Bản tin dược liệu

BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 6/2020

BẢN TIN SỐ 6/2020

TT

TIN DỊCH

  1.  

 

TÁC DỤNG DIỆT ẤU TRÙNG MUỖI AEDES AEGYPTI GÂY SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA TINH DẦU

CÂY NGŨ TRẢO (VITEX NEGUNDO) VÀ CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA)

Trilokesh Chandrasekaran và cs.

Rev Soc Bras Med Trop, 2019 Jul 29;52:e20180459

Giới thiệu: Nghiên cứu đánh giá tác dụng diệt ấu trùng Aedes aegyptiCulex quinquefasciatus của tinh dầu ly trích từ cây mạn kinh (Vitex trifolia) và cây ngũ trảo (Vitex negundo).

Phương pháp: Ấu trùng được xử lý bằng tinh dầu tương ứng ở nồng độ 50-125 ppm.

Kết quả: Giá trị LC50 và LC90 của mạn kinh (V. trifolia) trên Ae. aegyptiC. quinquefasciatus, của ngũ trảo (V.negundo) trên Ae. aegypti tương ứng là 57,7+0,4; 77,9+0,9 ppm; và 55,17+3,14; 78,28+2,23 ppm; và 50,86+0,9; 73,12+1,3 ppm. Eucalyptol và caryophyllen lần lượt là các hợp chất chính trong tinh dầu của cây mạn kinh (V. trifolia) và cây ngũ trảo (V. negundo).

Kết luận: Nghiên cứu này đã chứng minh tác dụng diệt ấu trùng tiềm năng của tinh dầu cây mạn kinh (V. trifolia).

Vũ Quốc Huy, Phan Thị Trang

  1.  

 

CHẤT ỨC CHẾ TOPOISOMERASE I TIỀM NĂNG

TỪ CÁC DITERPENOID VỚI CẤU TRÚC KHUNG ĐA DẠNG CỦA CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.)

Pan Luo và cs.

Fitoterapia, 2017 Jul;120:108-116

Mười một hợp chất mới, bao gồm 6 labdan (1-6), 3 haliman (7-9), 2 clerodan (10-11) diterpenoid và 16 các chất tương tự đã biết (12-27) được phân lập từ lá của loài cây mạn kinh (Vitex trifolia L.). Cấu trúc của các chất 1-11 được xác định bởi dữ liệu quang phổ 1D-, 2D-NMR và HRMS. Cấu hình tuyệt đối của các hợp chất 3, 710 được xác định bằng cách sử dụng nhiễu xạ tia X. Các hợp chất 1-27 được đánh giá về hoạt tính ức chế DNA topoisomerase I (Top1) và độc tính đối với dòng tế bào HCT 116. Các hợp chất 811 thể hiện hoạt tính ức chế Top1 tương đương với đối chứng dương camptothecin (CPT) ở nồng độ 100 μM. Các hợp chất 8, 9, 1627 cho thấy độc tính tế bào trung bình ở nồng độ micromol.

Vũ Quốc Huy, Tạ Thị Thủy, Xa Thị Phương Thảo                                                                            

 

 

  1.  

(-)-O-METHYLCUBEBIN TỪ CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.) TĂNG CƯỜNG SỰ TẠO MỠ (ADIPOGENESIS) TRONG CÁC TẾ BÀO 3T3-L1 THÔNG QUA SỰ ỨC CHẾ ERK1/2 VÀ  PHOSPHORYL HÓA P38MAPK

 

Motohiko Ukiya và cs.

Molecules. 2019 Dec 24;25(1):73

 

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm làm rõ các hợp chất tiêu biểu có tác dụng chống đái tháo đường được phân lập từ dược liệu mạn kinh (Vitex trifolia L.), đã được sử dụng để bảo vệ gan ở Myanmar. Đã phân lập được ba lignan, bao gồm: (-)-O-metylcubebin (MC), (-)-hinokinin, và (-)-cubebin từ dịch chiết ethyl acetat của lá V. trifolia bằng nhiều phương pháp sắc ký khác nhau. Trong số ba hợp chất được phân lập, MC cho thấy có tác dụng tăng tích tụ lipid nội bào trong tế bào 3T3-L1 mạnh nhất. Từ kết quả làm rõ tác động của MC đối với sự hình thành mỡ của tế bào 3T3-L1, đã quan sát thấy sự giảm kích thước của tế bào mỡ và sự thúc đẩy biểu hiện của các protein liên quan đến sự hình thành mô mỡ, tương tự như adiponectin (hormon protein có trong tế bào mỡ giúp điều chỉnh lượng glucose cũng như phân hủy acid béo). Mặt khác, vì tác động của MC bị ức chế bởi các chất đối kháng PPARγ (thụ thể gamma hoạt hóa bởi chất tăng sinh peroxisome, được thấy chủ yếu ở các mô đích của insulin như mô mỡ, cơ vân và gan) và được cải thiện bởi các chất ức chế protein kinase hoạt hóa mitogen (MAPK) cổ điển và p38MAPK. MC được coi là chất chủ vận của PPARγ, và hơn nữa thúc đẩy sự hình thành mỡ thông qua việc ức chế kinase 1/2 (ERK1 / 2) và phosphoryl hóa p38MAPK điều hòa tín hiệu ngoại bào. Mặc dù MC cho thấy các tác dụng tương tự như chất đối chứng dương rosiglitazone (RO), nhưng RO thúc đẩy sự di chuyển của GLUT4 từ tế bào chất sang màng tế bào, trong khi MC không cho thấy tác dụng như vậy. Từ các kết quả trên, có thể kết luận rằng MC là một hợp chất tiềm năng để phát triển các loại thuốc điều trị đái tháo đường mà không làm tăng cân, đây là một tác dụng phụ của RO.

 

Đinh Thị Minh, Xa Thị Phương Thảo

 

  1.  

ĐÁNH GIÁ SO SÁNH VỀ HÀM LƯỢNG POLYPHENOL TỔNG VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA GIỮA CAO CHIẾT ETHANOL TỪ LÁ CÂY NGŨ TRẢO (VITEX NEGUNDO) VÀ LÁ CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.)

BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU

 

Sarla Saklani và cs.

Plants (Basel), 2017, Sep 27;6(4):45

 

Thử nghiệm in vitro về khả năng chống oxy hóa của cao chiết ethanol từ hai loài thuộc chi Vitex đó là ngũ trảo (Vitex negundo L). và mạn kinh (Vitex trifolia L.) thuộc họ Lamiaceae đã được đánh giá. Đặc điểm chống oxy hóa của các cao chiết khác nhau từ hai loài thực vật được đánh giá bằng các phương pháp khác nhau. Thử nghiệm dọn gốc tự do DPPH, khử nitric oxid, và β-caroten- acid linoleic và phương pháp tạo phức với ion sắt đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Các hoạt tính chống oxy hóa của hai loài này được so sánh với các chất chống oxy hóa tiêu chuẩn như butylated hydroxytoluen (BHT), acid ascorbic và acid ethylendiaminetetraacetic (EDTA). Cả hai loài Vitex đều cho thấy hoạt tính chống oxy hóa đáng kể trong tất cả các thử nghiệm. So với mạn kinh (V. trifolia L.) (60,87-89,99%; 40,0-226,7 μg/mL), ngũ trảo (V. negundo) có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn (62,6-94,22%; IC50 = 23,5-208,3 μg/mL). Phù hợp với tác động chống oxy hóa, hàm lượng polyphenol tổng trong ngũ trảo (V. negundo) có lượng phenolic lớn hơn (89,71 mg GAE/g trọng lượng khô của cao chiết) và hàm lượng flavonoid (63,11 mg QE/g trọng lượng khô của dịch chiết) so với V. trifolia (77,20 mg GAE/g và 57,41 mg QE/g trọng lượng khô của dịch chiết). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mối tương quan đáng kể giữa hoạt tính chống oxy hóa và tổng hàm lượng phenolic và flavonoid của cả hai loài thực vật.

                            

Đinh Thị Minh, Tạ Thị Thủy      

  1.  

TÁC DỤNG CỦA DỊCH CHIẾT LÁ MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.) VÀ CÁC HOẠT CHẤT

TRÊN VIỆC SẢN XUẤT CYTOKINE Ở ĐẠI THỰC BÀO U937 NGƯỜI

 

Hai-Ning Wee  và cs.

