Bản tin dược liệu

BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 4 NĂM 2022

 

BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 4 NĂM 2022

Cây Bạch cập (Bletilla striata (Thunb.) Reichb.)

STT

Tin dịch

1.

MỘT DẪN XUẤT BIBENZYL MỚI ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ BẠCH CÂP (BLETILLA STRIATA)

Han G.X., Wang L.X., Gu Z.B., Zhang W.D.

Acta Pharmaceutica Sinica. 2002; 3(37): 194-195

Nghiên cứu thành phần hóa học của Bạch cập (Bletilla striata) bằng cách sử dụng các sắc ký cột silica gel và Sephadex LH-20 để phân lập và tinh chế. Cấu trúc của các hợp chất đã được xác định dựa trên các phương pháp phổ và hóa học. Ba hợp chất được phân lập và xác định cấu trúc từ rễ của cây Bạch cập (Bletilla striata (Thunb.) Reichb. f. ) là 5-hydroxy-4- (p-hydroxybenzyl) -3'-3-dimethoxybibenzyl (I), schizandrin (II), 4,4'-dimethoxy- (1,1'-biphenanthrene) -2,2 ' , 7,7'-tetrol (III). Hợp chất (I) là một dẫn xuất bibenzyl mới và hợp chất  (II) lần đầu tiên được phân lập từ cây này.

 

Phan Thị Trang

2.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY BẠCH CẬP (BLETILLA STRIATA) VÀ TÁC DỤNG GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA CHÚNG

Kyeong Wan Woo1 và cs.

Natural Product Sciences. 2014; 20(2): 91-94

 

        Từ cao chiết MeOH của củ Bạch cập (Bletilla striata) sử dụng sắc ký cột để phân lập thu được 7 hợp chất phenol trong đó có  4 phenanthren, 3,7-dihydroxy-2,4-dimethoxyphenanthrene (1), 3,7- dihydroxy-2,4,8- trimethoxyphenanthrene (2), 9,10-dihydro-4,7-dimethoxyphenanthrene-2,8-diol (3) và 9,10-dihydro1- (4'-hydroxybenzyl) -4,7-dimethoxyphenanthrene-2,8- diol (4) và 3 stilbene, gigantol (5), 3 ', 4' '- dihydroxy5', 3 '', 5 '' - trimethoxybibenzyl (6) và batatasin III (7). Cấu trúc của các hợp chất này được xác định dựa trên các dữ liệu phổ NMR. Trong đó, hợp chất 2, 36 lần đầu tiên được phân lập từ loài này. Các hợp chất (1-7) đã được thử nghiệm tác dụng in vitro về độc tính tế bào đối với bốn dòng tế bào khối u của người bằng thử nghiệm Sulforhodamin B.

 

Phan Thị Trang

3.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC, ĐẶC TÍNH DƯỢC LÝ VÀ ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA BẠCH CẬP (BLETILLA STRIATA)

Delin Xu, Yinchi Pan và Jishuang Chen

Front. Pharmacol. 2019 Nov; 10: 1168

Bạch cập (Bletilla striata) là một loài thực vật thuộc họ Orchidaceae đã được sử dụng làm thuốc cổ truyền của Trung Quốc (TCM) từ hàng nghìn năm. Trong báo cáo này, chúng tôi đã tóm tắt ngắn gọn các nghiên cứu  xuất bản trong 30 năm qua liên quan đến thành phần hóa học, tác dụng dược lý và các ứng dụng lâm sàng của Bạch cập.  Khoảng 158 hợp chất đã được phân lập từ ​​củ Bạch cập với cấu trúc phân tử rõ ràng được phân loại là các glucosid, bibenzyl, phenanthren, quinon, biphenanthren, dihydrophenanthren, anthocyanin, steroid, triterpenoid và acid phenolic. Những hợp chất này có các tác dụng dược lý như cầm máu, chữa lành vết thương, chống oxy hóa, chống ung thư, chống virus và chống vi khuẩn. Ngoài ra, các thử nghiệm lâm sàng khác nhau được thực hiện trên Bạch cập đã chứng minh các tác dụng quan trọng như là tác nhân thuyên tắc và bảo vệ niêm mạc, ứng dụng trong vật liệu sinh học mới, trong kiểm soát chất lượng và trong độc chất học. Bạch cập cũng đã được sử dụng rộng rãi như là một vị thành phần trong nhiều chế phẩm YHCT Trung Quốc, nhưng do chưa có đủ các nghiên cứu chứng minh về tác dụng trên lâm sàng, hiệu quả và độ an toàn theo quan điểm khoa học. Chúng tôi hy vọng rằng bài đánh giá này sẽ cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và phát triển thêm về loài thực vật này.

 

Phan Thị Trang

4.

HIỆU QUẢ CỦA DỊCH CHIẾT BẠCH CẬP (BLENTILLA STRIATA) ĐỐI VỚI BỆNH VIÊM BÀNG QUANG KẼ GÂY BỞI ZYMOSAN Ở CHUỘT CỐNG TRẮNG

Yi-Ching Liu và cs.

Neurourol Urodyn. 2021; 40(3):763-770.

Mục đích:

Viêm bàng quang kẽ (IC) là một hội chứng đau mãn tính được đặc trưng bởi cơn đau trên hậu môn khi bàng quang đầy. Bạch cập (Bletilla striata), một loại thảo dược truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc với hiệu quả chữa lành vết thương, chống viêm được công bố đã gợi ý nghiên cứu về tác dụng cải thiện các triệu chứng của IC thông qua tạo thành một hàng rào vật lý cách ly mô bàng quang khỏi các chất kích thích. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá hiệu quả của việc điều trị viêm bàng quang kẽ gây bởi zymosan ở chuột cống trắng bằng dịch chiết Bạch cập (BSES).

Phương pháp:

Ba mươi con chuột cống trắng cái được chia ngẫu nhiên thành nhóm đối chứng, nhóm chuột bị viêm bàng quang kẽ do zymosan được điều trị bằng nước muối sinh lý (Z + NS) và nhóm chuột bị viêm bàng quang kẽ do zymosan được điều trị bằng cystometrography BSES (Z + BSES). Tất cả các con chuột đều được ghi nhận điểm phản xạ co rút bụng (abdominal withdrawal reflex, AWR) để đánh giá quá mẫn nội tạng, bàng quang ký (cystometrography) và điện cơ đồ (EMG) của cả cơ thắt niệu đạo ngoài và cơ thắt bàng quang (cơ detrusor). Kết quả thu được xử lý thống kê bằng phương pháp phân tích phương sai.

Kết quả:

Nhóm chuột bị viêm bàng quang kẽ do zymosan được điều trị bằng nước muối sinh lý (Z + NS) có sự tăng quá mẫn nội tạng so với nhóm đối chứng. Nhóm chuột được điều trị bằng BSES (nhóm Z + BSES) đã giảm điểm AWR và biên độ của cơ detrusor trên EMG. Bên cạnh đó, điều trị cho chuột bằng BSES cải thiện bàng quang tăng hoạt của chuột với những tác động đáng kể đến việc kéo dài thời gian mắc tiểu và tăng lưu trữ nước tiểu.

Kết luận:

Hóa nội trị bàng quang bằng dịch chiết Bạch cập có thể làm giảm đáng kể tình trạng quá mẫn nội tạng do zymosan gây ra và giảm sự tăng hoạt của bàng quang liên quan đến viêm bàng quang kẽ. Nghiên cứu này gợi ý rằng hóa nội trị bàng quang bằng dịch chiết Bạch cập có thể là một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn đối với bệnh viêm bàng quang kẽ.

Nguyễn Thị Lý

                                                                                

5.

COELONIN, MỘT HOẠT CHẤT CÓ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CHIẾT TỪ CÂY BẠCH CẬP (BLETILLA STRIATA) VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Fusheng Jiang và cs.

Int. J. Mol. Sci. 2019; 20(18): 4422

Cao chiết ethanol từ cây Bạch cập (Bletilla striata) có hoạt tính chống viêm và chống xơ hoá phổi trên mô hình chuột cống gây bệnh bụi phổi silic. Tuy nhiên, các hoạt chất thể hiện tác dụng và cơ chế phân tử vẫn còn chưa rõ. Mô hình sử dụng lipopolysaccharide (LPS) để cảm ứng quá trình viêm ở đại thực bào và thử nghiệm mảng kháng thể phosphoryl hóa được sử dụng để phát hiện các hoạt chất và cơ chế tiềm năng của chúng. Coelonin, là một dihydrophenanthrene, được phân lập từ cây Bạch cập (Bletilla striata) và được xác định cấu trúc. Coelonin thể hiện tác dụng ức chế interleukin-1β (IL-1β), interleukin-6 (IL-6) và yếu tố hoại tử u α (TNF-α) ở nồng độ 2,5 μg/mL. Kết quả trên microarray cho thấy, coelonin điều hòa giảm mức độ phosphoryl hoá của 32 protein. Đặc biệt, coelonin làm giảm mức độ phosphoryl hoá của các chất điều hòa viêm như NF-κB, phosphatase điều hòa âm tính và PTEN. Ngoài ra, mức độ phosphoryl hoá cyclin dependent kinase inhibitor 1B (p27Kip1) là một phân tử được điều hoà bởi PTEN cũng bị giảm. Kết quả Western blot và hình ảnh trên kính hiển vi đồng tiêu (Confocal microscopy) cũng cho thấy coelonin ức chế quá trình phosphoryl hoá PTEN bị cảm ứng bởi LPS theo cách phụ thuộc vào liều, sau đó ức chế hoạt hoá NF-κB và giáng hoá p27Kip1 theo con đường điều hoà âm PI3K/AKT. Tuy nhiên, khi cùng kết hợp với các chất ức chế PTEN, coelonin ức chế biểu hiện IL-1β, IL-6 và TNF-α không phụ thuộc vào PTEN, trong khi quá trình ức chế giáng hoá p27Kip1 dẫn tới chu trình tế bào bị bắt giữ ở pha G1, liên quan tới PTEN. Cần những nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính chống viêm của coelonin được phân lập từ ​​ Bạch cập trên mô hình in vivo.

                                                       Trần Nguyên Hồng

6.

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA POLYSACCHARIDE TRỌNG LƯỢNG PHÂN TỬ THẤP CHIẾT XUẤT TỪ BẠCH CẬP (BLETILLA STRIATA) VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG KHỐI U TRÊN CHUỘT MANG KHỐI U H22

Chao Liu và cs.

International Journal of Biological Macromolecules. 30 April 2022; 205: 553-562

Trong nghiên cứu này, một polysaccharide trọng lượng phân tử thấp mới (tên là LMW-BSP) đã được chiết xuất từ ​​ Bạch cập (Bletilla striata) ở 4 ° C. Kết quả phân tích đặc điểm cấu trúc cho thấy LMW-BSP là một polysaccharide trung tính 23 kDa chứa glucose và mannose với tỷ lệ mol 1,00: 1,26. Khảo sát cấu trúc của các nghiên cứu oxy hóa periodate, quá trình phân hủy Smith cũng như quá trình metyl hóa, kết hợp với quang phổ NMR 1D và 2D, trình tự chuỗi chính của LMW-BSP được kết luận là: α-D-Manp- (1 → 3) -β-D-Manp- (1 → [4) -β-D-Glcp- (1] 2 → 4) -β-D-Manp- (1 → 3) -β-D-Manp- (1 →. Thêm vào đó, tác dụng chống khối u của LMW-BSP đã được đánh giá ở chuột mang khối u H22. Và kết quả cho thấy rằng LMW-BSP có thể cải thiện hiệu quả các hoạt động của tế bào miễn dịch và tỷ lệ tế bào lympho phụ thuộc vào liều lượng ở chuột mang khối u, dẫn đến quá trình apoptosis của tế bào H22 qua pha G1 bị bắt giữ. LMW-BSP ức chế sự phát triển của khối u và thể hiện tác dụng chống ung thư in vivo. Polysaccharide mới được chiết xuất từ ​​ Bạch cập là hoạt chất tiềm năng trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan.

                                                                   

 Nguyễn Tiến Hoàng

7.

TỔNG HỢP IN-SITU  CÁC HẠT NANO BẠC TRONG CHITOSAN/POLYSACCHARIDE CHIẾT XUẤT TỪ BẠCH CẬP (BLETILLA STRIATA) THÀNH DẠNG VI KIM ĐỂ CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG BỊ NHIỄM TRÙNG VÀ MẪN CẢM

Xiao Yang và cs.

International Journal of Biological Macromolecules. 31 August 2022; 215: 550-559

Phát triển phương thức kháng khuẩn mới để giải quyết tình trạng tắc nghẽn màng sinh học của vi khuẩn và sự kháng thuốc của vi khuẩn trong quá trình chữa lành vết thương bị nhiễm trùng là vô cùng cần thiết. Ở đây, các vi kim cấu tạo từ Chitosan / polysaccharide chiết từ Bạch cập (Bletilla striata) được điều chế bằng chitosan, axit tannic, AgNO3 và polysaccharide Bạch cập thông qua ly tâm từng giai đoạn. Trong hệ thống thiết kế của chúng tôi, cấu trúc xốp của vi kim dần biến mất, và các đặc tính cơ học được cải thiện đáng kể sau nhiều lần thêm chất. Ag+ được khử in-situ thành các hạt nano bạc bởi các polyphenol của axit tannic, thể hiện tác dụng kháng khuẩn cả in vitroin vivo, ngay cả đối với Staphylococcus aureus kháng methicillin. Việc bổ sung polysaccharide Bạch cập làm tăng khả năng xuyên qua màng sinh học và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Các vi kim thể hiện khả năng tương thích sinh học tốt và có khả năng xuyên qua màng sinh học của vi khuẩn, loại bỏ các gốc tự do dư thừa, ức chế các yếu tố gây viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Do đó, các vi kim tổng hợp đa chức năng cho thấy tiềm năng lớn để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương bị nhiễm trùng và mẫn cảm.

