Bản tin dược liệu

BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 5 NĂM 2022

BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 05 NĂM 2022

STT

Tin dịch

I

Khổ sâm cho lá (Croton tonkinensis Gagnep.)

1.

HAI DITERPENOID LÀ CROTONKINENSIN A VÀ B TỪ DƯỢC LIỆU KHỔ SÂM VIỆT NAM (CROTON TONKINENSIS)

 

Phuong-Thien Thuong và cs.

Journal of Natural Products. 2009 Nov; 72(11): 2040-2

 

Hai diterpenoid mới là crotonkinensin A (1) và B (2) được phân lập từ lá của loài Khổ sâm (Croton tonkinensis), cây thuốc đặc hữu của Việt Nam. Cấu trúc của chúng được xác định là 7alpha,10alpha-epoxy-14beta-hydroxygrayanan-1(5),16(17)-dien-2,15-dion (1) và 7alpha,10alpha-epoxy-14beta-hydroxygrayanan-1(2),16(17)-dien-15-on (2) bằng phân tích phổ. Hợp chất 12 có tác dụng chống viêm mạnh trên hoạt động của vùng gen khởi động (promotor) COX-2 bị kích thích bởi lipopolysaccharid (LPS) và trên biểu hiện của COX-2 trong dòng tế bào RAW 264.7.

Phùng Như Hoa, Đỗ Thị Thuỳ Linh

2.

BỐN DITERPENOID KHUNG ENT-KAURAN TỪ LOÀI KHỔ SÂM (CROTON TONKINENSIS GAGNEP)

 

Phan Minh Giang và cs.

Chemical and Pharmaceutical Bulletin. 2004 Jul; 52(7): 879-82

 

Bốn diterpenoid mới khung ent-kauran là ent-1alpha,14alpha-diacetoxy-7beta-hydroxykaur-16-en-15-on (1), ent-1alpha,7beta-diacetoxy-14alpha-hydroxykaur-16-en-15-on (2), ent-18-acetoxy-14alpha-hydroxykaur-16-en-15-on (3), and ent-(16S)-18-acetoxy-7beta-hydroxykauran-15-on (4) đã được phân lập từ lá của loài Khổ sâm (Croton tonkinensis GAGNEP) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), cây thuốc đặc hữu của Việt Nam. Cấu trúc của chúng được xác định bằng phân tích phổ.

                                                                                                                    Phùng Như Hoa

3.

MỘT DITERPENOID MỚI KHUNG ENT-KAURAN TỪ LÁ LOÀI KHỔ SÂM (CROTON TONKINENSIS)

 

Pham Thi Hong Min và cs.

Fitoterapia. 2004 Sep; 75(6): 552-6

 

Một diterpenoid mới (1) khung ent-kauran được phân lập từ lá loài Khổ sâm (Croton tonkinensis). Cấu trúc của hợp chất này được xác định là ent-7beta-hydroxy-15-oxokaur-16-en-18-ol bằng phương pháp phổ.

Phùng Như Hoa

4.

TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CỦA CÁC DITERPENOID TỪ KHỔ SÂM (CROTON TONKINENSIS)

 

Ping-Chung Kuo và cs.

J Nat Prod,  2013 Feb 22; 76(2): 230-6

 

      Từ cao chiết methanol của cây Khổ sâm cho lá (Croton tonkinensis) đã phân lập được 2 kauran đã biết (1, 2), 8 ent-kaurane mới (3-10), và 16 diterpenoid có khung ent-kauran (12-27). Ngoài ra, 30 hợp chất đã biết đã được xác định bằng cách so sánh các dữ liệu vật lý và phổ của chúng với dữ liệu đã được báo cáo. Trong số các hợp chất được phân lập, hợp chất ent-18-acetoxykaur-16-en-15-on (20) thể hiện sự ức chế điển hình nhất đối với việc tạo anion superoxid và giải phóng elastase.

                                                                                                                    Phan Thị Trang

5.

MỌT DITERPENOID KHUNG ENT-KAURAN MỚI ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ CÂY KHỔ SÂM (CROTON TONKINENSIS GAGNEP )

 

Pham Thi Hong Minh và cs.

Chem Pharm Bull (Tokyo) 2003 May; 51(5):590-1

 

Một diterpenoid mới  khung ent-kauran là: ent-1alpha-acetoxy-7beta, 14alpha-dihydroxy-kaur-16-en-15-on đã được phân lập từ lá cây Khổ sâm (Croton tonkinensis GAGNEP). Cấu trúc của hợp chất này được xác định bằng các phương pháp phổ, nhiễu xạ tia X và phản ứng acetyl hóa.

 

                                                                                                                    Phan Thị Trang

6.

ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI 14 HỢP CHẤT CỦA CAO CHIẾT BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA WILLD) Ở CHUỘT CỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP UPLC-MS/MS: ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU DƯỢC ĐỘNG HỌC VÀ PHÂN BỐ TRONG CÁC MÔ

 

Xiaoqing Chen và cs.

Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 2018, 159(10), 490-512

 

Một phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng kết nối khối khổ (UPLC-MS/MS) nhanh, nhạy và chọn lọc tốt đã được xây dựng và thẩm định để định lượng 14 hoạt chất (acid gallic, acid geniposidic, acid protocatechuic, acid caffeic, acid ferulic, scopoletin, apigenin-7-O-glucuronid, daidzein, apigenin, acid ursolic, acid oleanolic, β-sitosterol, coniferin, và stigmasterol) trong huyết tương và mô chuột. Danshensu và icariin được sử dụng làm nội chuẩn (IS1 và IS2). Sự phân tách sắc ký được tiến hành trên cột Agilent ZORBAX RRHD Eclipse Plus C18 (2.1 mm × 50 mm, 1.8 μm) rửa giải bằng hệ dung môi pha động gradient gồm acid acetic 0,1% trong nước (dung môi A) và methanol (dung môi B) được bơm với tốc độ dòng 0,3 mL/phút. Phát hiện khối phổ bằng phương pháp phun mù điện tử (ESI) ở chế độ positive và negative và được thực hiện với kỹ thuật MRM (multiple reaction monitoring). Các mẫu huyết tương được xử lý kết tủa protein bằng 300 µl methanol chứa 0,1% acid formic và dịch đồng thể cơ quan được xử lý bằng phương pháp chiết pha rắn (SPE) với thiết bị chiết pha rắn Waters Oasis HLB 3 cc (60 mg). Độ chính xác trong ngày và giữa các ngày (RSD%) nhỏ hơn 10,3%, trong khi độ chính xác nằm trong khoảng –7,34% đến 9,10%. Độ thu hồi dao động từ 85,02% đến 112,0% và hiệu ứng matrix từ 85,12% đến 109,06%. Phương pháp này có độ tuyến tính tốt với giới hạn định lượng dưới (LLOQ) là 30,0 ng/mL, 15,0 ng/mL, 80,0 ng/mL, 30,0 ng/mL, 10,0 ng/mL, 3,0 ng/mL, 2,5 ng/mL, 2,5 ng/mL, 1,5 ng/mL, 15,0 ng/mL, 75,0 ng/mL, 15,0 ng/mL, 30,0 ng/mL, và 20,0 ng/mL tương ứng với các chất là acid gallic, acid geniposidic, acid protocatechuic, acid caffeic, acid ferulic, scopoletin, apigenin-7-o-glucuronide, daidzein, apigenin, acid ursolic, acid oleanolic, β-sitosterol, coniferin, và stigmasterol. Phương pháp phân tích này được thẩm định theo hướng dẫn của FDA để thiết lập phương pháp phân tích sinh học và được áp dụng để nghiên cứu dược động học và phân bố sinh học của 14 hoạt chất của cao chiết Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd) ở chuột. Những kết quả này cung cấp thông tin hữu ích để cải thiện dược động học và phân bố của 14 hoạt chất của Bạch hoa xà thiệt thảo ở chuột cống trắng SD, hỗ trợ thêm trong các ứng dụng lâm sàng và đánh giá tính an toàn của thuốc thảo dược Trung Quốc.

Lê Thị Loan

7.

MỘT ENT-KAURANE DITERPENOID TỪ KHỔ SÂM (CROTON TONKINENSIS GAGNEP)

 

Phan Tong Son và cs.

Australian Journal of Chemistry. 2000; 53(12): 1003 – 1005

 

Một diterpenoid ent-kaurane mới, ent-7β-hydroxy-15-oxokaur-16-en-18-yl acetate (1), đã được phân lập từ lá của cây Khổ sâm (Croton tonkinensis Gagnep). (Họ Euphorbiaceae). Cấu trúc của nó được xác định bởi quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân (N.M.R.) 1 H và 13 C.

 

Hoàng Thành Dương

8.

CÁC DITERPENOID GÂY ĐỘC TẾ BÀO TỪ DƯỢC LIỆU KHỔ SÂM VIỆT NAM (CROTON TONKINENSIS GAGNEP).

 

Phan Minh Giang và cs.

Chemical and Pharmaceutical Bulletin. 2005; 53.3: 296-300.

 

Sáu diterpenoid loại ent-kaurane mới được phân lập từ lá của dược liệu Khổ sâm đặc hữu của Việt Nam (Croton tonkinensis GAGNEP.) (Euphorbiaceae) cùng với ba hợp chất đã biết là ent-11α-acetoxy-7β, 14α-dihydroxykaur-16-en-15-one (1), acid ent-kaur-16-en-15-one 18-oic acid (5) và ent-18-hydroxykaur-16-ene (7). Cấu trúc của 6 diterpenoid đã được xác định bằng phân tích quang phổ là ent-7β-acetoxy-11α-hydroxykaur-16-en-15-one (2), ent-18-acetoxy-11α-hydroxykaur-16-en-15-one (3), acid ent-11α-acetoxykaur-16-en-18-oic (4), ent-15α,18-dihydroxykaur-16-ene (6), ent-11α,18-diacetoxy-7β-hydroxykaur-16-en-15-one (8) và ent-(16S)-1α, 14α-diacetoxy-7β-hydroxy-17-methoxykauran-15-one (14). Các diterpenoid loại ent-Kaurane từ Khổ sâm 2—4, 6, và 9—13, đã được đánh giá về độc tính trong thử nghiệm độc tính trên ấu trùng tôm. Các hợp chất 9, 1012 cho độc tính đáng kể, các hợp chất 2, 3, 611 cho độc tính yếu, và các hợp chất 413 không độc tính.

Lê Xuân Duy

9.

HOẠT TÍNH KHÁNG TỤ CẦU KHUẨN CỦA DITERPENOIDS LOẠI ENT-KAURANE TỪ KHỔ SÂM (CROTON TONKINENSIS)

 

Phan Minh Giang và cs.

Journal of Natural Medicines, 2006, 60.1: 93-95.

 

Ent-kaurane-type diterpenpoids 1–11, được phân lập từ lá sấy khô của dược liệu Khổ sâm đặc hữu Việt Nam (Croton tonkinensis Gagnep). (Euphorbiaceae), được đánh giá về hoạt tính ức chế chống lại Staphylococcus aureus và các chủng S. aureus kháng methicillin (MRSA). Các diterpenoid 2, 38, có hoạt tính mạnh nhất với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) tương ứng là 32, 500 và 125 μg / ml kháng các chủng MRSA.

Hoàng Thành Dương

10.

ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ DITERPENOID CHÍNH TRONG KHỔ SÂM (CROTON TONKINENSIS GAGNEP.) THEO HPLC / MS

 

Pham Thi Hong Minh và cs.

Journal of Chemistry, Vol. 47 (6B), P. 221 - 227, 2009

 

Phương pháp HPLC-ESI / MS-MS được phát triển để xác định định lượng hai diterpenoid crotonkin 1 (I) (ent-18-axetoxy-7β-hydroxykaur-16-en-15-on) và crotonkin 2 (II) (ent-1α-axetoxy-7β, 14α-dihydroxykaur-16-en-15-on) ở cây Khổ sâm (Croton tonkinensis Gagnep.). Hai diterpenoid (I II) được phân tách trên cột C18 HPLC và việc định lượng các diterpenoid này dựa trên các mảnh của ion [M + H] + trong điều kiện kích hoạt va chạm và ở chế độ Giám sát phản ứng đã chọn (Selected Reaction Monitoring, SRM). Phương pháp định lượng đã được thẩm định và tỷ lệ thu hồi trung bình từ các mẫu tăng cường (n = 7) của III là 0,99 và 0,98. Phương pháp được thiết lập đã được áp dụng thành công để đánh giá chất lượng của 12 mẫu Khổ sâm được thu thập từ các vùng khác nhau của miền Bắc Việt Nam.

