Bản tin dược liệu

Bản tin Dược liệu số 02/2013: Ba kích và cây thuốc có tác dụng chống bệnh tiểu đường

MONOTROPEIN PHÂN LẬP TỪ RỄ CỦA BA KÍCH (MORINDA OFFICINALIS) CẢI THIỆN VAI TRÒ TRUNG GIAN TIỀN VIÊM Ở ĐẠI THỰC BÀO RAW 264.7 VÀ VIÊM RUỘT KẾT GÂY BỞI DEXTRAN SULFATE SODIUM THÔNG QUA KHỬ HOẠT TÍNH NF-κB

Shin JS và cs.

Food Chem Toxicol. 2013 Mar;53:263-71

Trước đây chúng tôi đã chứng minh monotropein phân lập từ rễ của ba kích Morinda officinalis (Rubiaceae) có tác dụng chống viêmin vivo. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát các cơ chế phân tử có tác dụng chống viêm của monotropein trên mô hình gây giảm đại thực bào RAW 264.7 bởi lipopolysaccharide (LPS) và mô hình chuột nhắt trắng viêm ruột kết gây bởi  dextran sulfate sodium (DSS). Monotropein được phát hiện ức chế biểu hiện của nitric oxid synthase (iNOS), cyclooxygenase-2 (COX-2), yếu tố hoại tử α (TNF-α), và interleukin-1β (IL-1β) mRNA trong các đại thực bào RAW 264.7 gây bởi LPS. Việc xử lý bằng monotropein đã làm giảm tác dụng kết dính ADN của nhânκB (NF-κB). Cùng với những phát hiện này, monotropein cũng đã ngăn chặn sự phosphoryl hóa và suy giảm ức chế κB-α (IκB-α), và do đó hoán vị NF-κB. Trong mô hình viêm ruột kết gây bởi DSS, monotropein đã làm giảm chỉ số hoạt động bệnh  (DAI), hoạt động myeloperoxidase (MPO), và các biểu hiện protien liên quan đến viêm thông qua ngăn chặn sự hoạt hóa NF-κB ở niêm mạc ruột. Tóm lại, những phát hiện này gợi ý tác dụng chống viêm của monotropein chủ yếu liên quan đến sự ức chế các biểu hiện của chất trung gian gây viêm thông qua khử hoạt tính NF-κB, và hỗ trợ vai trò chữa bệnh của nó trong viêm ruột kết.

V.T.A

 

NGHIÊN CỨU CÁC OLIGOSACCHARID TỪ BA KÍCH MORINDA OFFICINALIS

Feng F và cs.

Zhong Yao Cai, 2012 Aug;35(8):1259-62

Mục tiêu: Nghiên cứu các oligosaccharid từ ba kích (Morinda officinalis How.)

Phương pháp: Các hợp chất đã được phân lập bằng sắc ký và cấu trúc của chúng đã được nhận dạng bằng phân tích phổ và các chỉ số hóa học.

Các kết quả: Sáu hợp chất đã được phân lập và nhận dạng là sucrose (I), inulin-type trisaccharid (II), inulin-type hexasaccharid (III), inulotriose (IV), inulotetraose (V), inulopentaose (VI).

Kết luận: Hợp chất IV, V và VI được phân lập lần đầu tiên từ ba kích.

V.T.A

 

GIÁM BIỆT 6 VỊ THUỐC ĐÔNG DƯỢC TRONG BÀI THUỐC HỖN HỢP HOÀNG MẠCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TLC

SUN Li và cs.

China pharmacist , 2012, Vol 15, No 8: 1199-1202

Mục đích: Hoàn thiện hơn nữa tiêu chuẩn chất lượng của bài thuốc hỗn hợp Hoàng Mạch.

Phương pháp: Giám biệt 6 vị thuốc Đông dược là hà thủ ô chế, dâm dương hoắc, thỏ ty tử, mạch đông, ba kích, hoàng kỳ trong bài thuốc hỗn hợp Hoàng Mạch bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC).

Kết quả: Mẫu thử hiện chấm màu tương đồng với mẫu đối chứng ở trên cùng vị trí tương ứng, chấm màu rõ ràng, không có tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng, tính trùng lặp tốt.

Kết luận: Giám biệt 6 vị thuốc Đông dược trong bài thuốc hỗn hợp Hoàng Mạch bằng phương pháp TLC có kết quả đáng tin cậy, có thể áp dụng quản lý chất lượng bài thuốc hỗn hợp Hoàng Mạch.