                                                          

      Nguyễn Tiến Hoàng

8.

CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM KHÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC HỢP CHẤT SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HOÁ CỦA HOA CÂY BLETILLA STRIATA (THUNB.) REICHB.F.

Jidong Lu và cs.

Industrial Crops and Products. 2021.164:113388

Bạch cập (Bletilla striata (Thunb.) Reichb.f.) là cây lâu năm được dùng rộng rãi làm thực phẩm, làm thuốc và làm cảnh. Để xác định phương pháp xử lý tối ưu và thúc đẩy ứng dụng của hoa cây B. striata, nghiên cứu này đã phát hiện những ảnh hưởng của các phương pháp xử lý sấy khô khác nhau đến đặc tính, cấu trúc, hàm lượng hợp chất có hoạt tính sinh học và khả năng chống oxy hóa của hoa cây B. striata. Các phương pháp làm khô được áp dụng trong nghiên cứu bao gồm làm khô tự nhiên, sấy vi sóng, sấy khô bằng không khí nóng, sấy hồng ngoại, sấy chân không và sấy thăng hoa. Làm khô bằng lò vi sóng là cách nhanh nhất để hoàn thành quá trình làm khô, sau đó là sấy khô bằng tia hồng ngoại. Sấy thăng hoacó tác dụng bảo vệ màu sắc tương đối tốt đối với hoa B. striata, và mức độ hóa nâu thấp. So với làm khô tự nhiên, hàm lượng polysaccharide giảm sau khi sấy thăng hoa, trong khi việc giữ lại phenol tổng số và anthocyanins tổng số tăng lên đáng kể. Để khô tự nhiên cần một thời gian dài và mức độ hóa nâu cao. Trong điều kiện làm khô tự nhiên, các anthocyanin hầu như bị phân huỷ hoàn toàn sau thời gian sấy dài và mức độ hoá nâu cao, nhưng việc giữ lại flavonoid tổng số và polysaccharid tổng số cao hơn so với sấy thăng hoa. Các chiết xuất methanolic của hoa bạch cập được xử lý bằng cách làm khô tự nhiên và thăng hoa đều cho thấy khả năng chống oxy hóa cao. Khả năng khử của nhóm làm khô tự nhiên giảm hơn một chút so với nhóm làm khô bằng tia hồng ngoại và sấy bằng không khí nóng. Khả năng loại bỏ gốc diammonium 2,2′-azino-bis- (3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonate) (ABTS), 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) và OH cao hơn sau khi làm khô tự nhiên. Do đó, làm khô bằng thăng hoa là cách tốt nhất để bảo vệ hầu hết các đặc tính, hàm lượng và hoạt tính của hoa bạch cập. Khi xem xét chi phí sản xuất, chúng tôi khuyến cáo nên sấy bằng tia hồng ngoại như một sự lựa chọn thiết thực hơn cho sản xuất công nghiệp.

Hoàng Thuý Nga, Tô Thị Ngân

9.

THIẾT LẬP HỆ THỐNG NHÂN GIỐNG NHANH ĐỐI VỚI BLETILLA STRIATA

Ze-yuan Mi và cs.

American Society for Horticultural Science. 2021; 56 (4)

Bạch cập (Bletilla striata (Thunb. ex A. Murray) Rchb. f.,) một loài cây thảo sống lâu năm thuộc họ orchidaceae có tác dụng đáng kể và giá trị kinh tế cao, đã được nhiều học giả nghiên cứu chuyên sâu. Mặc dù loại thảo mộc này có nhiều hạt nhưng tỷ lệ nảy mầm đặc biệt thấp, dẫn đến tài nguyên nguồn gen giảm và nhu cầu thị trường tăng lên hàng năm. Để giải quyết vấn đề này, nghiên cứu đã thử nghiệm hệ thống nảy mầm vô trùng và hệ thống công nghệ tạo cây giống trực tiếp. Trên môi trường Murashige và Skoog (MS), 2,0 mg/L 6-benzylaminopurine (6-BA) và 1,0 mg/L axit naphthylacetic (NAA) đã được thêm vào trước khi nảy mầm hạt, 70 g/L nước ép chuối và 0,5 mg/L NAA đã được thêm vào khi ra rễ. Sau đó, cây con được cấy chuyển vào giá thể hỗn hợp gồm mùn, cát sông và vỏ cây (tỷ lệ thể tích 3:1:1). Hệ thống gieo hạt trực tiếp bao gồm xử lý chất nền, gieo hạt, nuôi cây con, phát triển cây con và cấy chuyển. Đất thịt, chất cặn bã và cát sông được chọn làm chất nền. Kết quả đã cho thấy tỷ lệ nảy mầm tăng lên 91,8%, trong khi tỷ lệ tái sinh cây con tăng lên 82,0%. Sau 180 ngày gieo trồng, cây có thể đạt tiêu chuẩn xuất vườn  . Việc thiết lập hệ thống cây giống bạch cập (B. striata) tạo ra quy trình công nghệ sản xuất an toàn, nhanh chóng, đáng tin cậy để phát triển công nghiệp.

Hoàng Thuý Nga

10.

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC PHƠI NHIỄM CADMIUM TRONG ĐẤT ĐẾN CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH THÁI CỦA BLETILLA STRIATA

Qin Xu và cs.

Springer Link. 2022; 29: 4008-4023

Bletilla striata (Thunb.) Reichb.f. đã được chứng minh có giá trị kinh tế và dược học khá đặc biệt trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc nuôi cấy nhân tạo B. striata gặp khá nhiều trở ngại, đặc biệt là vấn đề suy giảm chất lượng và ô nhiễm kim loại nặng. Cadmium (Cd) nói riêng, được báo cáo là vượt quá tiêu chuẩn trong nuôi cấy nhân tạo B. striata. Cho đến nay, người ta ít chú ý đến việc phân tích ảnh hưởng của kim loại nặng đến sự sinh trưởng và hiệu quả điều trị bệnh của B. striata. Trong bài báo này, chúng tôi khảo sát phản ứng sinh lý-sinh thái của B. striata khi xử lý theo nồng độ Cd tăng dần : Đối chứng (0,285 mg kg-1); Tr-1 (0,655 mg kg − 1); Tr-2 (1,285 mg kg − 1); Tr-3 (7,675 mg kg − 1); Tr-4 (54,885 mg kg-1), để cung cấp dẫn liệu tham khảo cho nghiên cứu về điều hòa phản ứng Cd đến B. striata. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã kiểm tra sinh khối, cacbon tổng số, nitơ tổng số và hàm lượng polysaccharid của B. striata (BSP, thành phần chức năng của B. striata), cũng như tỷ lệ hấp thụ của Cd trong cây B. striata. Dựa trên nghiên cứu sơ bộ, đánh giá rủi ro sinh thái và đánh giá rủi ro sức khỏe con người đã được phân bổ. Các thí nghiệm được tiến hành trong hai đợt (2018 và 2019, lấy mẫu trong cùng một vụ) với những phát hiện sau: (1) Sinh khối không có sự khác biệt rõ rệt giữa các nghiệm thức hoặc ngày lấy mẫu, chỉ giảm đáng kể ở mức 54,885 mg kg-1 ( Tr-4) nồng độ Cd trong đất năm 2019; (2) cacbon tổng số của B. striata khi xử lý Cd phù hợp với hiệu ứng nội tiết tố và đạt đỉnh ở nồng độ Cd trong đất 0,655 mg kg-1 (Tr-1); (3) Tổng hàm lượng nitơ khi xử lý Cd với hàm lượng cao nhất là 1,225 mg kg-1 (Tr-2); (4) Tổng hàm lượng BSP trong hai năm lấy mẫu đều được sắp xếp theo thứ tự giảm dần: Tr-4 Bletillae (củ B. striata) dưới 0,655 mg kg-1 xử lý Cd trong đất nằm trong ngưỡng quy định trong Dược điển Trung Quốc đợt 2018 và đợt 2019, chỉ có nhóm đối chứng mới đủ điều kiện an toàn. giới hạn của Cd. Kết quả đánh giá rủi ro sinh thái cho thấy nguy cơ độc hại trung bình dưới Tr-1 (0,655 mg Cd kg-1) và đánh giá rủi ro sức khỏe con người chỉ ra tác động độc hại không đáng kể đối với sức khỏe con người. Nhìn chung, nồng độ Cd trong đất phải thấp hơn 0,655 mg kg-1, thì canh tác an toàn, tác dụng chữa bệnh của B. striata và nguy cơ sức khỏe con người được xem xét.

 

Hoàng Thuý Nga

11.

TÁC DỤNG THÚC ĐẨY SINH TRƯỞNG CỦA BACILLUS SUBTILIS TRÊN CÂY GIỐNG BLETILLA STRIATA

Di Liu và cs.

World J Tradit Chin Med. 2021; 20 (20): 1 - 5

 

Đối tượng: Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác dụng thúc đẩy sinh trưởng của chế phẩm Bacillus subtilis đến sinh trưởng của cây giống Bletilla striata.

Phương pháp: Các nồng độ khác nhau (pha loãng 1/10, 1/50 , 1/100 và 1/500) của chế phẩm B. subtilis được áp dụng trên cây giống B. striata. Đo chiều cao cây, đường kính gốc, chiều dài lá, chiều rộng lá, hàm lượng diệp lục, đường kính củ, chiều dài rễ xơ trung bình, số lượng rễ xơ và khối lượng tươi sau khi ủ 50 ngày.

Kết quả: Các nghiệm thức với các nồng độ khác nhau của B. subtilis làm tăng đáng kể số lượng rễ xơ của cây con B. striata và thúc đẩy sự kéo dài của rễ, và nồng độ cao hơn (pha loãng 1/10) có liên quan đến các hiệu ứng thúc đẩy đáng kể hơn. Các cây giống B. striata được xử lý với các nồng độ B. subtilis khác nhau đều cho thấy tăng hàm lượng diệp lục trong lá khi nồng độ chế phẩm tăng lên. Chỉ chế phẩm B. subtilis ở nồng độ cao (pha loãng 1/10) đã thúc đẩy đáng kể chiều cao cây và đường kính gốc của cây giống B. striata. Việc áp dụng B. subtilis không thúc đẩy đáng kể đường kính củ và trọng lượng tươi của cây giống B. striata. Phân tích thành phần chính xác đã khẳng định kích thích tăng trưởng tối đa bởi chế phẩm B. subtilis ở độ pha loãng 1/10  so với các nghiệm thức khác.

Kết luận: Việc sử dụng B. subtilis có thể làm tăng hàm lượng diệp lục, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của rễ, đồng thời tăng chiều cao cây và đường kính gốc của cây giống B. striata. Do đó, B. subtilis có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng đáng kể trên cây giống B. striata. Những phát hiện này cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc canh tác sinh thái B. striata.

 

Hoàng Thuý Nga

12.

TẠO GIỐNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THỂ TỨ BỘI TỪ HẠT CỦA BẠCH CẬP

Meiya Li và cs.

BioMed Research International. 2018: 1 - 8

https://doi.org/10.1155/2018/3246398

Bạch cập (Bletilla striata (Thunb.), một loài cây cảnh và cây thuốc, nằm trong danh sách các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Trung Quốc. Thân giả của nó có nhiều polysaccharid và được sử dụng trong các bài thuốc thảo dược trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, gần đây do nhu cầu về loại cây thuốc này gia tăng nên nó có nguy cơ tuyệt chủng, vì vậy việc nghiên cứu nhân giống và cải thiện đặc tính di truyền của nó là việc làm cần thiết. Do các thể đa bội thường có ưu điểm hơn, nên chúng tôi đã ủ hạt Bạch cập với colchicine với mục đích tạo ra cây con tứ bội. Hạt được xử lý bằng 0,1% colchicine trong 7 ngày cho thấy tỷ lệ cảm ứng tứ bội cao nhất là 40,67 ± 0,89%. So với cây dạng dại, cây tứ bội có thể được xác định bằng các đặc điểm hình thái khác biệt bao gồm khí khổng lớn hơn, mật độ khí khổng thấp hơn, phiến lá lớn hơn và cuống lá dày hơn. Hàm lượng polysaccharid và các hợp chất phenolic cũng được xác định trong thân giả của cây tứ bội, kết quả cho thấy hàm lượng cao hơn đáng kể so với ở cây đối chứng. Do đó, xử lý colchicine in vitro có thể được áp dụng để tạo thành công các thể tứ bội Bạch cập với thân giả có nhiều đặc điểm vượt trội.

Nguyễn Bá Hưng, Hoàng Thúy Nga

13.

HỆ THỐNG NẢY MẦM HIỆU QUẢ TRONG NUÔI CẤY BẠCH CẬP KHÔNG CỘNG SINH

 Ying và cs.  

Fujian Journal of Agricultural Sciences. 2018; 33 (2): 131-135

Các hạt trưởng thành của Bạch cập được sử dụng làm vật liệu cho quá trình nảy mầm không cộng sinh trong thí nghiệm này. Với môi trường cơ bản MS, anh hưởng của các cách gieo hạt khác nhau, tỷ lệ cây con, cách bảo quản, điều kiện ánh sáng và các chất phụ gia lên sự nảy mầm hạt Bạch cập đã được nghiên cứu. Kết quả đã cho thấy điều kiện nảy mầm tốt nhất để nuôi cấy Bạch cập không công sinh với tỷ lệ cây con 5×103 hạt/ mL trong dung dịch lỏng và được nuôi trong điều kiện tối trong 14 ngày đầu, tỷ lệ nảy mầm đạt 93%. Thêm 10 % dịch chiết khoai tây hoặc nước dừa có thể làm tăng tỷ lệ nảy mầm và thúc đẩy sự phát triển của mầm hạt bạch cập. Hạt giống bạch cập được bảo quản trong túi nhựa ở 4°C rất có lợi cho quá trình nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm có thể đạt 50 % sau 60 ngày.