Lê Xuân Duy

11.

ĐẶC ĐIỂM CỦA HIỆU QUẢ ỨC CHẾ DÒNG CATION ĐƯỢC KÍCH HOẠT SIÊU PHÂN CỰC BỞI CÁC DITERPENOID LOẠI ENT -KAURANE TỪ KHỔ SÂM (CROTON TONKINENSIS)

 

Ping-Chung Kuo và cs.

Int J Mol Sci. 2020 Feb; 21(4): 1268

 

Chi Khổ sâm là một chi thực vật có hoa trong họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Ba hợp chất croton với bộ khung ent -kaurane đã được phân lập từ cây Khổ sâm (Croton tonkinensis Gagnep.). Phương pháp: Nghiên cứu đã kiểm tra bất kỳ sự thay đổi nào của các thành phần croton (croton-01 [ ent -18-acetoxy-7α-hydroxykaur-16-en-15-one], croton-02 [ ent -7α, 14β-dihydroxykaur-16-en -15-one] và croton-03 [ ent -1β-acetoxy-7α, 14β-dihydroxykaur-16-en-15-one] trên dòng cation được kích hoạt siêu phân cực ( h ) hoặc trên dòng K+ trung gian bởi erg [(I K(erg)] của tế bào bị kích thích và trên tế bào tiết insulin (INS-1) của chuột cống trắng thông qua phương pháp điện sinh lý patch-clamp. Kết quả: Bổ sung croton-01, croton-02, hoặc croton-03 ức chế hiệu quả biên độ h  và có sự khác biệt đạt ý nghĩa. Croton-03 (3 μM) đã chuyển đường cong hoạt hóa của h sang một điện thế âm hơn xấp xỉ 11 mV. Độ trễ phụ thuộc vào điện áp của h cũng được giảm bớt khi sử dụng croton-03. Sự ức chếh gây bởi Croton-03 không bị suy giảm bởi SQ-22536 (10 μM), một chất ức chế adenylate cyclase, nhưng thực sự bị đảo ngược tác động bởi oxaliplatin (10 μM). I h trong các tế bào INS-1 cũng bị Croton-03 triệt tiêu một cách hiệu quả. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng cho thấy các ent -kaurane diterpenoid có thể làm nhiễu loạn các dòng ion này mà qua đó gây ảnh hưởng lớn trên hoạt động chức năng của các tế bào nội tiết hoặc tế bào thần kinh nội tiết.

Vương Đình Tuấn

12.

CÁC HỢP CHẤT TỪ CÁC LOÀI KHỔ SÂM VÀ CÁC HOẠT TÍNH SINH HỌC

 

Wen-Hui Xu và cs.

Molecules. 2018 Sep; 23(9): 2333

 

Chi Khổ sâm thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), bao gồm khoảng 1300 loài. Nhiều loài Khổ sâm đã được sử dụng làm vị thuốc dân gian. Tổng quan này tập trung vào các thành phần hóa học từ các loài Khổ sâm cùng các hoạt tính sinh học liên quan, được tập hợp trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2018. Tổng cộng 399 hợp chất mới, bao gồm 339 diterpenoid, đã được báo cáo. Các diterpenoid là thành phần hóa học đặc trưng của các loài Khổ sâm. Các hợp chất được phân lập này thể hiện một phổ rộng các hoạt tính sinh học, bao gồm hoạt tính độc tế bào, chống viêm, kháng nấm, ức chế acetylcholinesterase và các đặc tính thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh. Đánh giá này cung cấp một chứng cứ quan trọng để nghiên cứu thêm về các hoạt chất tiềm năng dược dụng từ các loài Khổ sâm.

Vương Đình Tuấn

13.

CÁC DITERPENOID ENT-KAURANE TỪ KHỔ SÂM (CROTON TONKINENSIS) GÂY APOPTOSIS Ở CÁC TẾ BÀO UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG THÔNG QUA QUÁ TRÌNH PHOSPHORYL HÓA CỦA JNK QUA TRUNG GIAN GỐC TỰ DO OXY VÀ JNK KINASE MKK4 ĐẶC HIỆU KÉP

 

Thien Thuong Phuong và cs.

Bentham Science Publishers

Volume 14, Number 7, 2014, pp. 1051-1061(11)

 

Để tìm kiếm các tác nhân hóa trị liệu mới trong điều trị ung thư đại trực tràng, nghiên cứu đã phân lập một số diterpenoid ent-kaurane tự nhiên từ cây Khổ sâm (Croton tonkinensis). Trong số đó, chỉ có các CeKD với gốc 15-oxo-16-ene mới gây apotosis trên các dòng tế bào ung thư đại trực tràng Caco-2 và LS180. CeKD dạng hoạt tính gây ra sự kích hoạt cả ERK và JNK, nhưng các CeKD dạng không hoạt tính chỉ kích hoạt ERK, không kích hoạt JNK. Do đó, dường như JNK đóng một vai trò quan trọng trong hoạt tính gây apoptosis của các hoạt chất. JNK kinase MKK4 đặc hiệu kép được kích hoạt ở các tế bào ung thư đại trực tràng được xử lý với CeKD dạng hoạt tính, nhưng MKK7 thì không được kích hoạt. Hơn nữa, chỉ có CeKD dạng hoạt tính mới làm gia tăng sản sinh các loại oxy phản ứng nội bào (ROS) trong cả hai tế bào Caco-2 và LS180. Quá trình apoptosis do CeKD gây ra và quá trình tạo ROS, cũng như quá trình hoạt hóa JNK, bị ức chế bởi chất chống oxy hóa N-acetyl-L-cysteine. Những phát hiện này cho thấy ROS đã kích thích sự phosphoryl hóa JNK qua trung gian MKK4 và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình apoptosis do CeKD gây ra ở các tế bào ung thư đại trực tràng.

Từ khóa: 15-oxo-16-thụt; Sự chết tế bào; Ung thư ruột kết; Croton ent-kaurane diterpenoid; JNK; Các loại oxy phản ứng (ROS)

Trần Trung Nghĩa

14.

TIỀM NĂNG LOẠI BỎ PHỨC HỢP MORTALIN-p53 CỦA CÁC DITERPENOID ENT-KAURANE TỪ KHỔ SÂM ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ BẰNG KỸ THUẬT MÔ PHỎNG TÍNH TƯƠNG ĐỒNG VÀ DOCKING PHÂN TỬ

 

Vu Thi Thu Le và cs.

Vietnam Journal of Science and Technology. 2020, 58 (6A): 261-269

Bảy diterpenoid ent-kaurane từ Khổ sâm (Croton tonkinensis) đã được thử nghiệm về độc tính tế bào đối với dòng tế bào HCC HepG2 người. Việc loại bỏ tương tác mortalin-p53 đại diện cho hướng điều trị chống ung thư nguyên phát. Cấu trúc bậc ba của protein mortalin được xây dựng bằng Máy chủ dự đoán cấu trúc protein và cấu trúc tinh thể của p53 được chọn từ Ngân hàng dữ liệu protein liên quan đến miền liên kết mortalin-p53. Các nghiên cứu gắn kết phân tử (Molecular docking) cho thấy rằng sự tương tác với protein mortalin nổi bật hơn p53 và hợp chất 51 là hai chất ức chế tiềm năng nhất liên kết mortalin-p53 dựa trên phân tích năng lượng liên kết tự do và dư lượng tương tác. 

Từ khóa: Croton tonkinensis, diterpenoid ent-kaurane, độc tế bào, gắn kết phân tử, mortalin-p53. 

Trần Trung Nghĩa

  1.  

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA)

15.

HAI HỢP CHẤT IRIDOID GLYCOSID MỚI TỪ BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA)

 

Juan Wu và cs.

Journal of Asian Natural Products Research. 2022 May; 1-9

 

Hai hợp chất iridoid glycosid mới, productasperulosidic butyl ester (1) và E-6-O-3-hydroxy-p-methoxycinnamoyl scandosid methyl ester (2), cùng 9 hợp chất đã biết (3-11) đã được phân lập từ Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd). Cấu trúc hóa học của các hợp chất được làm sáng tỏ dựa trên các dữ liệu phổ 1D, 2D NMR và HR-ESI-MS. Các hợp chất này không thể hiện tác dụng gây độc tế bào đáng kể đối với tế bào HeLa.

Lê Thị Loan

16.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA) VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG VIÊM

 

Hsin-Yi Hung và cs.

Antioxidants (Basel). 2022 Feb; 11(2): 335

 

Bảy hợp chất anthraquinon mới với cấu trúc hiếm isopropyldihydrofuran (1-3) và 2,2-dimethylpyrano (4-7) cùng với 34 hợp chất đã biết đã được phân lập từ cao chiết toàn cây Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa). Cấu trúc của chúng được xác định dựa trên các dữ liệu phổ và các phương pháp phân tích phổ. Trong số các hợp chất đã phân lập được, một số hợp chất đã được đánh giá hoạt tính chống viêm. Kết quả cho thấy những hợp chất anthraquinon hiếm này có hoạt tính chống viêm mạnh với IC50 dao động từ 0,15 ± 0,01 đến 5,52 ±1,59 µM trên mô hình tạo gốc tự do superoxid và giải phóng elastase  gây bởi N-formyl-methionyl-leucyl-phenylalanine/cytochalasin B (fMLP/CB) ở tế bào. Trong khi đó, đích tác dụng của hoạt chất anthraquinon đã được nghiên cứu bằng mô hình máy tính. Ái lực liên kết giữa anthraquinon với các đích tác dụng chống viêm và elastase đã được tính toán trên mô hình docking phân tử. Những kết quả này cung cấp góc nhìn khoa học về giá trị y học của Bạch hoa xà thiệt thảo và định hướng phát triển như là các hợp chất tiềm năng.

 

Lê Thị Loan

17.

CÁC IRIDOID VÀ SFINGOLIPID TỪ BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA)

 

Changfu Wang và cs.

Fitoterapia. 2018 Jan;124:152-159

 

Bảy hợp chất mới, bao gồm 3 iridoid glycoside là hedyoiridoidsid A - C (1-3),  2 cerebrosid là hedyocerenosid F (4)  và G (5), 2 ceramid là hedyoceramid A (6) và B (7) và 6 irioid glycosid (8-13) đã biết đã được phân lập từ phần trên mặt đất của Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa). Cấu trúc hóa học của chúng được làm sáng tỏ dựa trên các hằng số lý hóa và phân tích phổ. Độc tính in vitro của các hợp chất này đối với các dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela, ung thư máu cấp tính HL-60,  ung thư phổi A459, ung thư gan HepG2, ung thư biểu mô tuyến dạ dày BCG-823, ung thư vòm họng CNE-2, ung thư ruột kết HCT15 và ung thư tiền liệt tuyến PC-3 ở người đã được đánh giá. Kết quả cho thấy, hợp chất mới 1 thể hiện độc tính rõ ràng nhất đối với tất cả các dòng tế bào ung thư với IC50­ dao động từ 9,5 µM đến 28,2 µM, trong khi đó hợp chất mới 2 thể hiện khả năng gây độc đối với các dòng tế bào Hela, HL-60, A459, HepG2, BGC-823, CNE-2, và HCT15 với IC50 từ 15,8 µM đến 26,2 µM. Hợp chất 11 cũng thể hiện khả năng gây độc tế bào đối với các dòng HL-60, A459, HepG2, BGC-823, CNE-2, và HCT15 với IC50­ từ 16,5 µM đến 40,4 µM. Các hợp chất mới (4-7) và các hợp chất đã biết (1213) gây độc ở mức độ trung bình đối với một số dòng tế bào ung thư.

Lê Thị Loan

18.

ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI 5 HỢP CHẤT IRIDOID GLYCOSID VÀ 3 HỢP CHẤT FLAVONOID GLYCOSID TRONG BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA) THU HÁI TỰ NHIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP UPLC-UV VỚI CHIẾT XUẤT CÓ HỖ TRỢ VI SÓNG

 

Huang và cs.

