Bản tin dược liệu

BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 6 NĂM 2022

 

Bản tin dược liệu số 06 năm 2022

I

Địa liền (Kaempferia galanga L.)

  1.  

XÁC ĐỊNH GIỐNG ĐỊA LIỀN MỚI CÓ HÀM LƯỢNG TINH DẦU NĂNG SUẤT CỦ CAO (JOR LAB K-1): MỘT LOẠI CÂY THUỐC BẢN ĐỊA QUAN TRỌNG Ở VÙNG ĐÔNG BẮC ẤN ĐỘ

 

Mohan Lal và CS

Journal of Essential Oil Bearing Plants. 2017 20:1275-1282

Tóm tắt

Địa liền là cây thuốc và cây hương liệu rất quan trọng ở châu Á. Nó được sử dụng trong các bệnh về da, bệnh trĩ, ho, sốt, động kinh, rối loạn lá lách, vết thương hở, hen suyễn và thấp khớp; và trong cả điều trị các bệnh về tiêu hóa. Mục tiêu nghiên cứu là xác định nguồn gen có năng suất dược liệu và hàm lượng tinh dầu cao. Trong 2 năm 2013-2014, 35 nguồn vật liệu khởi đầu đã được đánh giá. Sau hai năm đánh giá, nguồn gen địa liền có hàm lượng tinh dầu và năng suất củ cao đã được xác định và đặt tên là "Jor Lab K-1",  nhân giống vô tính bằng sử dụng đoạn mô thân rễ. Kiểu gen mới ưu tú này đã được đánh giá ở 4 địa điểm khác nhau của Đông Bắc Ấn Độ trong năm 2015 và 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn gen được lựa chọn có năng suất dược liệu củ là 7,16 tấn/ha vượt 35% so với các giống khác, tỷ lệ chất khô 25% và hàm lượng tinh dầu trong củ khô trung bình là 2,38%. Tinh dầu của củ khô thu được bằng cách chưng cất thủy phân và được phân tích bằng GC-MS. Các thành phần chính được tìm thấy là Ethyl trans-cinnamat (31,12%), Ethyl trans-p-methoxycinnamat (14,3%), 1,8-Cineol (10,57%), Delta-3-Caren (5,12%) và n-pentadecan (4,8%).

Nguyễn Bá Hưng

  1.  

TẦM QUAN TRỌNG LÀM THUỐC CỦA  ĐỊA LIỀN KAEMPFERIA GALANGA L. (HỌ ZINGIBERACEAE ): TỔNG QUAN TOÀN DIỆN

 

AswinRafif và CS

Journal of Herbmed Pharmacol. 2021;10(3): 281-288.

Tóm tắt

Địa liền thuộc họ Zingiberaceae là một trong những cây thuốc tiềm năng với củ có mùi thơm. Ở các nước châu Á, loại cây này được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Địa liền này được trồng phổ biến ở hầu hết các nước Đông Nam Á như Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Ethyl-para-methoxycinnamat và ethyl-cinnamat là những hợp chất chính trong chiết xuất địa liền bằn các dung môi hexan, diclometan và metanol. Củ địa liền được sử dụng trong các bài thuốc long đờm, kích thích, lợi tiểu, tiêu độc và hạ sốt. Ngoài ra, địa liền còn được dùng để điều trị bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, ho, hen suyễn, gãy xương khớp, thấp khớp, mày đay, chóng mặt và các vết thương ở ruột. Do đó, mục đích của nghiên cứu này nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quát về thực vật học, độc chất học, dược lý học và hóa thực vật của địa liền.

Nguyễn Bá Hưng

  1.  

SỰ SINH TRƯỞNG VÀ SẢN XUẤT ĐỊA LIỀN (Kaempferia galangaL.) Ở CÁC ĐỘ CAO KHÁC NHAU

Subaryanti Subaryanti và cs.

Jurnal Ilmu Pertanian Indonesia. 2020; 25(2): 167-177

Tóm tắt

Địa liền (Kaempferia galanga L.) là một trong những cây dược liệu tiềm năng, có nhiều công dụng nên nhu cầu tiêu thụ cao. Do đó, việc trồng địa liền vẫn còn khá nhiều triển vọng. Để đạt được sự phát triển tối ưu và năng suất thân rễ cao, cần phải có các dòng giống địa liền tốt hơn. Địa liền sẽ sinh trưởng tốt và năng suất cao nếu được trồng ở khu vực có độ cao thích hợp.

Mục đích nghiên cứu nhằm thu được các mẫu địa liền có tốc độ sinh trưởng tốt và năng suất cao hơn ở khu vực có độ cao thích hợp.

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu chia ô; độ cao là ô chính và các mẫu là ô phụ. Vị trí của ô chính ở độ cao 214 - 780 m so với mực nước biển. Nghiên cứu này sử dụng 7 giống địa liền, gồm: PBG (Purbalingga), CLP (Cilacap), PWJ (Purworejo), KRA (Karanganyar), PCT (Pacitan), MAD (Madiun) và GAL2 (Galesia 2) làm đối chứng.

Kết quả cho thấy độ cao khác nhau ảnh hưởng đáng kể đến tổng hàm lượng diệp lục, độ dẫn khí khổng, tốc độ thoát hơi nước, tốc độ quang hợp, trọng lượng khô và năng suất rễ của cây địa liền. Số lượng lá bị ảnh hưởng bởi độ cao và giống cây địa liền. Sự tương tác giữa độ cao và các mẫu giống  địa liền ảnh hưởng đáng kể đến diện tích lá và nồng độ đường hòa tan trong thân rễ cây địa liền.

Các giống địa liền trồng ở độ cao thấp có năng suất cao hơn trồng ở độ cao hớn. Giống PBG (Purbalingga) và PWJ (Purworejo) có tiềm năng được phát triển ở những vùng có độ cao tối đa 214 m  với mực nước biển.

Tô Thị Ngân

  1.  

ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHẦN VÀ CHIẾT XUẤT ĐẾN HÀM LƯỢNG PHENOLIC TỔNG SỐ, HÀM LƯỢNG FLAVONOID TỔNG SỐ VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA DỊCH CHIẾT ĐỊA LIỀN (KAEMPFERIA GALANGA. L)

SakinaYeti và CS

IOP Conf. Series: Earth and Environmental Science. 2021; 709:  012025

Tóm tắt

Địa liền (Kaempferia galanga. L) là một loài cây thân rễ được sử dụng để làm Jamu, một nước uống thảo dược truyền thống thường được tiêu thụ ở Indonesia, đã được nghiên cứu là nguồn giàu hóa thực vật với các đặc tính sinh học có lợi cho sức khỏe con người. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của phương pháp xử lý chần và chiết xuất (ngâm nước và siêu âm) đối với phenolic tổng số, flavonoid tổng số và hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết địa liền. Các mẫu địa liền được chia thành năm công thức: đối chứng (không xử lý), chiết xuất mẫu tươi bằng ngâm nước, chiết xuất mẫu chần bằng ngâm nước, chiết xuất mẫu tươi bằng siêu âm, chiết xuất mẫu chần bằng ngâm nước; sau đó phân tích giá trị pH, tổng phenolic, tổng flavonoid và các hoạt động chống oxy hóa bằng cách sử dụng 2-2-diphenyl-1 method picrylhydrazyl (DPPH). Kết quả nghiên cứu chỉ ra mẫu chiết địa liền có giá trị pH dao động từ 6,2-6,5. Phenolic tổng số của mẫu chiết địa liền bằng cách chần và chiết siêu âm (67,32 mgGAE/l) cao hơn so với đối chứng (41,66 mgGAE/l). Tổng số flavonoid của mẫu chần và chiết siêu âm (452,76 mgEK/l) cao hơn so với đối chứng (282,87 mgEK/l). Hoạt động chống oxy hóa của mẫu chiết địa liền bằng cách chần và chiết siêu âm (56,20% RSA) cao hơn so với đối chứng (22,1% RSA). Kết luận rằng sự kết hợp giữa xử  lý chần với chiết xuất bằng sóng siêu âm cho thấy sự tăng đáng kể lượng phenolic, flavonoid tổng số và hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết địa liền.

Cù Thị Hằng

  1.  

NHÂN GIỐNG IN VITRO KAEMPFERIA GALANGA (ZINGIBERACEAE)SO SÁNH HOẠT TÍNH DIỆT ẤU TRÙNG VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HOC GIỮA CỦ CỦA CÂY NUÔI CẤY MÔ VÀ CÂY MỌC TỰ NHIÊN

Senarath và cs.

Journal of Applied Biotechnology & Bioengineering. 2017; 2(4): 157‒162

Tóm tắt

Nhân giống vô tính K. galanga Linn, (họ Zingiberaceae) không thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại về vật liệu nhân giống và nuôi cấy mô là một phương pháp thay thế để có thể nhân giống quy mô lớn. Để xác định tiềm năng sử dụng cây nuôi cấy mô thay thế cho cây mọc tự nhiên trong sản xuất ở quy mô thương mại, các thí nghiệm được thực hiện nhân giống cây qua phát sinh cơ quan trực tiếp và so sánh hoạt tính diệt ấu trùng, thành phần hóa học có trong thân rễ cây tự nhiên và cây nuôi cấy mô.  Chất cảm ứng tái sinh chồi trong nuôi cấy mô được tối ưu hóa với mẫu chồi thân rễ được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung benzyl amino purin (BAP) 2,0 mg/L và IAA (axit Indole-3-acetic) 0,5 mg/L. Môi trường MS  bổ sung IAA 1,0 mg/L và indol-3-butric acid (IBA) 0,2 mg/L là môi trường tốt nhất để cảm ứng ra rễ. Cây con hình thành rễ và thích ứng 100% khi trồng trên hỗn hợp giá thể gồm đất: cát: phân hoai mục (tỉ lệ 1: 1: 1). Hexan là dung môi chiết xuất các hợp chất hóa học tốt hơn dung môi metanol và dịch chiết xuất hexan 50% đã cho thấy hoạt tính diệt ấu trùng cao nhất đối với ấu trùng A. Aegypti tuổi thứ 4. Phân tích GC-MS cho thấy sự tồn tại của 9 hợp chất chính trong cả hai mẫu được thử nghiệm khẳng định có thể sử dụng cây giống nuôi cấy mô thay thế cho cây tự nhiên về mặt dược học.

Lê Đức Thanh

  1.  

BẢO QUẢN LẠNH GIỐNG ĐỊA LIỀN (KAEMPFERIA GALANGA L.) BẰNG KỸ THUẬT VI BAO ĐÔNG KHÔ

Preetha T. S và CS

Notulae Scientia Biologicae. 2021; 13 (4): 1-12

Tóm tắt

Địa liền (Kaempferia galanga L.) là một loài cây thuốc, có nhiều công dụng, hiện có nguy cơ tuyệt chủng thuộc họ Zingiberaceae,.thân rễ được sử dụng cho một số bài thuốc của y học cổ truyền Ấn Độ. Kỹ thuật vi bao đông khô (ED) được tối ưu hóa để bảo quản lạnh các mầm của cây địa liền. Các đầu mầm mang mô phân sinh đỉnh sinh trưởng được phân tách từ các cây in vitro đã được tiền xử lý trong môi trường nuôi cấy MS + sucrose 0,4 M trước khi phủ lớp canxi alginat và các hạt sau đó được chuyển sang chất lỏng MS + sucrose 0,3 M trong 3 ngày sau đó làm mất nước bên trong không khí trong 4 giờ sau khi đông lạnh nhanh trong nitơ lỏng và rã đông nhanh giúp tỷ lệ sống tối đa 62,2% và tỷ lệ tái sinh 46,7%. Sự tái sinh chồi được quan sát từ mô phân sinh đỉnh không qua giai đoạn mô sẹo. Các cây con được tái sinh từ đầu mầm đã được bảo quản lạnh và trồng ra đồng ruộng có kiểu hình tương tự với cây mẹ.

 

Ngô Thị Minh Huyền, Lê Thanh Sơn

  1.  

TM QUAN TRNG  LÀM THUỐC CA KAEMPFERIA GALANGA L., (HỌ ZINGIBERACEAE): ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN

Aswin Rafif Khairullah và cs

Journal Herbmed Pharmacology. 2021; 10: 281-288

Tóm tắt

Địa liền lá tròn (Kaempferia galanga) thuộc họ Zingiberaceae là một trong những loài cây thuốc tiềm năng có thân rễ chứa tinh dầu. Trong y học cổ truyền ở các nước châu Á, loại cây này được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây được trồng rộng rãi ở hầu hết các nước Đông Nam Á như Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia. Ethyl-para-methoxycinnamat và ethyl-cinnamat được tìm thấy trong dịchchiết hexan, diclometan và metanol. Loại cây này theo y học cổ truyền được sử dụng dùng làm thuốc long đờm, kích thích, lợi tiểu, tiêu độc và hạ sốt. Ngoài ra, địa liền lá tròn còn được dùng để điều trị bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, ho, hen suyễn, gãy xương khớp, thấp khớp, mề đay, chóng mặt và các vết thương ở ruột. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn tổng quát về đặc điểm thực vật học, độc chất học, dược lý học và hóa thực vật của địa liền.

