Bản tin dược liệu

BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 4/2020

TT

BẢN TIN DỊCH

  1.  

ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐỊNH DẠNG CÁC HỢP CHẤT ISOFLAVONOID TRONG RỄ CÁT SÂM (MILLETIA SPECIOSA CHAMP.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP  UPLC-QTOF-MS/MS

 

Dandan Yu và cs.

Current Pharmaceutical Analysis, 2019, 15(6)

 

Giới thiệu: Rễ của cây cát sâm Millettia speciosa Champ. (Leguminosae) là một trong những vị thuốc truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc, chứa nhiều hợp chất phenol và đóng vai trò quan trọng trong điều trị đau hoặc tê cứng khớp, vàng da do thiếu máu, viêm phế quản mạn tính và viêm gan mạn tính.

Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu áp dụng phương pháp UPLC-QTOF-MS/MS để phân tách và xác định một số hợp chất thuộc nhóm isoflavonoid trong rễ cát sâm.

Phương pháp: Rễ cát sâm được chiết với ethanol, sau đó được chiết phân đoạn bằng cloroform. Dịch chiết thu được được phân tích trên hệ UPLC-QTOF-MS/MS ở hai chế độ quét ion dương và ion âm với các giá trị thế Collision Energy (CE) khác nhau.

Kết quả: Tổng cộng có 48 thành phần được phát hiện đồng thời, trong đó 38 thành phần, gồm 21 isoflavon, 4 acid phenolic, 4 isoflavanon, 2 aldehyde phenol, 2 flavanon, 1 acid aliphatic, 1 chalcon, 1 flavonol, 1 isoflavan và 1 pterocarpan được định danh dựa trên thời gian lưu, phổ UV, các ion phân tử đặc trưng, ​​dữ liệu phổ MS/MS và các chất chuẩn đối chiếu. Các đồng phân của isoflavonoid cũng được phân biệt dựa trên khối lượng chính xác, sự phân mảnh dự đoán của vòng cacbon và phổ UV. Các mảnh ion chính dự đoán của isoflavonoid đã được quan sát và từ đó các sơ đồ phân mảnh tương ứng đã được đề xuất.

Kết luận: Nghiên cứu đã cung cấp những dữ liệu phân tích quan trọng cho những nghiên cứu sau này về kiểm soát chất lượng, nghiên cứu dược lý và độc tính của dược liệu cát sâm.

Nguyễn Thị Hà Ly, Hoàng Thị Sáu

 

  1.  

PHÂN TÍCH BẰNG GC-MS THÀNH PHẦN CÁC HỢP CHẤT TAN TRONG LIPID TỪ NỤ, HOA, QUẢ

CỦA CÁT SÂM (MILLETTIA SPECIOSA CHAMP.)

 

Maoyuan Wang và cs.

Medicinal Plant, 2017, 8(4): 10-14

 

Mục đích: Đề tài nghiên cứu thành phần các chất tan trong lipid từ nụ, hoa, quả của cát sâm (Millettia speciosa Champ.) và cung cấp dữ liệu tham khảo cho việc phát triển hoa và quả cát sâm.

Phương pháp: Sử dụng phương pháp chiết soxhlet, chiết dung môi và phân tích bằng GC-MS thành phần chất tan trong lipid từ nụ, hoa, quả của cát sâm.

Kết quả: Trong nụ, xác định được 24 hợp chất tan trong lipid, chiếm 88,31% trên tổng thành phần chất tan trong lipid, gồm chủ yếu là các ankan, olefin (52,0%); các hợp chất alcohol (17,46%). Trong hoa, xác định được 29 hợp chất tan trong lipid, chiếm 91,38% trên tổng thành phần chất tan trong lipid, gồm chủ yếu là các ankan, olefin (60,64%); các hợp chất alcohol (17,17%). Trong quả, xác định được 32 hợp chất tan trong lipid, chiếm 80,01% trên tổng thành phần chất tan trong lipid, gồm chủ yếu là các ankan, olefin (32,56%); phenyl và các dẫn xuất phenyl (22,46%), các acid béo (12,54%); Có 6 hợp chất chung của nụ, hoa, quả.

Kết luận: Mặc dù có một số khác biệt về thành phần chất tan trong lipid từ hoa, quả, lá và rễ của cát sâm, tuy nhiên các bộ phận khác nhau của cát sâm đều có giá trị phát triển.

Hoàng Thị Tuyết

  1.  

XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI HYPAPHORIN AND MAACKIAIN TRONG RỄ CÁT SÂM (MILLETTIA SPECIOSA) BẰNG HPLC

 

Chen Mingquan và cs.

Modern Chinese Medicine, 2018: 39-45

 

Mục đích: Thiết lập một phương pháp HPLC để xác định hypaphorin và maackiain trong rễ cát sâm (Millettia speciosa.)

Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng phương pháp chiết siêu âm để thu được dịch chiết từ dược liệu cát sâm. Tối ưu hoá điều kiện phân tích sắc ký, từ đó xây dựng được phương pháp phân tích đồng thời maackiain và hypaphorin trong rễ cát sâm. Các điều kiện sắc ký HPLC tối ưu bao gồm cột C18 (250 mm ×4.6 mm, 5 μm) và pha động được rửa giải với hệ dung môi acetonitrile- acid acetic nồng độ 0,1%. Tốc độ rửa giải là 1,0 mL.min-1, bước sóng phát hiện được thiết lập ở 280 nm và 310 nm. Nhiệt độ của cột được duy trì ở 30 oC.

Kết quả: Đường chuẩn của hypaphorin có độ tuyến tính tốt trong khoảng từ 0,2844 – 1,4220 μg (r = 0,9999). Độ thu hồi trung bình là 99,6% với RSD là 1,57% (n = 6). Trong khi đó đường chuẩn của maackiain cho độ tuyến tính tốt trong khoảng 0,0870-0,4352 μg (r = 0,9998). Độ thu hồi trung bình là 100,9% với RSD là 2,18% (n = 6).

Kết luận: Phương pháp xây dựng được chính xác, đơn giản, có độ lặp lại tốt và có thể sử dụng để xác định hàm lượng hypaphorin và maackiain trong rễ cát sâm.

Vi Thị Tuyến

  1.  

HỢP CHẤT POLLYSACCHARID MƠI TỪ RỄ CÁT SÂM (MILLETTIA SPECIOSA CHAMP.): PHÂN LẬP,

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ HOẠT TÍNH ĐIỀU HOÀ MIỄN DỊCH

 

Zhi Huang và cs.

International Journal of Biological Macromolecules, 2020,

145: 547-557

 

Từ rễ cát sâm (Millettia speciosa Champ.), đã phân lập được một hợp chất polysaccharid mới (MSCP2). Đặc điểm cấu trúc ghi nhận của MSCP2 là có khối lượng phân tử trung bình 2,85 x 104 Da, gồm có các đường fucose, arabinose, galactose, glucose và xylose theo tỉ lệ lần lượt là 2,20: 2,52: 4,04: 87,29: 3,96. Sau khi methyl hóa và phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) cho thấy các loại liên kết glycosid chính của MSCP2 là α-D-Glcp- (1 →, → 4) -α-D-Glcp- (1 →, → 4) -α-D-Xylp- (1 →, → 6) -β-D-Galp- (1 →, α-L-Araf- (1 →, → 3,4) -β-L-Fucp- (1 → và → 4) -α-D-GalpA- (1 →. Nghiên cứu tác dụng điều hòa miễn dịch cho thấy MSCP2 có thể làm cải thiện khả năng thực bào, tăng tiết oxid nitric (NO) và các cytokin bằng cách điều chỉnh biểu hiện mRNA tương ứng trong tế bào RAW 264,7. Qua dữ liệu phân tích thụ thể màng tế bào, cơ chế hoạt hóa đại thực bào của MSCP2 chủ yếu thông qua toll-like receptor 4 (TLR4), scavenger receptor type A (SRA) và các con đường tín hiệu qua trung gian glucan receptor (GR). Những kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng MSCP2 có thể là tác nhân điều hòa miễn dịch tiềm năng để phát triển sản phẩm thực phẩm chức năng.

Nguyễn Thị Hằng, Hoàng Thị Sáu

 

  1.  

ĐỊNH LƯỢNG MAACKIAIN TRONG RỄ CÁT SÂM BẰNG PHƯƠNG PHÁP RP-HPLC

 

Wang Y và cs.

Chinese Journal of Pharmaceutical Analysis, 2020, 30(9): 1735-1737

 

Mục đích: Xây dựng phương pháp định lượng maackiain trong rễ cát sâm (Millettia speciosa).

Phương pháp: Pha tĩnh: Cột Cosmosil 5C18-ms-(4.6 mm×250 mm,5 μm); pha động acetonitril : acid acetic 0,1% (43 : 57), tốc độ dòng 1 ml/phút. Bước sóng phát hiện ở 312 nm với thể tích tiêm 20 μL.