BMC Complement Med Ther. 2020; 20: 91

 

Tổng quan: Rối loạn điều hoà các yếu tố tiền viêm cytokin như yếu tố hoại tử u α (TNF-α) và interleukin-1β (IL-1β) dẫn tới hình thành các bệnh lý viêm trung gian bởi miễn dịch. Cây mạn kinh (Vitex trifolia L.) là dược liệu phân bố ở Trung Quốc, Ấn độ, Úc và Singapore. Quả mạn kinh chín, sấy khô được ghi trong Y văn cổ truyền Trung hoa có tác dụng điều trị viêm mũi và hoa mắt, chóng mặt. Lá được sử dụng trong dân gian để điều trị phản ứng viêm liên quan tới các triệu chứng đau do thấp khớp.

Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng của các cao chiết từ lá mạn kinh được chiết bởi các phương pháp (Soxhlet, chiết siêu âm, ngâm lạnh) bằng các dung môi khác nhau ảnh hưởng tới sự sản xuất cytokin ở đại thực bào U937 của người. Đồng thời, nghiên cứu sẽ xác định các hợp chất của cao chiết lá có hoạt tính mạnh nhất.

Phương pháp: Lá tươi mạn kinh được chiết bằng phương pháp soxhlet, siêu âm, và ngâm lạnh trong các dung môi hexan, dichloromethan, methanol, ethanol hoặc nước. Mỗi cao chiết được đánh giá tác dụng trên sự sản xuất cytokin TNF-α và IL-1β trong đại thực bào U937 được cảm ứng bởi lipopolysaccharid bằng phương pháp ELISA.  Cao chiết có tác dụng tốt nhất được phân tích và tinh sạch sâu hơn bằng phương pháp hoá học và kỹ thuật quang phổ.

Kết quả: Trong số 14 mẫu cao chiết được đánh giá, các cao chiết bằng siêu âm trong dichloromethane và ngâm lạnh trong ethanol thể hiện hoạt tính ức chế sản xuất TNF-α và IL-1β ở đại thực bào U937 là tốt nhất. Quá trình tinh chế sâu hơn giúp phân lập được hoạt chất artemetin, casticin, vitexilactone và acid maslinic, và đánh giá tác dụng của chúng lên sản xuất TNF-α và IL-1β. Kết quả công bố mới là artemetin ức chế sản xuất TNF-α và IL-1β. Phân tích bằng sắc ký khí – khối phổ cho thấy có 8 hợp chất khác, trong đó lần đầu tiên được phát hiện trong các cao chiết từ lá mạn kinh là butylated hydroxytoluene, 2,4-di-tert-butylphenol, campesterol và acid maslinic.

Kết luận: Đã tiến hành đánh giá tác dụng của cao chiết lá mạn kinh ở các phân đoạn dung môi khác nhau và các kỹ thuật chiết khác nhau trên sự sản xuất cytokine ở đại thực bào U937. Kết quả cung cấp các bằng chứng khoa học cho công dụng của lá mạn kinh trong y học cổ truyền (nguồn bền vững) và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn dược liệu để cung cấp nguyên liệu cho phát triển thuốc. Từ kết quả của nghiên cứu này kết hợp với các công bố khác cho thấy cần có những nghiên cứu sâu hơn trên cây mạn kinh và các thành phần hợp chất để đảm bảo cho phát triển các chiến lược điều trị mới các tình trạng viêm qua trung gian miễn dịch.

Trần Nguyên Hồng, Xa Thị Phương Thảo, Nhâm Minh Phúc

  1.  

 

TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA CASTICIN PHÂN LẬP

TỪ CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.) LÀM GIẢM VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP DO BẠCH CẦU ÁI TOAN

VÀ GIẢM STRESS OXY HOÁ TRONG MÔ HÌNH HEN SUYỄN Ở CHUỘT

 

Chian-Jiun Liou và cs.

Front Pharmacol, 2018 Jun 14;9:635

 

Casticin được phân lập từ cây mạn kinh (Vitex trifolia L.), có tác dụng kháng viêm và chống ung thư. Nghiên cứu trước đây của chúng tôi đã cho thấy casticin gây giảm các cytokine tiền viêm và biểu hiện ICAM-1 trong phản ứng viêm của tế bào biểu mô phổi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá xem casticin có làm giảm tình trạng quá mẫn đường hô hấp (AHR), phản ứng viêm đường hô hấp, và stress oxy hoá ở phổi trên mô hình hen suyễn ở chuột hay không và giảm nhẹ đáp ứng viêm và tổn thương oxy hoá ở tế bào biểu mô khí quản. Chuột cái BALB/c được chia ngẫu nhiên vào 5 lô: lô chứng sinh lý; lô chứng bệnh lý: gây hen suyễn gây bằng ovalbumin (OVA); lô hen suyễn gây bằng OVA được điều trị bằng casticin (5 hoặc 10 mg/kg; i.p) hoặc thuốc đối chiếu prednisolon (5 mg/kg; i.p). Casticin gây giảm AHR, sự tăng sản tế bào hình cốc, và đáp ứng oxy hoá ở phổi của chuột bị hen suyễn. Nghiên cứu về cơ chế tác dụng đã cho thấy casticin làm giảm nồng độ cytokin Th2 trong dịch rửa phế quản và điều hoà biểu hiện của cytokine Th2 và gen chemokin ở phổi. Casticin cũng tham gia điều hoà stress oxy hoá và giảm quá trình viêm ở phổi chuột nhắt bị hen suyễn. Kết quả tiếp theo cho thấy tế bào biểu mô khí quản bị viêm BEAS-2B được điều trị bằng casticin có sự giảm nồng độ các cytokine tiền viêm và eotaxin, và sự bám dính giữa bạch cầu đơn nhân THP-1 với tế bào BEAS-2B bị giảm thông qua ức chế biểu hiện ICAM-1. Do vậy, casticin là một chất điều hoà miễn dịch mạnh, cải thiện các thay đổi bệnh học theo cơ chế ức chế biểu hiện cytokine Th2 ở chuột hen suyễn.

Trần Nguyên Hồng, Nguyễn Thị Lê, Nhâm Minh Phúc

  1.  

CÁC TERPENOID PHÂN LẬP TỪ CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.) VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM

 

Fengyan Bao và cs.

J Nat Med, 2018 Mar;72(2):570-575

 

Một diterpenoid glucosid mới (3S,5S,6S,8R,9R,10S)-3,6,9-trihydroxy-13(14)-labdean-16,15-olide 3-O-β-D-glucopyranosid (1), và một iridoid glucosid mới, (1S, 5S,6R,9R)-10-O-p-hydroxybenzoyl-5,6β-dihydroxy iridoid 1-O-β-D-glucopyranosid (2), cùng với sáu hợp chất đã biết (3-8) được phân lập từ cây mạn kinh (Vitex trifolia L.). Cấu trúc của chúng đã được chứng minh rõ bằng phương pháp phân tích quang phổ. Tất cả các hợp chất được phân lập này đã được đánh giá tác dụng ức chế sự tạo thành nitric oxid (NO) trong đại thực bào RAW 264.7 gây bởi LPS. Các hợp chất 2, 4, 5 và 7 cho thấy hoạt tính ức chế ở mức độ trung bình, với các giá trị IC50 lần lượt là 90,05; 88,51; 87,26 và 76,06 μM.

 

Nguyễn Văn Hiệp, Phùng Như Hoa

 

  1.  

TÁC DỤNG KIỂU ROSIGLITAZON CỦA VITEXILACTON, MỘT HỢP CHẤT PHÂN LẬP TỪ CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.) TRÊN TẾ BÀO TIN MỠ 3T3-L1

 

Atsuyoshi Nishina và cs.

Molecules. 2017 Nov 22;22(11):2030

 

Sự gia tăng số lượng bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 (T2D) đang trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu, và các chất nhạy cảm với insulin như thiazolidinedion (TZDs) được sử dụng làm thuốc điều trị. Chúng tôi phát hiện ra cao chiết mạn kinh tử (Vitex trifolia L.), một loại dược liệu từ Myanmar, gây ra sự hình thành tế bào mỡ tương tự như rosiglitazon (ROS), là một TZD, trên tế bào tiền mô mỡ (preadipocytes) 3T3-L1. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã cố gắng phân lập những hợp chất có tác dụng kiểu ROS từ V. trifolia. Trong số các cao chiết phân đoạn hexan, ethyl acetat và methanol từ V. trifolia, cao chiết phân đoạn ethyl acetat có tác dụng giống ROS mạnh nhất được sử dụng để phân lập các hợp chất bằng các phương pháp sắc ký khác nhau. Ba hợp chất đã phân lập được là vitexilacton (1), vitexicarpin (2) và acid oleanolic (3); trong đó hợp chất số 1 có hoạt tính kiểu ROS mạnh nhất. Tác dụng của hợp chất 1 trên tế bào 3T3-L1 trong quá trình tạo tế bào mỡ được so sánh với tác động của ROS. Cả hợp chất 1 và ROS đều làm tăng sự tích tụ lipid, sự biểu hiện của adiponectin và GLUT4 trong màng tế bào và làm giảm cả kích thước của tế bào mỡ cũng như sự phosphoryl hóa IRS-1, ERK1/2 và JNK trong tế bào 3T3-L1. Ngược lại, không giống như ROS, sự cảm ứng của các protein tham gia vào quá trình tạo lipid là một phần của cơ chế. Tác dụng kiểu ROS của hợp chất 1 trong các tế bào 3T3-L1 đã bị ức chế khi bổ sung bisphenol A diglycidyl ether (BADGE), một trong những chất đối kháng PPARγ, cho thấy rằng tác dụng của hợp chất 1 lên tế bào mỡ là qua trung gian PPARγ. Từ kết quả của nghiên cứu hiện tại, có thể kết luận rằng hợp chất 1 là một tác nhân nhạy cảm insulin điển hình.

Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Trọng Chung

 

  1.  

 

TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CỦA CÁC DITERPENE PHÂN LẬP TỪ QUẢ

 CỦA CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.VAR. SIMPLICIFOLIA CHAM)

 

Shi-Ming Fang và cs.

J Asian Nat Prod Res, 2019 Oct;21(10):985-991

 

Hai loại diterpene labdan mới tên là viterotulin C và vitexilacton D; và năm diterpene đã biết được phân lập từ quả của cây mạn kinh (Vitex trifolia L.). Xác định cấu trúc của các chất đã phân lập bằng phương pháp quang phổ. Tất cả các chất được đánh giá tác dụng ức chế con đường truyền tín hiệu NF-κB trên dòng tế bào HEK 293. Những hợp chất này có tác dụng ức chế sự hoạt hoá NF-κB gây bởi TNF-α, với tỷ lệ ức chế nằm trong khoảng từ 42,52 ± 10,69 % đến 68,86 ± 10,76% ở nồng độ 50 µM.

 

Nguyễn Thị Lý, Phùng Như Hoa, Xa Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Tố Duyên

 

  1.  

TỔNG QUAN NGẮN VỀ CÁC ĐẶC TÍNH CHỐNG UNG THƯ VÀ CHỐNG VIÊM

CỦA CASTICIN TỪ CÁC LOÀI VITEX

 

Eric Wei Chiang Chan và cs.

J Integr Med, 201 May;16(3):147-152

 

Bài tổng quan ngắn này cung cấp thông tin cập nhật về đặc tính chống ung thư và chống viêm của casticin từ các loài Vitex. Casticin là một polymethylflavon có ba vòng, một gốc orthocatechol, một liên kết đôi, hai nhóm hydroxyl và bốn nhóm methoxyl. Casticin được phân lập từ các bộ phận khác nhau của một số loài thuộc chi Vitex: quả và lá của mạn kinh (V.trifolia L.), bộ phận trên mặt đất và hạt của cây V. agnus-castus, lá của cây ngũ trảo (V.negundo). Các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng chống tăng sinh và tác dụng gây apoptosis của casticin. Hợp chất này có tác dụng kháng nhiều dòng tế bào ung thư thông qua nhiều cơ chế phân tử khác nhau. Nghiên cứu cũng đã chứng minh tác dụng chống viêm của casticin được xác định qua nhiều cơ chế phân tử. Một số tác dụng dược lý khác của casticin cũng đã được đề cập, bao gồm: tác dụng chống hen suyễn, chống co thắt khí quản, giảm đau, chống tăng prolactin máu, điều hoà miễn dịch, tác dụng kiểu opioid, tác dụng kiểu estrogen, ức chế tạo mạch, chống khối u, bảo vệ phổi, cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp, làm chậm quá trình xơ gan. Thử nghiệm lâm sàng và việc thương mại hoá sản phẩm cao chiết từ quả của cây V. agnus-castus giàu casticin ở những phụ nữ tiền mãn kinh đã được bàn luận ngắn gọn.

Nguyễn Thị Lý

  1.  

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA QUẢ CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA VAR. SIMPLICIFOLIA)

 

Huai-Yuan Chen và cs.

Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 2018 Sep, 43(19): 3694-3700

 

Nghiên cứu này là để làm rõ các thành phần hóa học từ quả chín đã sấy khô của cây mạn kinh (Vitex trifolia var. simplicifolia). Các hợp chất được phân lập bằng cách sử dụng nhiều phương pháp sắc ký bao gồm silica gel, ODS, Sephadex LH-20, HPLC pha đảo và các phương pháp khác. Cấu trúc của chúng được xác định bằng NMR và MS. Kết quả cho thấy 18 hợp chất được phân lập và xác định là ent-2-oxo15,16,19-trihydroxypimar-8(14)-en (1), chrysosplenol D (2), casticin (3), luteolin (4), eupatrin (5), apigenin (6), 5,4'-dihydroxy-3,6,7-trimethoxyflavon (7), luteolin-4'-O-glucosid (8), hypolaetin-7-O-β-D-glucopyranosid (9), swertisin (10), agestricin D (11), 5,3'-dihydroxy-6,7,4'-trimethoxyflavanon (12), acid tomentic (13), acid 2α, 3β, 23-trihydroxyolean-12-en-28-oic (14), 3'-acetoxy-4'-angeloyloxy-3 ', 4'-dihydroseselin (15), rượu dihydrodehydrodiconiferyl (16), 3,5'-dimethoxy-4', 7-epoxy -8,3'-neolignane-5,9,9'-triol (17) và salicifoliol (18). Trong số đó, các hợp chất 1, 2, 5-15, 1718 lần đầu tiên được phân lập từ loài mạn kinh (V. trifolia var. simplicifolia Cham) và các hợp chất 1, 5, 7-11, 15, 1718 lần đầu tiên được phân lập từ chi Vitex.

Phùng Như Hoa

  1.  

CÁC DITERPENOID CHỐNG LAO TỪ MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.)

 

Neerja Tiwari và cs.

Phytomedicine, 2013 May 15;20(7)

 

Một diterpenoid khung haliman mới là 13-hydroxy-5 (10), 14-halimadien-6-on (1) và hai diterpenoid mới khung labdan là 6α, 7α-diacetoxy-13-hydroxy-8 (9), 14-labdadien (2) và 9-hydroxy-13 (14)-labden-15,16-olid (3) được phân lập lần đầu tiên, cùng với mười lăm hợp chất đã biết từ phân đoạn hexan của cao chiết methanol từ lá cây mạn kinh (Vitex trifolia L.). Cấu trúc của các diterpenoid mới này được làm sáng tỏ bằng phân tích phổ. Cấu hình tương đối của các hợp chất này được chỉ ra bằng việc phân tích các tương tác trên phổ NOESY cùng với hằng số ghép quan sát được trên phổ 1H-NMR. Hợp chất 2, 3 và một diterpenoid đã biết khác là isoambreinolid (4) đã được đánh giá về hoạt tính chống lao. Hợp chất 3 và 4 thể hiện hoạt tính kháng lao (MIC = 100 và 25 μg/ml) trên vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis H37Rv trong thử nghiệm BACTEC-460.

Lê Thành Nghị

 

  1.  

CASTICIN LÀM GIẢM SỰ THOÁI HÓA SỤN LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM XƯƠNG KHỚP

BẰNG CÁCH ỨC CHẾ CON ĐƯỜNG TRUYỀN TÍN HIỆU NF-ΚB QUA TRUNG GIAN ROS IN VITROIN VIVO

 

Jun Chu và cs.