Lê Thanh Sơn và Ngô Thị Minh Huyền

  1.  

CẤU TRÚC QUẦN THỂ KAEMPFERIA GALANGA L. MIỀN ĐÔNG ẤN ĐỘ

Reena Parida và cs

International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences. 2019; 11(3): 62-65

Tóm tắt

Mục tiêu: Ấn Độ là nước cung cấp số lượng lớn cây dược liệu lấy tinh dầu, những nguồn gen quý cho cải thiện chất lượng trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thiết yếu dành cho sức khỏe của con người. Do đó, việc bảo tồn nguồn giống cho năng suất cao cho ngành dược phẩm và các ngành công nghiệp khác là một nhu cầu cấp thiết. Để thực hiện điều này, cấu trúc quần thể là điều cần thiết để nhận biết di truyền của chúng bằng  lấy dấu vân tay và đặc trưng phân tử.

 Phương pháp: Trong nghiên cứu này, DNA được tách chiết bằng phương pháp Cetyl Trimethyl Ammonium Bromide (CTAB) và PCR được thực hiện theo phương pháp chuẩn hóa cùng với phân tích dữ liệu của nó. Nghiên cứu này, lần đầu tiên được thực hiện để mô tả đặc điểm của Địa liền được thu thập từ 4 quần thể ở bang Odisha bằng sử dụng các chỉ thị phân tử như phương pháp khuếch đại ngẫu nhiên DNA đa hình ngẫu nhiên (RAPD) và lặp lại của các đoạn trình tự đơn giản bên trong (ISSR).

 Kết quả: Dendrogram được xây dựng thông qua phân cụm dữ liệu (SAHN) và phương pháp nhóm cặp không trọng số với giá trị trung bình số học (UPGMA) cho thấy mức độ tương đồng trung bình là 0,993 dao động từ 0,967 đến 1.000. Hệ số tương đồng Jaccard của các chỉ thị đánh dấu kết hợp đã tách riêng các kiểu gen thành hai nhóm chính, nhóm 1 gồm có sáu mẫu và những nhóm khác ở hệ số tương tương đồng  là 0,98.

Kết luận: Do đó, phân tích phân tử có thể được sử dụng nhiều hơn trong xác định gen mới quan trọng có trong Địa liền, có thể được sử dụng để cải thiện cây trồng cũng như các hoạt tính dược lý trong tương lai.

Nguyễn Thu Hằng, Cao Ngọc Giang, Nguyễn Khương Duy

 

 

  1.  

TẠO  VI RỄ IN VITRO VÀ SẢN XUẤT TINH DẦU THƠM TỪ CÂY ĐỊA LIỀN KAEMPFERIA GALANGA L. : MỘT LOÀI THẢO DƯỢC QUAN TRỌNG VỀ KINH TẾ

Vidya VR

Bioscience Biotechnology Research Communications. 2021; 14(4): 1591-1599

Tóm tắt

 Địa liền (Kaempferia galanga L.) là một loại thảo mộc thuộc họ Zingiberaceae có nhiều dặc tính dược lý khác nhau như chống oxy hóa, kháng khuẩn, diệt tuyến trùng, giãn mạch và làm lành vết thương. Nhìn chung, địa liền là một loại thảo mộc được nhân giống vô tính hàng năm; việc duy trì bằng các phương pháp thông thường cần nhiều thời gian hơn để có đủ lượng vật liệu trồng để thương mại hóa trong canh tác. Vi nhân giống bằng phương pháp in vitro giúp khắc phục nhu cầu cao đối với loài dược liệu có hương thơm này. Hiện tại, mối liên quan về nhân giống in vitro hướng đến việc tạo ra thân rễ (củ) để thích nghi với khí hậu và giảm tổn thương trong quá trình vận chuyển. Vi thân rễ là những thân rễ nhỏ được nuôi trồng trong điều kiện in vitro và cảm ứng của nó là công cụ công nghệ sinh học hiệu quả để sản xuất ra vật liệu trồng trọt chất lượng vì chúng ổn định về di truyền và không có bệnh tật. Nghiên cứu hiện tại đang lần đầu tiên thảo luận về vai trò của bạc nitrat (AgNO3) cùng với đường sucrose trong việc tạo ra vi rễ in vitro ở cây địa liền. Môi trường MS được bổ sung 2,0 mgl-1 AgNO3 cùng với 6% (w/v) sucrose đã tạo ra lượng vi rễ tối đa, tức là 4,52 ± 0,11 g sau 3 tháng và tăng lên 5,70 ± 0,20 g trong sáu tháng thu hoạch. Ở đây chúng tôi cũng báo cáo phân tích so sánh các thành phần hóa học trong tinh dầu của thân rễ in vivo và vi rễ in vitro thông qua phân tích GC-MS cho thấy thêm các đặc tính vượt trội của vi rễ về các thành phần hoạt tính sinh học ethyl p-methoxy cinnamat và ethyl cinnamat, các este  góp phần tạo ra các đặc tính diệt khuẩn, chống lao, chống viêm, kháng nấm và diệt bọ gậy. Công thức tạo ra vi rễ in vitro có thể được sử dụng để sản xuất thương mại thân rễ và tinh dầu ở địa liền và kết quả của nghiên cứu này có thể được tiếp tục sử dụng để sản xuất hàng loạt các vi rễ không có mầm bệnh, cũng như bảo tồn để sử dụng bền vững loài này.

Nguyễn Khương Duy

  1.  

TRÌNH TỰ HỆ GEN LỤC LẠP HOÀN CHỈNH CỦA LOÀI KAEMPFERIA GALANGA VÀ KAEMPFERIA ELEGANS: CẤU TRÚC PHÂN TỬ VÀ PHÂN TÍCH SO SÁNH