Kết quả: Khoảng tuyến tính của maackiain nằm trong khoảng từ 0,13 – 2,0 μg/ml, r = 0,9999 và độ thu hồi trung bình (n = 6) là 99,3% với RSD là 1,5%.

Kết luận: Phương pháp có độ chính xác, nhanh, đơn giản, có độ lặp lại và có thể ứng dụng trong đánh giá chất lượng rễ cát sâm.

Nguyễn Đình Quân

 

  1.  

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CÁT SÂM (MILLETTIA SPECIOSA)

 

Ping Ding và cs.

Chinese Herbal Medicines, 6(4): 332-334, 2013

 

Mục tiêu: Nghiên cứu các thành phần hóa học từ cát sâm (Millettia speciosa).

Phương pháp: Các hợp chất được phân lập và tinh chế bằng silica gel, Sephadex LH-20, sắc ký cột ODS và kết tinh lại. Các cấu trúc được xác định bằng cách sử dụng dữ liệu hóa lý và quang phổ.

Kết quả: Mười ba hợp chất được phân lập từ cát sâm và được xác định là acid docosanoic (1), tetracosan (2), octadecan (3), acid hexacosanoic (4), β-sitosterol acetate (5), β--sitosterol (6), syringin (7), maackiain (8), formononetin (9), ψ-baptigenin (10), acid rotundic (11), pedunculoid (12) và daucosterol (13).

Kết luận: Hợp chất 5, 7 và 10-12 lần đầu tiên được phân lập từ cát sâm.

                                                                                                                                                                          Lê Chí Hoàn

  1.  

ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ DINH DƯỠNG, TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ ĐỘC TÍNH CỦA CÁT SÂM (MILLETTIA SPECIOSA CHAMP.), LÀ DƯỢC LIỆU VÀ CÂY THỰC PHẨM

 

ZHAO Zhenyu và cs.

FOOD SCIENCE  2017, Vol. 38  Issue (9): 293-306

 

Cát sâm (Millettia speciosa Champ.) là một loại cây của chi Millettia thuộc họ Leguminosae. Cây này được trồng rộng rãi ở miền nam Trung Quốc như một nguồn thực phẩm và làm thuốc. Cát sâm có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa. Ngoài ra, nó được xác nhận lâm sàng có tác dụng điều trị đối với căng cơ thắt lưng, viêm khớp, bệnh lao phổi, viêm phế quản mạn tính, viêm gan mạn tính, di tinh, khí hư (huyết trắng), viêm thận và các bệnh mãn tính khác. Các thành phần hoạt tính sinh học điển hình của cát sâm là formononetin và maackiain. Cho đến nay, hơn 50 hợp chất bao gồm các alkaloid, terpenoid, flavon, phenylpropanoid, dầu dễ bay hơi và phytosterol đã được phân lập từ cát sâm. Tuy nhiên, hiện tại có rất ít thông tin được công bố về độc tính của cát sâm. Với tinh thần này, bài viết này trình bày một tổng quan chi tiết của các ứng dụng dược liệu truyền thống, thành phần hóa học và các chất dinh dưỡng, các tác động dược lý và độc tính của cát sâm với mục đích cung cấp một hướng dẫn về lý thuyết cho các nghiên cứu tiếp theo về cây này.

                                                                                                                                               Lê Chí Hoàn, Hoàng Thị Sáu

 

  1.  

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA RỄ CÁT SÂM (MILLETTIA SPECIOSA)

Manqin FuH và cs.

Oct 1, 2016·Chinese Herbal Medicines

 

Mục tiêu: Nghiên cứu các thành phần hóa học từ rễ cây cát sâm (Millettia speciosa Champ.).

Phương pháp: Các hợp chất được phân lập và tinh chế bằng silica gel, sắc ký cột Sephadex LH-20 và ODS. Các cấu trúc được xác định bằng phương tiện dữ liệu quang phổ.

Kết quả: 15 hợp chất đã được phân lập và được xác định là naringenin (1), liquidriteigenin (2), garbanzol (3), 7-hydroxy-6,4′- dimethoxyisoflavon (4), calycosin (5), 2′,5′,7-trihydroxy-4′-methoxyisoflavon (6), 2’-hydroxybiochanin A (7), 6-methoxycalopogonium isoflavon A (8), demethylmedicarpin (9), 4,4-dihydroxy-2-methoxychalcone (10), 2,4-dihydroxy-4-methoxychalcon ( 11 ), rhododendrol ( 12), secoisolariciresinol (13), bitorihydrosiresenin (14) và polystachyol 15).