N.T.M.Lộc

 

ẢNH HƯỞNG CỦA BA KÍCH (RADIX MORINDAE OFFICINALIS) ĐỐI VỚI TỔN THƯƠNG THIẾU MÁU CỤC BỘ - TÁI TƯỚI MÁU CƠ TIM Ở CHUỘT CỐNG TRẮNG

LI Kai và cs.

Journal of Chinese PLA Postgraduate Medical School, 2012, Vol 33, No 03: 277-279, 301

Mục đích: Quan sát ảnh hưởng của ba kích (RMO) đối với tổn thương thiếu máu cục bộ - tái tưới máu cơ tim chuột cống trắng và nghiên cứu các cơ chế có thể xảy ra.

Phương pháp: Chọn 40 chuột cống đực, chia ngẫu nhiên thành 4 nhóm: Nhóm đối chiếu, nhóm gây tổn thương thiếu máu cục bộ - tái tưới máu cơ tim, nhóm dùng RMO liều cao 3,0g/(kg/ngày), và nhóm RMO liều thấp 1,2g/(kg/d), mỗi nhóm 10 con và đưa thuốc vào dạ dày. Nhóm đối chiếu và nhóm gây tổn thương đều đưa nước cất vào dạ dày với lượng bằng nhau, nhóm đối chiếu luồn dây nhưng không thắt, 3 nhóm còn lại đều  luồn dây và thắt động mạch trong 30 phút, tái tưới máu trong 60 phút. Quan sát diện tích hoại tử của cơ tim và hàm lượng CK, NO, iNOS  cũng như quá trình thay đổi hoạt tính Ca2+-Mg2+-ATPaseNa+-K+-ATPase trong mô cơ tim.

Kết quả: So với nhóm gây tổn thương, hai nhóm RMO liều cao và thấp đều có diện tích hoại tử cơ tim nhỏ có ý nghĩa (P< 0,05), hoạt tính Ca2+-Mg2+-ATPaseNa+-K+-ATPase trong cơ tim tăng cao, hàm lượng CK giảm thấp (P< 0,05).

Kết luận: RMO có tác dụng dự phòng thiếu máu cục bộ, cơ chế này chủ yếu liên quan tới việc ngăn chặn quá trình tăng calci quá mức và các gốc oxy tự do.

N.T.M.Lộc

 

ẢNH HƯỞNG CỦA CAO CHIẾT CỒN BA KÍCH (RADIX MORINDAE OFFICINALIS) ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG SAU TỔN THƯƠNG THIẾU MÁU CỤC BỘ - TÁI TƯỚI MÁU CƠ TIM Ở CHUỘT CỐNG TRẮNG IN VITRO

LIU Lingzhi và cs.

Trung Quốc Y Dược Đạo báo, 2012, Vol 9, No 28: 10-11,17

Mục đích: Nghiên cứu ảnh hưởng của cao chiết cồn ba kích đối với quá trình chuyển hóa năng lượng sau tổn thương thiếu máu cục bộ - tái tưới máu (ischemiareperfusion injury, IRI) cơ tim.

Phương pháp: Chọn 40 chuột cống đực Wistar khỏe mạnh, chia ngẫu nhiên thành 4 nhóm: Nhóm đối chứng, nhóm IRI, nhóm dùng ba kích liều cao và nhóm dùng ba kích liều thấp, mỗi nhóm 10 con. Tao mô hình IRI cơ tim bằng kỹ thuật truyền dung dịch Langendorff. Hai nhóm dùng ba kích lần lượt dùng thuốc với nồng độ tương ứng. Sau khi truyền dung dịch kết thúc, lấy mô tâm thất trái của chuột cống trắng mỗi nhóm để kiểm tra hợp chất acid sulfuric bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.

Kết quả: So với nhóm IRI, hàm lượng ATP, ADP, AMP, TAN và quá trình nạp năng lượng cho tế bào cơ tim (energy charge) ở nhóm dùng ba kích liều cao và liều thấp đều tăng cao có ý nghĩa (P< 0,05).

Kết luận: Cao chiết cồn ba kích có thể cải thiện quá trình chuyển hóa năng lượng cơ tim IRI, có thể thông qua con đường này để phát huy tác dụng chống IRI cơ tim.

N.T.M.Lộc

 

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ANTHRAQUINON TOÀN PHẦN TRONG THUỐC VIÊN TỔNG HỢP BA KÍCH THIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG PHỔ

LUO Wenhui và cs.