Nguyễn Bá Hưng

14.

TẠO GIỐNG IN VITRO VÀ XÁC ĐỊNH THỂ TỨ BỘI BẠCH CẬP (BLETILLA STRIATA (thunb.) Reichb.f. ) BẰNG XỬ LÝ COLCHICINE

Han Pan-pan và cs.

Plant Cell, Tissue and Organ Culture. 2018;132:425-432

Chọn giống đa bội đã được chứng tỏ là một phương pháp tiếp cận có giá trị để thu được các giống ưu việt có năng suất cao đối với cây thuốc. Một phương pháp hiệu quả để thu được thể tự tứ  bội Bletilla striata là xử xý proocorms in vitro vớicolchicine. Các protocorm của B.striata được ngâm trong dung dịch colchicine ở các nồng độ khác nhau [0,05; 0,1 và 0,2% (w / v)] trong 12, 24, 36, 48 và 60 giờ, và thể bội của cây tạo ra được xác định bằng cách đếm nhiễm sắc thể và phân tích bằng máy đo đa bội thể. Kết quả cho thấy điều kiện tối ưu để tạo ra thể tứ bội B. striata protocorms được xử lý bằng 0,2% colchicine trong 36 giờ với tỷ lệ tạo ra cao đạt tới 26,7%. Ngoài ra, các đặc điểm hình thái, giải phẫu còn được quan sát và so sánh giữa cây lưỡng bội và cây tứ bội. Và nhóm tác giả nhận thấy rằng các đặc điểm của cây tứ bội khác hẳn so với cây lưỡng bội, chẳng hạn như cây tứ bội có lá dày và xanh đậm hơn, khí khổng lớn hơn và số lượng lục lạp nhiều hơn, có thể được sử dụng làm thông số đơn giản và hiệu quả để sàng lọc thể tứ bội. Nghiên cứu này đã đặt nền tảng cho chọn giống B. striata ưu tú.

Tô Thị Ngân

15.

CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM KHÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÀM LƯỢNG HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA CỦA HOA BẠCH CẬP  (BLETILLA STRIATA (Thunb.) Reichb.f.)

Jidong Lu và cs.

Industrial crops and products. 2021; 164: 113388

Bletilla striata (Thunb.) Reichb.f. là cây lâu năm được sử dụng rộng rãi làm thực phẩm, làm thuốc và trang trí. Để xác định phương pháp xử lý tối ưu và thúc đẩy ứng dụng của hoa B. striata, công trình này đã nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp xử lý sấy khô đa dạng đến đặc tính, cấu trúc, hàm lượng hợp chất có hoạt tính sinh học và khả năng chống oxy hóa của hoa B. striata. Các phương pháp làm khô được áp dụng trong nghiên cứu bao gồm sấy khô tự nhiên, sấy vi sóng, sấy khô bằng không khí nóng, sấy hồng ngoại, sấy chân không và sấy đông lạnh. Làm khô bằng lò vi sóng là cách nhanh nhất để hoàn thành quá trình sấy khô, sau đó là sấy khô bằng tia hồng ngoại. Làm khô đông lạnh có tác dụng bảo vệ màu sắc tương đối tốt đối với hoa B. striata, và mức độ hóa nâu thấp. So với sấy khô tự nhiên, hàm lượng polysaccharid giảm sau khi làm khô đông lạnh, trong khi việc giữ lại tổng số phenol và tổng số anthocyanins tăng lên đáng kể. Để khô tự nhiên cần một thời gian dài và mức độ hóa nâu cao. Trong điều kiện sấy khô tự nhiên, các anthocyanin hầu như bị phân huỷ hoàn toàn sau thời gian sấy dài và mức độ hoá nâu cao, nhưng việc giữ lại tổng số flavonoid và polysaccharid tổng số cao hơn so với sấy đông lạnh. Các chiết xuất methanolic của hoa được xử lý bằng cách làm khô tự nhiên và làm khô đông lạnh đều cho thấy khả năng chống oxy hóa cao. Khả năng khử của nhóm làm khô tự nhiên kém hơn một chút so với nhóm làm khô bằng tia hồng ngoại và sấy bằng không khí nóng. Khả năng loại bỏ gốc diammonium 2,2′-azino-bis- (3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonate) (ABTS), 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) và OH cao hơn sau khi làm khô tự nhiên. Kết quả là, làm khô đông lạnh là cách tốt nhất để bảo vệ hầu hết các ký tự, nội dung và hoạt động của hoa B. striata. Khi xem xét chi phí sản xuất, nhóm tác giả khuyên cáo nên sấy bằng tia hồng ngoại như một sự lựa chọn thiết thực hơn cho sản xuất công nghiệp.

Tô Thị Ngân

16.

BÁO CÁO ĐẦU TIÊN VỀ BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY BẠCH CẬP (BLETILLA STRIATA) DO NẤM COLLETOTRICHUM LANOPHILUM GÂY HẠI  VÂN NAM, TRUNG QUỐC

Kuan Yang và cs.

Plant Disease. 2022; 106(3): 1070

Bạch cập (Bletilla striata (Thunb.) Reichb. F. (Baiji)) có giá trị làm cảnh và làm thuốc cao. B. striata đã được sử dụng trong y học Trung Quốc hàng nghìn năm để điều trị các bệnh khác nhau, chẳng hạn như loét dạ dày tá tràng, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phổi và chảy máu sau chấn thương (Jiang et al. 2021). Vào tháng 9 năm 2020, khoảng 30% cây B. striata trong một đồn điền ở huyện Lancang (thành phố Puer, tỉnh Vân Nam, 22°48'17"N, 99°46'58" E) được phát hiện có các triệu chứng giống bệnh thán thư. Vào tháng 5 năm 2021, bệnh lại được phát hiện với tỷ lệ bệnh 54,05%. Các mẫu lá có triệu chứng bệnh được thu thập. Triệu chứng ban đầu xuất hiện với một hoặc nhiều đốm tròn màu nâu nhạt trên lá. Sau đó, vết bệnh ngày càng lớn, tạo thành những đốm màu nâu đen hình bầu dục. Bệnh nặng, các vết đốm liên kết lại gây héo và chết lá. Để phân lập mầm bệnh, 10 miếng cắt (5mm2) từ mô có triệu chứng bệnh của 10 lá bệnh được khử trùng trong cồn 75% trong 30 giây, sau đó trong natri hypoclorit 2% trong 3 phút, rửa lại 3 lần bằng nước vô trùng và cấy lên môi trường thạch - dextrose - khoai tây (PDA) ở 25℃ trong 5 đến 7 ngày với chu kỳ 12 h sáng/tối. Cuối cùng, mười mẫu nấm có hình thái tương tự đã được phân lập và làm thuần bằng phương pháp cấy đơn bào tử. Tản nấm có hình tròn, giống như thảm, có màu đen xám. Cành bào tử phân sinh không màu đến nâu và hình bầu dục hoặc hình que. Bào tử có hình trụ hoặc hình thuôn, bao gồm một tế bào đơn lẻ với các đầu tù và có kích thước trung bình 12,92 (8,13–21,21) μm × 3,96 (2,55–5,90) μm (n = 200). Dựa vào hình thái và đặc điểm bào tử, mầm bệnh được xác định là Colletotrichum sp. (Damm et al., 2012). DNA tổng số của các mẫu nấm đại diện (LCTJ-02, LCTJ-03, LCTJ-04, LCTJ-05 và LCTJ-06) đã được phân lập và vùng ITS, vùng gen GAPDH, ACT và HIS3 được khuếch đại và giải trình tự bằng cách sử dụng các cặp mồi ITS1 / ITS4, GDF1 / GDR1, 512F / 783R, và CylH3F / CylH3R tương ứng (Cai et al. 2009). Trình tự các gen được gửi vào GenBank (MZ433189 đến MZ433193 cho ITS, MZ436430 đến MZ436434 cho GAPDH, MZ436435 đến MZ436439 cho HIS3 và MZ448474 đến MZ448478 cho ACT). Tìm kiếm BLAST cho thấy tất cả các trình tự tương đồng từ 98% đến 100% với các trình tự tương ứng của C. orchiophilum ex-type (CBS 632.80). Cây phát sinh loài được xây dựng dựa trên sự kết hợp trình tự các gen ITS, GAPDH, ACT và HIS3 bởi MEGA-X (Kumar et al.,2018). Nói chung, các mẫu nấm LCTJ-02, LCTJ-03, LCTJ-04, LCTJ-05, LCTJ-06, và mẫu tham chiếu C. lanophilum nằm trên cùng một nhánh. Để xác nhận khả năng gây bệnh, 5 mẫu C. orchiophilum phân lập được cấy vào các lá bạch cập khỏe mạnh từ cây trồng trong chậu, như phương pháp được mô tả bởi Cai et al., (2009), với những điều chỉnh nhỏ. Mỗi lá được cấy ba giọt (10 µl /giọt) dịch bào tử (106 bào tử/ml/ ). Nhóm đối chứng được cấy bằng nước vô trùng theo cách tương tự. Tất cả các mẫu được bao phủ bằng túi nilon và duy trì độ ẩm tương đối 70% đến 80% trong bảy ngày. Sau khoảng thời gian này, tất cả các lá được cấy đều có các vết bệnh giống nhau, và các triệu chứng giống với những gì quan sát được trên thực địa. Các cây đối chứng vẫn khỏe mạnh. Các mầm bệnh được phân lập lại từ hai lá bệnh của mỗi công thức và được xác định lại là C. orchiophilum. Theo hiểu biết của nhóm tác giả, đây là báo cáo đầu tiên về bệnh thán thư do nấm C. orchiophilum gây hại trên bạch cập (B. striata) ở Trung Quốc. Trong tương lai, sự xuất hiện và lây truyền của mầm bệnh này cần được nghiên cứu sâu hơn để đưa ra các biện pháp phòng trừ hợp lý.

 

Tô Thị Ngân

17.

HÌNH DẠNG, VI CẤU TRÚC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CỦ BẠCH CẬP (BLETILLA STRIATA) BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI CÁC PHƯƠNG PHÁP SẤY KHÁC NHAU

Man Zhang và cs.

Food and Bioprocess technololy. 2022; 2022(1)

Bạch cập được sử dụng rộng rãi làm thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thuốc thảo dược để điều trị cầm máu, chống loét, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, kháng khuẩn, chống viêm và chức năng điều hòa miễn dịch. Phương pháp xấy có ảnh hưởng đến chất lượng bạch cập, bao gồm cả hình thái bên ngoài và quan trọng hơn là hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học quan trọng– đóng vai trò quyết địnhcủa  thực phẩm chức năng và thuốc. Để khảo sát ảnh hưởng của các phương pháp làm khô đến chất lượng của bạch cập, trong nghiên cứu này các mẫu được xử lý bằng năm phương pháp làm khô khác nhau bao gồm sấy bằng không khí nóng, sấy hồng ngoại, sấy vi sóng, sấy chân không và sấy lạnh đông. Sau khi làm khô, các mẫu được đánh giá về hình dạng, cấu trúc và hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học. Kết quả cho thấy các mẫu sấy khô bằng sấy lạnh đông giữ được hầu hết các hình dạng và cấu trúc vi mô của củ bạch cập tươi. Các mẫu được xử lý bằng các phương pháp khác hình thức củ bị biến dạng và đổi màu ở nhiều mức độ khác nhau. Hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học trong B. striata như polysaccharides (BSP), phenol và militarine bị ảnh hưởng khác nhau bởi các phương pháp làm khô được thảo luận chi tiết trong bài báo. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những đề xuất hữu ích cho việc sản xuất, phát triển và nghiên cứu sâu hơn về bạch cập.

Cù Thị Hằng

18.

PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH NẤM BỆNH GÂY HẠI BẠCH CẬP (BLETILLA STRIATA)

Ke ShangYan và cs.

Journal of Yunnan Agricultural University. 2018; 33(3): 405-409

Mục đích: Làm rõ tác nhân gây bệnh đốm lá với những vết bệnh đốm nâu đen trên cây bạch cập (Bletilla striata).

Phương pháp: Nghiên cứu này đã phân lập và làm thuần tác nhân gây bệnh trên mẫu bệnh bạch cập B. striata được thu thập từ huyện Funing, tỉnh Vân Nam, dựa trên phân loại hình thái và quy tắc Koch để xác định lại tác nhân gây bệnh có giống tác nhân gây bệnh trên bạch cập ( B. Striata) hay không. .

Kết quả: Chủng có thể gây ra bệnh trên B. striata giống như mẫu, và được xác định là Daldinia sp. bằng quan sát hình thái học và phân tích trình tự rDNA-ITS. Chủng phân lập được ký hiệu BJ-HTKLC, với hình thái khuẩn lạc và cấu trúc bào tử được mô tả như sau: màu nâu đen ở giữa, màu xám ở rìa, đường xoắn đồng tâm, sự phát triển của cuống, sợi nấm phát triển chậm hơn, sợi nấm đa bào có vách ngăn, phân nhánh, rộng 9-20 µm, rộng trung bình 13 µm,  bào tử  hình elip hoặc hình thận, kích thước 11-16 (17,8) µm × 6-9 (10,2) µm. Trình tự ITS có mức độ tương đồng cao nhất với loài  D. Concentrica là 97,1%.

