Bản tin dược liệu

Bản tin Dược liệu số 2/2017: Ngưu tất

 

MỘT HỢP CHẤT NHÓM PHYTOECDYSTEROID MỚI PHÂN LẬP TỪ RỄ NGƯU TẤT (ACHYRANTHES BIDENTATA BL.)

Yang L. và cs.

Natural product research, 2016, Dec 29, 1-7

DOI: 10.1080/14786419.2016.1272114

Một hợp chất nhóm phytoecdysteroid mới có tên là niuxixinsteron D (1) cùng với 2 hợp chất phytoecdysteroid đã biết (2 và 3) đã được phân lập từ rễ ngưu tất. Cấu trúc của hợp chất mới đã được xác định bằng cách phân tích các phổ giãn rộng, bao gồm HR-ESI-MS, phổ NMR 1D và 2D. Các hợp chất 1-3 đã được đánh giá tác dụng ức chế LPS kích thích sản xuất NO ở tế bào đại thực bào RAW 264.7. Hợp chất 13 thể hiện tác dụng chống viêm thần kinh với khả năng ức chế sản sinh NO lần lượt là 29,7 và 26,0%.

L.T.Loan

HAI HỢP CHẤT ISOFLAVONOID GLUCOSID MỚI TỪ RỄ NGƯU TẤT (ACHYRANTHES BIDENTATAVÀ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ SẢN XUẤT NITRIC OXID (NO) CỦA CHÚNG

Yinfeng Tan và cs.

Phytochemistry Letters 2016, 17: 187-189

Hai hợp chất isoflavonoid glucosid mới, achyranthosid A và B, đã được phân lập từ rễ ngưu tất. Cấu trúc của chúng đã được xác định thông qua phân tích các dữ liệu phổ 1H, 13C NMR, HSQC, HMBC, NOESY và HREISMS. Cấu trúc của các hợp chất mới được đặc trưng bởi nhóm thế methoxyl trên khung phenyl. Cả hai hợp chất đã được đánh giá tác dụng chống viêm do lipopolysaccharid (LPS) kích thích sản xuất nitric oxid (NO) ở tế bào đại thực bào chuột RAW264.7. Các hợp chất này cho thấy khả năng ức chế đáng kể LPS kích thích sản xuất NO.

L.T.Loan

MỘT HỢP CHẤT FERULOYL TYRAMIN GLYCOSID MỚI TỪ RỄ CỦA NGƯU TÂT (ACHYRANTHES BIDENTATA)

Liu Yang et al.

Chinese Journal of Natural Medicines 2012, 10 (1): 16-19

Mục đích: Nghiên cứu thành phần hoá học của rễ ngưu tất (Achyranthes bidentata Bl).

Phương pháp: Các hợp chất được phân lập và tinh chế bằng nhựa hấp phụ macroporous D101, silica gel, cột sắc ký ODS và HPLC điều chế. Cấu trúc của chúng được xác định  dựa trên phân tích các phổ 1D và 2D NMR.

Kết quả: Hai hợp chất feruloyl tyramin glycosid và bảy hợp chất triterpenoid saponin đã được phân lập và xác định cấu trúc gồm  N-trans-feruloyl-3-methoxytyramin-4′-O-β-D-glucopyranosid (1), N-trans-feruloyl-3-methoxytyramin-4-O-β-D-glucopyranosid (2), PJS-1 (3), chikusetsusaponin IVa (4), acid oleanolic 3-O-[β-D-glucuronopyranosid-6-O-methyl ester]-28-O-β-D-glucopyranosid (5), acid oleanolic 3-O-[β-D-glucuronopyranosid-6-O-ethylester]-28-O-β-D-glucopyranosid (6), acid oleanolic 3-O-[β-D-glucuronopyranosid-6-O-butyl ester]-28-O-β-D-glucopyranosid (7), ginsenosid R0(8) và hederagenin-28-O-β-D-glucopyranosyl ester (9).

Kết luận: Hợp chất 1 là hợp chất feruloyl tyramin glycosid mới, trong khi đó hợp chất 2 9 lần đầu tiên được phân lập từ rễ ngưu tất.