Current Pharmaceutical Analysis. 2019, 15 (7): 808-818

 

Đặt vấn đề: Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa) là một trong những loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian Trung Quốc để chữa một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, thành phần hóa học của chúng chưa được biết rõ ràng và các phương pháp kiểm tra chất lượng dược liệu cần được cải thiện hơn nữa.

Giới thiệu: Trong nghiên cứu này, phương pháp định lượng để đánh giá chất lượng H. diffusa được phát triển sử dụng UPLC-UV.

Phương pháp: 5 hợp chất iridoid glycosid và 3 hợp chất flavonoid glycosid đã được phân lập từ H. diffusa được sử dụng làm chất đối chiếu, bao gồm  10-acetyl scandosid methyl ester (ASME), scandosid (SD), deacetyl aspemlosid (DA), acid asperulosidic (AA), asperulosid (AD), quercetin-3-O-sophorosid (QS), quercetin-3-O-[2-(6-O-E-sinapoyl-β-D-glucopyranosyl]-β-D-glucopyranosyl (QESGG), và quercetin-3-O-[2-O-(6-O-E-Feruloyl)-β-D-glucopyranosyl]-β-glucopyanosid (QEFGG). Các điều kiện chiết xuất bao gồm: dung môi, thời gian chiết và số lần chiết được tối ưu hóa đầu tiên. Sau đó, một phương pháp UPLC-UV mới đã được xây dựng để định lượng đồng thời 8 hợp chất đánh dấu trong dược liệu.

Kết quả: Phương pháp đã được thẩm định cho thấy kết quả tốt với độ tuyến tính (R2 > 0,999), độ lặp lại (RSD < 3,01 %), độ chính xác trong ngày và khác ngày (RSD < 6,19%) và độ thu hồi (từ 96,31% tới 104,22%) để định lượng đồng thời 8 hợp chất và được dùng để phân tích chất lượng của 6 mẫu H. diffusa.

Kết luận: Phương pháp UPLC-UV được xây dựng có thể dùng như một phương pháp nhanh chóng và hiệu quả để đánh giá chất lượng dược liệu H. diffusa.

Lê Thị Loan

19.

BỐN ANTHRAQUINON TỪ BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA\)

 

Wei-Hua Huang và cs.

Journal of Asian Natural Products Research. 2008 Sep-Oct; 10(9-10): 887-9

 

Một anthraquinon mới là 2-hydroxy-3-methoxy-6-methyl-9,10-anthraquinon (1) được phân lập từ dịch chiết ethanol 95% của loài Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa), cấu trúc được xác định bằng phân tích phổ. Các hợp chất đã biết được phân lập lần đầu tiên trong loài bao gồm 2-hydroxy-3-methoxy-7-methyl-9,10-anthraquinon (2), 2-hydroxy-6-methylanthraquinon (3) và 1,3-dimethoxy-2-hydroxy-9,10-anthraquinon (4).

Nguyễn Thị Hồng Anh

20.

CÁC NGHIÊN CỨU HOÁ HỌC VÀ TIỀN LÂM SÀNG CỦA BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA) VỚI TIỀM NĂNG CHỐNG UNG THƯ

 

Niu Yu và cs.

Journal of Asian Natural Products Research 15.5 (2013): 550-565.

 

Bài báo này trình bày nghiên cứu hóa học và tiền lâm sàng chống ung thư trên Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd)., một trong những loại thảo mộc nổi tiếng nhất thường được kê đơn trong các công thức nhiều thảo dược để điều trị ung thư trong y học cổ truyền Trung Quốc. Anthraquinon, flavonoid và terpenoid chiếm đa số trong số 69 hợp chất đã được phân lập và xác định từ H. diffusa. Tác dụng chống ung thư của các dịch chiết methanol, ethanol và nước trong nhiều mô hình ung thư tiền lâm sàng khác nhau đã được mô tả. Tổng quan này cũng tóm tắt hoạt tính chống ung thư của các thành phần trong thảo dược và cơ chế hoạt động. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy H. diffusa có tiềm năng to lớn trong điều trị ung thư và cần được nghiên cứu thêm về hóa học và dược lý.

Phạm Anh Minh

21.

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA WILLD. , RUBIACEAE): TỔNG QUAN VỀ HÓA THỰC VẬT, DƯỢC LÝ HỌC, KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG VÀ DƯỢC ĐỘNG HỌC

 

Rui Chen và cs. 

Molecules 201621(6):  710

 

Bạch hoa xà thiệt thảo, Hedyotis diffusa Willd (H. diffusa) là một dược liệu nổi tiếng của Trung Quốc với nhiều hoạt tính, đặc biệt là tác dụng chống ung thư trên lâm sàng. Cho đến nay, 171 hợp chất đã được báo cáo từ H. diffusa, bao gồm 32 iridoid, 26 flavonoid, 24 anthraquinon, 26 hợp  chất phenol và các dẫn xuất, 50 loại tinh dầu và 13 hợp chất khác. Các nghiên cứu in vitroin vivo cho thấy các hợp chất hóa thực vật và cao chiết dược liệu này thể hiện một loạt các tác dụng dược lý như chống ung thư, chống oxy hóa, chống viêm, chống nguyên bào sợi, điều hòa miễn dịch và bảo vệ thần kinh. Mặc dù một loạt các phương pháp đã được thiết lập để kiểm soát chất lượng của H. diffusa, nhưng vẫn cần một cách tiếp cận khả thi và đáng tin cậy khi xem xét nguồn gốc thực vật, thời gian thu thập và các tác dụng sinh học. Trong khi đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu dược động học để minh họa các đặc điểm của H. diffusa in vivo. Tổng quan này nhằm cung cấp thông tin cập nhật và toàn diện về đặc điểm hóa thực vật, dược lý, kiểm soát chất lượng và dược động học của H. diffusa để sử dụng trong lâm sàng và phát triển thêm.

Phạm Anh Minh, Nguyễn Thị Tố Duyên,

Phạm Văn Năm, Nguyễn Văn Kiên, Hoàng Thị Sáu

22.

THÀNH PHẦN CHỐNG OXY HÓA CỦA BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA WILLD. )

 

Permana Dharma và cs.

Natural Product Sciences  Volume 9 Issue 1/ Pages.7-9/2003

 

Các thành phần chống oxy hóa được phân lập từ Bạch hoa xà thiệt thảo, Hedyotis diffusa Willd. được xác định là quercetin 3-O-β-rutinoside (1) và quercetin 3-O-β-glucoside (2). Nghiên cứu cũng phân lập asperuloside (3) từ cây này. Việc xác định được thực hiện dựa trên phân tích quang phổ. Quercetin 3-O-β-rutinoside là chất chống oxy hóa mạnh hơn quercetin 3-O-β-glycoside trong khi asperuloside không có hoạt tính.

Trần Anh Quang

23.

HOẠT TÍNH KHÁNG U VÀ ĐỘC VỚI THỰC VẬT CỦA DỊCH CHIẾT METHANOL TỪ CÂY BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (OLDENLANDIA DIFFUSA WILLD. ROXB)

 

M. Soriful Islam và cs.

Global Journal of Pharmacology, 2009; 3 (2): 99-106

 

Bạch hoa xà thiệt thảo (Oldenlandia diffusa Willd. Roxb.), một cây thuốc nổi tiếng ở Bangladesh đã được xác định về đặc tính chống khối u thông qua việc nhiễm vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens bằng cách sử dụng phương pháp phân tích sinh học đĩa khoai tây và tác dụng gây độc thực vật trên củ và hạt củ cải. Sự ức chế khối u đáng kể được quan sát thấy ở 100 ppm và 1.000 ppm dịch chiết methanol từ lá. Sự ức chế khối u tối đa lần lượt là 40,98, 41,93 và 41,89% ở 1.000 ppm đối với sự xâm nhập của vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens AtTa0112, AtAc0114 và AtSl0105. Thử nghiệm độc tính thực vật cho thấy sự ức chế đáng kể chiều dài rễ bởi dịch chiết ở nồng độ 1.000 ppm và 10.000 ppm. Tương tự, sự nảy mầm của hạt cũng bị ức chế đáng kể ở nồng độ dịch chiết 1.000 ppm và 7.500 ppm. Các kết quả tổng thể cho thấy Bạch hoa xà thiệt thảo có thể là một nguyên liệu tiềm năng có tác dụng chống khối u cần được nghiên cứu phát triển thêm trong điều trị ung thư ở người.

Trần Anh Quang

24.

ACYLATED FLAVONOL GLYCOSIDE MỚI VÀ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA WILLD. )

 

Chai-Ming Lu và cs.

Planta Med 2000; 66(4): 374-377

 

Một nghiên cứu về các hợp chất có hoạt tính sinh học của Bạch hoa xà thiệt thảo, Hedyotis diffusa Willd., dẫn đến việc phân lập một acyl flavonol diglycoside mới được xác định là kaempferol 3-O[2″-O-(E-6′′′-O-feruloyl)-β-D-glucopyranosyl]-β-D-galactopyranosid bằng phương pháp quang phổ và hóa học từ dịch chiết methanol. Ngoài ra, nghiên cứu cũng thu được ba glycoside flavonol và sáu glycoside iridoid đã biết. Các glycoside nói trên đã được thử nghiệm về tác dụng chống oxy hóa đối với sự ức chế xanthine oxidase, xanthine-xanthine oxidase cytochrome c và hệ thống TBA-MDA.

Lê Xuân Duy

25.

SO SÁNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU CỦA CÂY BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA WILLD.) VÀ CÂY LƯỠI RẮN (HEDYOTIS CORYMBOSA LAM.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GC – MS

 

Wu Jian và cs.

Published in: 2016 8th International Conference on Information Technology in Medicine and Education (ITME)

Date of Conference: 23-25 Dec. 2016  INSPEC Accession Number: 17027740

Date Added to IEEE Xplore: 13 July 2017

 

Giới thiệu: Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd., Baihuasheshecao) là một vị thảo dược thường được tiêu thụ ở Trung Quốc để điều trị ung thư và duy trì sức khỏe. Trên thị trường, vị thuốc Bạch hoa xà thiệt thảo thường bị tạp nhiễm bởi các loài có liên quan như cây Lưỡi rắn (Hedyotis corymbosa Lam.).

Phương pháp: Mục tiêu của nghiên cứu so sánh này là khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu từ cây Bạch hoa xà thiệt thảo và cây Lưỡi rắn bằng phương pháp GC-MS.

Kết quả: Tổng cộng, 43 hợp chất đã được xác định trong Bạch hoa xà thiệt thảo. Các hợp chất được xác định gồm 11 alcohol, 7 anken, 5 keton, 7 andehyd, 6 chất acid, 2 ester, 5 chất khác. Các hợp chất chính có hàm lượng cao trong  Bạch hoa xà thiệt thảo là acid hexadecanoic (48,89%), tiếp theo là acid pentadecanoic (6,11%), D-limonene (5,74%) và acid béo. 32 hợp chất đã được xác định cây Lưỡi rắn. Các hợp chất được xác định gồm 2 alcohol, 8 anken, 4 keton, 1 andehyd, 6 chất acid, 6 ester, 5 chất khác. Các hợp chất chính trong dầu cây Lưỡi rắn là acid hexadecanoic (64,93%), tiếp theo là acid linolenic (7,62%), acid linoleic (3,73%). Borneol, 2-Carene epoxid, cis-Anethol là ba hợp chất được xác định chỉ có ở Bạch hoa xà thiệt thảo.

Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy thành phần hóa học của tinh dầu từ Bạch hoa xà thiệt thảo và  cây Lưỡi rắn được phân tích bằng phương pháp GC-MS là khác nhau. Borneol, 2-Carene epoxid, cis-Anethol, ba hợp chất đã được xác định chỉ có ở Bạch hoa xà thiệt thảo. Nghiên cứu này có ý nghĩa trong kiểm soát chất lượng Bạch hoa xà thiệt thảo tốt hơn.

Nguyễn Thị Tố Duyên

26.

TÍCH HỢP DẤU VÂN TAY HPLC VÀ PHÂN TÍCH ĐA BIẾN PHÂN BIỆT GIỮA BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA WILLD.) HOANG DÃ VÀ TRỒNG TRỌT

 

Xin Wang và cs.