Kết luận: BJ-HLCTK thuộc chi Daldinia và có quan hệ gần nhất với các loài nấm D. concentrica (D. consentrica). Nấm gây hại chủ yếu trên nhiều loài cây lá rộng và gây hại mạch dẫn trong cây. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên chúng tôi báo cáo rằng ký chủ của mầm bệnh này là Rhizoma Bletilla.

                                             Khuất Thị Chung

19.

BÁO CÁO ĐẦU TIÊN VỀ BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN BẠCH CẬP (BLETILLA STRIATA) DO NẤM FUSARIUM SOLANI Ở TRUNG QUỐC

Zhou và cs.

Plant Disease. 2019; 103(11): 2955

Bạch cập (Bletilla striata (Thunb.) Rchb. f.)) được sử dụng theo cổ truyền trong các bài thuốc để cầm máu và kháng khuẩn tại Trung Quốc. Vào tháng 4 năm 2017, bệnh đốm lá đã được quan sát thấy trên 40 đến 50% loài bạch cập tại ba vườn ươm cây ở Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc. Triệu chứng ban đầu là những vết bệnh màu nâu trên lá sau đó chuyển sang những vết đốm ướt. Các vết đốm này ngày càng mở rộng thành những vùng chết hoại lớn và cuối cùng dẫn đến hiện tượng lá bị rách táp và rụng. Chín mẫu lá có triệu chứng đốm lá được thu thập từ các cây bạch cập khác nhau, sau đó các mẫu được khử trùng bề mặt trong dung dịch natri hypoclorit 1% trong 2 phút, rửa ba lần trong nước vô trùng, và cấy trên môi trường PDA, sau đó ủ ở nhiệt độ 26° C với12 giờ ánh sáng và tối xen kẽ trong 3 ngày. 28 chủng đã được phân lập từ cây bị bệnh, và 12 tản nấm có sợi nấm màu trắng, và sợi nấm khí sinh. Có nhiều bào tử nhỏ, trong suốt, hình trứng hoặc hình thận, có từ 1 đến 2 tế bào và kích thước 3,8 đến 6,3 × 2,9 đến 3,7 μm. Bào tử lớn có dạng trong suốt, hình chùy và hơi cong, có từ 3 đến 4 tế bào, và có kích thước từ 22,3 đến 44, 2 × 4,8 đến 7,3 μm. Theo các đặc điểm hình thái, loài nấm được xác định là Fusarium solani (Li et al., 2017). Để xác định lại loài này, DNA đơn bào tử nấm của chủng BJ-25.1 đã được tách chiết bằng phương pháp CTAB (Guo et al., 2000 ). Vùng phiên mã trong (ITS) của rDNA và yếu tố kéo dài dịch mã (TEF-1α) được khuếch đại bởi các mồi tương ứng là ITS1 / ITS4 (Glass và Donaldson 1995) và EF-1 / EF-2 (O'Donnell et al. 1998). Trình tự ITS của chủng BJ-25.1 (MK335677) giống 99,62% với chủng  nấm F. solani  LYF019 (HQ176440.1), trong khi gen TEF-1α (MK373059) giống 99% với chủng F. solani CBS 119996 (JX495168). Do đó, chủng BJ-25.1 được xác định là nấm F. solani dựa trên đặc điểm hình thái và phân tử. Thử nghiệm khả năng gây bệnh được thực hiện trên cây non (1,5 tuổi) bằng cách lây bệnh vào 9 cây khỏe mạnh với tản nấm của chủng BJ-25.1 trên môi trường PDA với kích thước 5 × 5 mm và 3 cây đối chứng được lây với với đĩa chỉ có môi trường PDA vô trùng. Mỗi lá được lây bệnh bằng hai đĩa. Các thí nghiệm được lặp lại ba lần. Tất cả các cây được được lây bệnh và đối chứng đều được bọc trong túi nhựa trong suốt và đặt trong nhà kính ở 26°C trong 14 ngày. Những lá được lây bệnh xuất hiện triệu chứng đốm ướt sau 3 ngày, cá vết bệnh lan rộng và phát triển thành những mảng lớn, chết hoại sau 7 ngày, dẫn đến táp lá, rụng lá sau 14 ngày. Không có triệu chứng nào được quan sát thấy ở các cây đối chứng. Để hoàn thiện các bước của quy tắc Koch, 9 chủng phân lập có hình thái bào tử tương tự đã được phân lập lại từ các lá bị nhiễm bệnh trên môi trường PDA, và tất cả đều được xác nhận là F. solani. Bệnh hại này gây hại đáng kể đến việc sản xuất bạch cập để làm dược liệu. Những nghiên cứu sâu hơn cần đánh giá tính nhạy cảm khác nhau giữa các giống để quản lý bệnh. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là báo cáo đầu tiên về F. solani gây bệnh đốm lá trên bạch cập tại  Trung Quốc.                                                          

Vàng Dùng Thề

20.

NHẬN DẠNG VÀ PHÂN TÍCH  TIN SINH HỌC CỦA HỌ GEN AUX/IAA DỰA TRÊN DỮ LIỆU HỆ PHIÊN MÃ CỦA BLETILLA STRIATA

Houbo Liu và cs.

Bioengineered. 2019 10(1): 668-678

Các gen Auxin/Indole-3-Acetic Acid ( Aux / IAA ) tham gia vào quá trình vận chuyển auxin và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu tập trung vào các họ gen Aux / IAA nhưng lại rất ít các nghiên cứu về các gen này  ở cây Bletilla striata. Trong nghiên cứu này, tổng số 27 gen Aux/IAA (BsIAA1-27) đã được nhân dòng từ bộ gen phiên mã của Bletilla striata . Dựa trên phân tích phát sinh chủng loài của trình tự protein Aux/IAA từ B. striata, Arabidopsisthaliana và Dendrobium officinale , các gen Aux/IAA của B. striata ( BsIAAs ) được phân loại thành 2 phân họ và 9 nhóm. Trong khiBsIAA gần với D. officinale hơn so với A. thaliana. Kiểm tra khảo sát chỉ thị EST-SSR cho thấy 4 chỉ thị có thể được khuếch đại ổn định với các đa hình rõ ràng trong số 4 vùng. Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng BsIAA đã tham gia vào quá trình phát triển củ và cung cấp những hiểu biết sâu sắc về vai trò chức năng của các gen Aux/IAA trong cây B. striata và các cây khác. Trong bài báo này, chúng tôi đã xác định 27 thành viên của họ gen Aux/IAA có thể được chia thành 2 nhóm và 9 phân họCác nhánh tương tự của protein Aux/IAA có cùng các motifp hoặc tương tự, chẳng hạn như các gen giữa BsIAA10 và BsIAA12, BsIAA11 và BsIAA13, BsIAA18 và BsIAA20, cho thấy rằng các protein Aux/IAA đã được bảo tồn. Trong số đó, BsIAA gần với D.officinale hơn so với A. thaliana.

Khuất Thị Chung

21.

CẢM ỨNG IN VITRO VÀ XÁC ĐỊNH THỂ TỨ BỘI CỦA BLETILLA STRIATA (THUNB.) BẰNG CÁCH XỬ LÝ COLCHICINE

Pan và cs.

Plant Cell, Tissue and Organ Culture (PCTOC). 2018; 132(3): 425-432

Nhân giống đa bội đã được chứng minh là một cách tiếp cận có giá trị để thu được các giống có năng suất cao đối với cây dược liệu. Một quy trình hiệu quả để thu được thể tự bội nhiễm Bletilla striata là cảm ứng rễ mầm trong ống nghiệm với colchicine. Các rễ mầm của B.striata được ngâm trong các nồng độ khác nhau của dung dịch colchicine 0,05, 0,1 và 0,2% (w/v) trong 12, 24, 36, 48 và 60 giờ, và thểđa bội của cây con được xác định bằng cách đếm nhiễm sắc thể và phân tích lưu lượng tế bào. Kết quả cho thấy điều kiện tối ưu để cảm ứng thể tự bội của B. striata rễ mầm được xử lý bằng 0,2% colchicine trong 36 giờ với tỷ lệ cảm ứng đạt cao tới 26,7%. Ngoài ra, còn quan sát và so sánh các đặc điểm hình thái, giải phẫu giữa cây lưỡng bội và cây tứ bội. Và chúng tôi nhận thấy rằng các đặc điểm của cây tứ bội khác hẳn so với cây lưỡng bội, chẳng hạn như cây tứ bội có lá dày và xanh đậm hơn, khí khổng lớn hơn và số lượng lục lạp nhiều hơn, có thể được lấy làm thông số đơn giản và hiệu quả để sàng lọc thể tứ bội. Nghiên cứu này đã đặt nền tảng cho việc chọn tạo các giống ưu thế B. striata.

 

Khuất Thị Chung

22.

ẢNH HƯỞNG CỦA QUANG PHỔ ĐẾN SINH TRƯỞNG, SINH KHỐI KHÔ, SINH LÝ VÀ DINH DƯỠNG Ở CÂY GIỐNG BLETILLA STRIATA: SỰ THAY ĐỔI RIÊNG LẺ VÀ PHẢN ỨNG CỘNG GỘP

Wang và cs.

International Journal of Agriculture and Biology. 2020; 24(1): 125-132

Bạch cập (Bletilla striata (Thunb.) Rchb. f.) là loài cây ưa bóng râm có giá trị dược liệu quý. Sản xuất sinh khối chất khô là mục đích chính mà hầu hết các nghiên cứu trồng B. striata đều muốn thực hiện, nhưng chế độ canh tác hiện tại của B. striata khó có thể thúc đẩy tích lũy sinh khối của nó. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện để kiểm tra hiệu ứng quang phổ đối với sự tăng trưởng và khối lượng chất khô ở cây con B. striata và phát hiện thêm các phản ứng sinh lý và sinh hóa tương ứng để giải thích qua cơ chế. Trong điều kiện vi khí hậu, cây con B. striata được nuôi cấy dưới 3 quang phổ có tốc độ thông lượng photon quang hợp trung bình là 74 μmol/m2 /s  được cho bởi điốt phát quang (đèn LED): R1BG5, 13,9% đỏ, 77% xanh lục và 9,2% xanh lam; R2BG3, 26,2% đỏ, 70,2% xanh lục và 3,5% xanh lam; R3BG1, 42,3% màu đỏ, 57,3% màu xanh lá cây và 0,4% màu xanh lam. Cây con ở điều kiện xử lý R3BG1 nhìn chung cho thấy tốc độ tăng trưởng và tích lũy sinh khối nhanh hơn ở cả phần chồi và rễ so với xử lý R1BG5. Quang phổ cao của ánh sáng đỏ cũng dẫn đến sự hấp thụ nitơ (N) và phốt pho (P) nhanh hơn, giúp chống lại sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong quang phổ cao màu xanh lam. Các lá được tăng về diện tích ở hiệu suất cao nhất trong quang phổ cao của ánh sáng đỏ với tốc độ tích tụ sinh khối và hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh hơn; trong khi rễ phát sinh nhanh hơn trong môi trường nhưng sự phân bổ sinh khối cho rễ không bị thay đổi quang phổ nên sự hấp thu P của rễ cũng tương tự. Nhìn chung, B. striata nên được trồng trong phổ ánh sáng đỏ và lấy các cơ quan trên mặt đất làm nguồn sản xuất chất khô.

Khuất Thị Chung

23.

TIẾN BỘ VỀ NGHIÊN CỨU NUÔI CẤY MÔ BẠCH CẬP (BLETILLA STRIATA)

Xue-MinWei và cs

Chinese Herbal Medicines. 2018: 23-26

Dược liệu bạch cập đang có nhu cầu lớnđể làmthuốc cổ truyền Trung Quốc, song nguồn tự nhiên bị tổn hại nghiêm trọng do khai thác quá mức. Do hạt Bạch cập (Bletilla striata) nhỏ và không có nội nhũ nên tỷ lệ nảy mầm của hạt trong điều kiện tự nhiên thấp. Áp dụng kỹ thuật nhân giống truyền thống chưa đáp ứng được nhu cầu canh tác ở quy mô lớn. Vì vậy, phương pháp nuôi cấy mô có thể cung cấp nhiều cây giống trong thời gian ngắn, mang lại hiệu quả và tiện lợi hơn so với các phương pháp khác. Hầu hết các nghiên cứu về nuôi cấy mô của Bạch cập (B. striata) đều chọn hạt làm mẫu nuôi cấy. Bài tổng quan này đã tóm tắt các quá trình nảy mầm của hạt trong điều kiện vô trùng. Nó bao gồm các giai đoạn như nảy mầm, phát sinh cụm chồi, cảm ứng ra rễ và chuyển cây con. Các yếu tố ảnh hưởng cũng như tổ hợp tối và nồng độ của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật của từng giai đoạn cũng được tóm tắt. Các nghiên cứu sâu hơn về nuôi cấy mô B. striata cũng đã được thực hiện.

 

Cao Ngọc Giang, Lê Đức Thanh

24.

QUẦN XÃ VI SINH VẬT ĐẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TÍCH LŨY CÁC CHẤT CHUYỂN HÓA THỨ CẤP Ở BẠCH CẬP (BLETILLA STRIATA (THUNB.) RCHB. F.)

Chenghong Xiao và cs.