L.T.Loan

CÁC TRITERPENOID SAPONINS TRONG RỄ CỦA NGƯU TẤT( ACHYRANTHES BIDENTATA)

Huan-Li Wei và cs.

Chinese Journal of Natural Medicines 2012, 10 (2): 98-101

Mục đích: Nghiên cứu thành phần hoá học trong rễ ngưu tất (Achyranthese bidentata Bl.)

Phương pháp: Sử dụng cột nhựa polymer porous D-101, sắc ký cột silica gel pha thường, sắc ký cột trung áp pha đảo, Sephadex LH-20 và HPLC điều chế để phân lập, sử dụng các kỹ thuật quang phổ để xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được.

Kết quả: Năm hợp chất saponin đã được phân lập và xác định bao gồm achyranthosid C (1), achyranthosid D (2), chikusetsusaponin IV (3), ginsenosid Ro (4) và zingibrosid R1 (5).

Kết luận: Hợp chất 1 lần đầu tiên được phân lập trong tự nhiên, hợp chất 3 lần đầu tiên được phân lập từ họ Amaranthaceae.

L.T.Loan

TÁC DỤNG CỦA NGƯU TẤT (ACHYRANTHES BIDENTATA BLUME) TRÊN BIỆT HÓA TẾ BÀO MÔ MỠ 3T3-L1  VÀ CHUỘT ĂN CHẾ ĐỘ ĂN GIÀU CHẤT BÉO

Sang Deog Oh và cs.

Evidence-based Complementary and Alternative Medicine 2014(1):158018

Nghiên cứu hiện tại đánh giá tác dụng chống béo phì của cao chiết nước từ rễ ngưu tất trên mô hình biệt hoá tế bào mỡ 3T3-L1 và chuột ăn chế độ ăn giàu chất béo. Để nghiên cứu tác dụng của rễ ngưu tất  trên sự tạo mỡ in vitro, tế bào 3T3-L1 biệt hoá kích thích tạo mỡ được điều trị với cao chiết rễ ngưu tất ở nhiều nồng độ (1-25 μg/ml) 2 ngày/1 lần trong 8 ngày. Kết quả cho thấy rễ ngưu tất ức chế sự biệt hoá tế bào 3T3-L1 tạo mỡ mà không ảnh hưởng đến khả năng sống của tế bào. Phân tích Western blot đã chỉ ra rằng sự biểu hiện phospho-Akt đã giảm một cách đáng kể, trong khi đó không có sự thay đổi đáng kể trong sự hiểu hiện perilipin. Hơn nữa, bổ sung rễ ngưu tất liều 0,5g/kg thể trọng trong 6 tuần cho chuột béo phì được ăn chế độ ăn giàu chất béo đã làm giảm đáng kể sự tăng thể trọng cơ thể mà không ảnh hưởng đến lượng thức ăn đưa vào, nồng độ triglycerid cũng giảm đáng kể khi so sánh với những chuột chỉ ăn chế độ ăn giàu chất béo. Những kết quả này gợi ý rằng cao chiết nước từ rễ ngưu tất có thể có tác dụng tốt trong ức chế sự tạo mỡ và kiểm soát trọng lượng cơ thể chuột ăn chế độ ăn giàu chất béo.

L.T.Loan

BA HỢP CHẤT PHYTOECDYSTEROID MỚI  VÒNG FURAN PHÂN LẬP TỪ RỄ NGƯU TẤT (ACHYRANTHES BIDENTATA BL.)

Qiu-Hong Wang et al.

Molecules, 2011, 16(7):5989-97

Ba hợp chất acetal phytoecdysteroid mới có tên niuxixinsterone A (1), B (2) và C (3) đã được phân lập từ rễ ngưu tất. Cấu trúc của chúng được xác định là (20R,22R,24S)-20-O,22-O-(5'-hydroxymethyl)-furfuryliden-2β,3β,14α,25-tetrahydroxy-5β-ergost-7-en-6-one (1), (20R,22R)-20-O,22-O-(5'-hydroxymethyl)-furfuryliden-2β,3β,25-trihydroxy-14β-methyl-18-nor-5β-cholesta-7,12-dien-6-one (2) và (20R,22R,25R)-20-O,22-O-(5'-hydroxymethyl)-furfuryliden-2β, 3β,5β,14α,26-pentahydroxycholest-7-en-6-one (3) dựa trên các dữ kiện phổ thực nghiệm.