Industrial Crops and Products; Volume 148, June 2020, 112223

 

Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd., HDW) được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều bệnh khác nhau và là thực phẩm hỗ trợ sức khỏe. Nhu cầu cao về HDW hoang dã đã dẫn đến sự xuất hiện của nhiều loại HDW được trồng trọt. Tuy nhiên, có một ít thông tin về sự khác biệt hóa học và dược lý giữa HDW hoang dã và trồng trọt. Trong nghiên cứu này, 20 mẫu HDW hoang dã và trồng trọt được thu thập từ các vùng khác nhau ở Trung Quốc. Một phương pháp tích hợp của sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) dấu vân tay và phân tích đa biến, bao gồm phân tích độ tương tự (similarity analysis, SA), phân tích cụm thứ bậc (hierarchical cluster analysis, HCA), phân tích các thành phần chính (principal components analysis, PCA) và phân tích phân biệt theo phương pháp bình phương nhỏ nhất trực giao (orthogonal partial least square method-discriminant analysis, OPLS-DA) ) đã được phát triển để mô tả sự khác biệt về thành phần hóa học giữa HDW hoang dã và HDW trồng. Hoạt tính chống oxy hóa của HDW hoang dã và HDW trồng được so sánh bằng cách sử dụng 2,20-azinobis (3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonicacid) muối diammonium (ABTS), 2, 2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH), và xét nghiệm hoạt các thử nghiệm dọn gốc tự do 2,20-azinobis (3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonicacid) diammonium salt (ABTS); 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) và gốc superoxide (SRS). Tổng cộng, 23 pic chung từ sắc ký đồ dấu vân tay được đưa vào phân tích đa biến. SA cho thấy sự khác biệt rõ ràng về các giá trị tương tự (0,685 - 0,929). Hai mươi mẫu đã được phân biệt chính xác giữa HDW hoang dã và HDW trồng bằng OPLS-DA, nhưng không phải HCA và PCA. SA cho thấy sự khác biệt rõ ràng về các giá trị tương tự (0,685 - 0,929). Hai mươi mẫu đã được phân biệt chính xác giữa HDW hoang dã và HDW trồng bằng OPLS-DA, nhưng không phải HCA và PCA. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) kết hợp với ion hóa tia điện-tứ cực-thời gian bay-khối phổ (HPLC-ESI-TOF / MS) đã xác định được 9 hợp chất chính để phân biệt giữa HDW hoang dã và HDW trồng. Hoạt tính chống oxy hóa của HDW hoang dã cao hơn đáng kể so với HDW trồng. Nghiên cứu này cung cấp một phương pháp phù hợp để phân biệt mầm và đánh giá chất lượng của HDW và một phương pháp hóa học và dược lý để xác định khả năng thay thế của HDW trồng.

Phạm Đức Tân

27.

KHÁM PHÁ CÁC DẤU ẤN SINH HỌC TIỀM NĂNG ĐỂ PHÂN BIỆT GIỮA BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA WILLD.) VÀ CÂY LƯỠI RẮN (HEDYOTIS CORYMBOSA LAM.) BẰNG PHÂN TÍCH UPLC-QTOF / MS METABOLOME

 

Yaru Wang và cs.

Molecules 2018, 23(7): 1525

ttps://doi.org/10.3390/molecules23071525

 

Bạch hoa xà thiệt thảo (HD) và cây Lưỡi rắn (Hedyotis corymbosa Lam., HC), hai loài có tương quan gần của cùng một chi, đều được sử dụng ở Trung Quốc theo hướng có lợi cho sức khỏe và phòng chống bệnh tật. HC cũng được bán nhầm lẫn với HD trong chuỗi bán buôn và chợ thực phẩm. Sự nhầm lẫn này đã dẫn đến mối quan tâm ngày càng tăng về việc xác định và đánh giá chất lượng của chúng. Để hiểu sâu hơn về sự đa dạng hóa phân tử giữa chúng, nghiên cứu này tập trung vào việc sàng lọc các thành phần hóa học và phân tích các chất chuyển hóa trong các dịch sinh học như huyết tương hay nước tiểu. Trong nghiên cứu này, UPLC-QTOF-MSE, UNIFI platform và các phân tích thống kê đa biến đã được sử dụng để lập hồ sơ dữ liệu. Đầu tiên, tổng số 113 hợp chất, bao gồm 80 thành phần hóa học chung của hai dược liệu, đã được xác định từ HC và HD bằng cách sử dụng UNIFI platform. Kế tiếp, sự khác biệt giữa hai loài dược liệu đã được nhấn mạnh bằng phân tích so sánh. Kết quả là, tổng cộng 33 dấu ấn sinh học mạnh cho phép phân biệt hai loài dược liệu đã được phát hiện bằng cách sử dụng các phân tích thống kê đa biến. Đối với HC, có 18 dấu ấn sinh học tiềm năng (hoặc hàm lượng lớn hơn nhiều so với HD hoặc chỉ được phát hiện trong HC) bao gồm 3 iridoid, 8 flavonoid, 2 tannin, 2 keton, một alcohol và hai monoterpen. Đối với HD, có 15 dấu ấn sinh học tiềm năng (hoặc hàm lượng lớn hơn nhiều so với HC hoặc chỉ được phát hiện trong HD) bao gồm 2 iridoid, 8 flavonoid, một tanin, một keton và 3 anthraquinon. Với việc xem xét toàn diện về hàm lượng hoặc các phản ứng MS của thành phần hóa học, hedycoryside A và B, chỉ được phát hiện trong HC, có thể được sử dụng để xác định nhanh HC. Các hợp chất 1,3-dihydroxy-2-methylanthraquinone và 2-hydroxy-3-methylanthraquinone, chỉ được phát hiện trong HD, có thể được sử dụng để xác định nhanh HD. Việc so sánh có hệ thống những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai loài dược liệu dễ bị nhầm lẫn này sẽ cung cấp hồ sơ mô tả đặc tính đáng tin cậy để làm rõ các hoạt chất về dược lý. Cây Lưỡi rắn không nên được sử dụng thay thế Bạch hoa xà thiệt thảo.

 

Phạm Đức Tân

28.

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG BỔ THỂ CỦA MỘT POLYSACCHARIDE ACID TỪ BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA WILLD.)

 

Jiangyan Huo và cs.

International Journal of Biological Macromolecules. 2020; 155: 1553-1560

 

Một polysaccharide acid đồng nhất (HD-PS-1) được tinh chế từ Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd. Roxb). HD-PS-1 sở hữu cấu trúc khung là → [4) -β-Glc p -3-OAc- (1] 6 → [6) -β-Man p - (1] 2 → 6) -α-Gal p - (1 → [4) -α-Gal p - (1] 2 →, với ba nhánh của β-Man p - (1 → 3) -β-Glc p A, α-Rha p - (1 → 3) -α-Rhap và α-Galp gắn vào khung ở vị trí O-4 của 1,4,6-linked β-Manp, vị trí O-3 của 1,3,6-linked α-Galp và vị trí O-3 của 1,3,4-linked α-Galp, tương ứng. HD-PS-1 thể hiện hoạt tính chống bổ thể điển hình (CH 50 : 0,084 ± 0,009 mg / mL, AP 50 : 0,176 ± 0,013 mg / mL). Người ta nhận thấy rằng sự hiện diện của các acid uronic rất quan trọng đối với hoạt tính của HD-PS-1, làm giảm HD-PS-1 dẫn đến hoạt tính chống bổ thể yếu hơn (CH 50 : 0,456 ± 0,008 mg / mL, AP 50 : 0,572 ± 0,010 mg / mL). Nghiên cứu cơ chế ban đầu chỉ ra rằng HD-PS-1 tương tác với C3 và C4 trong chuỗi hoạt hóa bổ thể. Ngoài ra, một polysaccharide đồng nhất trung tính (HD-PS-2) cũng được tinh chế và mô tả. HD-PS-2 hiển thị hoạt tính chống oxy hóa bằng cách loại bỏ các gốc tự do DPPH nhưng không có hoạt tính chống bổ thể.

Phạm Đức Tân

29.

TIỀM NĂNG CHỐNG KHỐI U CỦA BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA WILLD.): TỔNG QUAN CÓ HỆ THỐNG VỀ CÁC THÀNH PHẦN HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ CƠ CHẾ PHÂN TỬ CƠ BẢN

 

Xinru Ha và cs.

Biomed Pharmacother, 2020 Oct;130: 110735

Ung thư là nguyên nhân chính gây tử vong trên thế giới. Hóa trị có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư ở một mức độ nào đó, nhưng chất lượng sống bị giảm sút. Do đó, nhiệm vụ tìm kiếm các liệu trình thuốc hiệu quả hơn và ít độc hại hơn vẫn đang được đặt lên hàng đầu trong các nghiên cứu hiện nay. Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd., HDW), một thảo dược của Trung Quốc, đã nhận được sự chú ý lớn trong hai thập kỷ qua và đã được công bố về tác động chống khối u trên lâm sàng trong nhiều loại ung thư ở người. Nghiên cứu đã chỉ ra có tổng cộng 58 hoạt chất chống khối u khác nhau được phân lập từ HDW, bao gồm các iridoid, flavonoid, flavonol glycoside, anthraquinon, các acid phenolic và dẫn xuất, sterol và dầu dễ bay hơi. Các tác động chống khối u của các hoạt chất này bao gồm ức chế sự tăng sinh tế bào khối u, cảm ứng quá trình tự chết (apoptosis) của tế bào khối u và ức chế tăng sinh mạch khối u, điều chỉnh phản ứng miễn dịch của vật chủ, chống viêm và chống oxy hóa, và tự bảo vệ (autophagy). Bên cạnh đó, tổng quan cung cấp bằng chứng cập nhật và có hệ thống về các hoạt động chống khối u của HDW cũng như các cơ chế phân tử cơ bản có thể có và là tài liệu tham khảo để phát triển thêm các loại thuốc mới và công thức bào chế trong kiểm soát bệnh ung thư ở người

Nguyễn Trọng Chung

30.

HỆ THỐNG CƠ CHẾ DƯỢC LÝ LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG CHỐNG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ CỦA BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA WILLD.)

 

Xinh Su và cs.

Biomedicine & Pharmacotherapy. 2019, 109: 969-984

 

Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) đã trở thành một trong những bệnh ác tính phổ biến nhất trên thế giới và được chứng minh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến ung thư. Y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) được coi là giải pháp hữu ích để điều trị, và đã được sử dụng ở châu Á trong hàng nghìn năm. Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd., HDW) là một loại thảo dược dân gian quan trọng được sử dụng trong điều trị trên lâm sàng các bệnh ung thư trong nhiều đơn thuốc Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động cơ bản của thảo dược này vẫn chưa rõ ràng. Hiện tại, chúng tôi đã sử dụng một nền tảng dược lý học hệ thống sáng tạo để khám phá một cách có hệ thống các cơ chế dược lý của HDW trong điều trị NSCLC từ các mức độ phân tử, mục tiêu và lộ trình. Kết quả cho thấy HDW điều trị NSCLC có thể do kích hoạt hệ miễn dịch, đạt được hiệu quả điều trị chống viêm, chống tăng sinh và chống di cư bằng cách điều chỉnh nhiều con đường tín hiệu. Nghiên cứu này cung cấp một ý tưởng mới để hiểu cơ chế bệnh của TCM và thúc đẩy phát triển các loại thuốc tiềm năng từ HDW trong y học hiện đại

Nguyễn Trọng Chung

31.

NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ DƯỢC LÝ ĐA MỤC TIÊU CỦA BCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA WILLD.) TÁC ĐỘNG LÊN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT: MỘT PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DƯỢC LÝ MẠNG LƯỚI

 

Yanan Song và cs.