Hoàng Thị Sáu

  1.  

 

MỘT CHẤT MỚI FLAVONOL GLYCOSIDE TỪ CÁT SÂM

(MILLETTIA SPECIOSA)

TingYin và cs

Fitoterapia, 2010, 81(4): 274-275.

 

Một flavonol triglycosid mới, millettiaspecosid D, đã được phân lập từ thân cây cát sâm. Cấu trúc của nó đã được làm sáng tỏ bằng phương pháp phân tích quang phổ.

Hoàng Thị Sáu

  1.  

TỐI ƯU CHIẾT XUẤT CÁC FLAVONOID TỪ CÁT SÂM (MILLETTIA SPECIOSA CHAMP.) BẰNG SIÊU ÂM,

VI SÓNG VÀ SOXHLET VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HOÁ IN VITRO

 

Zhenyu Zhao và cs.

Journal of Food Measurement and Characterization, 2017; 11(4)

 

Quy trình chiết xuất có hỗ trợ siêu âm (UAE) và chiết xuất có hỗ trợ vi sóng (MAE) được phát triển để chiết các flavonoid có hoạt tính chống oxy hoá từ rễ cát sâm (Millettia speciosa Champ.). Điều kiện thử nghiệm tối ưu để chiết xuất được tính toán sử dụng thiết kế đơn yếu tố kết hợp với phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM). Tốc độ chiết xuất cuối (FER) của các thử nghiệm flavonoid được dùng để đánh giá các hợp chất chống oxy hoá. Sau đó khả năng quét gốc tự do 2,2ˊ-diphenyl-1-picryhydrazyl (DPPH), gốc 2,2ˊ-azino-bis(3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonicacid) (ABTS) và năng lưc khử sắt (FRAP) được dùng để xác định khả năng chống oxy hoá của dịch chiết. Bên cạnh đó, MAE và UAE được so sánh với chiết Soxhlet và bột cát sâm được quan sát trên kính hiển vi điện tử để đánh giá độ hư hỏng cấu trúc tế bảo gây ra bởi các phương pháp chiết khác nhau. Kết quả cho thấy UAE là phương pháp chiết tối ưu để chiết các hợp chất flavonoid từ cát sâm và điều kiện UAE tối ưu là ethanol 80%, nhiệt độ 40 oC và năng lượng siêu âm 500W. Bài báo này cung cấp thông tin hữu ích để sử dụng nguồn dược liệu Trung Quốc và chứng minh hoạt tính chống oxy hoá tốt của cát sâm, và điều kiện chiết UAE tối ưu từ cát sâm có thể sử dụng cho sản xuất công nghiệp.

Đỗ Thị Thùy Linh

 

  1.  

MỘT TRITERPENOID OLEANAN MỚI TỪ RỄ CÁT SÂM (CALLERYA SPECIOSA)

 

Duc Thien và cs.

Letters in Organic Chemistry, 2019

 

Từ dịch chiết ethyl acetate từ rễ cát sâm (Callerya speciosa (Champ.) Schot.) thu hái ở Việt Nam, một triterpenoid oleanan,  22β-acetoxy-3β,24-dihydroxy-12-oleanen-30-oic acid (1), cùng với 3 hợp chất đã biết, medicarpin (2), maackiain (3), and β-sitosterol (4) được tìm thấy. Cấu trúc của hợp chất mới được xác định bằng các thực nghiệm phổ khối phân giải cao (HR-MS), NMR 1 chiều và 2 chiều.

Đỗ Quang Thái

  1.  

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA RỄ CÁT SÂM (MILLETTIA SPECIOSA)

 

Xin-Kai Zong và cs.

Journal of Chinese Medicine Materials, 2009;32(4):520-1

 

Mục tiêu: Nghiên cứu thành phần hoá học của rễ cát sâm (Millettia speciosa).

Phương pháp: Phân lập và tinh chế bằng silica gel, hạt nhựa D-101 và Sephadex LH-20.

Kết quả: Năm hợp chất được phân lập từ cao chiết cồn 95% từ cát sâm và cấu trúc được biện giải bằng các đặc tính lý hoá và phân tích quang phổ, là Isoliquiritigenin (I), Maackiain (II), Pterocarpin (III), Medicarpin (IV) and Homopterocarpin (V).

Kết luận: Hợp chất I, III được tìm thấy lần đầu tiên ở loài này, hợp chất V được phân lập lần đầu tiên từ chi Millettia.