T.T.Hà

PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CÁC ĐỒNG PHÂN C-25 CỦA INOKOSTERON TỪ NGƯU TẤT (ACHYRANTHES BIDENTATA BLUME)

Zhu TT et al.

Yao Xue Xue Bao,  2004, 39(11):913-6

Mục đích: Phân lập các đồng phân C-25 của inokosteron của rễ ngưu tất và xác định cấu trúc của chúng.

Phương pháp: Sử dụng một vài phương pháp sắc ký để phân tách các đồng phân C-25 của inokosteron và sử dụng các phương pháp phổ để xác định cấu trúc của chúng.

Kết quả: Ba hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc là 25S-inokosteron (1), 25R-inokosteron (2) và ecdysteron (3).

Kết luận: Hợp chất 12 là các đồng phân cấu hình C-25 mới của inokosteron được phân lập từ ngưu tâts. Đây là lần đầu tiên cấu hình tuyệt đối và dữ kiện phổ 13C-NMR của các hợp chất này được công bố.

T.T.Hà

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA MỘT FRUCTAN MỚI TỪ NGƯU TẤT (ACHYRANTHES BIDENTATA BLUME), MỘT CÂY THUỐC QUAN TRỌNG Ở TRUNG QUỐC

Changsheng Wang et al.

Industrial Crops and Products, 2015, 70: 427–434

Ngưu tất là một trong những cây thuốc quan trọng nhất ở tỉnh Hà Nam của Trung Quốc. Đây là một cây thuốc có giá trị đã được chứng minh tác dụng bởi cả dược học cổ truyền và khoa học hiện đại. Trong bản thảo này, một polysaccharid mới tan trong nước (ABP70-2) với trọng lượng phân tử thấp (Mw) 3406 Da đã được phân lập từ rễ của ngưu tất. Hợp chất này đã được phân lập từ phần chiết nước nóng và được tinh chế qua các cột DEAE-cellulose 52 và Sephacryl S-100HR. Hợp chất ABP70-2 chứa glucose và fructose với tỷ lệ mol 1:18. Cấu trúc chính xác của hợp chất này lần đầu tiên được làm sáng tỏ bởi sự kết hợp của các phép phân tích monosaccharid, quang phổ hồng ngoại, methyl hóa, sắc ký khí khối phổ (GC-MS) và phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR (1H, 13C, NOESY, HSQC và HMBC). Các dữ liệu thu được cho thấy ABP70-2 được tạo nên bởi một mạch cấu trúc của các β-D-fructofuranose theo liên kết (2 → 6)-β-D-fructofuranosyl (Fruf) ở mạch chính và liên kết (2 → 1)-β-D-Fruf  ở mạch nhánh, hai đầu mạch chính là một đơn vị glucopyranose và fructofuranose. Cấu trúc nâng cao và cấu tạo của ABP70-2 đã được nghiên cứu sơ bộ bằng cách quét kính hiển vi điện tử (SEM), quang phổ lưỡng sắc tròn (CD), xét nghiệm Congo-đỏ (CR). Hoạt tính chống oxy hóa in vitro cho thấy ABP70-2 có tác dụng dọn gốc tự do 1, 1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) với giá trị EC50 1,05 μΜ.

                                                                             T.T.Hà

MỘT HỢP CHẤT PHYTOSTERON MỚI TỪ NGƯU TẤT (ACHYRANTHES BIDENTATA BL.)

            Da-Li Meng et al.

Journal of Asian Natural Products Research, 2005, 7(2): 181–184

Một phytosteron mới có tên là achyranthesteron A (1), cùng với ba hợp chất đã biết khác stachysteron D (2), β-ecdyson (3) và polypodin B (4) đã được phân lập từ rễ ngưu tất. Cấu trúc của hợp chất mới này được xác định là 2β,3β,14α,20S,21,22R,25-heptahydroxycholest-7-en-6-on dựa trên các đặc tính hóa lý và các phương pháp phổ thực nghiệm.