Biomolecules. 2019 Oct; 9(10): 591

 

Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd., HDW) là một trong những loại thảo dược nổi tiếng nhất được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, cơ chế tiềm năng của tác dụng chống khối u vẫn chưa được khám phá đầy đủ. Tại đây, chúng tôi đã áp dụng phương pháp tiếp cận dược lý mạng để khám phá các cơ chế tiềm năng của HDW chống lại ung thư tuyến tiền liệt (PCa). Chúng tôi đã thu được tổng cộng 14 hợp chất có hoạt tính từ HDW và 295 mục tiêu liên quan đến PCa tiềm năng để xây dựng một mạng lưới dược lý, kết quả chỉ ra rằng quercetin và acid ursolic là thành phần chính trong HDW. Protein kinase kích hoạt mitogen 8 (MAPK8), interleukin 6 (IL6), yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu A (VEGFA), chất kích hoạt truyền tín hiệu tế bào và chất hoạt hóa phiên mã 3 (STAT3), proto-oncogene Jun (JUN), CXC Motif Chemokine Ligand 8 ( CXCL8), interleukin-1 beta (IL1B), matrix Metalloproteinase-9 (MMP9), CC Motif Chemokine Ligand 2 (CCL2), RELA Proto-Oncogene (RELA) và protein liên kết yếu tố đáp ứng CAMP 1 (CREB1) được xác định là các mục tiêu chính của HDW trong điều trị PCa. Cụm tương tác protein-protein (PPI) đã chứng minh rằng CREB1 là yếu tố hạt giống trong cụm này và đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối các nút khác trong mạng PPI. Sự tăng cường này chứng minh rằng HDW có liên quan nhiều đến tổng hợp chuyển đoạn, liên kết protein chưa cuộn gấp, điều hòa tái tổ hợp phân bào, tín hiệu phosphatidylinositol và tín hiệu qua trung gian kinase của nó, sửa chữa loại bỏ nucleotid, điều hòa tái tổ hợp DNA và thay đổi hình thái DNA. Sự phong phú của các kết quả cho thấy rằng cơ chế cơ bản của HDW chống lại PCa có thể là do sự điều hòa phối hợp của HDW đối với một số con đường liên quan đến các loại ung thư, như sự tăng sinh mạch, biệt hóa tế bào, di cư, apoptosis, xâm lấn và tăng sinh.

Vương Đình Tuấn

32.

PHÂN TÍCH TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC TIỀN LÂM SÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA BCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA WILLD.) TRÊN SORAFENIB Ở CHUỘT CỐNG TRẮNG

 

Chin-Tsung Ting và cs.

ACS Omega. 2021 Feb 2; 6(4): 3060-3067

 

Sorafenib là một trong những thuốc điều trị đích hiệu quả nhất cho bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn cuối. Để tìm kiếm các tác nhân bổ trợ thay thế có thể có để nâng cao hiệu quả và cải thiện tác dụng phụ của sorafenib, Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa), một trong những thảo dược được kê đơn nhiều nhất để điều trị bệnh nhân ung thư gan ở Đài Loan, đã được đánh giá trong công trình này. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng sử dụng cao chiết từ Bạch hoa xà thiệt thảo là một sự kết hợp thảo dược an toàn về dược động học và dược lực học của sorafenib. Nghiên cứu đã thiết kế các phương pháp điều trị sorafenib kết hợp với hoặc không có cao chiết Bạch hoa xà thiệt thảo để kiểm tra các đặc tính dược động học và tác dụng của Bạch hoa xà thiệt thảo đối với tình trạng viêm gan. Phương pháp dãy diode quang - HPLC được thiết kế để theo dõi nồng độ và thông số dược động học của sorafenib trong huyết tương chuột. Các kết quả dược động học đã chứng minh rằng diện tích dưới đường cong của sorafenib (10 mg / kg, uống) kết hợp với các liều khác nhau của công thức có cao chiết Bạch hoa xà thiệt thảo (1, 3 và 10 g / kg, uống) trong 5 ngày liên tiếp là 5560 ± 1392, 7965 ± 2055, 7271 ± 1371, và 8821 ± 1705 min μg / mL, tương ứng và không có sự khác biệt đáng kể khi so sánh với điều trị sorafenib đơn thuần. Hơn nữa, hoạt động gan ở chuột được sử dụng sorafenib có / không có cao chiết Bạch hoa xà thiệt thảo được cho điểm định lượng bằng thang chỉ số hoạt động gan được hiệu chỉnh. Cao chiết Bạch hoa xà thiệt thảo trong khoảng liều từ 1 đến 10 g / kg mỗi ngày không gây ra độc tính gan do thảo dược này điển hình ở chuột, dựa trên nghiên cứu mô bệnh học. Do đó, phát hiện của nghiên cứu đã cung cấp các kết quả an toàn cho việc sử dụng sorafenib kết hợp với cao chiết Bạch hoa xà thiệt thảo.

Vương Đình Tuấn

33.

CÁC THÀNH PHẦN CHỐNG KHỐI U TỪ BCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA WILLD.)

 

Changfu Wang và cs.

Molecules. 2017 Dec; 22(12): 2101

 

Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd.) đã được sử dụng để điều trị các khối u ác tính, và nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các chất chiết xuất từ ​​ Bạch hoa xà thiệt thảo sở hữu các hoạt động chống khối u rõ ràng. Do đó, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu hóa học trên Bạch hoa xà thiệt thảo và khảo sát độc tính tế bào của các hợp chất thu được trên tám dòng tế bào khối u. Kết quả là, bốn hợp chất mới đã được phân lập từ Bạch hoa xà thiệt thảo gồm ba iridoid glycoside shecaoiridoidside A – C ( 1 - 3 ) và một cerebroside của shecaocerenoside A ( 4 ). Ngoài ra, sáu hợp chất iridoid đã biết ( 5 - 10) cũng đã được phân lập. Độc tính tế bào của tất cả các hợp chất chống lại các dòng tế bào khối u của người là HL-60, HeLa, HCT15, A459, HepG2, PC-3, CNE-2 và BCG-823 đã được đánh giá in vitro. Hợp chất mới 3 thể hiện độc tính tế bào rõ ràng đối với tất cả các dòng tế bào khối u ngoại trừ Hela và giá trị IC 50 là từ 9,6 µM đến 62,2 µM, trong khi hợp chất mới 4 có độc tính tế bào trung bình đối với tất cả các dòng tế bào và giá trị IC 50 là từ 33,6 µM đến 89,3 µM. Ngược lại, hợp chất mới 1 và hợp chất đã biết 9  thể hiện độc tính tế bào trung bình chọn lọc đối với HCT15, A459 và HepG2. Hợp chất đã biết 7  cũng thể hiện độc tính tế bào trung bình và chọn lọc đối với HCT15 và A459.

Vương Đình Tuấn

34.

bạch hoa xà thiệt thảo (HEDYOTIS DIFFUSA WILLD.) ỨC CHẾ UNG THƯ BIỂU MÔ GAN THÔNG QUA ĐIỀU CHỈNH XUỐNG CÁC CON ĐƯỜNG AKT / MTOR

Lingli Huan và cs.

Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine / 2021

Đối tượng: Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotisdiffusa Willd.; HDW) là một loại thảo dược nổi tiếng của Trung Quốc, được sử dụng để điều trị ung thư theo y học cổ truyền Trung Quốc. Hiện nay, các loại thuốc điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) được sử dụng trên lâm sàng vẫn cho hiệu quả kém và có nhiều tác dụng phụ. Bạch hoa xà thiệt thảo có ít tác dụng phụ hơn sau khi dùng, vì vậy nghiên cứu này khám phá tác dụng ức chế đối với HCC của Bạch hoa xà thiệt thảo, có thể trở thành một loại thuốc đầy hứa hẹn để điều trị HCC. 

Các phương pháp: Các dòng tế bào HCC như SMMC-7721, SK-hep1 và Hep-G2 được xử lý bằng HDW, sau đó sự di căn được phát hiện thông qua transwell, trong khi sự gia tăng của các tế bào này được phát hiện thông qua các xét nghiệm MTT, CCK-8 và sự hình thành cụm tế bào. Ngoài ra, nồng độ protein được đánh giá bằng phương pháp Western blot và tế bào Hep-G2 được cấy vào chuột nude để thiết lập mô hình xenograft nhằm đánh giá tác dụng chống khối u ung thư của Bạch hoa xà thiệt thảo. 

Kết quả: HDW thể hiện khả năng ức chế sự tăng sinh và di chuyển của các tế bào HCC. Và cơ chế chống ung thư của HDW trong ung thư biểu mô tế bào gan có thể thông qua con đường AKT/mTOR. Hơn nữa, việc sử dụng HDW trong hệ thống mô hình chuột đã đạt được hiệu quả tốt. Điều quan trọng là HDW không gây giảm cân đáng kể hoặc độc tính trên gan-thận. 

Kết luận. Bạch hoa xà thiệt thảo có thể ngăn chặn sự kích hoạt của con đường AKT/mTOR trong tế bào HCC, có thể mang lại chứng cứ khoa học mới cho việc điều trị loại khối u ác tính này, nhưng cơ chế chính xác vẫn cần được khám phá thêm.

Hoàng Thị Sáu

35.

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA WILLD.) ỨC CHẾ SỰ HÌNH THÀNH MẠCH BẠCH HUYẾT TRUNG GIAN BỞI VEGF-C TRONG UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG THÔNG QUA NHIỀU CON ĐƯỜNG TÍN HIỆU

Huang Li và cs.

Oncol Rep., 2019 Sep;42(3):1225-1236

Tóm tắt

Ung thư đại trực tràng (CRC) là một trong những bệnh ác tính được chẩn đoán phổ biến nhất trên toàn thế giới. Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán có bệnh di căn, phẫu thuật không phù hợp với đa số họ. Tăng sinh mạch bạch huyết là yếu tố chính trong quá trình di căn ung thư và được điều chỉnh bởi yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu C (VEGF-C). Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotisdiffusa Willd.; HDW) là một loại thảo dược Trung Quốc thuộc họ Rubiaceae có tác dụng ức chế sự di căn của khối u. Tuy nhiên, cơ chế chống ung thư cơ bản của nó vẫn chưa được làm sáng tỏ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã nghiên cứu tác động của cao chiết ethanol từ HDW (EEHDW) đối với khả năng di chuyển trong các thực nghiệm làm lành vết thương và Transwell, cũng như ảnh hưởng đến sự biểu hiện VEGF-C trong các dòng tế bào CRC khác nhau bằng phân tích Western blot và thử nghiệm ELISA. Một mô hình tế bào nội mô bạch huyết ở người (HLECs) bị kích thích bởi VEGF-C đã được xây dựng. Kết quả cho thấy EEHDW ức chế sự hình thành mạch bạch huyết thông qua trung gian của nhiều con đường, làm giảm sự di chuyển của các tế bào và khả năng hình thành ống của chúng. Nhiều con đường tín hiệu được phát hiện có liên quan đến quá trình hình thành mạch bạch huyết qua trung gian VEGF C. Sau khi điều trị EEHDW trong HLECs bị kích thích bởi VEGF-C, EEHDW được phát hiện là điều chỉnh giảm mức độ biểu hiện của nhiều con đường tín hiệu. Tổng hợp lại, những kết quả này chỉ ra rằng EEHDW biểu thị các hoạt động chống di căn đáng kể. Hơn nữa, tác dụng ức chế của EEHDW đối với sự hình thành bạch huyết, đặc biệt là thông qua việc điều chỉnh giảm VEGF- C, giải thích một phần cơ chế phân tử tiềm năng trong tác dụng ức chế của EEHDW đối với di căn CRC.

Hoàng Thị Sáu

36.

TÁC DỤNG CỦA BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (HEDYOTIS DIFFUSA WILLD.) TRỊ LIỆU VIÊM KHỚP DẠNG THẤP DO COLLAGEN TÝP II GÂY RA TRÊN CHUỘT CỐNG TRẮNG

Peng Jia và cs.

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov.  2018 Jun 8

 

Mục tiêu: Nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp do collagen týp II gây ra (CIA) ở chuột của Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd.).

Phương pháp: 60 con chuột SD được phân chia ngẫu nhiên thành nhóm đối chứng bình thường (n = 10, nước muối sinh lý) và nhóm mô hình (n = 50). Collagen týp II được tiêm vào lưng ở chuột để gây mô hình viêm khớp ở nhóm mô hình và được đánh giá bằng điểm viêm khớp, sau đó các chuột mô hình được chia ngẫu nhiên thành nhóm chứng mô hình (nước muối sinh lý), nhóm điều trị bằng tripterygium wilfordii polyglycoside (GTW) 6 mg/kg (liều hàng ngày: 0,4 mg/kg), nhóm Bạch hoa xà thiệt thảo ở các liều 3, 6, 12 g/kg (liều hàng ngày: 3, 6 và 12 g / kg, tương ứng), với 10 con chuột trong mỗi nhóm. Các con chuột được điều trị bằng các tác nhân tương ứng bằng cách đưa mẫu thử vào dạ dày. Chỉ số viêm khớp và ngưỡng đau của tất cả các con chuột ở các thời điểm khác nhau được quan sát và đo lường hàng tuần. Sau 28 ngày cho uống, các chuột được hy sinh để đo lường sự thay đổi trong nồng độ các cytokine trong huyết thanh bao gồm interleukin 1β (IL-lβ), yếu tố hoại tử khối u α (TNF-α), prostaglandin (PGE2), RANKL và osteoprotegerin (OPG).