Li và CS

 Molecules. 2019; 24(3): 474

Tóm tắt

Loài Địa liền (Kaempferia galanga) và Ngải chúa (Kaempferia elegans), thuộc chi Kaempferia họ Zingiberaceae. Địa liền là một loại thuốc y học cổ truyền trong khi đó Ngải chúa thường được trồng như một loại cây cảnh. Hệ gen lục lạp đã được sử dụng cho nghiên cứu chỉ thị phân tử, xác định loài và phát sinh loài. Trình tự hệ gen lục lạp hoàn chỉnh của hai loài K. galangaK. elegans đã được công bố trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy bộ gen lục lạp hoàn chỉnh của loài K. galanga có chiều dài là 163.811 bp,  có cấu trúc bốn chiều bao gồm vùng sao chép đơn lớn (LSC) dài 88.405 bp và vùng sao chép đơn nhỏ (SSC) dài 15.812 bp, được phân tách bằng vùng trình tự lặp lại đảo chiều (IR) dài 29.797 bp. Tương tự, bộ gen lục lạp hoàn chỉnh của loài K. elegans có chiều dài là 163.555 bp, có cấu trúc bốn chiều, trong đó vùng trình tự lặp lại đảo chiều (IR) có chiều dài 29.773 bp phân tách vùng sao chép đơn lớn (LSC) dài 88.020 bp và vùng sao chép đơn nhỏ (SSC) dài 15.989 bp. Tổng cộng có 111 gen ở loài K. galanga và 113 gen ở loài K. elegans, bao gồm 79 gen mã hóa protein và 4 gen rRNA, cũng như 28 và 30 gen tRNA tương ứng. Thứ tự gen, hàm lượng GC và hướng của hai bộ gen có sự tương đồng cao. Vị trí và sự phân bố của các trình tự lặp lại đơn (SSR) và các trình tự lặp lại dài đã được xác định. Tám vùng đa dạng trình tự giữa hai loài đã được xác định và 643 điểm đột biến, bao gồm 536 đa hình đơn nucleotit (SNP) và 107 chèn/xóa (InDels) đã được định vị chính xác. Đã đánh giá được sự đa dạng trình tự của toàn bộ hệ gen lục lạp một số loài thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Phân tích phát sinh loài trên cơ sở các SNP trong số 11 loài đã ủng hộ mạnh mẽ rằng loài K. galangaK. elegans nhóm thành một nhánh trong họ Gừng. Nghiên cứu này đã xác định các vị trí trình tự duy nhất toàn bộ bộ hệ gen lục lạp của hai loài K. galangaK. elegans, góp phần vào sự hiểu biết của chúng ta về sự tiến hóa DNA lục lạp trong các loài của họ Gừng. Đây là thông tin có giá trị để phân tích phát sinh loài và xác định các loài thuộc chi Kaempferia.

Nguyễn Hoàng

  1.  

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG KAEMPFEROL TRONG

ĐỊA LIỀN (KAEMPFERIA GALANGA L.) BẰNG

PHƯƠNG PHÁP HPLC

 

Gang Li và cs.

China Pharmacy (2016), 27(18):2558-2559

 

Mục tiêu: Xây dựng phương pháp định lượng kaempferol trong địa liền (Kaempferia galanga L.).

Phương pháp: Phương pháp HPLC sử dụng cột Diamonsil ODS2 C18 với pha động là methanol-0,4% acid phosphoric trong nước, tốc độ dòng 1 ml/phút, bước sóng phát hiện 367 nm, nhiệt độ cột là 30 oC, thể tích tiêm mẫu là 10 μl.

Kết quả: Khoảng tuyến tính của kaempferol là 0,00158-0,158 mg/ml. Giá trị RSDs của tính thích hợp hệ thống, độ lặp lại, độ tái lặp nhỏ hơn 3%, độ thu hồi đạt 95,52%-99,32% (RSD = 1,47%, n=6).

Kết luận: Phương pháp đơn giản, chính xác và lặp lại, có thể sử dụng để xác định hàm lượng kaempferol trong địa liền.

Hoàng Thị Tuyết

  1.  

PHÂN TÍCH ETHYL P-METHOXYCINNAMATE TỪ CAO ĐỊA LIỀN (KAEMPFERIA GALANGA L.) BẰNG

PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

 

Wiwin Winingsih và cs.

Journal of Tropical Pharmacy and Chemistry (2021), 5(4), 353-358.

 

Ethyl para-methoxycinamat (EPMS) là thành phần chính của địa liền (Kaempferia galanga L.), có tác dụng chống viêm. Mục đích của nghiên cứu này là xác định EPMS trong cao chiết rễ địa liền bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và đánh giá phương pháp xây dựng được. Xác định tính thích hợp hệ thống, độ lặp, độ đúng, khoảng tuyến tính và đường chuẩn, giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ) và độ chọn lọc. Điều kiện sắc ký: pha động là dung môi methanol: nước chứa 0,1% TFA (70: 30), chế độ rửa giải đẳng dòng, pha tĩnh sử dụng cột C18 (150 × 4, 6 mm, 5 µm), tốc độ dòng 1 ml/phút, bước sóng phát hiện 308 nm. Hàm lượng trung bình của EPMS là 78,74%. Khoảng tuyến tính từ 5-360 ppm, R2=0,9999. LOD và LOQ tương ứng là 7,0722 ppm và 21,4311 ppm. Độ thu hồi từ 98,02% - 101,26%. Giá trị RSD của độ lặp là 1,57%. Độ chọn lọc của phương pháp thể hiện qua giá trị độ phân giải là 2,6. Dựa trên kết quả kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và đánh giá phương pháp phân tích, tất cả các thông số đều đáp ứng yêu cầu.

Hoàng Thị Tuyết

  1.  

KAEMGALANGOL A: SECO-ISOPIMARANE DITERPENOID HIẾM GẶP TỪ LOÀI GỪNG THƠM (ĐỊA LIỀN; KAEMPFERIA GALANGA L.)

Swapana Ningombam và cs.

Fitoterapia, 2018, 129: 47-53.

Tóm tắt

Một seco-isopimarane hiếm gặp mới, kaemgalangol A (1) và 12 chất tương tự thường gặp (213) đã được phân lập từ thân rễ của địa liền (Kaempferia galanga L., Họ: Zingiberaceae). Kaemgalangol A (1) là một 9,10-seco-isopimarane skeleton ít phân lập được. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập chủ yếu được xác định bằng các phương pháp quang phổ như 1D-, 2D-NMR và HRMS. Cấu hình tuyệt đối của 13 được xác định bằng phân tích nhiễu xạ tia X cũng như phép lưỡng sắc tròn điện tử thực nghiệm và tính toán TDDFT. Trong số các diterpenoid được phân lập, hợp chất 5, 69 gây độc tế bào ung thư HeLa (IC50 75,1; 74,2 và 76,5μM) và HSC-2 (IC50 69,9; 53,3 và 58,2 μM).

Từ khóa: Kaempferia galanga, kaemgalangol A, seco-isopimarane, tia X, tính toán lý thuyết, cấu hình tuyệt đối, độc tính tế bào

 

Nguyễn Trà My

 

  1.  

CÁC HỢP CHẤT DIARYLHEPTANOID VÀ PHENOLIC CHỐNG VIÊM TỪ THÂN RỄ ĐỊA LIỀN (KENCUR, KAEMPFERIA GALANGA L.)

Yao Fazhuang và cs.

Industrial Crops and Products, 2018, 125: 454-461.