Y Dược và Y tế hiện đại, 2012, Vol 28, No 01: 11-13

Mục đích: Xác định hàm lượng anthraquinon toàn phần trong thuốc viên tổng hợp Ba kích thiên.

Phương pháp: Xác định hàm lượng anthraquinon toàn phần bằng phương pháp đo quang phổ. Bước sóng đo là 425nm.

Kết quả: Nồng độ đo nằm trong phạm vi 0,208 8 ~3,132 0mg/ml, mối quan hệ tuyến tính với độ hấp thu tốt (r = 0,994).

Kết luận: Phương pháp nghiên cứu có thể quản lý hiệu quả chất lượng thuốc viên tổng hợp Ba kích thiên.

N.T.M.Lộc

 

VIÊN NANG BA KÍCH OLIGOSACCHARID (MORINDEA OFFICINALIS OLIGOSACCHARIDES CAPSULE) CHỮA TRỊ 42 TRƯỜNG HỢP BỊ TRẦM CẢM NHẸ VÀ VỪA

LIU Feihu và cs.

Thiểm Tây Đông y, 2012, Vol 33, No 02: 165-167

Mục đích: Quan sát hiệu quả chữa trị của viên nang Ba kích oligosaccharid đối với chứng trầm cảm mức độ nhẹ và vừa, cũng như quan sát độ an toàn của thuốc.

Phương pháp: Sử dụng phương pháp nghiên cứu đa trung tâm (polycentric), mù đôi và chéo đôi (double blind double dummy) và đối chứng fluoxetin hydrochlorid. Những người phù hợp với tiêu chuẩn thử nghiệm sẽ chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm: Nhóm chữa trị (chữa trị bằng viên nang Ba kích oligosaccharid 300mg/ngày hoặc 600mg/ngày), nhóm đối chứng dương (viên nang Fluoxetin hydrochlorid 20mg hoặc 30mg/ngày), nhóm đối chứng dùng thuốc Placebo, liệu trình là 6 tuần.

Kết quả: Tỷ lệ hiệu quả của nhóm chữa trị, nhóm đối chứng dương và nhóm Placebo tương ứng là 71,43%81,91%53,33%. Giá trị khác biệt giảm trừ theo thang điểm HAMD-17 và đường gốc tương ứng là -13,043(5,43); -13,863(5,24)-8,269(4,76). Sự khác biệt khi so sánh giữa 3 nhóm có ý nghĩa (P<0,05), thử nghiệm so sánh không kém hơn giữa nhóm liều thấp và nhóm đối chứng fluoxetin hydrochlorid đạt tiêu chuẩn (P< 0,05). Tỷ lệ xảy ra tác dụng không mong muốn tương ứng như sau: Nhóm chữa trị có 3 trường hợp, nhóm đối chứng dương tính có 3 trường hợp, nhóm dùng Placebo là 1 trường hợp.

Kết luận: Hiệu quả chữa trị của viên nang Ba kích oligosaccharid đối với chứng trầm cảm mức độ nhẹ và vừa tương đương với viên Fluoxetin hydrochlorid, phản ứng phụ ít và nhẹ, có thể áp dụng trong chữa trị chứng trầm cảm mức độ nhẹ và vừa.

N.T.M.Lộc

 

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA ĐƯỜNG TRONG CÁC SẢN PHẨM BÀO CHẾ TỪ BA KÍCH

TIAN Shaoxiong và cs.

Chinese medicine modern distance education of China, 2011, Vol 9, No 02: 205-206

Mục đích: Nghiên cứu hàm lượng đường và ý nghĩa làm thuốc của các sản phẩm bào chế từ ba kích.

Phương pháp: Tiến hành đo hàm lượng đường toàn phần và hàm lượng polysaccharid trong ba kích sạch, ba kích rút lõi, lõi ba kích và trong thịt ba kích sau khi đồ chín bằng phương pháp quang phổ tử ngoại – khả kiến (UV-Vis Spectrophotometer).

Kết quả: Hàm lượng đường toàn phần trong ba kích sạch là 54,83%, polysaccharid là 12,09%; trong ba kích rút lõi tương ứng là 59,58% và 12,09%; trong lõi ba kích là 23,12% và 5,91%; còn trong thịt ba kích sau khi bào chế tương ứng là 56,61% và 12,93%; hàm lượng đường cao hơn so với ba kích sạch..

Kết luận: Hàm lượng đường trong ba kích chủ yếu phân bố ở phần thịt (ba kích nhục), hàm lượng đường trong các sản phẩm bào chế từ ba kích khác nhau sẽ có sự khác biệt rõ rệt, việc hấp chín và rút lõi sẽ giúp cho dược liệu sạch, giúp cho việc dùng làm thuốc càng chuẩn xác..