Inflammation, 2020 Jun, 43(3): 810-820

 

Casticin, một flavonoid được phân lập từ cây mạn kinh (Vitex trifolia L.) đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm và chống khối u trong các nghiên cứu trước đây. Bệnh lý xương khớp là những thay đổi bệnh học do thoái hóa. Tiến trình này thường đi kèm với những thay đổi bệnh học do viêm. Tuy nhiên, không có loại thuốc nào an toàn và hiệu quả để phòng ngừa và điều trị. Mục đích nghiên cứu này nhằm làm rõ vai trò của casticin trong mô hình chuột bị gây mất ổn định sụn đệm giữa (DMM). Những con chuột đực BALB/c được chia ngẫu nhiên thành ba nhóm: nhóm chứng sinh lý, nhóm bệnh lý, nhóm bệnh lý dùng casticin. Kết quả chỉ ra rằng điều trị bằng casticin làm giảm rõ rệt sự phá hủy sụn và các mức độ OARSI so với những con chuột ở nhóm chứng bệnh lý. Nồng độ metalloproteinase-13 (MMP13) trong sụn cũng giảm đáng kể ở những con chuột được điều trị bằng casticin. Casticin cũng điều chỉnh đáng kể stress oxy hóa và giảm viêm ở sụn của chuột bị thoái hoá khớp. Những kết quả này cho thấy casticin ngăn chặn sự phát triển của thoái hoá khớp sau chấn thương ở chuột. Tiếp theo trong khảo sát in vitro, sự giảm mức độ các gốc tự do oxy hoạt động và sự ức chế sản sinh các cytokine tiền viêm được xác nhận trong các tế bào ADTC5 được kích thích bởi IL-1β khi được điều trị bằng casticin. Sau khi điều trị bằng casticin, con đường tín hiệu NF-κB bị ức chế đáng kể trong tế bào. Có thể kết luận rằng casticin có thể làm giảm bớt sự thoái hóa sụn liên quan đến bệnh viêm khớp bằng cách ức chế con đường truyền tín hiệu NF-κB qua trung gian ROS in vitroin vivo.

Lê Thành Nghị

  1.  

NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỀ THÀNH PHẦN TINH DẦU VÀ HỢP CHẤT PHENOLIC CỦA CÂY MẠN KINH Ả RẬP (VITEX TRIFOLIA VAR. PURPUREA): BẰNG CHỨNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ

 

Anahita Boveiri Dehsheikh và cs.

Foods, 2019 Feb, 8(2): 52

 

Để đánh giá sự biến động của các chất chuyển hóa thứ cấp ở cây mạn kinh Ả Rập trong suốt một năm, các bộ phận trên mặt đất của cây được thu hoạch vào giữa mỗi tháng. Hàm lượng tinh dầu từ các nguyên liệu thực vật tươi và khô được phân tích bằng sắc ký khí-ngọn lửa ion hóa (GC-FID) và sắc ký khí-khối phổ (GC-MS), riêng lẻ. Hàm lượng các chất hóa học trong cây, cùng với khả năng chống gốc tự do của các dịch chiết methanol liên quan được đánh giá riêng biệt. Các mẫu mùa xuân và mùa thu (tươi và khô) cho nhiều tinh dầu hơn các mẫu khác. Bốn mươi mốt hợp chất đã được phân lập hoàn toàn trong dầu và các thành phần chính đặc trưng là β-caryophyllen, sabinen và caryophyllen oxid. Các dịch chiết từ ​​cây mùa đông và mùa hè có phenol tổng cao nhất. Lượng flavonoid tổng tối đa đo được vào mùa đông (tháng 12 và tháng 1), trong khi mức tối thiểu được ghi nhận vào mùa xuân (tháng 3). Các mẫu mùa hè và mùa đông cho thấy hàm lượng flavon và flavanol tương ứng cao nhất và thấp nhất, trong khi hàm lượng anthocyanin vào mùa đông cao hơn so với mùa hè. Ngoài ra, hoạt tính chống gốc tự do của các dịch chiết trong các mẫu mùa hè và mùa đông cao hơn so với các mùa khác. Nhìn chung, nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin hữu ích về thời kỳ thu hoạch tốt nhất của cây mạn kinh Ả Rập để đạt được các hợp chất mong muốn cho ứng dụng trong công nghệ dược phẩm- dược liệu và thực phẩm.

Lê Thành Nghị

  1.  

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.)

 

Quan-Yu Liu và cs.

Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 2014 Jun, 39(11): 2024-8

 

Một ester steroid mới là beta-rosaterol palmitat (1) cùng với mười hợp chất đã biết gồm uvaol (2), acid 3-epi-ursolic (3), acid 2alpha, 3beta, 24-trihydroxyolean-12-en-28-oic (4), acid 2alpha, 3alpha, 24-trihydroxyurs-12-en-28-oic (5),  acid 2alpha, 3alpha, 24-trihydroxyolean-12-en-28-oic (6), acid 2alpha, 3alpha, 24-trihydroxyolean -12-en-28-oic-28-O-beta-D-glucopyranosyl ester (7), acid (Z) -9-hexadecenoic (8), alcohol octacosyl (9), beta-sitosterol (10) và beta -daucosterol (11), đã được phân lập từ thân và lá của cây mạn kinh (Vitex trifolia L.). Cấu trúc của chúng đã được làm sáng tỏ bằng cách sử dụng kết hợp các kỹ thuật 1D và 2D NMR (COZY, HMQC và HMBC) và phân tích HR-ESI-MS. Các hợp chất 2-7 lần đầu tiên được phân lập từ loài này.

Lê Thành Nghị

  1.  

VITEPYRROLOID A-D TỪ LÁ CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.) LÀ CÁC ALKALOID DITERPEN CÓ KHUNG LABDANE 2-CYANOPYRROLE

 

Pan Luo và cs.

Journal of Natural Products, 2017 May, 80(5): 1679-1683

 

Vitepyrroloid A-D (1-4), bốn hợp chất mới diterpenoid khung labdan vòng pyrrole được thay thế 2-xyano được phân lập từ lá cây mạn kinh (Vitex trifolia L.). Cấu trúc của chúng đã được xác định bằng các phương pháp phổ. Cấu hình tuyệt đối của hợp chất 1 được xác định bằng phương pháp nhiễu xạ tia X. Các hợp chất 1-4 là các diterpenoid khung labdan có vòng pyrrol được thay thế bằng 2-xyano. Hợp chất 1 có tác động gây độc tế bào chống lại dòng tế bào ung thư biểu mô vòm họng ở người (CNE1) với giá trị IC50 là 8,7 μM.

                                              Tạ Thị Thủy, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Lê

  1.  

CÁC NORDITERPENOID MỚI ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.)

VỚI HOẠT TÍNH DIỆT TRYPANOSOMA GÂY BỆNH  NGỦ CHÂU PHI (TRYPANOSOMIASIS)

 

Fumiyuki Kiuchi và cs.

Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 2004, 52(12): 1492-1494

 

Các thành phần có hoạt tính diệt Trypanosoma gây bệnh ngủ Châu Phi (Trypanosomiasis) của quả mạn kinh (Vitex trifolia L.) đã được nghiên cứu. Từ dịch chiết aceton đã phân lập được hai aldehyd norditerpen mới là: 12, cùng với năm diterpen đã biết đó là: vitexifolin E (3), vitexifolin F (4), vitexilacton (5), 6-acetoxy-9-hydroxy-13(14)-labden-16,15-olid (6) và presitexilacton (7). Nồng độ gây chết tối thiểu in vitro của các hợp chất đã phân lập chống lại dạng epimastigot của Trypanosoma cruzi là 11 μM (1), 36 μM (2), 34 μM (3), 34 μM (4), 66 μM (5), 66 μM (6) và > 265 μM (7).

Phan Thị Trang

  1.  

MỘT DIHYDROBENZOFURAN LIGNAN MỚI ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.)

 

Qiong Gu và cs.

J Asian Nat Prod Res. May-Jun 2008; 10(5-6):499-502

 

Một lignan loại benzofuran mới đó là vitrifol A (1) đã được phân lập từ quả của cây mạn kinh (Vitex trifolia L.), cùng với ba hợp chất đã biết là 2-4. Cấu trúc của chúng được xác định chủ yếu dựa trên các dữ liệu phổ 1D, 2D NMR và MS. Hợp chất 1 lần đầu tiên được phân lập dưới dạng dime của lignan có khung dihydrobenzofuran.

Phan Thị Trang

  1.  

CÁC TERPENOID ĐỘC TẾ BÀO TỪ QUẢ CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.)

 

Jun Wu và cs.

Planta Med, 2009 ;75(4):367-70

 

Hai diterpenoid khung labdane mới là vitetrifolin H (1), vitetrifolin I (2) và một monoterpenoid mới là vitexoid (3) cùng với 7 diterpenoid đã biết được phân lập từ quả của cây mạn kinh (Vitex trifolia L.). Cấu trúc của các hợp chất được chứng minh bằng các phương pháp phổ. Tất cả các hợp chất này đều thể hiện tác dụng ức chế sự tăng sinh của tế bào Hela với giá trị IC50 nằm trong khoảng 4 - 28 microM. Ngoài ra, vitetrifolin I (2) gây ra quá trình bắt giữ pha G0/G1 và gây apoptosis tế bào Hela

Nguyễn Thị Thu Trang

  1.  

TÁC DỤNG CỦA PHÂN ĐOẠN FLAVONOID TỪ LÁ MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L) LÊN VIRUS CÚM A - 2009 H1N1 ĐƯỢC LÂY TRUYỀN TRONG PHÔI TRỨNG GÀ

 

Neny Purwitasari và cs.