Tóm tắt

Địa liền (tên gọi khác: Kencur, tên khoa học Kaempferia galanga L.) là một loài thực vật có mùi thơm thuộc họ Zingiberaceae. Địa liền được trồng rộng rãi và thân rễ đã được sử dụng phổ biến như một loại gia vị trong nhiều món ăn. Trong nghiên cứu này, ba hợp chất diarylheptanoid mới (13), một glycosid phenolic mới (4), cùng với 13 phenolic đã biết đã được phân lập từ thân rễ của địa liền. Cấu trúc hóa học của các hợp chất đã được xác định bằng các phương pháp quang phổ IR, 1D- và 2D-NMR, HR-ESI-MS và phương pháp ECD. Các diarylheptanoid đã được đánh giá tác dụng ức chế sản sinh nitric oxid (NO) do lipopolysaccharide (LPS) gây ra trên dòng tế bào đại thực bào RAW 264.7. Ngoại trừ hợp chất 7, hầu hết các hợp chất đều thể hiện tác dụng ức chế rõ rệt so với indomethacin. Các kết quả đã chứng minh rằng các diarylheptanoid là một trong những thành phần có hoạt tính chống viêm của địa liền, điều này cho thấy địa liền có tiềm năng được dùng như một tác nhân chống viêm cho các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe hoặc dược phẩm.

Từ khóa: Kencur, Kaempferia galanga L., các diarylheptanoid, chống viêm

Nguyễn Trà My

  1.  

CÁC POLYOXYGENATED ISOPIMARANE DITERPENOID GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ TỪ THÂN RỄ CỦA ĐỊA LIỀN [KAEMPFERIA GALANGA (KENCUR)]

Elshamy Abdelsamed I và cs.

Industrial Crops and Products, 2020, 158: 112965.

Tóm tắt

Địa liền (Kaempferia galanga, Họ Zingiberaceae) là một cây thuốc và cây trồng được phân bố rộng rãi ở Châu Á. Một số công dụng truyền thống của thân rễ loài cây này là làm hương vị và gia vị trong nấu ăn. Các công trình nghiên cứu hiện nay liên quan đến việc phân lập, xác định và tác dụng chống tăng sinh của các hợp chất chuyển hóa thứ cấp trong thân rễ địa liền. Ba polyoxygenated isopimarane diterpenoid mới là kaemgalangol B-D (1-3), đã được phân lập và xác định cùng với 20 hợp chất đã biết (4-27), một monoterpen (28), và năm hợp chất phenolic đã biết (29-33). Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được xác định bằng phương pháp quang phổ như FT-IR, 1D và 2D NMR, và HRMS. Tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư của các hợp chất được sàng lọc trên dòng tế bào leukemia CCRF-CEM với nồng độ cố định là 30 μM. Đường cong đáp ứng liều của các hợp chất 1920 cho thấy giá trị IC50 ≤ 50 μM đối với các dòng tế bào CCRF-CEM, MDAMB-231-pcDNA và HCT116 (p53 + / +). Hợp chất 20 có hoạt tính mạnh nhất đối với ba dòng tế bào được thử nghiệm với giá trị IC50 lần lượt là 35,28; 61,60 và 42,77 μM.

Từ khóa: Kaempferia galanga, Các Kaemgalangol, Các diterpenoid, chống tăng sinh tế bào ung thư

Nguyễn Trà My

II

Trạch tả

1

SO SÁNH PHIÊN MÃ VÀ   CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA TRONG BỐN LOẠI MÔ TỪ ALISMA ORIENTALE (SAM.) JUZEP CHO THẤY ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHÙM HOA VÀ CÁC DƯỢC TÍNH  CỦA NÓ

 

Wenjin Lin và cs.

Scientific Reports, 2019, 9: 12310

 

Tóm tắt

Trạch tả là một cây thuốc quan trọng trong y học cổ truyền Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, hệ phiên mã de novo của cây trạch tả được thực hiện dựa trên thư viện cDNA từ bốn loại mô khác nhau gồm: rễ, lá, thân và chùm hoa.

Tổng cộng có 41.685 unigene đã được tập hợp, 25.024 chú thích chức năng unigene đã thu  được bằng cách tìm kiếm dựa trên năm cơ sở dữ liệu trình tự gen công khai và 3.411  trình tự lặp lại đơn trong cây trạch tả lần đầu tiên được công bố. Tổng số 15.402 gen biểu hiện khác biệt đã được phân tích.

 Các đặc điểm hình thái cho thấy so với các mô khác, lá có nhiều diệp lục hơn, thân có nhiều bó mạch hơn, chùm hoa chứa nhiều hạt tinh bột và protein.

Bên cạnh đó, các con đường chuyển hóa của tám loại   chất chuyển hóa alisols, được đo bằng sắc ký lỏng siêu hiệu suất - ba khối phổ tứ cự cho thấy rằng alisol B 23-axetat và alisol B là các thành phần chính của bốn mô với lượng tương ứng là 0,068 ~ 0,350 mg/g và 0,046 ~ 0,587 mg/g.

Ngoài ra, qRT-PCR xác thực enzyme tổng hợp farnesyl pyrophosphate và enzyme khử 3-hydroxy-3-methylglutaryl-CoA nên được cân nhắc như là những gen quan trọng liên quan đến sinh tổng hợp alisol. Cấu hình phiên mã và con đường trao đổi chất này của cây trạch tả có thể giúp hiểu rõ các cơ chế phân tử làm cơ sở cho các dược tính của cây trạch tả.

Tô Thị Ngân

2

HIỂU RÕ PROTEOMIC VỀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH TỔNG HỢP PROTOSTAN TRITERPEN SAU KHI XỬ LÝ MEJA Ở CÂY TRẠCH TẢ

Tian Rong và CS.

Biochimica et Biophysica Acta (BBA) - Proteins and Proteomics. 2021; 1869(8): 140671

Tóm tắt

Các protostan triterpen ở cây trạch tả có các đặc điểm cấu trúc độc đáo với các hoạt tính dược lý riêng biệt. Trước đây, nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng quá trình sinh tổng hợp protostan triterpen có thể được điều hòa bằng chất cảm ứng methyl jasmonat (MeJA).

Nghiên cứu proteomic trong công trình này  cho thấy cơ chế điều hòa sinh tổng hợp protostan triterpen qua trung gian MeJA. Trong nghiên cứucủa chúng tôi 281 protein khác nhau đã được xác định từ các nhóm cây được xử lý MeJA so với đối chứng, trong khi chúng chủ yếu liên quan đến sinh tổng hợp triterpen, chuyển hóa axit α-linolenic, chuyển hóa carbohydrat và phản ứng với stress/bảo vệ. Các enzym chính 3-hydroxy-3-methylglutaryl-CoA reductase (HMGR), squalene epoxidase (SE), oxidosqualene cyclase (OSC) và cytochrome P450s có khả năng tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protostan triterpen được làm giàu đáng kể trong nhóm cây được xử lý bằng MeJA.