N.T.M.Lộc

 

NUÔI CẤY MÔ VÀ GÂY ĐA BỘI THỂ BA KÍCH (MORINDA OFFICINALIS)

Lin M và cs.

Zhongguo Zhong Yao Za Zhi. 2011 Sep;36(17):2325-8

 

Mục tiêu: Xây dựng mô hình nhân giống và gây đa bội thể (nhiều bộ nhiễm sắc thể) ba kích (Morinda officinalis).

Phương pháp: Mô được gây ra từ phôi non của ba kích (M. officinalis) và đa bội thể đã được gây bởi phương pháp xử lý với cholchicine. Ty lạp thể đã được phát hiện bằng đếm lưu tốc tế bào.

Kết quả và kết luận: Tỷ lệ gây đa bội thể cao nhất là 18,40% đạt được khi xử lý với 500 mg x L(-1) colchicine trong 5 ngày. Rễ của đa bội thể to hơn lưỡng bội thể. Ưu điểm của việc sử dụng phôi non như mô lấy từ sinh vật để nuôi nhân tạo dễ tiệt trùng, tỷ lệ tạo mô cao hơn và sự biệt hóa mức độ thấp. Đa bội thể của ba  kích có thể nhân rộng trong trồng trọt.

V.T.A

 

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN ĐƯỜNG TRONG BA KÍCH

(Radix Morindae Officinalis)

CHEN Diling và cs.

Trung Quốc Dược phòng, 2012, Vol 23, No 03: 217-220

Mục đích: So sánh ảnh hưởng của phương pháp bào chế khác nhau đối với hàm lượng các thành phần đường trong ba kích và sơ đồ dấu vân tay.

Phương pháp: Xác định hàm lượng của thành phần đường hòa tan được trong cồn và thành phần đường hòa tan được trong nước trong các sản phẩm bào chế từ ba kích bằng phương pháp phổ tử ngoại – khả biến (UV-Vis spectrophotometry). Xây dựng sơ đồ dấu vân tay thành phần đường trong ba kích bằng phương pháp HPLC – ELSD.

Kết quả: Hàm lượng đường trong các sản phẩm bào chế khác nhau từ ba kích so với sản phẩm thô có sự khác biệt. Phương pháp HPLC – ELSD đã xác định tổng cộng 14 đỉnh chủ yếu, các sản phẩm bào chế khác nhau tương đồng về nhóm thành phần đường, nhưng hàm lượng có sự khác biệt

Kết luận: Phương pháp bào chế có ảnh hưởng đối với khả năng hòa tan của thành phần đường trong ba kích.

N.T.M.Lộc

 

KHẢO SÁT KỸ THUẬT KHỮ MÀU RESIN FRUCTO-OLIGOFRUCTOSE NYSTOSE Ở BA KÍCH

ZHANG Hualin và cs.

Chinese Journal of Experimental Traditional Medical Formulae, 2012, Vol 18, No 24: 35-39

Mục đích: Khảo sát khả năng khử màu của resin đối với các sắc tố có trong fructo-oligofructose nystose của ba kích.

Phương pháp: Lấy tỷ lệ khử màu và tỷ lệ giữ oligosaccharid làm chỉ tiêu, sàng lọc những resin thích hợp để tiến hành khử màu đối với fructo-oligofructose nystose của ba kích, khảo sát kỹ thuật hấp phụ ở trạng thái tĩnh và trạng thái động bằng thử nghiệm. Đo hàm lượng nystose bằng HPLC-ELSD.

Kết quả: Resin model D941, điều kiện tốt nhất là ở nhiệt độ phòng (25oC), dung dịch oligosaccharid từ ba kích với liều 15g/L (pH 5,88) 4 BV, luc tốc là 4 BV/giờ, tỷ lệ chiều cao đường kính là 1:10, tỷ lệ khử màu là 92,54%, tỷ lệ giữ oligosaccharid là 82,76%, hàm lượng nystose từ 22,46% tăng cao đến 29,94%.

Kết luận: Resin model D941 có khả năng khử màu rất tốt đối với fructo-oligofructose nystose của ba kích.

N.T.M.Lộc

 

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG TRẦM CẢM CỦA OLIGOSACCHARIDE TRONG BA KÍCH

ZOU Lianyong và cs.