Kết quả: So với nhóm chứng, chỉ số viêm khớp và nồng độ IL-lβ, TNF- α, PGE2, RANKL, OPG và RANKL/OPG của nhóm chứng mô hình đều tăng có ý nghĩa (P <0,05), ngưỡng đau của nhóm chứng mô hình giảm đáng kể (P <0,05); So với nhóm chứng mô hình, chỉ số viêm khớp và nồng độ IL-lβ, TNF-α, PGE2, RANKL, OPG và RANKL / OPG của nhóm GTW, nhóm Bạch hoa xà thiệt thảo ở các liều thấp, liều trung bình, liều cao đều giảm đáng kể (P <0,05) và ngưỡng chịu đau của các nhóm thử này đều tăng lên có ý nghĩa (P <0,05).

Kết luận: Bạch hoa xà thiệt thảo có thể làm giảm đáng kể chỉ số viêm khớp và tăng ngưỡng đau, giảm mức độ IL-lβ, TNF-α, PGE 2 , RANKL, OPG và RANKL/OPG, từ đó có thể ngăn ngừa hiệu quả bệnh viêm khớp dạng thấp do collagen týp II gây ra.

Hoàng Thị Sáu

37.

HÌNH THÀNH PHÔI XÔMA TRONG MÔ LÁ CỦA LOÀI HEDYOTIS DIFFUSA WILLD.

 

Anh Thi Kim Nguyen và cs.

VNUHCM Journal of Natural Sciences. 2018; 1(6): 76-85

 

Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa) là một loại dược liệu quý thuộc họ Rubiaceae. Nó được sử dụng rộng rãi trong điều trị các loại ung thư và các bệnh khác liên quan đến bệnh bạch cầu. Bên cạnh đó, cây thường chứa triterpenoids (axit oleanolic, axit ursolic) và flavonoid có nhiều hoạt tính dược lý như chống viêm, kháng khuẩn, hạ đường huyết, chống các gốc tự do, giảm lipid máu và chống ung thư. Các đoạn lá của bạch hoa xà thiệt thảo (H. diffusa)  3 tuần tuổi được nuôi cấy trên môi trường Murashige và Skoog ½ (½MS) có bổ sung các nồng độ khác nhau của axit indol acetic (IAA; 0,1, 0,2 và 0,4 mg/L) hoặc axit axetic α-naphthalen (NAA; 0,1, 0,2 và 0,4 mg/L) và benzyladenin (BA) ở nồng độ 1mg/L. Trong nghiên cứu này, phần trăm hình thành phôi xô ma cao nhất thu được khi sử dụng 0,1 mg/L IAA và 1 mg/L BA, và 0. 2 mg/L IAA và 1 mg/L BA. Phát sinh phôi xô ma qua một chuỗi các giai đoạn hình thái: kiểu hình cầu, hình tim, hình ngư lôi và phôi trưởng thành. Bên cạnh đó, số chồi trên mỗi mẫu cấy đạt được cao nhất trong cùng một môi trường. Các đoạn giữa và đoạn cuối xa thích hợp nhất cho sự hình thành phôi xô ma. Những thay đổi về hình thái và vai trò của các hormon nội sinh trong quá trình hình thành phôi soma đã được phân tích. Vị trí của các đoạn lá trên cùng một lá, tốc độ hô hấp, hormone ngoại sinh và sự hình thành phôi soma cũng được thảo luận.

 

Nguyễn Thị Tố Duyên

38.

PHÂN BIỆT HEDYOTIS DIFFUSA VÀ CÁC LOÀI CÙNG CHI DỰA TRÊN GIẢI TRÌNH TỰ BỘ GEN LỤC LẠP VÀ CHỈ THỊ MÃ VẠCH DNA

Mavis Hong-Yu Yik và cs.

Plants. 2021, 10(1): 161

 

Trà thảo mộc Trung Quốc, còn được gọi là Liang Cha hoặc đồ uống giải nhiệt, rất phổ biến ở Nam Trung Quốc. Nó được coi là một phương pháp khắc phục nhanh chóng để giảm các vấn đề sức khỏe không nghiêm trọng. Hedyotis diffusa Willd. (thường gọi là Baihuasheshecao) là một thành phần phổ biến của đồ uống giải nhiệt. H. diffusa cũng được sử dụng để điều trị ung thư và nhiễm trùng do vi khuẩn. Do nhu cầu cao đối với loài H. diffusa , hai loài cùng chi phổ biến là Hedyotis brachypoda (DC.) Sivar and Biju (thường gọi là Nidingjingcao) và Hedyotis corymbosa(L.) Lam. (thường gọi là Shuixiancao) cũng thường gặp trên thị trường. Do đặc điểm hình thái của chúng gần giống nhau nên rất khó để phân biệt chúng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã giải trình tự bộ gen lục lạp hoàn chỉnh của ba loài Hedyotis bằng cách sử dụng giải trình tự gen thế hệ mới (NGS). Bằng cách so sánh các bộ gen hoàn chỉnh của lục lạp, chúng tôi nhận thấy rằng chúng có quan hệ họ hàng chặt chẽ với nhau trong phân họ Rubioideae. Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng có sự khác biệt đáng kể về số lượng và các motif của các microsatellite và lặp lại phức hợp và đã chứng tỏ ba điểm nóng phân kỳ, vùng liên hợp gen rps16-trnQ , ndhD và ycf1. Bằng sử dụng các trình tự đặc trưng loài loàinày, chúng tôi đề xuất các các chỉ thị mã vạch DNA mới để phân biệt loài H. diffusa và hai loài cùng chi phổ biến của nó.

 

Tô Minh Tứ, Lê Thị Quỳnh Nga, Phạm Văn Năm, Nguyễn Văn Kiên

39.

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO: MỘT LOÀI THẢO DƯỢC ĐA TÁC DỤNG

Shaikh. và cs.

 

Research Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry.  2019, 11(3): 137-144.

Thảo dược đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Từ thời xưa, thảo dược đã là nguồn thuốc chính. Trong thế kỷ 21 hiện nay, thảo dược đóng vai quan trọng không kém các loại thuốc hiện đại vì chúng có ít tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc tổng hợp. Bạch hoa xà thiệt thảo (H. diffusa) là một trong những loài dược liệu cổ truyền Trung Quốc sớm được biết đến có nhiều tác dụng hữu ích. Nó là một trong những loài cây thuốc nổi tiếng được sử dụng để chữa bệnh cho con người đề cập trong nền y học truyền thống Ayurveda, Charaka Samhita và Sushrita Samhita của Ấn Độ. Cho đến nay, gần 171 hợp chất đã được nghiên cứu từ Bạch hoa xà thiệt thảo, trong cây chứa 32 iridoids, 26 flavonoid, 24 anthraquinon, 26 phenol và các dẫn xuất khác nhau của chúng. Gần 50 loại dầu dễ bay hơi và 13 hợp chất khác cũng đã thu được. Các nghiên cứu in vitro in vivo cho thấy rằng hóa thực vật và chất chiết xuất từ ​​thực vật thể hiện một loạt các tác dụng dược lý. Bạch hoa xà thiệt thảo có nhiều tác dụng thực vật học dân tộc (lá được sử dụng ở dạng rau, dịch chiết rễ dùng trong điều trị hen suyễn, rối loạn tiết niệu, bạch cầu, thấp khớp và viêm não), và cũng được sử dụng làm thuốc trong hệ thống Ayurvedic truyền thống. Đánh giá hiện tại dựa trên các dược lý cũng như công dụng, các thử nghiệm khác nhau và các nghiên cứu hiển vi của chúng.

 

Nguyễn Thị Xuyên, Phạm Văn Năm

40.

KHÁM PHÁ CÁC CHỈ THỊ SINH HỌC TIỀM NĂNG ĐỂ PHÂN BIỆT GIỮA HEDYOTIS DIFFUSAHEDYOTIS CORYMBOSA BẰNG PHÂN TÍCH TRAO ĐỔI CHẤT  UPLC-QTOF / MS

 

YaruWang và cs.

Molecules. 2018, 23(7): 1525

 

Hedyotis diffusa Willd. (HD) và Hedyotis corymbosa (L.) Lam. (HC), hai loài có quan hệ họ hàng gần của cùng một chi, đều được sử dụng để có lợi cho sức khỏe và phòng chống bệnh tật ở Trung Quốc. HC cũng được bán bừa bãi như HD trong chuỗi  buôn bán và thị trường thực phẩm. Sự nhầm lẫn này đã dẫn đến mối quan tâm ngày càng tăng về việc xác định và đánh giá chất lượng của chúng. Để hiểu sâu hơn về sự đa dạng hóa phân tử giữa chúng, chúng tôi tập trung vào việc sàng lọc các thành phần hóa học và phân tích các chất chuyển hóa không nhắm mục tiêu. Trong nghiên cứu này, UPLC-QTOF-MSE, nền tảng UNIFI và các phân tích thống kê đa biến được sử dụng để mô tả sơ lược chúng. Thứ nhất, tổng số 113 hợp chất, bao gồm 80 thành phần hóa học giống nhau của hai cây thuốc đã được xác định từ HC và HD bằng cách sử dụng nền tảng UNIFI. Thứ hai, sự khác biệt giữa hai loại thảo mộc đã được làm nổi bật với phân tích so sánh. Kết quả là, tổng cộng 33 chỉ thị sinh học rõ ràng cho phép phân biệt đã được phát hiện bằng cách sử dụng các phân tích thống kê đa biến. Đối với HC, có 18 chỉ thị sinh học tiềm năng (hàm lượng lớn hơn nhiều so với HD hoặc chỉ được phát hiện trong HC) bao gồm ba hợp chất iridoid, tám hợp chất flavonoid, hai hợp chất tannin, hai xeton, một loại rượu và hai monoterpen. Đối với HD, có 15 chỉ thị sinh học tiềm năng (hoặc hàm lượng lớn hơn nhiều so với HC hoặc chỉ được phát hiện trong HD) bao gồm hai hợp chất iridoid, tám hợp chất flavonoid, một hợp chất tannin, một xeton và ba anthraquinon. Với việc xem xét toàn diện các nồng độ hoặc các phản ứng MS của thành phần hóa học, Hedycoryside A và B, chỉ được phát hiện trong HC, có thể được sử dụng để xác định nhanh HC. Các hợp chất 1,3-dihydroxy-2-methylanthraquinone và 2-hydroxy-3-methylanthraquinone, chỉ được phát hiện trong HD, có thể được sử dụng để xác định nhanh loại cây đó. Việc so sánh có hệ thống những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai loại thảo mộc dễ nhầm lẫn của Trung Quốc sẽ cung cấp mô tả sơ lược các đặc tính đáng tin cậy để làm rõ các hợp chất cơ bản có tác dụng dược lý. HC không nên được sử dụng thay thế HD.

 

 

Phạm Văn Năm

41.

NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH TỐI ƯU ĐỂ TẠO RA MÔ SẸO CÂY BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO HEDYOTIS DIFFUSA WILLD BẰNG THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM TRỰC GIAO L_9 (3 ~ 4)

Xue Chun-li và cs.

2016-2022 "Tạp chí Học thuật Trung Quốc (Phiên bản CD)" Electronic Magazines Co.,  Ltd. . 11010802020460

[Mục tiêu]: Mục tiêu để nghiên cứu ảnh hưởng của các mẫu cấy, ánh sáng và hormon khác nhau lên mô sẹo cảm ứng của Hedyotis diffusa Willd.

[Phương pháp]: Bằng thiết kế thí nghiệm trực giao, sử dụng các phần khác nhau của Hedyotis diffusa Willd làm mẫu cấy, loại mẫu cấy tốt hơn, ánh sáng và môi trường nuôi cấy đã được chọn.

[Kết quả]:  Kết quả cho thấy những phần ngọn  thân là những mẫu cấy tốt hơn; Trong ánh sáng trắng và sử dụng môi trường MS + 2,4-D 3,5 mg/L + KT 0,5 mg/L có lợi để tạo mô sẹo của Hedyotis diffusa Willd.

