiết thường xuân (H. nepalensis) bằng cách sử dụng chiết xuất chất lỏng cận tới hạn và RSM. Hơn nữa, nghiên cứu này cho thấy cao chiết saponin của lá thường xuân (H. nepalensis) thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tiềm năng, có thể được sử dụng làm bằng chứng khoa học để nghiên cứu phát triển.

Hoàng Thành Dương

  1.  

ĐỊNH DANH, XÉT NGHIỆM GEN VÀ PHÂN TÍCH SINH HOÁ CÁC LOÀI THƯỜNG XUÂN PHÂN BỐ TỰ NHIÊN Ở VIỆT NAM

Nguyen Tuan Hiep và cs.

Pharmacognosy Research. 2020; 12(4): 450-454

Đặt vấn đề: Hedera là một chi gồm 12-15 loài cây thân gỗ leo thường xanh trong họ Araliaceae và được coi là cây thuốc cổ truyền. Mục tiêu: Mục tiêu là phân loại các loài trong chi thường xuân (Hedera) thu thập từ các vùng khác nhau ở Việt Nam và xác định đặc điểm một số hợp chất hóa học của các loài này.

Nguyên liệu và phương pháp: Trong nghiên cứu này, kỹ thuật dựa trên DNA được sử dụng để phân loại và phân tích nguồn gen của 21 mẫu cây thường xuân (Hedera) được tìm thấy ở Việt Nam. Ngoài ra, sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) cũng được sử dụng để đánh giá các hợp chất hóa học của các loại cây này.

Kết quả: Các mẫu cây thu thập phân bố chủ yếu thành 3 nhóm (được đặt tên là N1, N2 và N3). Dựa trên nhận dạng kiểu hình và phân tích di truyền, nhóm N1 được chỉ định là Hedera nepalensis, còn N3 là Hedera helix. Phân tích HPLC chỉ ra rằng hầu hết mẫu cây thường xuân chứa nhiều hederacosid C hơn α-hederin. Hơn nữa, nhóm N1 có thể sản xuất hederacosid C như N3 ngay cả khi mức độ tích lũy trong N1 tương đối thấp hơn so với nhóm N3.

Kết luận: Những kết quả này cung cấp thông tin quan trọng về chi Thường xuân (Hedera) địa phương và giúp chúng tôi lựa chọn các nguồn dược liệu tốt cho các ứng dụng tiếp theo trong khoa học y sinh.

Đỗ Thị Thuỳ Linh

  1.  

SÀNG LỌC HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CAO CHIẾT ETHYL ACETAT TỪ THÂN LOÀI THƯỜNG XUÂN (HEDERA NEPALENSIS)

 

Ghias Uddin và cs.

African Journal of Pharmacy and Pharmacology. 2012; 6(42): 2934-2937

Loài thường xuân (Hedera nepalensis) thường được sử dụng trong các loại thuốc dân gian để điều trị ho và các bệnh lý khác; do đó dược liệu này đã được chọn để sàng lọc hóa thực vật và hoạt tính kháng khuẩn. Sàng lọc hóa thực vật của thường xuân cho thấy sự hiện diện của các loại chất chuyển hóa thứ cấp khác nhau. Chiết xuất ethyl acetat từ phần thân của thường xuân cho thấy sự hiện diện của steroid, terpenoid, saponin và flavonoid. Terpenoid và flavonoid có trong phân đoạn chloroform và ethyl acetat, steroid có trong chiết xuất thô chloroform và ethyl acetat. Các phân đoạn ethyl acetat và chloroform được xác định có hoạt tính mạnh nhất. Trong số các vi sinh vật được thử nghiệm, Escherichia coli nhạy cảm nhất với cao chiết thường xuân (H. nepalensis) với vùng ức chế lớn nhất (20:0 mm).

Phạm Anh Minh

 

 

(Nguồn tin: Viện Dược liệu dịch)