Chinese Journal of New Drugs, 2012, Vol 21, No 16: 1889-1891 và 1945

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của dược liệu ba kích rất phức tạp, gần đây thường sử dụng phương pháp dược lý học hiện đại và phát hiện thấy cao chiết ba kích có hiệu quả chống trầm cảm trong nhiều mô hình động vật gây trầm cảm, thành phần chủ yếu của nó là một nhóm chất inulo-oligosaccharid. Ngoài ra, oligosaccharid của ba kích còn có thể bảo vệ tổn thương tế bào thần kinh tránh bị corticosteron, có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng chứng minh viên nang oligosaccharid từ ba kích có thể chữa trị chứng trầm cảm mức độ nhẹ và vừa, hiệu quả chữa trị tương đương với fluoxetin, phản ứng phụ rất nhẹ. Nghiên cứu này đã tổng hợp tiến triển nghiên cứu về độc lý học và tác dụng chống trầm cảm của ba kích hiện nay.

 

N.T.M.Lộc

 

GIÁM BIỆT 6 VỊ THUỐC ĐÔNG DƯỢC TRONG BÀI THUỐC HỖN HỢP HOÀNG MẠCH (HUANGMAI MIXTURE) BẰNG PHƯƠNG PHÁP TLC

SUN Li và cs.

China pharmacist , 2012, Vol 15, No 8: 1199-1202

Mục đích: Hoàn thiện hơn nữa tiêu chuẩn chất lượng của bài thuốc hỗn hợp Hoàng Mạch.

Phương pháp: Giám biệt 6 vị thuốc Đông dược là hà thủ ô chế, dâm dương hoắc, thỏ ty tử, mạch đông, ba kích, hoàng kỳ trong bài thuốc hỗn hợp Hoàng Mạch bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC).

Kết quả: Mẫu thử hiện màu tương đồng với mẫu đối chứng ở trên cùng vị trí tương ứng, màu rõ ràng, không có tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng, tính trùng lặp tốt.

Kết luận: Giám biệt 6 vị thuốc Đông dược trong bài thuốc hỗn hợp Hoàng Mạch bằng phương pháp TLC có kết quả đáng tin cậy, có thể áp dụng quản lý chất lượng bài thuốc hỗn hợp Hoàng Mạch.

N.T.M.Lộc

 

TÁC DỤNG LOẠI BỎ GỐC TỰ DO VÀ CHỐNG TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT CỦA CAO CHIẾT CỎ XƯỚC (ACHYRANTHES ASPERA) Ỏ CHUỘT NHẮT TRẮNG BỊ TIỂU ĐƯỜNG GÂY BỞI ALLOXAN

Talukder FZ và cs.

Drug Discov Ther, 2012 Dec;6(6):298-305

Cây thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh từ lâu đời. Chúng cũng là  nguồn nguyên liệu để sản xuất các thực phẩm chức năng và thuốc. Nghiên cứu này đánh giá cao chiết ethanol cỏ xước đối với tác dụng chống oxy hóa in vitro và tác dụng chống tăng đường huyết trên chuột nhắt trắng bị tiểu đường gây bởi alloxan. Chuột nhắt trắng  Swiss albino đã bị gây bệnh tiểu đường bằng cách tiêm màng bụng, mức đường máu và trọng lượng đã được đo hàng tuần. Cuối thí nghiệm, tất cả các chuột đem giết để thu được các mẫu mô. Các cao chiết cỏ xước đã phòng chống oxy hóa mạnh so với các thuốc đối chiếu. Việc điều trị bằng cao chiết cỏ xước với các liều 200 mg/kg và 400 mg/kg đã làm giảm các mức đường máu có ý nghĩa ở chuột nhắt trắng bị tiểu đường gây bởi alloxan. Cao chiết cỏ xước cũng có tác dụng phòng chống peroxy hóa lipid, được đo bởi các chất phản ứng với acid thiobarbituric (mô hình TBARS) và các hydroperoxyd. Hơn nữa, cao chiết cỏ xước đã làm tăng hoạt động của catalase và đã làm giảm các mức NO ở chuột nhắt trắng bị tiểu đường gây bởi alloxan. Các kết quả đã cho thấy tác dụng chống tăng đường huyết của cao chiết cỏ xước ở chuột nhắt trắng bị tiểu đường gây bởi alloxan có thể gián tiếp thông qua stress oxy hóa giảm.