[Kết luận]: Thí nghiệm này là chương trình cải tiến và tối ưu để tạo ra mô sẹo của Hedyotis diffusa Willd, thiết lập nền tảng cho sự phát triển và sử dụng các nguồn tài nguyên ở quy mô địa phương.

 

Nguyễn Văn Kiên

42.

PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA HEDYOTIS DIFFUSA WILLD. BẰNG CÁC CHUỖI LẶP LẠI TRÌNH TỰ ĐƠN GIẢN GIỮA (ISSR).

 

Zhou và cs.

Journal of China Pharmaceutical University. 2019, 50 (2): 200-205.

 

Nghiên cứu này đã sử dụng các chỉ thị phân tử các chuổi  lặp lại trình tự đơn giản giữa (ISSR) để phân tích sự đa dạng di truyền của Hedyotis diffusa Willd. từ các nguồn gốc khác nhau. Tổng cộng có 23 mẫu Hedyotis diffusa Willd. ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Quảng Đông, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Tây và An Huy, lần lượt được thu thập. 150 mồi ISSR được sử dụng để khuếch đại PCR và sau đó phần mềm POPGENE1.32, NTSYS2.10 được sử dụng để phân tích đa dạng di truyền. Đã sàng lọc 11 đoạn mồi, khuếch đại được 115 băng đa hình, tỷ lệ đa hình là 85,22%, số alen (Na) là 1,852 2, alen hữu hiệu (Ne) là 1,543 4, chỉ số đa dạng gen Neis (H) là 0,316 5 và chỉ số thông tin của Shannon (I) là 0,4700. Kết quả phân tích cụm cho thấy Hedyotis diffusa có thể được chia thành ba nhánh. Kết luận là các chỉ thị phân tử ISSR có thể cung cấp dấu hiệu hữu ích để nhận biết loài Hedyotis diffusa Willd.

 

Đinh Thanh Giảng, Nguyễn Thị Xuyên, Hoàng Thị Như, Nụ, Lê Thị Tú Linh

43.

ẢNH HƯỞNG ỨC CHẾ CỦA Hedyotis diffusa Willd.

lên TẾ BÀO GỐC UNG THƯ TRỰC TRÀNG

Guodong Sun và cs.

Oncol Lett. 2016;11(6):3875-3881.

 

Tế bào gốc ung thư (CSC) được cho rằng có tương quan chặt chẽ với sự phát triển và tiến triển của khối u, cũng như với hóa trị và điện trở bức xạ. Do đó, việc nhắm mục tiêu CSC có thể là một chiến lược tiềm năng đầy hứa hẹn để điều trị ung thư. Hiện nay, các sản phẩm tự nhiên đang được quan tâm rất nhiều do hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị hóa học hiện đại. Là một thành phần quan trọng trong một số công thức y học cổ truyền của Trung Quốc, dược thảo Hedyotis diffusa Willd. (HDW) từ lâu đã được sử dụng ở Trung Quốc để điều trị lâm sàng nhiều loại khối u ác tính, bao gồm cả ung thư đại trực tràng (CRC). Trước đây, các tác giả của nghiên cứu này đã báo cáo rằng HDW ngăn chặn sự phát triển CRC thông qua nhiều cơ chế, bao gồm thúc đẩy quá trình chết tế bào, và ức chế sự tăng sinh tế bào và hình thành mạch khối u. Để điều tra bổ sung phương thức hoạt động của nó, nghiên cứu hiện tại đã phân lập một quần thể dạng tế bào gốc (SP) từ tế bào HT-29 ung thư đại trực tràng để điều tra tác động của chiết xuất ethanol của HDW đối với CSC. Người ta quan sát thấy rằng HDW có thể giảm rõ rệt sự biểu hiện của chỉ thị CSC các đoạn lặp lại giàu leucin chứa  thụ thể bắt cặp với G-protein 5  và cũng làm giảm đáng kể tỷ lệ SP trong tế bào HT-29, theo cách phụ thuộc vào liều lượng. Hơn nữa, điều trị HDW ức chế đáng kể phụ thuộc vào liều lượng khả năng sống và sự hình thành khối cầu, đồng thời gây ra những thay đổi hình thái tế bào của các tế bào HT-29 SP được phân lập. Ngoài ra, HDW ức chế đáng kể sự biểu hiện RNA thông tin của một số gen quan trọng trung hoà cho các tính năng của CSC, bao gồm cassette liên kết ATP, phân họ B, thành viên 1, β-catenin, c ‑ Myc, kháng nguyên nhân tế bào tăng sinh và survivin. Kết luận, nghiên cứu này chỉ ra rằng HDW có thể có tác dụng ức chế tế bào gốc ung thư.

 

Nguyễn Hoàng

44.

Hedyotis diffusa Willd. (Rubiaceae): TỔNG QUAN VỀ HOÁ  THỰC VẬT, DƯỢC LÝ HỌC, KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG VÀ DƯỢC ĐỘNG HỌC

 

Rui Chen và cs.

Molecules. 2016 30; 21(6): 710

 

Hedyotis diffusa Willd (H. diffusa) là một loại thuốc nổi tiếng của Trung Quốc với nhiều tác dụng khác nhau, đặc biết là tác dụng chống ung thư trong lâm sàng. Tới thời điểm hiện tại, 171 hợp chất đã được báo cáo từ H. diffusa bao gồm 32 iridoid, 26 flavonoid, 24 anthraquinones, 26 phenolics và dẫn xuất của nó, 50 loại tinh dầu bay hơi và 13 hợp chất hỗn hợp. Nghiên cứu in vitroin vivo cho thấy những hợp  chất trong cây  và chiết xuất của nó đã thể hiện các tác dụng dược lý như chống ung thư, chống oxy hóa, chống viêm, chống nguyên bào sợi, điều hòa miễn dịch và tác dụng bảo vệ thần kinh. Mặc dù nhiều phương pháp đã được thiết lập để kiểm soát chất lượng của H. diffusa, một cách tiếp cận khả thi và đáng tin cậy là cần thiết để xem xét nguồn gốc thực vật của nó, thời gian thu thập và tác dụng hoạt tính sinh học. Trong khi đó, cần nhiều nghiên cứu dược động học hơn để minh họa các đặc tính của H. diffusa trong in vivo. Tổng quan hiện tại nhằm mục đích cung cấp thông tin cập nhật và toàn diện về hóa thực vật, dược học, kiểm soát chất lượng và đặc tính dược động học của H. diffusa cho sử dụng lâm sàng và phát triển sau này.

 

Nguyễn Thị Mai Phương, Nguyễn Khương Duy,

45.

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRONG GIAI ĐOẠN SÁNG VÀ TỐI ĐẾN HÀM LƯỢNG IRIDOID GLYCOSID CỦA  HEDYOTIS DIFFUSA

Chihiro Hanawa và cs.

Environmental Control in Biology.2018, 56(2): 73-79.

 

Mục đích của nghiên cứu này để làm rõ nhiệt độ không khí trong thời kỳ sáng và tối ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng và sinh tổng hợp của iridoid glycosid asperulosid trong loài Bạch hoa xà thiệt thảo Hedyotis diffusa. Mười công thức xử lý nhiệt độ không khí thử nghiệm đã được thiết lập trong một buồng sinh trưởng trong suốt thời gian nuôi cấy: (nhiệt độ không khí thời kỳ sáng / tối) 30/15°C, 20/20°C, 25/20°C, 30/20°C, 35/20°C, 25/25°C, 30/25°C, 35/25°C, 40/25°C và 30/30°C. Người ta thấy rằng chiều dài thân và trọng lượng khô phần trên mặt đất là lớn nhất ở công thức 35/25°C, trong khi các lá gần chồi ngọn của cành hóa đen ở công thức 40/25°C, cho thấy rằng 35°C là mức giới hạn nhiệt độ không khí trên trong giai đoạn sáng để sinh trưởng mà không bị rối loạn sinh lý. Ngược lại, nồng độ asperulosid cao ở nhiệt độ không khí 25°C trở xuống trong giai đoạn sáng và 20°C trở xuống trong giai đoạn tối, và đạt cao nhất ở các công thức 25/20°C và 30/20°C. Do đó, nhiệt độ không khí từ 25–30°C trong giai đoạn sáng và 20°C trong giai đoạn tối có hiệu quả để tối đa hóa hàm lượng asperulosid  từ bạch hoa xà thiệt thảo.

Nguyễn Thị Xuyên, Trần Thị Trang

46.

PHÂN TÍCH CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HEDYOTIS DIFFUSA TỪ QUAN ĐIỂM HỆ GEN

 

Chen-Jun Hu và cs.

Computer Methods and Programs in Biomedicine. 2019, 174: 1-8

 

Cơ sở và mục tiêu: Hedyotis diffusa là một loại dược liệu được sử dụng để điều trị chống ung thư, chống oxy hóa, chống viêm và chống nguyên bào sợi trong thực hành lâm sàng của Y học cổ truyền Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ chế dược lý của nó vẫn chưa được thiết lập đầy đủ và thiếu sự kiểm chứng khoa học hiện đại. Một trong những cách tốt nhất để hiểu sâu hơn về cơ chế hoạt động của Hedyotis diffusa là phân tích nó từ góc độ hệ gen.

Phương pháp: Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp tiếp cận dược lý hệ thống để suy ra các tương tác giữa dược liệu và gen, tương tác giữa các con đường dược liệu và các họ gen. Sau đó, chúng tôi phân tích cơ chế hoạt động của Hedyotis diffusa bằng cách sử dụng bối cảnh gen kết hợp với thực hành lâm sàng Y học cổ truyền Trung Quốc và nghiên cứu dược lý.

Kết quả: Các kết quả thu được trong phân tích con đường và dòng họ gen phù hợp với kinh nghiệm lâm sàng của Y học cổ truyền Trung Quốc và các hoạt động dược lý của Hedyotis diffusa.

Kết luận: Phương pháp tiếp cận của chúng tôi có thể xác định các gen và con đường liên quan một cách chính xác với một ít kiến ​​thức tiên nghiệm và cung cấp các hướng tiềm năng để tạo điều kiện cho các nghiên cứu sâu hơn.

 

Lê Thị Quỳnh Nga

47.

TÁC DỤNG ỨC CHẾ CỦA TRITERPENOID TỔNG SỐ ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ HEDYOTIS DIFFUSA WILLD TRÊN CÁC TẾ BÀO H1975

Kenan Wu và cs.

Frontiers in Pharmacology, 13: 922477

 

Người ta ước tính rằng ung thư phổi không phải loại tế bào nhỏ (NSCLC) là nguyên nhân gây ra 80% số ca tử vong của con người liên quan đến ung thư phổi trên toàn thế giới. Hiện nay, người ta đã phát hiện được hai yếu tố phiên mã. Yếu tố nhân-κB (NF-κB) và chất truyền tín hiệu và chất kích hoạt phiên mã 3 (STAT3) là những yếu tố chính ảnh hưởng đến viêm và ung thư và sự hoạt hóa của chúng thúc đẩy tăng sinh tế bào ung thư phổi. Hedyotis diffusa Willd. ( H. diffusa ) là một loại thuốc thảo dược Trung Quốc, luôn được sử dụng để điều trị các khối u ác tính trong lâm sàng. Nghiên cứu trước đây cho thấy H. diffusa có thể ức chế sự tăng sinh của tế bào H1975 nhưng các cơ chế cụ thể còn chưa rõ ràng. Chúng tôi đã điều tra tác động của triterpenes tổng số chiết xuất từ ​​H. Diffusa (TTH) về sự di căn, tăng sinh và chết tế bào theo chương trình của tế bào H1975. Phân tích chu kỳ tế bào và miễn dịch huỳnh quang cho thấy TTH có thể ngăn chặn tế bào H1975 ở pha G0 / G1 và gây ra quá trình chết của tế bào thí nghiệm. Mức protein của Bcl-2 đã giảm xuống, trong khi mức Bax pro-apoptotic lại tăng lên. Ngoài ra, TTH cũng có thể ức chế sự di chuyển của các tế bào H1975 thông qua giảm điều hòa MMP-2 và MMP-9 tăng điềuhòa TIMP-2. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy mức độ phospho-STAT3 đã giảm đáng kể sau khi dùng TTH. Và mức độ biểu hiện protein của NF-κB trong nhân đã giảm sau khi xử lý TTH, trong khi NF-κB trong tế bào chất tăng lên. Những kết quả này cho thấy TTH có thể ức chế sự tăng sinh và di căn của các tế bào H1975, và cũng có thể gây ra quá trình chết rụng tế bào.