Các yếu tố phiên mã Helix-loop-helix (bHLH), MYB và GRAS cơ bản được tăng cường sau khi xử lý bằng MeJA, và chúng cũng cải thiện sự biểu hiện của các enzym quan trọng trong con đường Mevalonat và protostan triterpen.

Sau đó, MeJA cũng có thể làm tăng sự biểu hiện của α-galactosidase (α-GAL), do đó thúc đẩy sự phân hủy carbohydrat, cung cấp năng lượng và bộ khung carbon cho quá trình sinh tổng hợp tiền chất protostan triterpen. Ngoài ra, xử lý MeJA ngoại sinh đã làm tăng điều hòa 13-lipoxygenase (13-LOX), allene oxide synthase (AOS) và allene oxide cyclase (AOC) tham gia vào quá trình chuyển hóa axit α-linolenic, dẫn đến tích lũy  MeJA nội sinh và kích thích chuyển đổi sinh tổng hợp triterpen protostan.

Cuối cùng, MeJA đã làm tăng điều hòa các protein liên quan đến stress/bảo vệ, để tăng cường hoạt tính phản ứng bảo vệ của cây. Những kết quả này đã được khẳng định thêm bằng phân tích PCR real-time  định lượng của 19 gen được chọn và phân tích hàm lượng protostan triterpen. Kết quả cung cấp một số hiểu biết mới về vai trò của MeJA trong sinh tổng hợp protostan triterpen.

Tô Thị Ngân

3

SÀNG LỌC NHANH CÁC CHẤT ỨC CHẾ LIPASE TỰ NHIÊN TỪ TRẠCH TẢ (ALISMA ORIENTALE) KẾT HỢP SẮC KÝ LỚP MỎNG HIỆU NĂNG CAO - SẮC KÝ SINH HỌC VỚI KHỐI PHỔ

Yang F, cs.,

Journal of Chromatography B, 2021, 122599.

Tóm tắt:

Các chất ức chế lipase là một nhóm hợp chất làm hạ lipid máu hấp dẫn, có tác dụng ức chế hoạt động của lipase tuyến tụy của người, do đó ngăn cản sự hấp thu triglycerid in vivo. Là một thư viện chứa các hợp chất dẫn đầu đầy hứa hẹn để phát triển thuốc, y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) ngày càng được chú ý trong việc phát hiện và xác định nhanh chóng các chất ức chế enzym có nguồn gốc tự nhiên. Mục đích của nghiên cứu này là phát hiện ra các chất ức chế lipase chưa biết từ Trạch tả (Alisma orientale) bằng phương pháp phân tích định hướng hoạt tính bằng sắc ký lớp mỏng -sinh học, sau đó sử dụng công nghệ khối phổ ion hóa điện tử thông qua giao diện TLC-MS dựa trên việc rửa giải để xác định cấu trúc của chúng. Kết quả là, 11 chất ức chế lipase tự nhiên từ cao chiết Trạch tả đã được xác định dựa trên khối lượng phân tử và các ion mảnh thu được bằng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao - với khối phổ, và được xác định thêm bằng một loạt các phương pháp khác bao gồm phổ UV, các tín hiệu proton đặc trưng trên phổ 1H NMR và độ phân cực của các hợp chất, mười một chất ức chế lipase được chỉ định dự kiến ​​là triterpenoid: alisol B (m/z 495,50 [M + Na]+), alisol B 23-acetat (m/z 537,58 [M + Na]+), 11-deoxy-alisol B (m/z 479,50 [M + Na]+), 11-deoxy-alisol B 23-acetat (m/z 521,50 [M + Na]+), alisol A/epialisol A (m/z 513,50 [M + Na]+), 16-oxo-11-deoxy-alisol A (m/z 511,50 [M + Na]+), 16-oxo-alisol A (527,50 [M + Na]+), alisol C (m/z 509,58 [M + Na]+), alisol C 23-acetat (m/z 551,50 [M + Na]+), alisol M 23-acetat (m/z 567,50 [M + Na]+) và alismanol Q/neoalisol (m/z 493,42 [M + Na]+). Phương pháp tích hợp là một phương pháp hiệu quả để sàng lọc nhanh chóng các chất ức chế lipase từ các cao chiết thực vật phức tạp và cung cấp cơ sở hợp lý và thuận lợi cho việc xác định và phân tách hệ thống enzym khác và các hợp chất quan trọng khác có giá trị trị liệu.

Từ khóa: Các chất ức chế lipase, HPTLC-bioautography, Trạch tả, phổ khối, phổ UV, H-NMR.

Nguyễn Trà My

4

ALISOL A ỨC CHẾ TĂNG SINH, DI CƯ VÀ XÂM LẤN CỦA CÁC TẾ BÀO UNG THƯ BIỂU MÔ VÒM HỌNG BẰNG CÁCH ỨC CHẾ CON ĐƯỜNG TÍN HIỆU HIPPO

Chen XH cs.

Yonsei Medical Journal, 2021, 895.

Tóm tắt

Mục đích: Alisol A là một triterpenoid có hoạt tính sinh học được phân lập từ thân rễ Trạch tả (Alisma orientale). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, alisol A có khả năng chống ung thư. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tác động của alisol A đối với sự phát triển của tế bào ung thư biểu mô vòm họng (NPC).

Nguyên liệu và phương pháp: Các thử nghiệm MTT, hình thành cụm (colony), đo tế bào dòng chảy, transwell, làm lành vết thương (wound healin) và kỹ thuật Western blot được sử dụng để đánh giá tương ứng về khả năng sống sót của tế bào ung thư, sự tăng sinh, chu kỳ tế bào, sự di căn, sự xâm lấn và biểu hiện protein in vitro. Phần mềm AutoDock Vina và Discovery Studio đã được sử dụng để mô phỏng gắn kết phân tử (docking).

Các kết quả: Alisol A ức chế khả năng sống sót, tăng sinh, di căn và xâm lấn của các tế bào NPC. Thử nghiệm docking đã xác nhận rằng, alisol A liên kết với protein YAP. Ngoài ra, alisol A thúc đẩy quá trình phosphoryl hóa YAP và ngăn chặn sự biểu hiện của YAP trong các tế bào NPC.

Kết luận: Alisol A ức chế sự tăng sinh, di căn và xâm lấn của các tế bào NPC bằng cách ức chế con đường tín hiệu Hippo. Alisol A có thể là một ứng viên làm thuốc cho ung thư biểu mô vòm họng.