V.T.A

 

CAO CHIẾT NƯỚC HẠT VÀ LÁ CỦA DIỆP HẠ CHÂU (PHYLLANTHUS AMARUS) CẢI THIỆN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG KHÁNG INSULIN Ở CÁC NGHIÊN CỨU ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

Adejwon Adewale Adeneye*

J. Ethnophamrmacology 144 (2012) 705-711

 

Liên quan đến dược lý: Ở bộ tộc Yoruba (Tây Nam Nigeri), nước sắc hạt và lá diệp hạ châu Phyllanthus amarus Schum. and Thonn được dùng có tiếng vì kiểm soát cục bộ được bệnh tiểu đường, béo phì và tăng lipid huyết.

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu hiện nhằm đánh giá hiệu lực và làm rõ cơ chế tác dụng của cao chiết hạt và lá diệp hạ châu đối với bệnh tăng đường huyết và rối loạn mỡ máu gây bởi 10% đường mía và bình thường như mô hình thực nghiệm bệnh tiểu đường kháng insulin.

Vật liệu và phương pháp: Trong nghiên cứu này, tác dụng chống tăng đường huyết khi cho uống nhắc lại 150-600mg/kg/ngày cao chiết diệp hạ châu đã được đánh giá ở chuột cống trắng bình thường và chuột cống trắng kháng insulin gây bởi 10% đường mía, sử dụng các chỉ số như đường huyết khi đói (FBG), insulin và kháng insulin. Tác dụng làm giảm cân của cao chiết, chống tăng lipid huyết và chống xơ vữa mạch cũng đã được đánh giá bằng việc đánh giá tác dụng của cao chiết trên thể trọng, các mức triglycerid, cholesterol toàn phần, mật độ lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao, mật độ lipoprotein cholesterol kiểm soát thấp và các chỉ số tạo xơ mạch.

Kết quả: Ở chuột cống trắng bình thường, cao chiết diệp hạ châu đã làm giảm thể trọng  có ý nghĩa p<0,05; p<0,01 và p<0,001) và giảm thể trọng liên quan đến liều, các chỉ số FBG, TG, LDL-c và các chỉ số tạo xơ vữa mạch. Việc cho uống nhắc lại 10% đường mía trong 30 ngày gắn liền với sự tăng cân có ý nghĩa (p<0,001), sự tăng đường huyết, các chỉ số kháng insulin, các chỉ số tăng đường huyết và tạo vữa mạch. Tuy nhiên, việc xử lý trước với cao chiết diệp hạ châu p<0,05; p<0,01 và p<0,001) đã làm giảm có ý nghĩa và làm giảm sự tăng phụ thuộc liều ở các thông số đo được.

Kết luận: Nói chung, các kết quả của nghiên cứu này đã thể hiện cao chiết diệp hạ châu kiểm soát có hiệu quả bệnh tiểu đường kháng insulin gián tiếp qua việc cải thiện sự kháng insulin vì vậy có giá trị sử dụng trong y học dân tộc để kiểm soát bệnh tiểu đường.

V.T.A

 

SỬ DỤNG LÁ LỐT (PIPER SARMENTOSUM) NHƯ MỘT CHẤT BỔ SUNG CHỐNG BỆNH TIỂU ĐUỜNG CÓ HIỆU QUẢ Ở ĐÔNG NAM Á: TỔNG QUAN

Zar CT và cs.

Clin Ter, 2012 Nov;163(6):505-10

 

Thảo dược có tác dụng chống bệnh tiểu đường đóng vai trò rất quan trọng. Thuốc từ thảo dược đã được sử dụng rộng rãi ở Đông Nam Á bởi tác dụng phụ ít hơn và chi phí cũng ít hơn. Mục tiêu chính của bài tổng quan này là phổ biến thông tin quan trọng liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược chống lại stress oxy hóa liên quan đến các bệnh như tiểu đường. Bài báo nhấn mạnh một số cây thuốc cổ truyền được sử dụng rộng rãi ở Đông Nam Á có chú trọng đặc biệt đến cây lá lốt. Lá lốt được báo cáo có tác dụng hạ đường huyết, chống tiểu đường và các tác dụng khác. Các tác dụng chống oxy hóa của thảo dược có thể có hiệu lực trong kiểm soát tổn thương oxy hóa trong bệnh tiểu đường. Bài báo tổng quan này nêu bật vai trò khả quan của các thảo dược cổ truyền đối với bệnh tiểu đường và cũng mô tả  các biến chứng của bệnh này. Bạn đọc có thể tìm đọc trên tạp chí “Clin. Ter, 2012 Nov. 163 (6) 505-10”.