 

Đặng Tuấn Anh

 

  1.  

PHÂN TÍCH PHIÊN MÃ RỄ CỦ VÀ RỄ SỢI CỦA DƯỢC LIỆU CÁT SÂM

(CALLERYA SPECIOSA (CHAMP.) SCHOT)

 

Zhiying Li và cs.

PLoS ONE, 2016: 11(8)

PLOS ONE DOI:10.1371/journal.pone.0160338 August 3, 2016

 

Cát sâm (Callerya speciosa (Champ.) Schot) là một loại cây thân gỗ lâu năm thuộc họ Fabaceae, rễ được sử dụng làm thuốc. Rễ củ của cát sâm được hình thành từ rễ sợi, nhưng không phải tất cả các rễ sợi đều có thể phát triển thành rễ củ. Để tìm ra các gen quan trọng liên quan đến sự hình thành rễ củ, chúng tôi đã thực hiện giải trình tự Illumina rễ củ và rễ sợi của cát sâm. Việc lắp ráp lại trình tự cho kết quả có 161.926 đơn vị gen, sau đó các đơn vị gen này được chú thích bởi các phân tích BLAST, GO và KEGG. Sau khi định hình biểu hiện, 4538 gen biểu hiện khác nhau đã được xác định. Phân tích con đường KEGG cho thấy những thay đổi trong sinh tổng hợp cytokinin, phenylpropanoid, tinh bột, sucrose, flavon và các chất chuyển hóa thứ cấp khác. Các gen được biểu hiện khác nhau liên quan đến yếu tố phiên mã (DEG) cũng được xác định, bao gồm các họ gen như GRAS, COL, MIKC, ERF, LBD và NAC. Các DEG liên quan đến tín hiệu ánh sáng, tinh bột, đường, photohormon và nới lỏng thành tế bào có thể liên quan đến sự hình thành rễ củ. Nghiên cứu này cung cấp hồ sơ phiên mã đầu tiên của rễ cát sâm, dữ liệu sẽ tạo điều kiện cho nghiên cứu trong tương lai về sự phát triển của rễ và các chất chuyển hóa có giá trị dược liệu cũng như phục vụ chọn giốngcát sâm.

Hoàng Thị Như Nụ, Cao Ngọc Giang, Nguyễn Thu Hằng

 

  1.  

BÁO CÁO ĐẦU TIÊN VỀ BỆNH ĐỐM LÁ DO COLLETOTRICHUM FRUCTICOLA

GÂY RA TRÊN CÂY CÁT SÂM CALLERYA SPECIOSA (MILLETTIA SPECIOSA) Ở QUẢNG TÂY, TRUNG QUỐC

 

Qili Li và cs.

Plant Disease. 7 Jul 2020

https://doi.org/10.1094/PDIS-02-20-0312-PDN

 