Từ khóa: Alisol A, ung thư biểu mô vòm họng, con đường tín hiệu Hippo.

Nguyễn Thà My

5

PHƯƠNG PHÁP BIOCHEMOMETRIC XÁC ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN CÓ TÁC DỤNG LỢI TIỂU TRONG TRẠCH TẢ (ALISMA ORIENTALE) DẠNG THÔ VÀ DẠNG QUA CHẾ BIẾN DỰA TRÊN ĐÁNH GIÁ VỀ HÀM LƯỢNG VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Yi Tao cs.

Biomedical Chromatography. 2020;34:e4744.

Tóm tắt

Chúng tôi đã đề xuất một phương pháp biochemometric để xác định thành phần có tác dụng lợi tiểu của các loại thảo dược dựa trên kết quả định lượng và tác dụng dược lý. Đầu tiên, một phương pháp sắc ký lỏng kết nối detector khối phổ với độ nhạy và độ chính xác cao đã được thiết lập để định lượng đồng thời sáu hợp chất triterpenoid chính trong mẫu dược liệu Trạch tả (Alisma orientale) thô và mẫu đã qua chế biến, xử lý với muối. Quá trình phân tích các hợp chất triterpenoid được thực hiện trên cột BEH C18 với pha động bao gồm acetonitril và nước chứa 0,1% acid formic. Sáu hợp chất triterpenoid chính đã được xác định bằng phương pháp MRM (multiple reaction monitoring) ở chế độ ion âm. Acid glycyrrhetinic được sử dụng làm chất chuẩn nội. Phương pháp này cho thấy tính tuyến tính tốt, độ chính xác trong ngày và khác ngày đều nằm trong khoảng 2,9%, hiệu suất thu hồi của mỗi triterpenoid dao động từ 97,9% đến 103,2%. Phương pháp này sau đó đã được áp dụng để phân tích định lượng sáu hợp chất triterpenoid trong mười lô mẫu dược liệu Trạch tả thô và mẫu đã qua chế biến, xử lý bằng muối. Thứ hai, tác dụng lợi tiểu của mẫu dược liệu Trạch tả thô và mẫu đã chế biến với muối đã được đánh giá trên chuột. Thứ ba, áp dụng các thuật toán phân tích thành phần chính và phân tích tương quan chính tắc để xác định mối quan hệ giữa hàm lượng của sáu triterpenoid chính và tác dụng lợi tiểu của các mẫu dược liệu Trạch tả thô và mẫu đã qua chế biến. Kết quả thu được cho thấy các hợp chất alisol B, alisol F và alisol A có mối tương quan chặt chẽ với tác dụng lợi tiểu.

Từ khóa: biochemometric, phân tích tương quan chính tắc, tác dụng lợi tiểu, UHPLC– MS/MS

Nguyễn Thị Hà Ly

6

HAI TRITERPENOID MỚI KHUNG PROTOSTANE TỪ TRẠCH TẢ (ALISMA ORIENTALIS JUZEP. ALISMATACEAE)

Xin và cs.

Natural Product Research, 2018, 32(2), 189-194.

DOI: 10.1080/14786419.2017.1344660

Tóm tắt

Hai triterpenoid khung protostan mới, 17-epi alisolide (1) và 24-epi alismanol D (2), đã được phân lập từ Trạch tả (Alisma orientale) cùng với một hợp chất đã biết. Việc phân tích cấu trúc của các hợp chất này được thực hiện bằng phân tích quang phổ NMR, UV và HRESIMS, sau đó so sánh với các dữ liệu trên thư viện tài liệu. Tất cả các hợp chất đã phân lập được đánh giá về tác dụng ức chế dòng tế bào biểu mô giác mạc người (Human corneal epithelial cells, HCE-2 cells). Kết quả cho thấy hợp chất 2 thể hiện tác động ức chế HCE-2 với giá trị IC50 là 23,1 μM.

Từ khóa: Trạch tả, triterpenoid khung protostan, HCE-2

 

Đinh Trường Sơn

7

NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA SỰ TÍCH LŨY CÁC TRITERPENOID VÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA CÁC GEN LIÊN QUAN TRONG CÂY TRẠCH TẢ

(ALISMA ORIENTALIS JUZEP. ALISMATACEAE)

Zhang Y. M. và cs.

China Journal of Chinese Materia Medica, 2019, 44(5), 942-947.

DOI: 0.19540/j.cnki.cjcmm.20181226.006

Tóm tắt

Để nghiên cứu mối tương quan giữa sự tích lũy triterpenoid và sự biểu hiện của các gen quy định các enzym quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp triterpenoid của cây Trạch tả (Alisma orientale), nghiên cứu đã sử dụng phương pháp UPLC-MS/MS để phát hiện hàm lượng của 8 triterpenoid trong thân rễ Trạch tả ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau, bao gồm alisol A , alisol A 24-acetat, alisol B, alisol B 23-acetat, alisol C 23-acetat, alisol F, alisol F 24-acetat và alisol G. Sau đó sử dụng kỹ thuật PCR để phân tích sự biểu hiện của các gen HMGR và FPPS chịu trách nhiệm chính trong sinh tổng hợp triterpenoid. Phân tích tương quan cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa tổng hàm lượng của 8 triterpenoid này và sự biểu hiện của các gen liên quan là HMGR và FPPS (HMGR: r = 0,998, P<0,01; FPPS: r = 0,957, P<0,05. Từ đó, nghiên cứu đã xác định sơ bộ rằng các gen HMGR và FPPS có thể điều chỉnh quá trình sinh tổng hợp triterpenoid ở cây Trạch tả, đặt cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về cơ chế điều hòa và sinh tổng hợp của các triterpenoid ở loài dược liệu này.           

Đinh Trường Sơn

8

PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC TRONG HUYẾT TƯƠNG, ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG VÀ NGHIÊN CỨU DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA TRẠCH TẢ THANG SỬ DỤNG UPLC-MS/MS

Wu và cs.