T.T.Hà

 NHỮNG SAPONIN TRITERPEN TỪ RỄ NGƯU TẤT (ACHYRANTHES BIDENTATA)

A. Marouf và cs.

Pharmaceutical Biology, 2001, 39, 4: 263-267

Ba saponin là acid oleanolic 28-O-ß-D-glucopyranosid (1), chikusetsusaponin V (2), và 3-O-ß-D-glucopyranosyl-oleanolic acid-28-O-ß-D-glucopyranosid (3) đã được phân lập từ rễ của ngưu tất. Không có hoạt tính nào được tìm thấy trong thí nghiệm thực bào bạch cầu hạt hoặc tác dụng gây độc tế bào ung thư ruột kết người. Đây là lần đầu tiên 3 hợp chất 1, 2, 3 được phân lập từ chi Achyranthes. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất 2 hoàn toàn tương ứng với các dữ liệu phổ đã công bố.

P.T.Thúy

 NĂM HỢP CHẤT ACID OLEANOLIC GLYCOSID TỪ NGƯU TẤT (ACHYRANTHES BIDENTATA) VỚI HOẠT TÍNH ỨC CHẾ  SỰ HÌNH THÀNH TẾ BÀO TỦY XƯƠNG

Li JX và cs.

Planta Med., 2005, 71(7): 673-9

Tách chất theo định hướng tác dụng sinh học được tiến hành trên phân đoạn butanol của dịch chiết methanol của rễ ngưu tất kết quả đã phân lập được 5 acid oleanolic glycosid mới (1-5) có tên gọi là 18-(b-D-glucopyranosyloxy)-28-oxoolean-12-en-3beta-yl 3-O-(b-D-glucopyranosyl)- b-D-glucopyranosiduronic acid methyl ester (1), achyranthosid C dimethyl ester (2), achyranthosid C butyl dimethyl ester (3), achyranthosid E dimethyl ester (4), và achyranthosid E butyl methyl ester (5) cùng với 10 hợp chất đã biết khác. Cấu trúc của chúng được xác định dựa vào các dữ liệu phổ. Tất cả các acid oleanolic glycosid này đều ức chế sự hình thành các tế bào tủy xương đa nhân (OCLs) gây ra bởi 1a, 25 (OH) 2D3 trong cùng hệ thống thí nghiệm nuôi cấy.

P.T.Thúy

NHỮNG PHYTOECDYSTEROID TỪ RỄ CỦA NGƯU TẤT (ACHYRANTHES BIDENTATA BLUME)

Mei Zhang và cs.

Molecules,  2012, 17(3) : 3324-3332

Hai phytoecdysteroid mới là (25S)-20,22-O-(R-ethyliden) inokosteron (1) và 20,22-O-(R-3-methoxycarbonyl) propyliden-20-hydroxyecdyson (2), cùng với 6 hợp chất phytoecdysteroid đã biết (38) được phân lập từ rễ ngưu tất. Cấu trúc của các hợp chất mới được xác định dựa vào những bằng chứng dữ liệu phổ thực nghiệm. Cấu hình tuyệt đối tại vị trí C-25 của hợp chất 3 đã được xác định bằng phổ thực nghiệm.

P.T.Thúy

 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN STEROID

CỦA NGƯU TẤT (ACHYRANTHES BIDENTATA BL.)

LIN Da-zhuan và cs.

Chinese Pharmaceutical Journal: 2006-17

Mục đích: Để khảo sát thành phần steroid của ngưu tất (Achyranthes bientata Bl.)

Phương pháp: Sử dụng dung môi chiết xuất và cột sắc ký để phân lập nhóm chất không phải  alcaloid, các hằng số hóa lý và phân tích quang phổ được dùng để nhận dạng cấu trúc các hợp chất này.

Kết quả: 3 hợp chất steroid được phân lập và chúng được xác định là 2β,3β,5β,14α,20β,22α,25-heptahydroxy-cholest-7-en-6-on (Polypodin B,1) ;2β,3β,14α,20β,22α,25-hexahydroxy-cholest-7-en-6-on (2) ;2β,3β,20β,22α,25-pentahydroxy-cholesta-8,14-dien-6-on (3).

Kết luận: Hợp chất số 3 là một hợp chất mới.