Cát sâm (Callerya speciosa Champ) là một loại cây bụi leo, họ Fabaceae. Nó được trồng rộng rãi ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Hải Nam … (Trung Quốc) để lấy củ, có thể ăn được, có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa (Yin et al., 2010). Vào tháng 9 năm 2014, các triệu chứng của bệnh đốm lá đã được phát hiện trên cây cát sâm tại một vùng trồng ở Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Trong một diện tích canh tác 1,300 m2 của Trường Cao đẳng Nông nghiệp Quảng Tây, tỷ lệ bệnh đốm lá lên tới 50% trong tổng số 700 cây hai năm tuổi trồng ở khu vực này. Mức độ nghiêm trọng của bệnh khác nhau giữa các cây và một số lá biểu hiện triệu chứng là những đốm nhỏ, trong khi một số lá non bị hỏng hoàn toàn. Các triệu chứng ban đầu xuất hiện dưới dạng các đốm lá màu vàng lục, chuyển sang màu nâu và phát triển thành các vết bệnh hình tròn, hình thoi hoặc hình elip, được bao quanh bởi quầng sáng màu vàng. Nhiều đĩa cành đã được quan sát thấy trên các vết bệnh ở giai đoạn sau. Đĩa cành chủ yếu  bám trên bề mặt lá, với các gai cứng có 2 đến 3vách ngăn, màu nâu sẫm. Các mẩu lá bệnh dài 2 mm được khử trùng bề mặt bằng ethanol 75% trong 30 giây, bằng HgCl2 0,1% trong 30 giây, sau đó rửa sạch bằng nước cất vô trùng và cấy trên môi trường thạch khoai tây (PDA). Một loài Colletotrichum duy nhất với hình thái đồng nhất đã được phân lập, với tỷ lệ phân lập 85% trong số 20 mảnh lá. Trên môi trường PDA, các tản nấm có màu trắng đến xám nhạt và nâu đen với nhiều sợi nấmkhí sinh. Một lớp bào tử phân sinh dạng gelatin tập hợp thành khối bào tử không có g gai cứng đã được quan sát thấy phát triển trên các tản nấm nuôi cấy trên môi trườngPDA. Bào tử đính có hình elip, không vách ngăn và trong suốt, 13,8 ± 0,2 μm × 6,5 ± 0,1 μm (n = 100). Một mẫu nấm thuần, NDL-3, được chọn để nhận dạng phân tử. Vùng đệm được phiên mã nội bộ rDNA (ITS), actin (ACT), đệm xen kẽ Apn2-Mat1-2 và một phần gen mating (Mat1-2) (ApMat), calmodulin (CAL), chitin synthase (CHS-1), các gen glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase (GAPDH) (Weir et al., 2012) đã được giải trình tự (gửi vào GenBank dưới dạng các số MH721408, MH719084, MK610437, MK636569, MK592616 và MK592617). Phân tích phát sinh gen NDL-3 của MrBayes (Phiên bản 3.2.6) dựa trên sự kết hợp của nhiều trình tự gen (ITS, ACT, CAL, CHS-1 và GAPDH) và locus gen ApMat cộng với các chuỗi trình tự liên quan thu được từ GenBank đã cho thấy mẫu nấm chính là Colletotrichum fructicola (Weir et al., 2012). Các thí nghiệm lây bệnh nhân tạo đã được tiến hành trên 30 lá được gây vết thương cơ giới của ba cây hai tuổi khỏe mạnh với 20 µl giọt huyền phù bào tử (106 bào tử/ml) trên mỗi vị trí vết thương. Những chiếc lá bị tổn thương cũng được tiêm 20 giọt nước (làm đối chứng). Cây lây bệnh được phun nước và trong suốt thời gian ủ bệnh luôn được bao phủ bằng túi nhựa. Sau hai tuần ủ ở 28°C, các triệu chứng điển hình đã được nhìn thấy trên lá bị lây bệnh, nhưng không thấy trên lá đối chứng. Quy tắc Koch đã được thực hiện bằng cách phân lập lại C. fructicola từ các lá bị bệnh. Mặc dù C. fructicola được biết có thể gây bệnh cho nhiều ký chủ khác nhau, nhưng đây là báo cáo đầu tiên về C. fructicola trêncát sâm ở Trung Quốc. Nghiên cứu này có thể đẩy nhanh sự phát triển của các nghiên cứu dịch tễ học và chiến lược quản lý trong tương lai đối với bệnh thán thư do C. fructicola gây ra trêncát sâm.

Hoàng Thị Như Nụ, Trần Văn Lộc

  1.  

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC LOÀI CÁT SÂM (CALLERYA SPECIOSA (CHAMP.) SCHOT) LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO BẢO TỒN LOÀI CÂY THUỐC QUÝ HIẾM

 

Ta Thi Nu Hoang và cs.

Tạp chí khoa học và công nghệ Lâm nghiệp số 5 - 2018

 

Cát sâm (Callerya speciosa (Cham.) Schot) là cây thuốc quý, được sử dụng chủ yếu trong y học cổ truyền làm thuốc bổ, chữa ho, sốt, bí tiểu tiện… Trong những năm gần đây, cát sâm đang bị khai thác ồ ạt dẫn đến nguồn gen bị suy giảm mạnh. Bài viết là tóm tắt kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học và sinh thái học loài cát sâm tại khu vực Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh và Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Qua nghiên cứu cho thấy cát sâm là loài dây leo thân gỗ, có rễ củ phình to; lá kép lông chim một lần lẻ, có từ 3 - 11 lá chét, lá chét hình trứng hoặc hình trái xoan thuôn dài, 2 mặt đều phủ lông mềm màu trắng, mép lá nguyên, hệ gân lông chim nổi rõ mặt sau, đầu lá nhọn, đuôi tròn hơi lệch. Cát sâm phân bố chủ yếu ở các trạng thái rừng phục hồi, có độ cao trung bình từ 110 - 160 m, tổ thành loài cây gỗ ở các trạng thái rừng tương đối đa dạng; Cây bụi thảm tươi sinh trưởng ở mức trung bình. Hiện nay cây cát sâm chủ yếu được khai thác từ tự nhiên và bán tươi cho các người thu mua. Để bảo tồn và phát triển loài cát sâm, bên cạnh những biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, cần có những biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân và du khách. Ngoài ra, cần nghiên cứu tạo giống cây, khuyến khích gây trồng, xúc tiến tái sinh tự nhiên ở những nơi có điều kiện tự nhiên thích hợp.