Front Microbiol. 2022; 13: 916418

Bạch cập (Bletilla striata (Thunb.) Rchb.f.) là cây thân thảo sống lâu năm thuộc họ Orchidaceae. Củ của nó được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị bệnh loét dạ dày, kháng viêm, chữa bệnh lao phổi và xuất huyết khí quản. Người ta đã báo cáo rằng các loại đất khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của loài Bạch cập (B. striata)và sự tích lũy các chất chuyển hóa thứ cấp trong củ của nó, nhưng các cơ chế sinh học dưới ảnh hưởng này vẫn chưa rõ ràng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi so sánh các đặc điểm nông học và sự tích lũy các chất chuyển hóa thứ cấp (extractum, polysaccharid, phenol tổng, hợp chất militarine) trong cây Bạch cập (B. striata) được trồng trên đất thịt pha cát hoặc đất sét pha cát. Ngoài ra, chúng tôi đã so sánh các đặc tính lý hóa và quần xã vi sinh vật giữa hai loại đất trên. Các thí nghiệm thực hiện trong chậu, chúng tôi đã kiểm tra bằng cách chiếu xạ vào đất hoặc  bổ sung quần xã vi sinh vật phân lập từ đất sét hoặc đất mùn vào giá thể đất để đánh giá ảnh hưởng sự sinh trưởng và tích lũy các chất chuyển hóa thứ cấp của Bạch cập (B. striata). Kết quả cho thấy đất thịt pha cát và đất sét pha cát có sự khác biệt đáng kể về các đặc tính hóa lý cũng như cấu trúc và thành phần của các quần xã vi sinh vật. Đất thịt pha cát có pH, SOM, SOC, T-Ca, T-N, T-Mg, T-Mn, T-Zn, A-Ca, A-Mn và A-Cu cao hơn đất sét pha cát, nhưng thành phần T-P, T-K, T-Fe, và A-P thấp hơn đáng kể. Đất thịt pha cát cho thấy sự đa dạng vi khuẩn ít hơn 7,32% dựa trên chỉ số Shannon, ít hơn 19,59% dựa trên chỉ số Ace và ít hơn 24,55% dựa trên chỉ số Chao. Hai thành phần đầu tiên của PCoA chiếm 74,43% trong khu hệ vi khuẩn (PC1 = 64,92%, PC2 = 9,51%). Tương tự, hai thành phần đầu tiên của PCoA chiếm 58,48% trong khu hệ nấm mốc (PC1 = 43,67%, PC2 = 14,81%). Hệ vi sinh vật liên kết với đất sét pha cát có thể thúc đẩy sự tích lũy militarine trong củ Bạch cập (B. striata), nhưng nó lại ức chế sinh trưởng của cây. Sự tích lũy các chất chuyển hóa thứ cấp như militarine ở Bạch cập (B. striata) trong đất sét pha cát cao hơn đáng kể so với đất thịt pha cát. Ngược lại, Bạch cập (B. striata) lại phát triển tốt hơn ở đất thịt pha cát. Kết quả thí nghiệm trong chậu khẳng định thêm rằng sự tích lũy các chất chuyển hóa thứ cấp như militarine trong đất đã bổ sung hệ vi sinh đất thịt cao hơn so với đất sét. Những kết quả này có thể sẽ giúp cải thiện năng suất của Bạch cập (B. striata) và sự tích lũy các chất chuyển hóa thứ cấp.

Lê Thanh Sơn, Cao Ngọc Giang

25.

ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂU RỪNG TRE MẬT ĐỘ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA HỆ NẤM NỘI SINH TRÊN RỄ BẠCH CẬP (BLETILLA STRIATA)

Hao Fu và cs.

Diversity. 2022; 14(5): 391

Bạch cập (Bletilla striata) là loài địa lan, có giá trị cao trong việc dùng làm cảnh và dược liệu, được trồng xen nhiều trong rừng tre. Tuy nhiên, người ta còn biết rất ít về ảnh hưởng của kiểu rừng tre và mật độ lên sự sinh trưởng của loài Bạch cập (B. striata) và mối quan hệ cộng sinh của nó với nấm nội sinh ở rễ. Trong nghiên cứu này, trang thái sinh trưởng,  thành phần quần xã và sự đa dạng của nấm nội sinh ở rễ của loài Bạch cập và chức năng dinh dưỡng của nấm đã được điều tra trong các rừng tre thuộc các loài như Phyllostachys edulis, P. iridescensP. glauca với ba mật độ khác nhau. Chúng tôi nhận thấy rằng kiểu rừng và mật độ của rừng tre đã ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng của Bạch cập (B. striata), thể hiện qua sinh khối, chiều rộng lá, số lượng và đường kính rễ đạt cao nhất trong rừng P. Edulis ở mật độ thấp. Thành phần quần xã và sự phong phú của nấm nội sinh ở rễ của loài Bạch cập (B. striata) thay đổi  khác nhau giữa các mật độ và các kiểu rừng tre. với các kiểu rừng  P. edulisP. iridescens chiếm ưu thế bởi hệ nấm ngành Basidiomycota với chi Serendipita, trong khi P. glauca chiếm ưu thế bởi hệ nấm ngành Ascomycota với chi Dactylonectria. Các chế độ dinh dưỡng của nấm nội sinh ở rễ cũng bị ảnh hưởng bởi các kiểu rừng và mật độ. Sự phong phú của hệ nấm cộng sinh là cao nhất trong rừng P. edulisP. iridescens và thay đổi lớn theo độ dốc mật độ, nấm sinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất trong rừng Ph. glauca. Những kết quả này đã cung cấp dữ liệu cơ bản cho các nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc giữa các loài tre và các loài địa lan.

Lê Đức Thanh, Ngô Thị Minh Huyền

 

Bản tin Cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.)

1.

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ SINH TỔNG HỢP FLAVONOID CỦA HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS)

Zi-Long Wang  và cs. 
Pharm Biol. 2018 Dec; 56(1): 465-484

Tổng quan: Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi) (thuộc họ Hoa môi) là một cây thuốc phổ biến. Rễ của Hoàng cầm được sử dụng làm thuốc cổ truyền nổi tiếng của Trung Quốc, được ghi trong Dược điển Trung Quốc, Dược điển Châu Âu và Dược điển Anh.

 Mục tiêu: Tổng quan này tóm tắt toàn diện các nghiên cứu về thành phần hóa học, dược lý và sinh tổng hợp flavonoid của Hoàng cầm.

 Phương pháp: Tài liệu tiếng Anh và tiếng Trung từ năm 1973 đến tháng 3 năm 2018 được thu thập từ các cơ sở dữ liệu bao gồm Web of Science, SciFinder, PubMed, Elsevier, Baidu Scholar (tiếng Trung) và CNKI (tiếng Trung). Hoàng cầm, các thành phần hóa học, hóa thực vật, tác dụng sinh học và sinh tổng hợp đã được sử dụng làm từ khóa.

Kết quả: Tổng cộng 126 phân tử nhỏ (1–126) và 6 polysaccharid đã được phân lập từ Hoàng cầm. Các phân tử nhỏ có thể được phân loại thành bốn loại cấu trúc, cụ thể là: flavonoid tự do, glycosid flavonoid, glycosid phenylethanoid, và các phân tử nhỏ khác. Các cao chiết của Hoàng cầm và các thành phần hóa học chính đã được báo cáo là có các tác dụng chống virus, chống khối u, chống vi khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm, bảo vệ gan và bảo vệ thần kinh. Các bước chính trong con đường sinh tổng hợp của Scutellaria flavonoid cũng đã được tóm tắt lại.

Kết luận: Bài báo này có thể hữu ích cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến các thành phần hóa học, hoạt tính sinh học, sinh tổng hợp và các ứng dụng lâm sàng của Hoàng cầm.

Phan Thị Trang

2.

TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG, HÓA THỰC VẬT, TÁC DỤNG DƯỢC LÝ, DƯỢC ĐỘNG HỌC, ĐỘC TÍNH VÀ TIỀM NĂNG ĐIỀU TRỊ COVID-19 CỦA HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI.)

Jia‑Wen Song và cs.

Chin Med. 2020; 15:102

Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.) (SB) là một loại dược liệu được dùng phổ biến trong y học cổ truyền Trung Quốc. Hoàng cầm đã được sử dụng hàng ngàn năm ở Trung Quốc và các nước lân cận. Về mặt lâm sàng, Hoàng cầm chủ yếu được dùng để chữa bệnh như cảm lạnh và ho. Hoàng cầm có thời gian thu hoạch khác nhau và các sản phẩm chế biến cho các tác dụng lâm sàng khác nhau.

Các nghiên cứu về thực vật đã chứng minh rằng Hoàng cầm có trong Dược điển Trung Quốc (lần 1, năm 2020) là phù hợp với Hoàng cầm được  mô tả trong sách cổ. Phân tích hóa thực vật hiện đại đã phát hiện ra rằng Hoàng cầm chứa hàng trăm thành phần hoạt tính, trong đó flavonoid là thành phần chính. Các thành phần hóa học này là cơ sở cho tác dụng dược lý của Hoàng cầm. Các nghiên cứu dược lý đã chỉ ra rằng Hoàng cầm có nhiều tác dụng dược lý như chống viêm, kháng khuẩn, kháng vi rút, chống ung thư, bảo vệ gan, v.v. Các thành phần hoạt chất của Hoàng cầm chủ yếu phân bố ở gan, thận và không thể hấp thu vào não qua đường uống. Độc tính của Hoàng cầm chủ yếu được biểu hiện ở gan bị xơ hóa và các phản ứng dị ứng, chủ yếu do baicalin gây ra. Ngoài ra Hoàng cầm còn có những ứng dụng triển vọng không phải là thuốc như dùng làm nhựa kháng khuẩn, lụa chống tia cực tím, thức ăn gia súc, v.v. Đối với bệnh do Coronavirus năm 2019 (COVID-19), dựa trên nghiên cứu mạng lưới tác dụng dược lý (network pharmacology), các thành phần hoạt chất của Hoàng cầm có thể có tác dụng trị liệu tiềm năng, chẳng hạn như baicalin và baicalein. Do đó, các tác dụng trị liệu chính xác vẫn cần được xác định thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Hoàng cầm đã được nghiên cứu tổng quan trong 2 năm qua, nhưng nội dung của các bài báo này không toàn diện và chính xác. Theo quan điểm trên, chúng tôi đã đưa ra một cái nhìn tổng quan toàn diện về các nghiên cứu của Hoàng cầm, và hy vọng sẽ cung cấp ý tưởng cho nghiên cứu tiếp theo.

Phan Thị Trang

3.

CAO CHIẾT TỪ RỄ CÂY HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS) GÂY RA SỰ CHẾT THEO CHU TRÌNH TRÊN CÁC TẾ BÀO UNG THƯ PHỔI KHÁNG EGFR TKI QUA CON ĐƯỜNG BẤT HOẠT STAT3

Hyun-Ji Park và cs

Int J Mol Sci. 2021 May; 22(10): 5181.

Sự đề kháng với các chất ức chế tyrosine kinase thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR TKIs) là một trở ngại lớn trong việc kiểm soát ung thư phổi.

Rễ của Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis) được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian để giải độc và hạ sốt đã thể hiện các hoạt tính sinh học khác nhau bao gồm cả tác dụng chống ung thư. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng chống ung thư của Hoàng cầm trên tế bào ung thư phổi kháng EGFR TKI và tìm hiểu cơ chế tác dụng.

Chúng tôi đã sử dụng bốn dòng tế bào ung thư phổi ở người, bao gồm H1299 (kiểu dại EGFR; kháng EGFR TKI), H1975 (kháng TKI), PC9/ER (kháng erlotinib) và PC9/GR (kháng gefitinib). Cao chiết cồn của Hoàng cầm (ESB) làm giảm khả năng sống của tế bào và ngăn chặn sự hình thành cụm trên cả bốn dòng tế bào.

ESB kích thích sự phân mảnh nhân tế bào và sự phân cắt poly (ADP-ribose) polymerase (PARP) và caspase-3. Đồng thời, tỷ lệ tế bào pha phụ G1 và tế bào annexin V+ được ESB tăng lên đáng kể, cho thấy ESB gây ra chết theo chu trình ở các tế bào kháng EGFR TKI.

ESB gây khử phosphoryl hóa sự chuyển đổi tín hiệu và chất kích hoạt phiên mã 3 (STAT3) và điều hòa giảm biểu hiện gen đích. Sự biểu hiện quá mức của STAT3 đã đảo ngược quá trình chết theo chu trình do ESB gây ra, cho thấy rằng ESB đã kích hoạt quá trình tự chết theo chu trình ở các tế bào kháng EGFR TKI bằng cách bất hoạt STAT3. Tóm lại,  nghiên cứu đã gợi ý Hoàng cầm là một dược liệu tiềm năng để điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi có kháng EGFR TKI.

 

                                                                Nguyễn Văn Hiệp

4.

POLYSACCHARIDE TỪ CÂY HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICANLENSIS GEORGI) GIẢM TÌNH TRẠNG VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG GÂY RA BỞI DSS THÔNG QUA CƠ CHẾ CẢI THIỆN CHỨC NĂNG HÀNG RÀO HỆ THỐNG TIÊU HOÁ VÀ ĐIỀU HOÀ HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT

Li Cui và cs.

Int J Biol Macromol 2021 Jan 1;166: 1035-1045.

Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng của polysaccharid phân lập từ cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi) trên mô hình viêm loét đại tràng. Rối loại hệ vi sinh vật đường ruột là một vấn đề toàn cầu liên quan đến viêm loét đại tràng. SP2-1 là một hỗn hợp các polysaccharid được phân lập từ cây Hoàng cầm. SP2-1 bao gồm mannose, ribose, rhamnose, acid glucuronic, glucose, xylose, arabinose, fucose theo tỷ lệ mol là 5.06:21.24:1.00:20.25:3.49:50.90:228.77:2.40, có khối lượng phân tử là 3.72 × 106 Da. Việc điều trị bằng SP2-1 đã làm giảm tình trạng sụt cân, giảm DAI, cải thiện tổn thương bệnh lý ở đại tràng và giảm hoạt tính MPO trên những con chuột bị viêm loét đại tràng do DSS. SP2-1 cũng ức chế nồng độ của các cytokine tiền viêm. Bên cạnh đó, hàng rào hệ thống tiêu hoá cũng được sửa chữa thông qua việc tăng cường biểu hiện của ZO-1, Occludin và Claudin-5. SP2-1 đã làm tăng đáng kể nồng độ các acid acetic, acid propionic và acid butyric trên chuột được uống DSS. Hơn nữa, khi so sánh với nhóm chứng bệnh lý, nhóm được điều trị với SP2-1 đã tăng đáng kể mật độ của các lợi khuẩn Firmicutes, Bifidobacterium, Lactobacillus, và Roseburia. SP2-1 cũng có khả năng ức chế các vi khuẩn Bacteroides, Proteobacteria Staphylococcus. Tóm lại, SP2-1 có tiềm năng trở thành một thuốc mới trong điều trị viêm loét đại tràng.

                                                             Trần Thị Hồng Vân

5.

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HOẠT CHẤT CHÍNH CỦA CÂY HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) CÓ TÁC DỤNG LÀM GIẢM CÁC CYTOKINE GÂY VIÊM

Hengfeng Liao và cs.

Biomed Pharmacother. 2021 Jan;133: 110917.

Cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi), một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Hoa chứa rất nhiều các hoạt tính sinh học, bao gồm tác dụng chống viêm, kháng vi-rút, kháng u, chống oxy hóa và kháng khuẩn, và có thể được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi, viêm đại tràng, viêm gan và các bệnh dị ứng.

Những hoạt chất chính chứa trong cây Hoàng cầm như là: baicalein, baicalin, wogonin, wogonoside và oroxylin A có thể tác động trực tiếp lên các tế bào miễn dịch như tế bào lympho, đại thực bào, tế bào mast, tế bào đuôi gai, bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính, và ức chế sản xuất các cytokine gây viêm IL-1β, IL-6, IL-8 và TNF-α, và các chất trung gian gây viêm nhiễm khác như nitric oxit, prostaglandin, leukotriene và các dạng oxy hoạt động. Các cơ chế phân tử phụ thuộc vào tác dụng điều hòa miễn dịch và chống viêm của các hoạt chất trong Hoàng cầm bao gồm việc điều hòa giảm các thụ thể giống Toll, kích hoạt các con đường tín hiệu Nrf2tín hiệu tế bào Nrf2 và PPAR, ức chế hệ thống thioredoxin hạt nhân và các quá trình liên quan đến việc viêm nhiễm chẳng hạn như của MAPK, Akt, NFκB và JAK-STAT. Ngoài việc điều chỉnh giảm việc sản xuất cytokin, các thành phần hoạt chất trong cây Hoàng cầm cũng có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn và là ứng cử viên trị liệu tiềm năng cho việc ngăn chặn các cơn bão cytokine liên quan đến việc nhiễm trùng (hay tăng cytokine máu) hơn là các loại thuốc chỉ có tác dụng kháng khuẩn hoặc chống viêm.

          

                                                                   Đinh Thị Minh

6.

TIỀM NĂNG TRỊ LIỆU CỦA HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI

Li Xiang và cs.

Phytomedicine. January 2022; 95: 153727

Ung thư phổi là loại ung thư gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Phương pháp hóa trị hiện tại vẫn là lựa chọn điều trị ưu tiên cho căn bệnh này, vì biện pháp phẫu thuật cắt bỏ đóng vai trò rất thấp trong việc điều trị hơn 75% bệnh nhân ung thư phổi. Vì vậy, cần phải phát triển các loại thuốc điều trị hoặc tá dược mới có tiềm năng, hiệu quả cao và an toàn chống lại bệnh ung thư phổi. Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi), một loại dược liệu phổ biến của Trung Quốc đã được sử dụng trong hơn 2000 năm, gần đây đã được chứng minh là có các hoạt tính đáng kể chống lại bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên, tiến bộ nghiên cứu hiện tại về tác dụng dược lý và cơ chế phân tử liên quan của Hoàng cầm trong điều trị ung thư phổi vẫn chưa được tổng kết một cách có hệ thống.

Mục đích

Tổng quan này nhằm làm sáng tỏ các cơ chế chống ung thư phổi và hiệu quả kháng u của Hoàng cầm cũng như các thành phần hoạt tính của nó, và cung cấp một tài liệu tham khảo có giá trị để nghiên cứu thêm trong lĩnh vực này.

Phương pháp

Chúng tôi đã sử dụng “Hoàng cầm” hoặc tên của hợp chất trong Hoàng cầm, kết hợp với “ung thư phổi” làm các từ khóa để tìm kiếm một cách có hệ thống các tài liệu liên quan từ cơ sở dữ liệu Web of Science và PubMed. Các ấn phẩm nghiên cứu cơ chế phân tử là những ấn phẩm duy nhất được chọn để phân tích. Các nguyên tắc PRISMA đã được tuân thủ.

Kết quả

Năm mươi bốn ấn phẩm đáp ứng các tiêu chí bao gồm cho nghiên cứu này. Năm cơ chế chống ung thư phổi của Hoàng cầm và các thành phần hóa học được thảo luận. Các cơ chế này bao gồm cảm ứng apoptosis, bắt giữ chu kỳ tế bào, ức chế sự tăng sinh, ngăn chặn sự xâm lấn và di căn, và khắc phục tình trạng ung thư kháng thuốc. Các hợp chất này cho thấy hiệu quả chống khối u cao và an toàn trên các ca thực nghiệm ung thư phổi ghép dị loài.

Kết luận

Các nghiên cứu nên nhằm làm sáng tỏ các cơ chế chống ung thư của Hoàng cầm để đạt được mục tiêu cuối cùng của liệu pháp điều trị ung thư phổi.

                                                              Nguyễn Tiến Hoàng

7.

TỔNG QUAN VỀ CÂY HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS) VÀ CÁC HOẠT CHẤT  BAICALIN VÀ BAICALEIN TÁC NHÂN GIẢI ĐỘC HOẶC BẢO VỆ CHỐNG LẠI CÁC CHẤT ĐỘC HÓA HỌC

Ali Ahmadi và cs.

Naunyn-Schmiedeberg's Archives of Pharmacology. 09 June 2022

Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis), còn được gọi là Chinese skullcap, có lịch sử lâu đời được sử dụng trong y học Trung Quốc để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, từ nhiễm khuẩn đến hội chứng chuyển hóa và khối u ác tính. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng điều trị bằng cao tổng Hoàng cầm hoặc hai flavonoid chính được tìm thấy trong rễ và lá là baicalin (BA) và baicalein (BE), có thể ngăn ngừa hoặc giảm bớt các tác dụng gây độc khi tiếp xúc với các hợp chất hóa học khác nhau. BA và BE là những chất đại diện về tác dụng của Hoàng cầm chống lại các chất độc hại. Mục đích của bài báo này là khảo sát lại các tác dụng bảo vệ và điều trị của Hoàng cầm cũng như các hoạt chất chính BA và BE chống lại các hợp chất hóa học có thể gây ngộ độc sau khi tiếp xúc cấp tính hoặc mãn tính dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như não, tim, gan và thận. Trong tài liệu đánh giá này, chúng tôi đã xem xét tổng số 221 nghiên cứu in vitroin vivo từ năm 1995 đến năm 2021 bằng cơ sở dữ liệu khoa học PubMed, Scopus và Web of Science, trong đó đã báo cáo tác dụng bảo vệ hoặc điều trị của Hoàng cầm cùng các hoạt chất BA, BE trước độc tính của thuốc và hóa chất được sử dụng để mô phỏng các mô hình bệnh tật mà con người có thể phơi nhiễm do nghề nghiệp hoặc do tai nạn. Kết luận, tác dụng bảo vệ của Hoàng cầm và các hoạt chất flavonoid chủ yếu có thể là do tăng các enzym chống oxy hóa, ức chế quá trình peroxy hóa lipid, giảm các cytokine gây viêm và ức chế con đường apoptosis.

                                                            Nguyễn Tiến Hoàng

8.

HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS) GIẢM KHÁNG INSULIN Ở CHUỘT BÉO PHÌ DO CHẾ ĐỘ ĂN BẰNG CÁCH ĐIỀU HÒA QUÁ TRÌNH VIÊM

Hyun-Young Na và Byung-Cheol Lee

International Journal of Molecular Sciences. 2019; 20(3): 727.

Kháng insulin có liên quan chặt chẽ với hội chứng chuyển hóa, và viêm mãn tính được biết là cơ chế chính của kháng insulin và cũng là mục tiêu điều trị. Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá tác dụng của cao rễ cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis) trên những con chuột bị kháng insulin do chế độ ăn giàu chất béo (HFD) gây ra và để khảo sát cơ chế tác động dựa trên các phản ứng viêm. Những con chuột được cho ăn chế độ ăn giàu chất béo để gây ra kháng insulin và sau đó cho uống cao rễ cây Hoàng cầm trong chín tuần. Đánh giá trọng lượng cơ thể, glucose, lipid, insulin, lớp mỡ mào tinh hoàn, và trọng lượng gan cũng như các đặc điểm mô học để xác định tác dụng của cao rễ cây Hoàng cầm trên tình trạng kháng insulin. Để đánh giá tác động lên quá trình viêm, chúng tôi phân tích tỷ lệ đại thực bào trong gan và mỡ mào tinh và đo biểu hiện gen viêm. Kết quả cho thấy, mức đường huyết lúc đói và sau ăn, lượng insulin lúc đói, chỉ số HOMA-IR (Homeostatic Model Assessment for Insulin Resistance), triglyceride và LDL-cholesterol đã giảm đáng kể khi dùng cao rễ cây Hoàng cầm. Trọng lượng gan và mỡ của mào tinh hoàn giảm đáng kể và các đặc điểm mô học được cải thiện. Tổng số đại thực bào trong mô mỡ (ATM) giảm (27,71 ± 3,47% vs 45,26 ± 7,26%, p <0,05), M2 ATM tăng (47,02 ± 6,63% vs 24,28 ± 8,00%, p <0,05) và số lượng CD11b + tế bào Kupffer giảm. Mức độ biểu hiện của yếu tố hoại tử khối u alpha và F4 / 80 trong gan đã giảm đáng kể (12,03 ± 1,47% vs 25,88 ± 4,57%, p <0,05) so với nhóm chuột HFD chứng. Những kết quả này cho thấy rằng cao rễ cây Hoàng cầm cải thiện tình trạng kháng insulin thông qua việc ức chế quá trình viêm qua trung gian đại thực bào.

                                                           Nguyễn Thị Sen

9.

PROPYLEN GLYCOL CẢI THIỆN ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC HỢP CHẤT CÓ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM TRONG DỊCH CHIẾT HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS)

Kao T. T. và cs.

Processes. 2021; 9(5): 894

Dịch chiết của rễ cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis) được sử dụng cho việc chăm sóc ngoài da và đã được thương mại hóa trong nhiều năm. Nghiên cứu nâng cao này đã được thực hiện để phân tích hoạt tính sinh học và các hợp chất chính của dịch chiết rễ cây Hoàng cầm theo thời gian bảo quản so với điều kiện ban đầu khi sử dụng 20% propylene glycol (PG) hoặc nước làm dung môi trong quá trình bảo quản. Phân tích bốn hợp chất chính trong dung môi 20% PG, hơn 80% hợp chất được giữ lại sau 2 tháng bảo quản, nhưng trong dung môi nước thì chỉ giữ lại baicalin và wogonin. Các hoạt tính kháng khuẩn tương đối, đặc tính chống oxy hóa và hoạt tính chống viêm của nhóm dung môi 20% PG tốt hơn so với nhóm dung môi nước. Tóm lại, nghiên cứu này đã chứng minh được rằng, các hoạt tính sinh học được cải thiện khi sử dụng PG làm dung môi bảo quản cho dịch chiết Hoàng cầm.

                                                                 Nguyễn Thị Sen

10.

ĐÁNH GIÁ CÁC KHU VỰC CANH TÁC THÍCH HỢP TRỒNG SCUTELLARIA BAICALENSIS Ở TRUNG QUỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MÔ HÌNH MAXENT VÀ HỒI QUY ĐA TUYẾN TÍNH

Ning Xua và cs.

Biochemical Systematics and Ecology. 2020; 90: 104052.

Trồng cây thuốc là một cách hiệu quả không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đối với các loại thuốc từ thực vật mà còn để bảo vệ các quần thể hoang dã khỏi bị khai thác quá mức. Môi trường của các khu vực canh tác phải phù hợp cho cả sự phát triển của cây trồng và tích lũy các thành phần hoạt tính sinh học. Scutellaria baicalensis Georgi (Huang-qin hoặc Chinese Skullcap) là một loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi đang bị suy giảm số lượng nhanh chóng ở Trung Quốc. Để thúc đẩy việc trồng trọt loại thảo mộc này tốt hơn, bài báo này công bố một cách tiếp cận mới để xác định các khu vực trồng trọt phù hợp tiềm năng và xây dựng mối quan hệ toán học giữa các yếu tố môi trường và hàm lượng hoạt chất trong S. baicalensis bằng cách sử dụng mô hình Maxent và hồi quy đa tuyến tính. Kết quả cho thấy nhiệt độ khắc nghiệt và lượng mưa có tác động đáng kể đến sự phân bố tiềm năng của S. baicalensis. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao, tính theo lượng mưa theo mùa và đường đẳng nhiệt thấp hơn góp phần làm cho hàm lượng baicalin cao hơn. Các khu vực trồng trọt tiềm năng cho S. baicalensis chủ yếu phân bố ở đông bắc Trung Quốc. Đông Bắc Nội Mông, một phần Hà Bắc và các khu vực ở tây nam tỉnh Liêu Ninh được cho là rất thích hợp để trồng S. baicalensis ở Trung Quốc. Kết quả của nghiên cứu này có thể cho phép người trồng và các công ty dược phẩm xác định các khu vực thích hợp để trồng các loại thảo mộc, ngăn chặn việc trồng trọt thiếu khoa học loài này trong môi trường sống không phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng của S. baicalensis.