Indian Journal of Forensic Medicine & Toxicology, 2020, Vol. 14, No. 3: 2099-2104

 

Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu hoạt tính kháng virus của phân đoạn flavonoid từ lá cây mạn kinh (Vitex trifolia L.) đối với virus H1N1 trong dịch cúm A - 2009 được lây truyền trong phôi trứng gà (ECEs). Phân đoạn giàu flavonoid được phân lập từ dịch chiết ethanol thô bằng sắc ký cột, sau đó phân đoạn này được thử tác dụng ức chế virus. Thử nghiện được tiến hành bằng các xét nghiệm ngưng kết hồng cầu (hemagglutination, HA). Sự giảm chuẩn độ HA của virus được tính toán sau khi điều trị với phân đoạn flavonoid và so sánh với chứng không điều trị. Kết quả cho thấy phần trăm ức chế của phân đoạn flavonoid chống lại virus H1N1 của dịch  cúm A - 2009 là 37,50%, 71,25%, 71,25% ở các nồng độ 125 μg/ml, 500 μg/ml, 750 μg/ml tương ứng. Kết luận, phân đoạn flavonoid của lá cây mạn kinh có tác dụng làm giảm hemagglutinin của virus, một loại enzym có vai trò quan trọng trong bước khởi đầu của quá trình lây nhiễm virus (glycoprotein kháng nguyên được tìm thấy trên bề mặt của virus cúm) mà không có bất kỳ độc tính nào đối với phôi trứng gà.

Nguyễn Thị Thu Trang

  1.  

PHÂN LẬP MỘT SỐ FLAVONOID TỪ CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L)

THU MẪU TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, THỪA THIÊN HUẾ, VIỆT NAM

 

Nguyen Thi Kim Thoa và cs.

HNUE JOURNAL OF SCIENCE, Natural Sciences 2019, Vol 64, Issue 6, pp. 3-10

 

Sử dụng các phương pháp sắc ký, ba flavonoid (2S)-7,4'-dihydroxy-5-methoxyflavanone (1), luteolin (2), and 2¢¢-O-rhamnosylvitexin (3) được phân lập từ dịch chiết methanol của lá của cây mạn kinh (Vitex trifolia L.). Cấu trúc của các hợp chất này được xác định dựa trên các dữ kiện phổ và so sánh với các báo cáo trong tài liệu tham khảo

 

Nguyễn Thị Thu Trang

  1.  

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PHENOLIC TỔNG VÀ FLAVONOID TRONG CAO CHIẾT XUẤT TỪ LÁ MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA LINN)

 

Geeta Parkhe và cs.

Journal of Drug Delivery and Therapeutic, 2019,  9(4A)

 

Cây thuốc có chứa các hoạt chất được dùng để chữa một số bệnh khác nhau của con người và đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khoẻ. Một số hợp chất thứ cấp trong cây thuốc gồm alkaloid, flavonoid, phenol, saponin, steroid và tannin. Một số cây thuốc có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, trị đái tháo đường, kháng lợi niệu và chống viêm, ... Ngày nay, tác dụng sinh học mạnh của các chất chuyển hoá thứ cấp càng được quan tâm, và cần thiết xác định hàm lượng của chúng trong cây thuốc. Mạn kinh Vitex trifolia L. (V. trifolia, syn. Vitex rotundifolia) là một cây thuộc họ Verbenaceae, được biết đến là một dược liệu chứa nhiều diterpenoid và iridoid – là những hợp chất có tác dụng chống oxy hoá, gây độc tế bào ung thư và hoạt tính diệt trùng roi gây bệnh Trypanosoma. Mạn kinh là cây bụi rụng lá có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Úc và Đông Phi. Loài cây này có thể được tìm thấy phổ biến dọc theo ven bờ của các vùng nước như kênh, sông và ao hồ và do đó được biết đến với tên gọi là “Neer Nochi” (Neer nghĩa là Nước). Lá của V. trifolia được dùng để cải thiện trí nhớ, giảm đau, chữa hôi miệng và hạ sốt. Cao chiết xuất từ lá mạn kinh có khả năng chống ung thư trong khi bộ phận quả mạn kinh được dùng để điều trị chứng vô kinh. Mục đích của nghiên cứu này là phân tích dữ liệu hoá học của lá mạn kinh. Quá trình phân tích định tính của các thành phần hóa học khác nhau và phân tích định lượng phenolic tổng và flavonoid được thực hiện bằng các phương pháp thường qui. Phân tích định lượng phenol và flavonoid được thực hiện lần lượt bằng phương pháp đo quang sử dụng thuốc thử Folin-Ciocalteau và phương pháp sử dụng nhôm clorid. Kết quả phân tích thành phần hoá học cho thấy trong mẫu lá mạn kinh có các nhóm chất phenol, flavonoid, tannin, saponin, alkaloid, dầu và chất béo. Nghiên cứu này đã kết luận rằng cao chiết từ lá mạn kinh là một nguồn nguyên liệu giàu các hợp chất thứ cấp thực vật có hoạt tính chống oxy hóa điển hình. Các kết quả thu được nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu hóa thực vật, dược lý và cho ngành công nghiệp dược phẩm.

Nguyễn Thị Hà Ly, Trần Thanh Hà

 

  1.  

THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO TRONG PHÂN TÍCH BA HOẠT CHẤT: 

p-HYDROXYBENZOIC ACID, NEGUNDOSID VÀ AGUNOSID TRONG CÁC LOÀI VITEX

 

Satyanshu Kumar và cs.

Macedonian Journal of Chemistry and Chemical Engineering, 2015, 34(2): 321–331

 

Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao đầu dò PDA (HPLC-PDA) là phương pháp có ưu điểm nhanh, đơn giản để định tính, định lượng acid p-hydroxybenzoic và 02 iridoid (negundosidvà agnusid) từ các loài Vitex negundoVitex trifolia. Ba hợp chất được tách trên cột RP-18 (250 mm × 4 mm, 5µm), nhiệt độ cột 25oC; pha động gồm acetonitril (15%) và nước chứa 0,05% trifluoroacetic acid (85%). Giới hạn phát hiện (LOD) của ba hợp chất p-hydroxybenzoic acid, negundosid và agnusid lần lượt là 1,0; 2,5; 2,5 μg/ml. Giới hạn định lượng (LOQ) của ba hợp chất p-hydroxybenzoic acid, negundosid và agnusid lần lượt là 2,5; 5,0; 5,0 μg/ml. Độ tuyến tính tốt  (r2 > 0,999) được ghi nhận ở cả 3 hợp chất với dãy nồng độ rộng. Phương pháp HPLC đã định tính, định lượng ba hợp chất trong bộ phận lá, vỏ của loài Vitex negundoVitex trifolia. Điểm mới của phương pháp HPLC đã được xây dựng và thẩm định là có thể định tính, định lượng đồng thời ba hợp chất p-hydroxybenzoic acid, negundosid agnusid trong vòng 25 phút.

 

Hoàng Thị Tuyết

  1.  

THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP HPLC TRONG ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG ACID p-HYDROXY BENZOIC

 VÀ AGUNOSID TRONG VITEX NEGUNDOVITEX TRIFOLIA

 

Shah. S. và cs.

 Journal of Pharmaceutical Analysis, 2013, 3(6):500-508

 

Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp detector DAD (HPLC-PDA) được xây dựng để định tính và định lượng acid p-hydroxy benzoic và agnusid trong dịch chiết từ các loài  Vitex negundo và Vitex trifolia. Quá trình phân tích sắc ký sử dụng acid phosphoric 0,5% và acetonitril làm pha động với chế độ rửa giải đẳng dòng. Thời gian lưu của acid p-hydroxy benzoic và agnusid tương ứng là 6,14 và 11,90 phút. Phương pháp được thẩm định các tiêu chí giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, khoảng tuyến tính, độ đúng và độ chính xác theo hướng dẫn của ICH. Đường chuẩn của cả hai hợp chất với dãy nồng độ rộng cho độ tuyến tính cao (r2 ≥ 0.999). RSD của độ lặp lại và độ tái lặp đều nhỏ hơn 2%. Độ thu hồi của acid p-hydroxy benzoic và agnusid lần lượt là 93,07% và 106,11%. Cả hai hợp chất được định tính và định lượng trong lá và các cao chiết của V. negundo và V. trifolia bằng phương pháp HPLC đã xây dựng.

Nguyễn Đình Quân

  1.  