Trần Văn Lộc

16. 

HÌNH DẠNG TẾ BÀO CÓ THỂ ĐƯỢC TÁCH RỜI KHỎI CẢM ỨNG FORMONONETIN TRONG MỘT DÒNG TẾ BÀO MỚI TỪ CÁT SÂM (CALLERYA SPECIOSA)

 

Fei Qiao  và cs.

Plant Cell Reports vol 37: 665–676(2018

 

Cát sâm (Callerya speciosa), một cây thuốc cổ truyền Trung Quốc đang bị đe dọa, được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyềndân gian . Để phát triển các lựa chọn thay thế bền vững cho việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, một dòng tế bào huyền phù đã được tạo ra từ C. speciosa. Các thành phần của C. speciosa, ví dụ isoflavon formononetin, được hình thành trong một phản ứng sưng đặc biệt của rễ, được coi là một tiêu chí đánh giá chất lượng cho ứng dụng thương mại. Một chủng tế bào với các tế bào kéo dài đã thu được bằng cách sử dụng cytokinin tổng hợp 6-benzylaminopurine (6-BA) và picloram tổng hợp. Cả picloram và 6-BA, đều thúc đẩy sự phân chia tế bào, trong khi picloram được chứng minh là rất quan trọng để duy trì sự mở rộng tế bào dọc trục. Chúng tôi đã giải quyết câu hỏi liệu việc mất tính hướng trục quan sát được trong gốc trưởng thành có cần thiết và đủ cho sự tích lũy formononetin hay không. Mặc dù chúng tôi có thể mô phỏng sự mất tính hướng trục để mở rộng tế bào, bằng cách kết hợp cụ thể 6-BA và picloram, hoặc bằng cách xử lý với hợp chất chống vi ống oryzalin nhưng không thể phát hiện được formononetin. Tuy nhiên, formononetin có thể được sản sinh bởi hoóc môn gây căng thẳng methyl jasmonate (MeJA), cũng như bởi peptide elicitor vi khuẩn Flagellin (flg22), nhưng không phải do protein gây hoại tử. Dựa trên thực tế rằng không có phương pháp điều trị nào gây ra mất tính hướng trục, chúng tôi kết luận rằng formononetin tích lũy để đáp ứng với sự phòng ngự cơ bản và không liên quan đến sưng tế bào.

Trần Văn Lộc, Hoàng Thị Như Nụ, Nguyễn Thu Hằng, Lê Đức Thanh

17. 

QUÁ TRÌNH TẠO PHÔI VÀ NHÂN GIỐNG LOÀI CALLERYA SPECIOSA (FABACEAE)

THÔNG QUA NUÔI CẤY BAO PHẤN

 

Bilan Huang và cs.

Australian Journal of Botany, 2017 Jan; 65(1): 80-84

 

Quy trình nhân giống in vitro loài cát sâm (Callerya speciosa (Champ.) Schot) thông qua quá trình tạo phôi từ bao phấn đã được nghiên cứu thành công. Giai đoạn cuối của quá trình nguyên phân là giai đoạn tối ưu cho nuôi cấy bao phấn của C. speciosa. Mô sẹo phôi được tạo ra trên môi trường cơ bản MS được bổ sung 4,4 µM 6-benzylaminopurine (BA) và 9.04 µM 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D). Phôi thu được trên môi trường MS được bổ sung 2.2 axitM BA và 0,5 axitM naphthaleneacetic (NAA). Tỷ lệ phôi cao nhất (16,7%) đã đạt được bằng môi trường nuôi cấy MS + 0,25 µM NAA + 1,1 µM BA. Tỷ lệ phôi phát triển thành cây cao nhất là 18,3%. Tuy nhiên,không quan sát thấy cây đơn bội, có thể là do sự lựa chọn callus từ vỏ bao phấn. Các kết quả được trình bày ở đây chứng minh hiệu quả của việc thiết lập phương pháp nhân nhanh cát sâm sử dụng phương pháp nuôi cấy bao phấn .

Ngô Thị Minh Huyền, Nguyễn Thu Hằng, Hoàng Thị Như Nụ

  1.  