 

V.T.A

 

HỒNG SÂM TRIỀU TIÊN (PANAX GINSENG) CẢI THIỆN BỆNH TIỂU ĐUỜNG TYP 1 VÀ KHÔI PHỤC CÁC NGĂN TẾ BÀO MIỄN DỊCH

Young Joo Hong và cs.

J. Ethnopharmacology 144 (2012) 225-233

 

Về  dược lý: Dữ liệu lịch sử cho thấy trong YHCT, một loại bệnh tương tự như bệnh tiểu đường đã được điều trị bằng sâm. Hồng Sâm được xem là có tác dụng như một chất bổ sung vào chế độ ăn vì có khả năng chống tiểu đường.

Mục đích: Nghiên cứu này được xây dựng để khảo sát khả năng phòng bệnh của cao chiết Hồng sâm  (Panax ginseng C.A. Meyer Radix Rubra) trong mô hình chuột bị tiểu đường typ 1.

Vật liệu và phương pháp: Tác dụng phòng bệnh của cao chiết Hồng sâm được đánh giá trên chuột nhắt trắng cho sử dụng Hồng sâm trong 2 tuần trước khi gây bệnh tiểu đường bằng streptozotocin (STZ). Các mức glucose và các kết quả thử nghiệm glucose ở chuột nhắt trắng bị tiểu đường dùng hồng sâm đã được so sánh với các mức glucose và các kết quả thử nghiệm của chuột nhắt trắng bị tiểu đường chưa được xử lý và chuột nhắt trắng đối chứng khỏe mạnh. Việc khảo sát các ngăn miễn dịch ở các tổ chức lympho, quan sát hình thái học tế bào đảo tụy và việc sản sinh ra insulin của tế bào beta đã được nghiên cứu.

Kết quả: Cao chiết hồng sâm làm hạ thấp có ý nghĩa các mức đường huyết trung bình từ 350mg/dl xuống 250mg/dl và cải thiện thử nghiệm thay đổi mức glucose khi áp dụng để phòng bệnh. Các phát hiện mô học cho thấy cao chiết hồng sâm đã bảo vệ chống lại sự phá hủy mô đảo tụy gây bởi STZ và cải thiện sự bài tiết insulin. Đáng chú ý, tác dụng này đã đi kèm với sự hồi phục các tế bào lympho, gợi ý  cao chiết hồng sâm tạo điều kiện cho sự ổn định nội mô miễn dịch.

Kết luận: Đây là báo cáo đầu tiên thể hiện chức năng phòng bệnh của cao chiết hồng sâm trong việc cải thiện sự tăng đường huyết ở bệnh tiểu đường typ1. Các ngăn miễn dịch của các chuột nhắt trắng bị tiểu đường được đánh giá là có tác dụng dự phòng đối với chuột nhắt trắng được uống hồng sâm gợi ý hồng sâm có tác dụng đối với bệnh nhân tiểu đuờng typ 1 không chỉ do tác dụng hạ đường huyết mà còn có tác dụng điều hòa miễn dịch.

V.T.A

 

KHẢ NĂNG KHÁNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA STEAROYL GLUCOSIDE CỦA ACID URSOLIC: MỘT ESTER GYCOSIDIC TRITERPENIC MỚI TỪ BÔNG ỔI LANTANA CAMARAL.

Imran Kazmi và cs.

Fitoterapia, 2012, 83: 142-146

 

Một stearoyl glucoside của acid ursolic, urs-12-en-3 –ol-28-oic acid 3  - D-glucopyranosyl -4’-octadecanoate và các hợp chất khác đã được phân lập từ lá bông ổi (Lantana camara L.) . Cấu trúc của glycoside mới này đã được xác định và đánh giá bằng phương pháp phổ. Ở chuột cống trắng bị đái tháo đường gây bởi streptozotocin thì hợp chất mới này đã thể hiện khả năng giảm mức đường huyết có ý nghĩa.

N.P.Thanh

 

CÁC FLAVONE MỚI VỚI HOẠT TÍNH KHÁNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TỪ CÂY TRÀM BÔNG ĐỎ CALLISTEMON LANCEOLATUS DC

Syed Nazreen và cs.