Frontiers in Chemistry, 2022, 10, 815886

Tóm tắt

Trạch Tả Thang (ZXD) là một trong những bài thuốc y học cổ truyền Trung Quốc gồm Trạch tả [Alisma orientalis (Sam.) Juzep., viết tắt ZX] và Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz., viết tắt BZ) theo tỷ lệ 5:2 và được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng từ xưa. Trong nghiên cứu này, phương pháp UHPLC-QE-Orbitrap-MS được sử dụng để phân tích định tính ZXD trong huyết tương chuột cống sau khi uống một liều duy nhất 750 mg/kg. Sau đó, sử dụng UHPLC-QTRAP-MS/MS để phân tích đồng thời 3 hoạt chất bao gồm alisol A, alisol B và alisol A 24-acetat có trong cao chiết ethanol của ZXD. Tiếp đó, dữ liệu dược động học của 3 hoạt chất được phân tích trong huyết tương chuột bằng phương pháp UHPLC-Q-TRAP-MS/MS với chương trình theo dõi đa phản ứng (MRM) ở m/z 508,4 → 383,2 đối với alisol A, m/z 490,4 → 365,2 đối với alisol B và m/z 550,4 → 515,5 đối với alisol A 24-acetat. Phương pháp phân tích đã được thẩm định về độ chính xác, độ ổn định, độ lặp lại, độ tuyến tính, hiệu suất thu hồi và hiệu ứng ma trận. Kết quả là 25 thành phần hóa học của ZXD đã được xác định trong huyết tương một cách nhanh chóng, có độ nhạy và độ chính xác cao đã được thiết lập để phân tích định lượng và nghiên cứu dược động học của ZXD. Những phát hiện của nghiên cứu này có thể cung cấp cơ sở khoa học để nghiên cứu sâu hơn về dược động học in vivo của các bài thuốc cổ phương.

Từ khóa: định tính, định lượng, dược động học, Trạch tả thang, alisol

Nguyễn Nhật Minh

9

THÀNH PHẦN HÓA HỌC LOÀI ALISMA PLANTAGO-AQUATICA SUBSP. ORIENTALE (SAM.) SAM VÀ CÁC HOẠT TÍNH KHÁNG VIÊM VÀ CHỐNG OXY HÓA

Xin-Yu Zhao và cs.

Natural Product Research, 2018, Volume 32- Issue 23

Tóm tắt

Việc khảo sát thành phần hóa học của loài Trạch tả Alisma plantago-aquatica subsp. orientale đã phân lập và xác định được mười ba hợp chất, bao gồm một sesquiterpene mới, (10S) -11-hydroxy-β-cyperone (1), ba sesquiterpene (2-4), năm phenylpropanoid (5–9) và bốn alkaloid (10–13). Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên xác định sự hiện diện của các hợp chất 2–13 trong chi Alisma. Cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng cách sử dụng phân tích quang phổ 1D và 2D NMR và HRESIMS. Tất cả các hợp chất phân lập được thử nghiệm các hoạt tính ức chế chống lại sự sản sinh nitric oxid trong các tế bào RAW 264,7 do LPS gây ra và hoạt tính chống oxy hóa bởi thực nghiệm dập tắt gốc tự do DPPH. Hợp chất 1–13 thể hiện tác dụng ức chế đáng kể chống lại sự sản sinh NO ở một nồng độ nhất định, trong khi hợp chất 5 cho thấy hoạt tính chống oxy hóa với IC50 là 55,28 μM. Tương tác của các hợp chất 1, 511 với iNOS cũng đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng phương pháp ghép nối phân tử.

Từ khóa: phân loài, alkaloid; kháng viêm, chống oxi hóa, phenylpropanoid; sesquiterpene.  

Nguyễn Thanh Phong

10

CÁC SESQUITERPENE MỚI ORIENTALOL L–P TỪ THÂN RỄ CỦA TRẠCH TẢ [ALISMA ORIENTALIS (SAM.) JUZEP] VÀ KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH TRÊN DÒNG TẾ BÀO THẬN HK-2

 

Zhang và cs.

New Journal of Chemistry, 2018, 42(16), 13414-13420.

DOI: 10.1039/C8NJ02027B

Tóm tắt

Hai sesquiterpen (1-2) và ba nor-sesquiterpen (35) mới đã thu được từ thân rễ của Trạch tả [Alisma orientalis (SAM.) JUZEP], một trong số đó (2) chứa khung cyclopenten và furanon chưa từng có trong tự nhiên. Cấu trúc và công thức hóa học của các hợp chất này đã được xác định bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR (1H và 13C-NMR, HSQC, HSBC, NOESY) và hệ thống quang phổ lưỡng sắc tròn (ECD) và phân tích dữ liệu HR-ESI-MS. Hai quá trình sinh tổng hợp hợp chất 12 đã được thảo luận. Các hợp chất này được đánh giá độc tính trên dòng tế bào thận bình thường người HK-2 bằng cách sàng lọc ở hàm lượng cao và ghi nhận dịch chiết MeOH cũng như các hợp chất này đều không có khả năng gây độc trên thận in vitro.

Nguyễn Văn Trí

11

HOẠT TÍNH CHỐNG VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT MẠN CỦA CÁC HỢP CHẤT PHENOLIC PHÂN LẬP TỪ LOÀI TRẠCH TẢ ALISMA PLANTAGO-AQUATICA LINNAEUS

Ya-sheng Huang và cs.

Chemistry Central Journal, 2017, Volume 11, Article number: 120

Tóm tắt

Giới thiệu

Trạch tả (Alisma plantago-aquatica Linnaeus) được phân bố rộng rãi ở Tây Nam Trung Quốc, là dược liệu chủ yếu của y học cổ truyền Trung Quốc với tên gọi là "Zexie". Trạch tả được sử dụng như một loại thuốc dân gian để điều hòa miễn dịch, chống khối u, kháng viêm và kháng khuẩn. Các nghiên cứu hóa học trước đây đã xác định có sự hiện diện các hợp chất triterpen, diterpen, sesquiterpen, steroid, alkaloid và acid phenolic trong loài Trạch tả A. plantago-aquatica. Các terpen và acid phenolic được coi là chất chuyển hóa thứ cấp chính từ loài này.

Kết quả

Một acid phenolic mới là plantain A (1), cùng với bốn hợp chất đã biết (2–5) đã được phân lập và xác định từ loài A. plantago-aquatica bằng các phương pháp sắc ký và khối phổ. Trong nghiên cứu này, các yếu tố TNF-α, IL-1β, COX-2, PEG2 và TGF-β1 đã tăng lên ở chuột bị gây viêm tuyến tiền liệt mạn tính không do vi khuẩn (chronic non-bacterial prostatitis, CNP). Hợp chất phân lập (1 4) ở liều điều trị 50 mg/kg làm giảm đáng kể nồng độ các cytokin ở chuột CNP. Do đó, hợp chất 1 4 thể hiện tác dụng kháng viêm tuyến tiền liệt mạn tính nhờ các đặc tính kháng viêm.

Kết luận

Một acid phenolic mới và bốn hợp chất phenolic đã biết, đã được phân lập từ Trạch tả. Hợp chất 1 4 thể hiện tác động kháng viêm tuyến tiền liệt mạn tính điển hình ở chuột cống trắng.

Từ khóa: Trạch tả, Plantain A, Chronic prostatitis  

Lâm Bích Thảo

 

(Nguồn tin: )