 

BẢO QUẢN LẠNH CỦA CALLERYA SPECIOSA (CHAMP.) SCHOT

THÔNG QUA QUÁ TRÌNH THỦY TINH HÓA

 

Zhiying Li và cs.

Propagation of Ornamental Plants, 2013 Jan; 13(4): 189-195

 

Bảo quản lạnh là một phương pháp thiết thực để bảo tồn an toàn nguồn gen thực vật. Việc ngâm tẩm với các chất bảo vệ lạnh và sử dụng các mô lấy từ sinh vật  phù hợp là những yếu tố chính cho một quy trình thành công. Tuy nhiên, phương pháp này thường rất khó triển khai với các mô sinh vật "có lông" vì sức căng bề mặt cao ngăn cản xử lý hiệu quả với chất bảo vệ lạnh. Các đoạn cành non có một chồi của Callerya speciosa đã được bảo quản thành công bằng phương pháp thủy tinh hóa. Kết quả cho thấy các phân đoạn cành non 1 mm với một chồi nách được cắt ra từ các chồi in vitro có thể được sử dụng làm mô sinh vật cho bảo quản lạnh. Tiền xử lý tốt nhất được thực hiện với giải pháp tải (LS), áp dụng trong 240 phút ở 25oC trên máy lắc ở 150 vòng / phút. Tiếp theo là xử lý dung dịch thủy tinh thực vật (PVS2) ở 0oC trong 60 phút và đông lạnh nhanh trong nitơ lỏng. Đặc biệt, vòng quay ở 150 vòng / phút được chứng minh là rất cần thiết để có được tỷ lệ tái sinh cao lên tới 60%.

Nguyễn Minh Hùng, Nguyễn Thu Hằng

 
  1.  

TẠO RỄ TƠ ĐỂ SẢN XUẤT POLYSACHARIDE

TỪ CÂY THUỐC CÁT SÂM (CALLERYA SPECIOSA CHAMP.)

 

Shao-chang Yao và cs.

Plant Cell, Tissue and Organ Culture (PCTOC), 2016 Apr; 126(1): 177-186

 

Một hệ thống nuôi cấy rễ tơ cát sâm tin cậy và hiệu quả được thiết lập bằng cách tối ưu hóa một số thông số ảnh hưởng tới sự biến đổi gián tiếp của vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes. Bốn chủng vi khuẩn gồm A4, LBA9402, R1601 và C58C1, và bốn loại vật liệu được lấy từ cây cát sâm bao gồm thân mầm, lá mầm, lá và thân cây trưởng thành đã được kiểm tra và xác định tỉ lệ biến đổi cao nhất đạt được 68,3% từ phần mô lá mầm sử dụng chủng LBA9402. Do đó, thời gian nuôi cấy và nồng độ acetosyringon (AS) tối ưu đã được đánh giá dựa trên mô lá mầm lâynhiễm chủng vi khuẩn LBA9402 và đã xác định được thời gian là 2 ngày với nồng độ 100 µM acetosyringone, kết quả hiệu suất tạo rễ tơ trong khoảng 64,4 – 66,7%. Các dòng rễ tơ chuyển gen được xác định theo phương pháp PCR và Southern blot. Xu hướng phát triển của những rễ tơ là “chậm-nhanh-chậm” và đạt đỉnh sau 30 ngày nuôi cấy. Với trọng lượng tươi tăng 11 lần và khô là 11,4 lần so với thời điểm ban đầu. Các rễ tơ này cho thấy khả năng tổng hợp polysaccharid cũng khác nhau dựa trên các môi trường nuôi cấy như môi trường Murashige and Skoog (MS), ½ MS, WPM và B5. Nguồn carbon khác nhau như sucrose, glucose, fructose và maltose cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và tạo polysaccharid của rễ tơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường ½ MS vượt trội hơn so với các môi trường còn lại, giúp tạo sinh khối cao nhất (10,9g/l trọng lượng tươi và 1,1g/l trọng lượng khô), chỉ số tăng trưởng cao nhất là 9,96, hàm lượng polysaccharid 22,56 mg/l so với trọng lượng khô. Đường sucrose được bổ sung vào môi trường với nồng độ 30g/l góp phần tối ưu hóa tích lũy cả về sinh khối và làm giàu hàm lượng polysaccharid.

Lê Đức Thanh, Ngô Thị Minh Huyền, Hoàng Thị Như Nụ

 

(Nguồn tin: Viện Dược liệu)