ĐÁNH GIÁ IN VITRO HOẠT TÍNH DIỆT KÝ SINH TRÙNG TRYPANOSOMA CỦA CÁC FLAVONOID

ĐƯỢC METHYL HÓA CHIẾT XUẤT TỪ LÁ MẠN KINH (VITEX SIMPLICIFOLIA)

 

Ngozi Nodo

BMC Complementary and Alternative Medicine 2015;15 (82)

 

Cơ sở: Bệnh ngủ Châu Phi (Trypanosomiasis) là một bệnh hay xuất hiện ở vùng nhiệt đới với biểu hiện lâm sàng phức tạp, chẩn đoán không đặc hiệu và điều trị khó khăn. Các loại thuốc hiện có để điều trị căn bệnh này đã cũ, đắt tiền và có liên quan đến các vấn đề như độ an toàn và ký sinh trùng kháng thuốc. Vì vậy, nhu cầu cấp thiết về việc phát triển các loại thuốc mới, hiệu quả, rẻ và an toàn để điều trị bệnh là rất cần thiết. Thực vật là nguồn giàu tiềm năng cung cấp các loại thuốc mới chống lại bệnh ngủ châu Phi. Từ xưa mạn kinh (Vitex simplicifolia, họ Cỏ roi ngựa) được sử dụng để điều trị đau răng, phù nề, bệnh ngoài da, bệnh gút và bệnh do ký sinh trùng Trypanosoma ở Nigeria. Trong một nghiên cứu sơ bộ, chiết xuất methanol của mạn kinh được chứng minh là có hoạt tính diệt Trypanosoma rõ rệt chống lại Trypanosoma brucei rhodesiense. Nghiên cứu hiện tại được thực hiện để điều tra thành phần tạo nên tác dụng chủ yếu của lá mạn kinh trong y học cổ truyền đối với bệnh ngủ Châu Phi ở Nigeria và các nước châu Phi khác. Các khảo sát của chúng tôi nhằm mục đích đánh giá loại cây này như một nguồn mới cung cấp hợp chất có hoạt tính diệt ký sinh trùng Trypanosoma.

Phương pháp: Dịch chiết thô được chuẩn bị từ lá khô chiết với methanol, sau đó phân đoạn dịch chiết với hexan, dichloromethan, ethylacetat và butanol. Phân đoạn ethylacetat được phân đoạn tiếp và các hợp chất được phân lập bằng kỹ thuật sắc ký điều chế. Cấu trúc của chúng được xác định bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), khối phổ (MS) và được so sánh với phổ chuẩn. Hoạt tính diệt ký sinh trùng Trypanosoma và độc tính tế bào sử dụng tế bào nguyên bào xương chuột (L6) đã được nghiên cứu và các chỉ số chọn lọc của chúng đã được xác định

Kết quả: Sự phân tách sắc ký của các dịch chiết methanol đã cho ra bảy hợp chất. Các hợp chất phân lập 2, 3, 67 thể hiện hoạt tính diệt ký sinh trùng Trypanosoma tốt với giá trị IC50 nằm trong khoảng 4,7-12,3 μg / ml và độc tính tế bào trong khoảng 1,58-46,20 μg / ml. Tuy nhiên, hợp chất 6 cho thấy hoạt tính diệt ký sinh trùng Trypanosoma chọn lọc nhất với chỉ số chọn lọc là 9,8. Đây là báo cáo đầu tiên về tác động diệt ký sinh trùng Trypanosoma của các flavonoid từ chi thực vật này.

Kết luận: Các hợp chất được phân lập từ mạn kinh thể hiện các hoạt động diệt ký sinh trùng Trypanosoma đáng chú ý và từ đó có thể cung cấp một nguồn tác nhân kháng Trypanosoma mới. Những kết quả này cũng hỗ trợ việc sử dụng mạn kinh trong điều trị bệnh ngủ châu Phi theo y học truyền thống. Đây là báo cáo đầu tiên về tác dụng diệt ký sinh trùng Trypanosoma của các flavonoid từ thực vật.

 

Lê Ngọc Duy

  1.  

TÁC DỤNG CHỐNG OXI HÓA VÀ CHỐNG NẾP NHĂN CỦA DỊCH CHIẾT TỪ CÂY MẠN KINH

(VITEX TRIFOLIA L.)

 

M. Lee và cs.

Journal of Applied Biological Chemistry, 2015; 58:125-129

 

Trong nghiên cứu này, tác dụng chống oxy hóa và chống nếp nhăn của phân đoạn từ cây mạn kinh (Vitex trifolia L.) đã được khảo sát. Trong số các phân đoạn, phân đoạn ethyl acetat cho thấy các hoạt động chống oxy hóa cao nhất trong việc loại bỏ gốc 1-1-diphenyl-2-picryl-hydrazyl; 2,2'-azino-bis (acid 3-ethylbenzothiazoine-6-sulfonic) và ức chế elastase với tỷ lệ tương ứng là 76, 89, và 74% ở nồng độ 1000 μg/mL. Phân đoạn ethyl acetat ở nồng độ 25 μg/mL ức chế 70% khả năng sống của tế bào nguyên bào sợi và 86% metalloprotease nền (MMP)-1. Ngoài ra, kết quả từ thử nghiệm Western blot cho thấy rằng phân đoạn ethyl acetat (25 μg/mL) làm giảm 50% mức độ protein MMP-1. Các phát hiện cho thấy rằng phân đoạn ethyl acetate từ mạn kinh có tiềm năng là một thành phần cho mỹ phẩm với tác dụng chống oxy hóa và chống nếp nhăn.

Lê Ngọc Duy

  1.  

VIÊN NÉN CHỐNG VIÊM CỦA CAO CHIẾT CỒN MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.)

VỚI CÁC HÀM LƯỢNG KHÁC NHAU CỦA SODIUM STARCH GLYCOLATE

 

Resmi Mustarichie và cs.

International Journal of Research in Ayurveda and Pharmacy, volume 7, Jan 28th, 2016: 114-117

 

Bài báo này nghiên cứu công thức viên nén của cao chiết cồn mạn kinh có tác dụng hỗ trợ với các thuốc chống viêm trong bệnh ung thư vú. Quá trình chiết cao được thực hiện bằng phương pháp ngâm trong cồn 95%. Ngoài ra, cao được tiêu chuẩn hóa với các chỉ tiêu hiệu suất, hàm ẩm, hàm lượng tro, TLC và các hoạt chất thực vật. Quy trình xát hạt ướt viên nén với 5 nồng độ tá dược rã Na-starch glycolate khác nhau. Công thức thứ 5 đã đáp ứng các chỉ tiêu của cốm và viên nén trước khi đóng gói, bao gồm sự khô hao trong khi sấy khô, mức độ chịu nén, độ trơn chảy và góc nghỉ. Công thức thứ 5 cũng đạt các chỉ tiêu của một viên nén tốt như đồng đều khối lượng và kích thước, độ mài mòn và thời gian rã. Kết quả của nghiên cứu này đã xác định nồng độ của tá dược rã Na starch glycolate trong công thức thứ 3 là nồng độ tối ưu nhất, với 25 mg là viên có thể rã trong 12 phút 36 giây.

Nguyễn Tiến Hoàng

  1.  

NGHIÊN CỨU VIÊN NGẬM NHAI ĐƯỢC CỦA CAO CHIẾT LÁ MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.)

VỚI NHỮNG TỶ LỆ KHÁC NHAU CỦA GLYCERIN – GELATIN

 

Dina Aryani và cs.

Murti Traditional Medicine Journal, Volume 20, No 2, 2015

 

Lá cây mạn kinh (Vitex trifolia L.) thường sử dụng trong y học cổ truyền để chống hen ở Indonesia. Thảo dược này ít được sử dụng trong lâm sàng, vì thế cần phải chọn một dạng bào chế phù hợp với thực tế như viên ngậm nhai được. Tá dược cần thiết để tạo ra viên nhai là glycerin và gelatin. Mục tiêu của bài báo này là nghiên cứu các tác động của glycerin – gelatin dưới các tỷ lệ khác nhau tới tính chất vật lý của viên ngậm nhai được và sinh khả dụng của viteksikarpin trong chế phẩm. Viên ngậm nhai được được bào chế theo phương pháp đổ khuôn. Thử nghiệm gồm có 3 công thức với tỷ lệ hàm lượng glycerin – gelatin khác nhau, gồm CT1 (10% : 90%), CT2 (20% : 80%) và CT3 (30% : 70%). Các công thức này được đem thử đồng đều khối lượng, thời gian rã, hàm ẩm, TLC densitometry và thử vị giác bằng phương cách lập câu hỏi trả lời. Dữ liệu thu được được thống kê với phân tích phương sai một yếu tố, mức độ tin cậy là α = 0,05. Kết quả chỉ ra sự thay đổi tỷ lệ glycerin và gelatin ảnh hưởng tới tính chất vật lý viên ngậm nhai được của lá cây mạn kinh. Tỷ lệ gelatin càng nhiều thì sẽ càng kéo dài thời gian hòa tan (mức ý nghĩa < 0,05), tỷ lệ glycerin càng nhiều thì hàm ẩm của viên ngậm càng cao (mức ý nghĩa < 0,05). Công thức viên ngậm nhai được ảnh hưởng tới sinh khả dụng của viteksikarpin. Tỷ lệ gelatin càng cao thì sinh khả dụng của viteksikarpin càng thấp. Dựa trên kết quả thử vị giác viên ngậm nhai được cao chiết lá mạn kinh, công thức 2 (CT2) cho ra mùi vị dễ chịu nhất.