Fitoterapia, 2012, 83: 1623-1627

 

Thông báo hóa học của phần trên mặt đất của cây Tràm bông đỏ Callistemon lanceolatus DC (Myrtaceae) dã phân lập được 2 flavone mới có cấu tao là 5,7-dihydroxy – 6,8-dimethyl-4’-methoxy flavone (1) và 8-(2-hydroxypropan-2-yl)-5-hydroxy – 7-methoxy 6-methyl-4’-methoxy flavone (2) với bảy hợp chất hóa học đã biết. Các câu trúc của các hợp chất mới đã được xác định bằng phương pháp nghiên cứu hóa học và  phổ, các hợp chất đã biết đã được so sánh với các dữ liệu đã công bố. Các flavones phân lập được thể hiện khả năng hạ đường máu ở chuột đái tháo đường gây bởi streptozotocin.

 

N.P.Thanh

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC LÝ HỌC DÂN TỘC: TÁC DỤNG CHỐNG HIV CỦA THANH CAO HOA VÀNG (ARTEMISIA ANNUA)

Andrea Lubbe và cs.

J. Ethnopharmacology 141 (2012) 854-859

 

Liên quan đến dược lý học dân tộc: Thanh cao hoa vàng (Artemisia annua) có hợp chất chống sốt rét nổi tiếng artemisinin hình thành các liên kết có tác dụng chữa bệnh sốt rét toàn cầu. Ở các nước Châu Phi, trà thuốc từ thanh cao hoa vàng đã được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét chỉ trong vòng 10-20 năm qua. Một số nguồn tin không chính thống ở Châu Phi hiện vẫn cho rằng trà thuốc thanh cao cũng có thể ức chế HIV. Vì HIV là một bệnh mới xuất hiện, nếu được chứng minh, nguồn tin này có thể là ví dụ rất tốt về sự phát triển của dược lý học dân tộc.

Mục tiêu của nghiên cứu này là cung cấp bằng chứng khoa học là trà thuốc thanh cao hoa vàng ức chế HIV thông qua các nghiên cứu in vitro. Mục tiêu thứ hai là  xác định liệu artemisinin đóng vai trò trực tiếp hay gián tiếp (hợp lực) trong tác dụng được quan sát. Việc này được thực hiện bằng cách đưa loài có liên quan gần về mặt hóa học, Artemisia afra, nhưng không có chứa artemisinin vào nghiên cứu của chúng tôi.

Vật liệu và phương pháp: Các dòng tế bào được công nhận đạt tiêu chuẩn đã được sử dụng để đánh giá các mẫu trà thanh cao về tác dụng chống HIV. Hai thử nghiệm độc lập với các format khác nhau (một format bị nhiễm và một format nuôi cấy) đã được sử dụng. Các mẫu cũng đã được kiểm tra về độc tế bào đối với các tế bào người được sử dụng trong các thí nghiệm.

Kết quả: Trà thuốc thanh cao hoa vàng được phát hiện có hoạt tính cao với các giá trị IC50 thấp chỉ bằng 2,0µg/ml. Hơn nữa, chúng tôi đã phát hiện artemisinin không có hoạt tính ở 25 µg/ml và loài Artemisia afra có liên quan gần về hóa học (nhưng không chứa artemisinin) đã thể hiện mức hoạt tính tương tự. Điều này cho thấy vai trò của artemisinin trực tiếp hay gián tiếp (hợp lực), cần được nghiên cứu thêm. Ngoài ra, không quan sát thấy sự độc hại tế bào ở nồng độ thử nghiệm cao nhất đối với trà thuốc thanh cao.

Kết luận: Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng in vitro đầu tiên về tác dụng chống HIV của trà thuốc Thanh cao hoa vàng. Chúng tôi cũng thông báo lần đầu tiên về tác dụng chống HIV của Artemisia afra mặc dù đây không phải là mục tiêu của nghiên cứu này. Các kết quả này mở ra hướng để nhận dạng các thành phần dược phẩm hoạt tính mới trong thanh cao hoa vàng và do đó giảm chi phí sản xuất hợp chất artemisinin chống sốt rét quan trọng. 

 

V.T.A

 

CÁC INDOL ALKALOID GÂY ĐỘC TẾ BÀOTỪ CÂY DỪA CẠN

(CATHARANTHUS ROSEUS)

Chun-Hua Wang và cs.

Fiteterapia ,2012, 83: 765-769

Ba indol alkaloid mới (1-3) cùng với năm hợp chất đã biết khác (4-8), đã được phân lập từ cây dừa cạn (Catharanthus roseus). Các cấu trúc của các hợp chất mới này đã được nhận dạng bằng phương pháp phân tích NMR và CD. Tất cả các hợp chất mới này được đánh giá qua thử nghiệm in vitro có tác dụng độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư vú MDA-MB-231

N.P.Thanh

(Nguồn tin: )