Trịnh Minh Vũ

11.

TRÌNH TỰ HỆ GEN LỤC LẠP CỦA SCUTELLARIA BAICALENSIS ĐƯA RA CÁI NHÌN SÂU SẮC VỀ SỰ ĐA DẠNG HỆ GEN  LỤC LẠP TRONG VÀ GIỮA CÁC LOÀI KHÁC NHAU TRONG CHI SCUTELLARIA

Dan Jiang và cs.

Plant Genetics and Genomics. 2017; 8(9):227

Scutellaria baicalensis Georgi (họ Hoa môi) là loại thuốc cổ truyền nổi tiếng của Trung Quốc có tên gọi là “Hoàng cầm” (Radix Scutellariae). Số lượng S. Baicalensis ngoài tự nhiên đang suy giảm nhanh chóng do nhu cầu cao của thị trường và khai thác quá mức của con người. Hơn nữa, các sản phẩm thương mại của dược liệu Radix Scutellariae thường bị phát hiện có chứa tạp chất trong những năm gần đây, điều này có thể làm phát sinh các vấn đề về hiệu quả và an toàn của thuốc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phát triển các dữ liệu  phân tử lục lạp có giá trị bằng so sánh hệ gen lục lạp trong loài và giữa các loài. Hệ gen lục lạp S. baicalensis là một phân tử hình tròn bao gồm hai vùng sao chép đơn được phân tách bằng một cặp lặp đảo đoạn. Các phân tích so sánh của ba hệ gen lục lạp Scutellaria cho thấy sáu vùng biến đổi (trnH-psbA, trnK-rps16, petN-psbM, trnT-trnL, petA-psbJ và ycf1) có thể được sử dụng làm mã vạch DNA. Có 25 nucleotid đa hình đơn (SNP) và 29 khuyết giữa hai kiểu gen S. baicalensis. Tất cả các vùng khuyết xảy ra trong các vùng không mã hóa. Phân tích phát sinh loài cho rằng Scutellarioideae là đơn vị phân loại chị em với Lamioideae. Các nguồn dữ liệu này có thể được sử dụng để nghiên cứu sự biến đổi có trong quần thể Scutellaria và cho các nghiên cứu tiến hóa, phát sinh loài, mã vạch và kỹ thuật di truyền, ngoài việc khai thác và bảo tồn hiệu quả S. baicalensis.

Trịnh Minh Vũ

12.

CHỌN LỌC VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC GEN THAM CHIẾU CHO QRT-PCR CỦA SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM KHÁC NHAU

Wentao Wang và cs.

Molecular Biology Reports. 2021; 48(2): 1115-1126

Scutellaria baicalensis Georgi được sử dụng như một loại thuốc cổ truyền nổi tiếng của Trung Quốc trong hơn 2000 năm qua. Mặc dù trình tự hệ gen của nó đã được công bố trước đây và các phương pháp sinh học phân tử đã được sử dụng để nghiên cứu, nhưng không có gen tham chiếu được nghiên cứu để chuẩn hóa biểu hiện gen thông qua phản ứng realtime PCR định lượng (qRT-PCR). Ở đây, tính ổn định của 10 gen tham chiếu được chọn là các gen ACT11, ACT7, α-TUB, β-TUB, GAPDH, UBC, RPL, SAM, HSP70 và PP2A, được phân tích bằng bốn quy trình khác nhau của GeNorm, NormFinder, BestKeeper và RefFinder . Tính ổn định biểu hiện của chúng được đánh giá trong các điều kiện khác nhau, trên các loại mô khác nhau (rễ, thân, lá và hoa), qua các phương pháp kích thích hormon (methyl jasmonate, axit salicylic và axit abscisic), và các stress phi sinh học (kim loại nặng, muối, hạn hán, lạnh và vết thương). Kết quả chỉ ra rằng β-TUB là gen ổn định nhất đối với tất cả các mẫu thử nghiệm, trong khi ACT11 là gen kém ổn định nhất. Gen tham chiếu ổn định nhất không nhất quán trong các điều kiện khác nhau. β-TUB thể hiện độ ổn định cao nhất đối với các loại mô khác nhau và các stress phi sinh học, trong khi đối với các phương pháp kích thích hormon, ACT7 cho thấy độ ổn định cao nhất. Để xác nhận khả năng ứng dụng của các gen tham chiếu phù hợp, chúng tôi đã chọn SbF6H và SbF8H làm gen mục tiêu để phân tích mức độ biểu hiện của chúng trong các mô khác nhau. Nghiên cứu này giúp định lượng chính xác mức độ biểu hiện có liên quan của các gen quan tâm trong cây S. baicalensis thông qua phân tích qRT-PCR.

Trịnh Minh Vũ

13.

BRACHYBACTERIUM ENDOPHYTICUM SP. NOV., MỘT VI KHUẨN ACTINOBACTERIUM NỘI SINH MỚI ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ VỎ CÂY SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI

Li Tuo và cs.​

International Journal Of Systematic And Evolutionary Microbiology. 2018; 68(11): 3563-3568

Một loại vi khuẩn Gram dương, hiếu khí, hình xương cụt, không hình thành bào tử, được xác định là chủng M1HQ-2T, được phân lập từ vỏ cây đã khử trùng bề mặt của Scutellaria baicalensis Georgi được thu thập từ Quý Châu, Trung Quốc và được thử nghiệm bằng phương pháp đa pha để xác định vị trí phân loại. Chủng M1HQ-2T phát triển ở 4–37°C (tối ưu, 30°C), pH 5,0–11,0 (pH 8,0) và khi có 0–15% (w / v) NaCl (1–3%). Sợi nấm nền và sợi nấm trên không không được hình thành, và các sắc tố khuếch tán không quan sát thấy trên bất kỳ môi trường nào được thử nghiệm. Phân tích phát sinh loài dựa trên trình tự gen 16S rRNA chỉ ra rằng chủng M1HQ-2T thuộc giống Brachybacterium và có độ tương đồng trình tự gen 16S rRNA cao nhất là 97,6% với Brachybacteriumsquillarum M-6-3T. Chủng M1HQ-2T chứa MK-7 là menaquinon chiếm đa số. Peptidoglycan ở vách tế bào chứa axit meso-diaminopimelic. Nhánh lipid phân cực của chủng M1HQ-2T chứa diphosphatidylglycerol, phosphatidylglycerol, một phospholipid không xác định và một lipid không xác định. Các axit béo chủ yếu là anteiso-C15: 0 và anteiso-C17: 0. Hàm lượng DNA G + C của chủng M1HQ-2T là 71,0 mol%. Giá trị nhận dạng nucleotid trung bình giữa chủng M1HQ-2T và chủng Brachybacterium sacelli là 76,7%. Giá trị lai giữa DNA-DNA ước tính giữa chủng M1HQ-2T và chủng loại B. sacelli là 20,6%. Trên cơ sở phân tích phát sinh loài, đặc điểm hóa học và dữ liệu kiểu hình, chủng M1HQ-2T đại diện cho một loài mới của chi Brachybacterium, có tên đề nghị là Brachybacteriumendophyticum sp. nov. Loại chủng là M1HQ-2T (= KCTC 49087T = CGMCC 1.16391T).

Trịnh Minh Vũ

14.

PHÂN TÍCH  SỰ TRAO ĐỔI CHẤT CỦA RỄ, THÂN VÀ LÁ CỦA CÂY CON SCUTELLARIA BAICALENSIS ĐƯỢC XỬ LÝ BẰNG CÁC LOẠI ÁNH SÁNG ĐÈN LED KHÁC NHAU

Hyeon-Ji Yeo và cs.

Plants. 2021; 10(5): 940

Đèn điốt phát quang (LED) gần đây đã được coi là một nguồn ánh sáng nhân tạo hiệu quả trong các quy trình sản xuất để tăng cường sự phát triển của cây trồng và chất lượng dinh dưỡng. Theo đó, nghiên cứu này nhằm xem xét các nguồn ánh sáng LED màu xanh lam, đỏ và trắng về hiệu quả và thời gian sinh trưởng để tạo ra cây con Scutellaria baicalensis có giá trị dinh dưỡng cao. Rễ, thân và lá của cây con S. Baicalensis được trồng dưới các đèn LED khác nhau và được thu hoạch sau hai và bốn tuần, được phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao và phương pháp sắc ký lỏng ghép đầu dò khối  phổ để xác định và định lượng các chất chuyển hóa sơ cấp và thứ cấp. Rễ, đặc biệt là ở những cây con được xử lý bằng đèn LED trắng được xác định là có chứa nồng độ lớn nhất của các hợp chất chính có trong S. baicalensis : baicalin, baicalein và wogonin, cho thấy các đặc tính sinh học rất mạnh so với các cơ quan thực vật khác. Tổng số 50 hoạt chất (axit amin, đường, rượu đường, axit hữu cơ, axit phenolic và amin) đã được phát hiện trong rễ, thân và lá của cây con S. Baicalensis và nồng độ của các chất chuyển hóa sơ cấp và thứ cấp thường giảm khi thời gian chiếu sáng của đèn LED ngày càng tăng. Do đó, nghiên cứu này cho rằng ánh sáng đèn LED trắng và thời gian phát triển kéo dài 2 tuần là điều kiện hiệu quả nhất để sản xuất baicalin, baicalein và wogonin.

       Bùi Thị Xuân     

15.

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC XỬ LÝ HẠT GIỐNG TRƯỚC KHI TRỒNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS Georgi)

Abramchuk và cs.

Ural Agrarian Bulletin. 2019; 5:5-9

Khả năng làm tăng sự nảy mầm của hạt giống hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi) và canh tác bằng phương pháp gieo hạt đã được đánh giá. Nghiên cứu được thực hiện trong hai năm 2017–2018. Thí nghiệm bao gồm bốn công thức: 1) đối chứng (hạt giống được ngâm trong nước cất); 2)  Humat + 7 (Xử lý trong 12 giờ); 3) Humat + 7 (Xử lý trong 24 giờ); 4) Humat + 7 (Xử lý trong 48 giờ). Nồng độ của dung dịch Humat + 7 trong tất cả các công thức là 0,1 g / 100 ml. Hạt giống của hoàng cầm trong tất cả các công thức nghiên cứu có tỷ lệ nảy mầm cao. Vào ngày thứ ba sau ngâm, tỷ lệ nảy mầm ở công thức thứ 2 và thứ 3 là 40%, công thức thứ 4 đạt cao hơn với tỷ lệ nảy mầm đạt 46,8%, tức là cao hơn 15,6% so với công thức đối chứng. Khả năng nảy mầm tốt hơn được thể hiện ở công thức thứ 4 đạt 82,3% (cao hơn 19,0% so với công thức đối chứng). Khả năng nảy mầm trong phòng thí nghiệm đạt được cao hơn đáng kể ở các công thức hạt được xử lý với Humat + 7. Tỷ lệ nảy mầm trong phòng thí nghiệm của hạt giống hoàng cầm đạt cao nhất trong công thức thứ 4; nó đạt 89,7% so với 69,2%. Ở công thức thứ 4 cũng đạt cao nhất ở các chỉ tiêu sinh trưởng: chiều cao, số lá, chiều dài và chiều rộng của phiến lá, hình thành sinh khối. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận ở công thức 3. 

         Bùi Thị Xuân   

16.

SỰ thay ĐỔi TRAO ĐỔI Flavonoid ĐẶC HIỆU cơ quan TRONG CÂY SCUTELLARIA BAICALENSIS Ở các giai ĐOẠn sinh trưỞng và phÁt triỂn khác nhau

Jingyuan Xu và cs.

Molecules. 2018, 23 (2): 428

Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi) là một loại thuốc thảo dược cổ truyền của Trung Quốc chủ yếu chứa flavonoid góp phần vào hoạt tính sinh họccủa nó. Trong nghiên cứu này, sự phân bố và thay đổi của nồng độ flavonoid trong các cơ quan khác nhau của S. baicalensis ở các giai đoạn phát triển khác nhau đã được khảo sát bằng phương pháp UHPLC-QTOF-MS/MS và HPLC-DAD. Kết quả chỉ ra rằng cấu trúc trao đổi chất của S. baicalensis đã thay đổi theo sự sinh trưởng và phát triển. Trong giai đoạn nảy mầm ban đầu, hạt chủ yếu chứa flavonols. Cùng với sinh trưởng, các loại flavonoid chính trong cây S. baicalensis đã thay đổi từ flavonols thành flavanones và flavones. Kết quả cũng cho thấy sự tích lũy của flavonoid trong cây S. baicalensis đặc hiệuvới các cơ quan . Các flavon không có nhóm 4'-OH chủ yếu tích lũy ở rễ và các flavanones chủ yếu tích lũy ở các cơ quan trên mặt đất. Phân tích động lực tích lũy đã cho thấy các flavonoid chính trong rễ của S. baicalensis tích lũy nhanh chóng trước khi giai đoạn hoa nở rộ, sau đó thay đổi ở mức nhỏ. Kết quả trên cho thấy thời điểm thu hoạch thích hợp cho các bộ phận trên mặt đất là ở giai đoạn đầu khi cây chớm ra hoa và nụ hoa  và nên thu hái trước toàn bộ khi hoa nở. Nghiên cứu về S. baicalensis sẽ cung cấp thông tin có giá trị cho việc hướng dẫn trồng trọt một cách khoa học loài cây này cũng như sự phát triển và ứng dụng  của S. baicalensis.