Nguyễn Tiến Hoàng

  1.  

DITERPENOID KHÁNG SỐT RÉT TỪ VITEX ROTUNDIFOLIA: PHÂN LẬP, LÀM SÁNG TỎ CẤU TRÚC

VÀ THỬ IN VITRO HOẠT TÍNH KHÁNG KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT

 

You Ah Kim và cs.

Bioorganic Chemistry, Volume 100, July 2020, 103925

 

Vitex rotundifolia là một thảo dược quan trọng trong y dược cổ truyền có tác dụng điều trị nhiều bệnh. Mặc dù loài thực vật này đang được tập trung nghiên cứu về hoạt chất, nhưng vẫn chưa có báo cáo nào ghi nhận về tác dụng chống sốt rét hoặc các hợp chất tinh khiết của cây. Nghiên cứu về hóa thực vật của loài cây này cho ra 3 chất diterpenoid mới (1-3) và năm chất đã biết (4-8). Những chất này được tinh chế bằng kỹ thuật sắc ký hiện đại và cấu trúc của chúng được xác định bằng công nghệ quang phổ tiên tiến như cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) và khối phổ độ phân giải cao (HRMS). Nghiên cứu hoạt tính chống ký sinh trùng sốt rét in vitro đã được thực hiện, và kết quả cho thấy hoạt chất 2, 68 có giá trị IC50 lần lượt là 1,2 ; 1,3 và 11,0 µM, đều có khả năng kháng lại Plasmodium falciparum.

Nguyễn Tiến Hoàng

  1.  

TINH DẦU TỪ CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.) CÓ TÁC DỤNG XUA ĐUỔI VỚI MUỖI VẰN (AEDES AEGYPTI)

 

Ni luh arpiwi và cs.

Biodiversitas 2020; 21(10): 4536-4544

 

Cây mạn kinh (Vitex trifolia L.) có dạng cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ thuộc họ Verbenaceae thường phân bố trên đất cát của các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá lượng tinh dầu từ lá cây mạn kinh, khảo sát các tế bào tiết của lá và đánh giá hoạt tính xua đuổi muỗi vằn (Aedes aegypti). Mẫu lá và đất đã được lấy từ làng Panjer, Sanur, và Sidakarya của Denpasar, Bali Indonesia. Tinh dầu đã được chiết từ những mẫu lá sạch bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Tinh dầu được phân tích các thành phần phân tử bằng phương pháp sắc kí kết hợp khối phổ. Mặt cắt ngang lá được đúc khuôn paraffin và được nhuộm màu bằng safranin. Tinh dầu của mạn kinh ở các nồng độ khác nhau (0, 2, 3, 4, 5, 6% w/w) được bào chế trong công thức lotion. Sản lượng tinh dầu có sự khác biệt đáng kể ở 3 địa điểm. Thành phần chính của tinh dầu là cis-ocimene. Hiệu suất chiết tinh dầu có tương quan tuyệt đối với thành phần đất. Cấu trúc tế bào bài tiết của lá là idioblast và trichome tuyến. Công thức có tinh dầu mạn kinh của các dạng lotion có tinh êm dịu, không trơn nhờn, không gây dính và không gây kích ứng với da. Lotion với nồng độ 5 và 6 % tinh dầu giúp bảo vệ 100% trong 3 giờ với muỗi vằn.

Nhâm Minh Phúc

 

  1.  

PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU TỪ VITEX TRIFOLIA L. VAR. SIMPLICIFOLIA CHAM.

 BẰNG PHUƠNG PHÁP SPME-GC-MS

 

Yang Zai-bo1 và cs.

http://en.cnki.com.cn/Article_en/CJFDTotal-KFYZ200604004.htm

 

Mục tiêu: Xác định thành phần hóa học của tinh dầu từ cây mạn kinh.

Phương pháp: Các thành phần hóa học chứa tinh dầu được phân tích bằng SPME-GC-MS

Kết quả: Từ tinh dầu tổng đã tách ra được 81 hợp chất, hàm lượng các thành phần trong tinh dầu được xác định bằng phương pháp chuẩn hóa, các thành phần được phân tách ra xác định bằng phương pháp GC-MS.

Kết luận: Có 64 thành phần đã được xác định, α-pinene (4,26%); 1,8-cineole (5,90%); Linalol (3,59%); Camphene (4,89%), eugenol (2,18%); beta-Caryophyllene (14,72%), Bicyclogermacrene (4,35%); beta-gurjun (2,56%); alpha-Cedrol (11,29%), v.v. và các thành phần này chiếm khoảng 96,85% hợp chất có trong tinh dầu tổng.

Nguyễn Thị Tố Duyên

  1.  

CÁC THÀNH PHẦN CHỐNG VIÊM TỪ QUẢ MẠN KINH (VITEX ROTUNDIFOLIA)

 

Chul Lee và cs.

PMID: 24035341DOI: 10.1016/j.bmcl.2013.08.004

 

Ba diterpen mới (7, 15 và 17) và hai neolignan mới (19 và 20) cùng với mười chín hợp chất đuợc biết đến đã được phân lập từ quả của cây mạn kinh. Cấu trúc của các diterpen đã được xác định bằng sự kết hợp của dữ liệu phổ 1D- và 2D-NMR, HRESI-MS và CD. Tất cả các hợp chất phân lập ra được thử nghiệm về tác động ức chế đối với việc sản xuất nitric oxid do trong tế bào RAW264.7 bị cảm ứng với LPS. Trong số này, các hợp chất 3, 4, 7, 13, 15, 19 và 24 có hoạt tính ức chế sản xuất nitric oxid với giá trị IC50 nằm trong khoảng từ 11,3 đến 24,5 μM.

Nguyễn Thị Tố Duyên

  1.  

ĐỊNH LUỢNG LUTEOLIN TỪ HẠT CỦA CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA VAR. SIMPLICIFOLIA)

 

Xu Xiu-ying và cs.

http://en.cnki.com.cn/Article_en/CJFDTotal-SZGY200507023.htm

 

Mục đích của nghiên cứu này là xác định hàm lượng luteolin từ hạt của cây mạn kinh (Vitex trifolia var. simplicifolia).

Phương pháp: Sử dụng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC). Phân tích được thực hiện trên cột Shimadzu C18 (150 mm × 4,6 mm, 5 μm). Pha động là MeOH-0,2% H3PO4 (50∶50). Tốc độ dòng chảy là 1,0 ml/min. Bước song đo là 254 nm và thực hiện ở nhiệt độ phòng

Kết quả: Phương pháp này đơn giản và có tương quan tuyến tính tốt. Khoảng tuyến tính của luteolin là (0,032 5) ~ 0,39 μg và cho tương quan r là 0,9999. Độ thu hồi là 101,13%. RSD là 2,13%

Kết luận: Phương pháp này dễ dàng xác định được hàm lượng luteolin từ hạt của cây mạn kinh.

Nguyễn Thị Tố Duyên

  1.  

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ CÂY MẠN KINH (VITEX TRIFOLIA L.)

 

Ninh Khac Ban và cs.

 Natural Product Communications, 2018, 13(2):129-130

 

Sử dụng các phương pháp sắc ký khác nhau, một triterpen lanostane mới, acid 3α-hydroxylanosta-8,24E-dien-26-oic (1), một lignan mới, matairesinol 4′-O-β-D-glucopyranosid (2) cùng với năm hợp chất đã biết ecdysone (3), 20-hydroxyecdyson (4), 20-hydroxyecdyson 2,3-monoacetonid (5), turkesteron (6), và polypodin B (7) đã được phân lập từ lá cây mạn kinh (Vitex trifolia L.). Cấu trúc của chúng là được làm sáng tỏ bằng các phân tích phổ 1D-, 2D-NMR, HR-ESI-MS, CD, và bằng cách so sánh với dữ liệu NMR trong các tài liệu tham khảo.