Lê Thị Quỳnh Nga

48.

XÁC THỰC CÁC SẢN PHẨM TỪ CHI HEDYOTIS BẰNG PCR GẮN ADAPTOR VÀ SIÊU MÃ VẠCH

 

Mavis Hong-Yu Yik và cs.

Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis. 2021, 196: 113920

 

Mã vạch DNA là một công cụ được sử dụng rộng rãi nhận biết và xác thực loài. Tuy nhiên, nó có thể không được áp dụng cho các sản phẩm thảo dược đã qua chế biến nhiều do sự phân mảnh DNA nghiêm trọng. Sự xuất hiện của siêu mã vạch DNA cung cấp một cách thay thế để giải quyết vấn đề. Trong nghiên cứu này, chúng tôi là người đầu tiên kết hợp việc sử dụng phương pháp PCR gắn Adaptor và siêu mã vạch để định danh  loài trong các sản phẩm thảo dược. Để minh họa, chúng tôi đã áp dụng phương pháp này trên ba sản phẩm thảo dược Hedyotis được thu thập từ Trung Quốc và Thái Lan. Kết quả cho thấy H. diffusaH. corymbosa có trong các sản phẩm phù hợp với công bố trên nhãn của họ. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng PCR gắn với phương pháp tiếp cận siêu mã vạch rất hữu ích để xác thực các sản phẩm thảo dược đã qua chế biến nhiều.

Lê Thị Quỳnh Nga

49.

ẢNH HƯỞNG CỦA HEDYOTIS DIFFUSA LÊN TIỀM NĂNG MÀNG TY THỂ VÀ BIỂU HIỆN CỦA CÁC GEN LIÊN QUAN ĐẾN APOPTOSIS TRONG DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ DẠ DÀY MNK-45 CỦA CON NGƯỜI

 

Yang DU và cs.

Chinese Journal of Applied Physiology. 2020,, 36(2):171-175

 

Mục tiêu: Nghiên cứu ảnh hưởng của Hedyotis diffusa (tiêm) lên tiềm năng màng ti thể và biểu hiện của các gen liên quan đến apoptosis ở  dòng tế bào ung thư dạ dày MNK-45 ở người.

Phương pháp: Tế bào ung thư dạ dày MNK-45 ở người được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm được thiết lập 3 lần lặp lại. Nhóm đối chứng là các tế bào MNK-45 không có thêm hedyotis diffusa; 3 nhóm thí nghiệm được xử lý bằng hedyotis diffusa ở nồng độ cuối lần lượt là 20, 30, 40 μg/ml; mỗi nhóm được ủ 48 giờ trong tủ ấm 5% carbon dioxid, và sự thay đổi hình thái của các tế bào được quan sát dưới kính hiển vi tiêu điểm laze. Tiềm năng màng ty thể được phát hiện bằng phương pháp đo tế bào dòng chảy. Các biểu hiện của Cytochrome C (Các gen và protein cyt c ), caspase3caspase9 được phát hiện lần lượt bằng qRT-PCR và Western blot.

 

Kết quả: So với nhóm đối chứng, tiềm năng màng ty thể của tế bào MNK-45 giảm đáng kể ở nhóm được xử lý hedyotis diffusa ở nồng độ cuối cùng là 20, 30 và 40 μg / ml ( P< 0. 01). Các biểu hiện gen của Cyt c , caspase3 và caspase9 được tăng điều hòa đáng kể ( P< 0. 01) và các biểu hiện protein của chúng cũng tăng lên đáng kể ( P< 0. 05 hoặc P< 0. 01). Nhóm điều trị hedyotis diffusa 40 μg/ml hoạt động tốt nhất.

Kết luận: Trong khoảng nồng độ cuối cùng là 20 ~ 40 μg / ml, Hedyotis diffusa có thể làm giảm khả năng gây ung thư dạ dày của tế bào MNK-45 trên màng ty thể, gây ra quá trình apoptosis và tăng điều hòa biểu hiện gen Cyt c, caspase3 và caspase9.

 

Đinh Thanh Giảng

50.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HORMON NGOẠI SINH ĐẾN CÁC MẪU NUÔI CẤY HEDYOTIS DIFFUSA KHÁC NHAU

 

Wei KunHua và cs.

Jiangsu Agricultural Sciences, 2018; 46(1); 15-19.

 

Một thử nghiệm trong nhà đã được thực hiện ở Quảng Tây, Trung Quốc vào năm 2016 để nghiên cứu tác động của các hormon ngoại sinh trên các mẫu nuôi cấy khác nhau của Hedyotis diffusa. Một thiết kế trực giao với 3 yếu tố ở 3 mức đã được sử dụng. Chất lượng cây con từ các lá non tốt hơn so với các đoạn thân có chồi. Và môi trường tối ưu để tạo chồi nách từ lá non là MS + 0,5 mg/l BAP + 0,5 mg/l IAA + 0,3 mg/l kinetin (KT).

Hoàng Thị  Như Nụ

51.

ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG VÀ GIAI ĐOẠN ÁNH SÁNG / TỐI LÊN IRIDOID TRONG CÂY HEDYOTIS DIFFUSA

 

Kazuki và cs.

Enviromental control in Biolofy 2016, 54(2): 109-116

 

Mục đích của nghiên cứu này là để rõ ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và khoảng thời gian sáng/tối đối với nồng độ iridoid trong cây Hedyotis diffusa, loại cây được sử dụng trong thuốc thảo dược. Để khảo sát ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng, cây được trồng trong buồng với các nghiệm thức nhân tố bao gồm ba thời kỳ sáng / tối (14/10 giờ, 19/5 giờ và 24/0 giờ) và hai cường độ ánh sáng (mật độ thông lượng photon quang hợp là 142 và 40 μmol m − 2 s − 1). Trọng lượng khô phần trên mặt đất lớn nhất với các nghiệm thức sử dụng cường độ ánh sáng cao trong bất kỳ thời gian chiếu sáng nào. Nồng độ asperulosid (một loại iridoid) ở 24/0 giờ cao hơn đáng kể so với ở 14/10 giờ hoặc 19/5 giờ bất kể cường độ ánh sáng. Giai đoạn ánh sáng tới hạn cho sản xuất asperulosid đã được dự kiến sẽ xảy ra trong khoảng 19 đến 24 giờ. Hàm lượng asperulosid cao nhất ở 24/0 giờ dưới cường độ ánh sáng cao. Do đó, cường độ ánh sáng cao và khoảng thời gian sáng / tối 24/0 giờ có thể tạo ra H. diffusa chất lượng cao.

 

Trần Thị Trang/ Nguyễn Đức Mạnh

52.

NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ CHỐNG UNG THƯ BUỒNG TRỨNG CỦA HEDYOTIS DIFFUSA WILLD SCUTELLARIA BARBATA D.DON THÔNG QUA CON ĐƯỜNG BÁM DÍNH KHU TRÚ

 

Xiao Xu và cs.

Journal of Ethnopharmacology, 2021, 279,  114343

 

Cả hai loài Hedyotis diffusa Willd và Scutellaria barbata D.Don (HD-SB) được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc cổ truyền được biết đến với tác dụng chống khối u. Sự kết hợp HD-SB ức chế đáng kể sự tăng sinh và di căn của các tế bào ung thư buồng trứng. Chúng tôi quan sát thấy rằng tỷ lệ 1: 2 của HD-SB có giá trị IC50 thấp nhất. 60 mục tiêu gen của 33 hoạt chất trong HD-SB đã được chọn lọc bằng các thông số dược động học. Phân tích dược lý hệ thống cho thấy quercetin, luteolin và baicalein có thể là các thành phần chống ung thư buồng trứng quan trọng trong HD-SB, và tác dụng ức chế của ba thành phần này đối với sự gia tăng của tế bào ung thư buồng trứng đã được khẳng định, tương ứng. Kết quả làm giàu chức năng cho thấy HD-SB ức chế sự phát triển và di căn của ung thư buồng trứng chủ yếu thông qua con đường kết dính khu trú và các mục tiêu tiềm năng là EGFR, MAPK1, VEGFA và PIK3CG. Cả hai HD-SB đã ức chế đáng kể sự gia tăng và di căn của ung thư buồng trứng. Sử dụng các phương pháp dược lý hệ thống và các thí nghiệm xác nhận, chúng tôi nhận thấy rằng HD-SB, ít nhất một phần, có thể ức chế ung thư buồng trứng thông qua con đường kết dính khu trú. Chúng tôi tin rằng sự kết hợp HD-SB có thể là một loại thuốc tiềm năng để điều trị bệnh nhân ung thư buồng trứng.

 

Nguyễn Đức Mạnh

53.

TIỀM NĂNG CHỐNG KHỐI U CỦA Hedyotis diffusa Willd: MỘT ĐÁNH GIÁ CÓ HỆ THỐNG VỀ CÁC THÀNH PHẦN HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ CƠ CHẾ PHÂN TỬ CƠ BẢN

 

Xiru Han và cs.

Biomedicine & Pharmacotherapy. 2020; 130: 110735

 

Ung thư là nguyên nhân chính gây tử vong trên thế giới. Hóa trị có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư ở một mức độ nào đó, nhưng chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Do đó, nhiệm vụ tìm kiếm các chiến lược dùng thuốc hiệu quả hơn và ít độc hại hơn vẫn đang được đặt lên hàng đầu trong các nghiên cứu hiện nay. Hedyotis diffusa Willd (HDW), một loại thuốc thảo mộc Trung Quốc, đã nhận được sự chú ý lớn trong hai thập kỷ qua và đã được ghi nhận tại các phòng khám về hoạt động chống khối u trong nhiều loại ung thư ở người. Đánh giá này đã thảo luận về tổng cộng 58 loại thành phần chống khối u hoạt tính khác nhau được phân lập từ HDW, bao gồm iridoid, flavonoid, flavonol glycosid, anthraquinon, axit phenolic và các dẫn xuất của chúng, sterol và dầu dễ bay hơi. Các hoạt động chống khối u của chúng bao gồm ức chế sự tăng sinh tế bào khối u, cảm ứng quá trình tự chết của tế bào khối u và hình thành mạch khối u, điều chỉnh phản ứng miễn dịch của vật chủ, chống viêm và chống oxy hóa, và tự động bảo vệ. Bên cạnh đó, chúng tôi cung cấp bằng chứng cập nhật và có hệ thống cho các hoạt động chống khối u của HDW và các cơ chế phân tử cơ bản có thể có và tài liệu tham khảo để phát triển thêm các loại thuốc mới và công thức bào chế để kiểm soát bệnh ung thư ở người.

Nguyễn Đức Mạnh

54.

PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG ĐỂ SẢN XUẤT NHANH Hedyotis diffusa CHẤT LƯỢNG CAO

 

Masaki Hisano và cs.

IFAC Proceedings Volumes 2013, 46(4): 110-114

 

Mục đích của nghiên cứu này là phát triển các phương pháp kiểm soát môi trường để sản xuất Hedyotis diffusa chất lượng cao và nhanh chóng. Hedyotis diffusa đã được sử dụng làm thuốc thảo dược và iridoid là dược tính chính. Để kiểm tra ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến nồng độ iridoid trong Hedyotis diffusa, 2 công thức thí nghiệm được chuẩn bị bằng cách sử dụng buồng sinh trưởng; một thí nghiệm xử lý cường độ cao (mật độ thông lượng photon là 170 μmol

· s-1 · m-2) và một thí nghiệm xử lý cường độ thấp (70 μmol · s-1 · m-2). Nuôi trồng thủy canh trong buồng sinh trưởng được thực hiện trong 6 tuần. Nồng độ iridoid được đo bằng HPLC. Khi kết quả của kiểm định ý nghĩa phi tham số cho sự khác biệt trung bình giữa xử lý  cường độ cao và thấp, sự sai khác đáng kể đã được thể hiện trong giá trị tương đối của nồng độ iridoid. Điều kiện cường độ cao được chỉ ra có thể cải thiện chất lượng và số lượng của Hedyotis diffusa.

 

Nguyễn Thị Mai Phương

 

(Nguồn tin: )