Tô Thị Ngân, Phan Thị Lâm

17.

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT VÀ SỰ TRAO ĐỔI CHẤT CỦA SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI.

Jinhua Liu và cs.

Medicinal Plant. 2021,12 (3): 30-35

Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự trao đổi chất sơ cấp và thứ cấp của hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi) trong quá trình nảy mầm của hạt.

Phương pháp: Hoạt tính của superoxid dismutase(SOD) được xác định bằng sử dụng cơ chất riboflavin-NBT; Hoạt tính peroxidase (POD) được xác định bằng phương pháp đo màu guaiacol, hoạt tính catalase (CAT), ascorbat peroxidase(APX), phenylalanin amoniac lyase (PAL) và axit cinnamic-4-hydroxylase (C4H) được phát hiện bằng đo quang phổ tử ngoại, hoạt tính  chalcon synthase (CHS) và hàm lượng của các chất chuyển hóa thứ cấp được đo bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC).

Kết quả: Tỷ lệ nảy mầm, khả năng nảy mầm và chỉ số nảy mầm của hạt hoàng cầm bị ảnh hưởng đáng kể bởi nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự nảy mầm của hạt S. baicalensis là 25℃. Hoạt tính của SOD, POD và CAT trong hạt S. baicalensis được xử lý ở nhiệt độ thấp và cao đều cao hơn so với được xử lý ở nhiệt độ thích hợp; hoạt tính PAL, C4H và CHS của hạt S. baicalensis được xử lý ở nhiệt độ thấp và cao thấp hơn so với được xử lý ở nhiệt độ thích hợp. Có mối tương quan thuận giữa flavonoid với đường hòa tan, hoạt tính PAL và hoạt tính C4H, các hệ số tương quan lần lượt là R = 0,894 *, R = 0,956 * và R = 0,951 *.

Kết luận: Trong môi trường bất lợi, hạt S. baicalensis có khả năng bảo vệ tốt. Trong quá trình nảy mầm của hạt, sự hình thành các chất chuyển hóa thứ cấp có liên quan đáng kể đến hoạt động của các enzym quan trọng. Do đó, có thể thu được dược liệu chất lượng cao bằng các biện pháp nâng cao hoạt tính của các enzym chính.

Tô Thị Ngân

18.

NHỮNG THAY ĐỔI VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ SỰ TRAO ĐỔI CHẤT SINH TỔNG HỢP BAICALIN CỦA HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) DƯỚI STRESS HẠN

Lin Cheng và cs.

Industrial Crops and Products. 2018; 122 (15): 473-482

Điều kiện bất thuận về khô hạn là một yếu tố giới hạn sinh thái quan trọng ảnh hưởng mạnh đến các phản ứng sinh lý, sinh hóa của cây thuốc và làm thay đổi quá trình trao đổi chất thứ cấp.  Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi) (SBG), thuộc họ Lamiaceae, là một loại thảo dược trong bài thuốc cổ truyền nổi tiếng với hàm lượng flavonoid cao. Baicalin là hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng nhất trong số  các flavonoid này. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng chủ đạo hạn kéo dài đến các đặc điểm sinh lý cây và sự chuyển hóa thứ cấp của baicalin đã được nghiên cứu ở thời kỳ sinh dưỡng của cây Hoàng Cầm hai năm tuổi. Kết quả cho thấy hàm lượng nước tương quan của lá giảm, trọng lượng rễ tươi và khô giảm đáng kể, hàm lượng malondialdehyde (MDA), proline (Pro), đường hòa tan (SS) và protein hòa tan (SP) tăng lên, và các hoạt động của superoxid dismutase (SOD), peroxidase (POD), catalase (CAT), ascorbat peroxidase (APX) và glutathion reductase (GR) tăng lên trong thời gian khô hạn nhẹ và vừa nhưng bị ức chế trong hạn nghiêm trọng. Hàm lượng baicalin tăng lên đáng kể trong điều kiện stress khô hạn nhẹ nhưng lại giảm xuống trong điều kiện stress nặng. Trong khi đó, các mô hình biểu hiện và hoạt động của các enzym quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp baicalin bao gồm Phenylalanin ammonialyase (PAL), Cinnamate-4-Hydroxylase (C4H), 4-Coumarate: Coenzyme A Ligase (4CL) và Chalcone Synthase (CHS), trong các con đường trao đổi chất thứ cấp, phù hợp với sự tích lũy của baicalin. Những kết quả này chứng tỏ rằng ở mức độ điều kiện bất thuận về khô hạn nhất định có thể thúc đẩy sự tích tụ baicalin bằng cách kích thích sự biểu hiện và hoạt động của các enzym chính tham gia vào quá trình sinh tổng hợp baicalin; Trong quá trình này, enzym chống oxy hóa có liên quan chặt chẽ với enzym chính bằng con đường trao đổi chất thứ cấp, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự tích lũy thành phần hoạt tính đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự tích lũy baicalin. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, không nên thu hoạch hoàng cầm sau khi nắng hạn kéo dài mà thay vào đó nên thu hoạch vài ngày sau khi mưa hoặc tưới để đảm bảo hàm lượng baicalin cao.

Tô Thị Ngân

19.

NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA HOÀNG CẦM  (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) BỞI CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM KHÔ, ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN VÀ VẬT LIỆU BAO GÓI KHÁC NHAU ĐƯỢC THIẾT LẬP THEO SÁCH HƯỚNG DẪN GAP

Kim Myeong Seok và cs.

Korean J.  Medicinal Crop Sci. 2017; 25(2): 89-94

Mục đích của việc nâng cao chất lượng dược liệu là góp phần nâng cao thu nhâp của người dân. Nghiên cứu này đã khảo sát ảnh hưởng của các phương pháp làm khô hợp lý, các điều kiện bảo quản khác nhau và các vật liệu bao gói đến chất lượng và sự ổn định của dược liệu hoàng cầm theo hướng dẫn GAP.

Phương pháp và kết quả: ba phương pháp làm khô rễ cây hoàng cầm trồng trong 2 năm được sử dụng để ước tính tỷ lệ hao hụt do làm khô, bảo quản và đóng gói. Các phương pháp sấy được phân loại thành làm khô tự nhiên (36-60 giờ dưới ánh nắng mặt trời), sấy bằng máy sấy nhiệt (2-10 giờ), hoặc sấy bằng máy khí nóng (2-10 giờ). Sau khi hoàng cầm rửa sạch và sấy ban đầu trong vài ngày ở điều kiện nhiệt độ được kiểm soát, giai đoạn thứ hai của quá trình sấy được thực hiện ở 35, 45 và 55oC. Những thay đổi về giá trị màu sắc, chất lượng của hoàng cầm trong hai phương pháp bảo quản được nghiên cứu (ở 20oC ở nhiệt độ bên ngoài và 4oC ở trong tủ lạnh) đã được đánh giá. Thời gian bảo quản trong 60, 120 và 180 ngày với ba vật liệu bao gói là PE (polyethylen), PP (polypropylen) và WP (túi giấy chống thấm) được nghiên cứu. Kết luận chỉ ra hoàng cầm làm sạch sơ bộ, sấy khô bằng không khí nóng ở nhiệt độ 35 và 45oC sau khi cắt rễ cho tỉ lệ hao hụt thấp nhất. Chỉ số màu sắc chỉ ra rằng bảo quản rễ hoàng cầm khô ở nhiệt độ phòng tốt hơn với bao bì PP và bảo quản lạnh tốt hơn với bao bì PE cho ổn định lâu dài.

Cù Thị Hằng

20.

PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN VÀ TRỒNG ẢNH HƯỞNG TỚI THÀNH PHẦN HOẠT CHẤT  BAICALIN CỦA HOÀNG CẦM.

 Chung. Nghiemtien và cs.

Universe International Journal of Interdisciplinary Research (Peer Reviewed Refereed Journal). 2020; 1(5):114

Thí nghiệm đồng ruộng với ba yếu tố (N, P, K) được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ bón phân của N, P và K đến hàm lượng baicalin trong rễ của cây Hoàng cầm tại thời điểm thu hoạch bằng cách phân nhóm Sắc ký lỏng hiệu suất cao (HPLC). Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra công thức phân bón có hoạt chất baicalin với hàm lượng cao nhất và khảo sát ảnh hưởng của nhiều lần bón phân đến các hoạt chất của baicalin trong cây Hoàng cầm. Phương trình đường cong hồi quy tiêu chuẩn của hàm lượng baicalin thu được bằng sử dụng HPLC là: Y = (25.235) X- 14.871, R² = 0.9999. Kết quả thí nghiệm tái lập trung bình của baicalin là 36,96, RSD (độ lệch chuẩn tương đối) là 1,295%; tỷ lệ phục hồi là 97,69% và RSD là 0,89%. Kết quả cho thấy, công thức bón phân P3 (150 kg Nitơ (N) + 100 kg phốt phát P2O5 (P2O5) + 100 kg Kali dioxyt (K2O)) thu được hàm lượng baicalin cao nhất trong cây Hoàng cầm. Đây là công thức được khuyến cáo cho quy trình sản xuất baicalin chất lượng cao trong tương lai.

Phan Thị Lâm

21.

CÁC NĂM SINH TRƯỞNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN SAU THU HOẠCH CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI HÀM LUOWNGJJ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH DƯỢC HỌC CỦA HOÀNG CẦM

Chengke Bai và cs

Industrial Crops and Products, 2020, 158: 112985

Tối ưu hóa công nghệ chế biến là một cách hiệu quả để nâng cao sản lượng các hoạt chất phục vụ sản xuất công nghiệp. Baikal Skullcap (Hoàng cầm) là một loại thảo mộc lâu năm trong họ Lamiaceae và rễ khô của nó được sử dụng như một loại thuốc cổ truyền nổi tiếng của Trung Quốc (TCM). Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã chỉ ra rằng các hoạt chất của hoàng cầm có tác dụng dược lý quan trọng như chống oxy hóa, chống vi khuẩn, chống virus, chống ung thư và chống viêm. Cụ thể, gần đây người ta thấy rằng Hoàng cầm có tác dụng chữa bệnh đáng kể trong việc điều trị bệnh do virus corona 2019 (COVID-19). Trong những năm gần đây, nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm dược liệu của Hoàng cầm ngày càng tăng vì những giá trị dược liệu tuyệt vời của nó. Tuy nhiên, sản lượng hàng năm của các hoạt chất có nguồn gốc từ rễ của Hoàng cầm  bị hạn chế do có rất ít tiến bộ về công nghệ chế biến truyền thống được sử dụng trong quá trình chiết xuất. Một vấn đề cấp bách mà các nhà thảo dược và các nhà khoa học phải đối mặt là làm thế nào để nâng cao hiệu quả chế biến, từ đó thu được sản phẩm tối đa đối với Hoàng cầm. Trong nghiên cứu này, phân tích ảnh hưởng của năm sinh trưởng và quá trình chế biến sau thu hoạch đối với hàm lượng các hoạt chất dược chất của Hoàng cầm đã được thực hiện. Hàm lượng của tám hoạt chất (baicalin, wogonosid, baicalein, wogonin, scutellarin, scutellarein, apigenin và chrysin) trong rễ của Hoàng cầm ở các năm sinh trưởng khác nhau (từ 1 năm đến 15 năm) được ước tính bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và được phân tích để xác định thời kỳ thu hoạch tối ưu. Đặc biệt, hàm lượng của sáu thành phần hoạt tính trong các bộ phận khác nhau (vỏ và thân gỗ) của rễ Hoàng cầm đã được ước tính và so sánh. Trong khi đó, sự thay đổi động học của hàm lượng hoạt chất trong rễ cây Hoàng cầm cắt-tươi ở nhiệt độ phòng được so sánh và phân tích cho thấy ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến hàm lượng hoạt chất. Ngoài ra, tác động của sáu phương pháp xử lý sau thu hoạch khác nhau lên hàm lượng của các thành phần hoạt tính đã được thiết kế và so sánh một cách có hệ thống để xác định công nghệ chế biến sơ cấp tốt nhất. Kết quả cho thấy thời điểm thu hoạch tốt nhất đối với Hoàng cầm nên được xác định là 2–3 năm dựa trên đánh giá toàn diện về hàm lượng hoạt chất, sự gia tăng năng suất hàng năm và hiệu quả sử dụng đất. Hàm lượng các chất có hoạt tính bao gồm baicalin, wogonosid, baicalein và wogonin trong vỏ cao hơn đáng kể so với trong thân gỗ (P≤ 0,05). Hàm lượng baicalin, wogonosid và scutellarin trong rễ tươi của S. baicalensis giảm đáng kể khi thời gian bảo quản kéo dài, nhưng mức độ cắt lát tươi thấp hơn đáng kể so với khi nghiền tươi. Đối với tác dụng của các phương pháp xử lý chế biến khác nhau, hàm lượng của bốn hoạt chất chính (baicalin, wogonosid, baicalein và wogonin) ở phương pháp xử lý sấy khô (D) và cắt, sấy (C – D) cao hơn đáng kể so với bốn phương pháp xử lý còn lại (P≤ 0,05). Nhìn chung, các kết quả trên sẽ không chỉ cung cấp các phương pháp chế biến mới giúp nâng cao năng suất các hoạt chất của Hoàng cầm mà còn làm rõ việc tối ưu hóa công nghệ chế biến cho ngành sản xuất dược liệu.

 

Phan Thị Lâm

(Nguồn tin: )