                                                              Trần Thanh Hà

  1.  

CÁC PHÂN ĐOẠN TỪ VITEX ROTUNDIFOLIA GÂY APOPTOSIS TRÊN DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ VÚ Ở NGƯỜI, MCF-7, THÔNG QUA CÁC CON ĐƯỜNG NGOẠI SINH  VÀ NỘI SINH

 

Gul-e-Saba Chaudhry và cs.

Res Pharm Sci, 2019, 14(3): 273–285

 

Ung thư vú là một trong những loại ung thư được chẩn đoán khá phổ biến trên khắp thế giới. Do sự giảm hiệu quả điều trị của các phương pháp hóa trị liệu hiện tại, một số sản phẩm tự nhiên đã được sàng lọc để tìm ra các lựa chọn thay thế tốt hơn. Hoạt tính gây độc tế bào của các phân đoạn được chiết xuất từ lá Vitex rotundifolia (V. rotundifolia) trên dòng tế bào ung thư vú ở người, MCF-7 đã được nghiên cứu. Các phân đoạn F1, F2, F3 và F5 của V. rotundifolia có tác dụng gây độc tế bào trên dòng tế bào MCF-7 phụ thuộc vào nồng độ. Khả năng gây độc tế bào tương đối của các phân đoạn trên dòng tế bào MCF-7 được tìm thấy là F3> F2> F5> F1. Các phân đoạn này gây ra quá trình apoptosis trong dòng tế bào MCF-7 được xác định bằng thử nghiệm annexin V. Việc ngoại hóa phosphatidylserine và sự hiện diện của DNA phân mảnh trong các tế bào được điều trị xác nhận quá trình apoptosis sớm và muộn ở các tế bào được điều trị. Các phân đoạn V. rotundifolia gây ra apoptosis bằng cả hai con đường; con đường ngoại sinh thông qua hoạt hóa caspase-8 và con đường nội tại thông qua tỷ lệ bax / bcl-2 được nâng cao và kích hoạt các protein tiền apoptosis là caspase-3/7 và caspase-9. Hơn nữa, dữ liệu hóa thực vật đã xác định sự hiện diện các hợp chất phenol, flavonoid và terpenoid khác nhau trong các phân đoạn có hoạt tính. Vì vậy, V. rotundifolia có thể là một ứng viên thích hợp để nghiên cứu sâu hơn và phát triển các liệu pháp điều trị ung thư nhắm mục tiêu phân tử bằng cách hiểu các cơ chế cơ bản liên quan đến việc điều hòa sự chết tế bào trong tế bào ung thư.

Trần Thanh Hà

  1.  

 

CÁC HỢP CHẤT GÂY ĐỘC TẾ BÀO TRÊN CÁC DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ Ở NGƯỜI TỪ QUẢ CÂY MẠN KINH

(VITEX ROTUNDIFOLIA)

 

Haejin Kim và cs.

Journal of the Korean Society for Applied Biological Chemistry, 2012, 55: 433–437

 

Việc tách phân đoạn định hướng tác dụng sinh học dịch chiết ethanol từ quả cây mạn kinh (Vitex rotundifolia) đã dẫn đến việc phân lập ba flavonoid (1–3), một lignan (4), và ba hợp chất phenolic (5–7). Cấu trúc của các hợp chất 1-7 được xác định bằng dữ liệu NMR. Hiệu quả của tất cả các hợp chất được đánh giá bằng các hoạt tính gây độc tế bào trên chín dòng tế bào ung thư ở người qua các thử nghiệm in vitro.

                                                                Trần Thanh Hà

 

  1.  

 

ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ Ý NGHĨA BẢO TỒN CỦA QUẦN THỂ VITEX ROTUNDIFOLIA (LAMIACEAE) Ở ĐÔNG Á

 

Yiqi Sun và cs.

PeerJ. 2019; 7: e6194.Published online 2019 Jan 11. doi: 10.7717/peerj.6194. PMCID: PMC6330945; PMID: 30648018

 

Vitex rotundifolia là một loài thực vật ven biển, đượcsử dụng làm thuốc và được ghi vào Danh sách các loài thực vật hoang dại quan trọng cần bảo tồn ở Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, vẫn thiếu một chiến lược bảo tồn hiệu quả cho loài thực vật này. Trong nghiên cứu này, sự đa dạng di truyền và cấu trúc quần thể được phân tích bằng phương pháp đánh giá đa hình vùng dựa trên trình tự gen DNA lục lạp (cpDNA) trnH-psbA và trnG-trnS của 157 cá thể V. rotundifolia và V. trifolia thu thập từ25 điểm và trình tự ITS DNA ribosome nhân (nrDNA) của 177 cá thể từ 27điểm. Kết quả cho thấy V. rotundifolia và V. trifolia có 8 cpDNA và 2 nrDNA haplotype tương ứng và V. rotundifolia có mức độ đa dạng di truyền thấp (đa dạng haplotype d, cp = 0,360, d, nr = 0,440), sự khác biệt di truyền rõ rệt hơn giữa các quần thể (phân hóa quần thể ở cấp loài ( ST ) = 0,201, phân hóa quần thể ở cấp alen ( ST ) = 0,462) và cấu trúc đa hình vùngkhác nhau không đáng kể ( ST > ST , P  > 0,05). Ngoài ra, các phân tích mạng haplotype chỉ ra rằng V. rotundifolia và V. trifolia có các dạng đơn bội riêng biệt. Xác định niên đại phân kỳ dựa trên phân tích phần mềm BEAST cho thấy hầu hết các nhóm cpDNA phân kỳ vào cuối kỷ  Pleistocen. Phân tích số lượng cá thểloài chỉ ra rằng V. rotundifolia đã có sự nhân lên nhanh chóngvề số lượng loài. Một số chiến lược khoa học được đề xuất để bảo tồn nguồn tài nguyên V. rotundifolia dựa trên sự đa dạng di truyền và cấu trúc quần thể của nó.

Đào Văn Châu

 

  1.  

NHẬN DẠNG QUẢ VITEX TRIFOLIA VÀ NĂM LOẠI GIẢ MẠO BẰNG SO SÁNH CÁC ĐẶC ĐIỂM

 HÌNH THÁI VI PHẪU, HIỂN VI VÀ HÓA HỌC

            Xin-Xin Li và cs.

Microscopy Research and Technique 2020, DOI: 10.1002/jemt.23547

 

Vấn đềngăn chặn việc làm giả thuốc cổ truyền Trung Quốc một cách chính xác đã được nghiên cứumột thời gian dài. Quả Vitex trifolia (VTF) được sử dụng phổ biến làm thuốc giảm đau ở các nước ĐôngÁ thường xuyên được phát hiệnbị lưu hành giả mạobởi năm loại khác là: quả của Vitex cannabifolia (VCF) (thuộc họ Verbenaceae), Vitex negundo (VNF) (họ Verbenaceae), quả của Piper cubeba (PCF) (họ Lauraceae), hạt của Euphorbia lathyris (ELS) (họ Euphorbiaceae), vàquả của Vaccinium bracteatum (VBF) (họ Ericaceae). Trong nghiên cứu này, các phương pháp nhận dạng hình thái vi mô, hiển vi và phân tích thành phần hóa học đã được kết hợp để nhận biết VTF với năm loại giả mạo. Đầu tiên các đặc điểm hình thái vi mô của biểu bì quả hoặc hạt đã được chụp ảnh bằng kính hiển vi soi nổi. Thứ hai, các đặc điểm hiển vi của các loại bột dược liệu khác nhau được chụp dưới kính hiển viquang học. Thứ ba, 33 thành phần không bay hơi và 124 thành phần dễ bay hơi trong VTF được xác định bằng sắc ký lỏng siêu hiệu năng kết hợp với khối phổ Orbitrap (UPLC ‐ Orbitrap ‐ MS) và sắc ký khí hai chiều toàn diện được gạch nối với khối phổ (GC × GC – MS) tương ứng. Hơn nữa, axit betulinic, persicogenin và chất dễ bay hơi 4‐ (2,2,6 ‐ trimethyl ‐ bicyclo [4.1.0] hept‐1‐yl)‐butan ‐2 ‐on đã được sàng lọc để trở thành các dấu hiệu phân biệt VTF với những loại giả mạo khác. Tóm lại, VTF và năm dược liệu giả mạođược phân biệt thành công bằng cách so sánh các đặc điểm hình thái vi mô, hiển vi và phân tích thành phần hóa học.

Nhâm Minh Phúc

 

(Nguồn tin: Viện Dược liệu)