P.T.Thúy

 XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ECDYSTERON TRONG  NGƯU TẤT ACHYRANTHES BIDENTATA BLUME BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO PHA ĐẢO (RP-HPLC) VÀ CHIẾT XUẤT BẰNG  PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM

ZHANG Ying WEI và cs.

Chinese Journal of Spectroscopy Laboratory: 2012-05

Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo (RP HPLC) có độ nhạy và chính xác cao được sử dụng để xác định hàm lượng ecdysteron trong ngưu tất. Ecdysteron được chiết xuất bằng phương pháp chiết siêu âm,   được tách trên cột Shim Pack CLC ODS và được xác định ở bước sóng 248 nm, hệ dung môi rửa giải methanol: nước (40∶60), tốc độ dòng 1,0 mL /phút. Khoảng tuyến tính được xác định từ 2-200 μg/mL (r = 0,9998), độ thu hồi là 98,3 %-103 %. Phương pháp được xây dựng đơn giản, độ nhạy cao và hiệu quả để xác định hàm lượng ecdysteron trong ngưu tất tại những vùng khác nhau.

P.T.Thúy

BIDENTATOSID I, MỘT SAPONIN TRITERPENE MỚI TỪ NGƯU TẤT (ACHYRANTHES BIDENTATA)

Anne-Claire Mitaine-Offer và cs.

J. Nat. Prod., 2001, 64 (2) :  243–245

Bidentatosid I (1) là một saponin triterpen mới chứa acid dioxopropionic bất thường, được phân lập từ rễ của ngưu tất. Cấu trúc của chúng được xác định dựa vào phương pháp phổ 2D NMR. Hợp chất này không có khả năng gây độc tế bào ung thư ruột kết người HT29 in vitro.
P.T.Thúy

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HẠT NGƯU TẤT (ACHYRANTHES BIDENTATA BLUME)

DONG Qin-qin và cs.

Journal of Tropical and Subtropical Botany, 2010, 05

Tám hợp chất đã được phân lập từ hạt ngưu tất. Dựa trên các dữ liệu phổ, các hợp chất này được xác định là N-trans-feruloyltyramin (1), glycerol 1-O-9Z,12Z-octadecadienoat (2), β-ecdysteron (3), polypodin B (4), ergosta-7,22-dien-3β,5α,6β-triol (5), oleanolic acid 28-O-β-D-glucopyranosyl ester (6), acid oleanolic 3-O-β-D-glucopyranosyl ester (7), và daucosterol (8). Các hợp chất 1, 2, 5 và 7 được phân lập lần đầu tiên trong cây.

P.T.Thúy

MỘT PHƯƠNG PHÁP MỚI KẾT HỢP 2 QUÁ TRÌNH

CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN ĐOẠN BỌT ĐỂ TÁCH TỔNG SAPONIN TỪ ACHYRANTHES BIDENTATA

Ding và cs.

Preparative Biochemistry and Biotechnology 46.7 (2016): 666-672

Một phương pháp mới kết hợp 2 quá trình chiết xuất và phân đoạn bọt được xây dựng để thu được phân đoạn saponin toàn phần từ Achyranthes bidentata. Với phương pháp đã xây dựng, bột ngưu tất được đưa vào một túi vải lọc với đường kính lỗ khoảng 180µm. Túi được đặt cố định trong pha lỏng giúp liên tục giải phóng saponin. Ở điều kiện tối ưu, nồng độ và tỷ lệ chiết saponin toàn phần có trong bọt cao hơn 73.5% và 416.2% so với phương pháp truyền thống. Bột  thu được từ phương pháp truyền thống và phương pháp mới  được phân tích bằng phương pháp UPLC-MS để xác định thành phần. Kết quả cho thấy phương pháp mới này cho hiệu suất phân tách saponin cao hơn so với phương pháp truyền thống. Nghiên cứu này được mong đợi sẽ phát triển một công nghệ mới giúp tiết kiệm chi phí phân lập các hợp chất có hoạt tính bề mặt trong thực vật.

Đ.Q.Thái

PHÂN LẬP VÀ LÀM GIÀU PHYTOSTERON TỪ NGƯU TẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TUYỂN NỔI

SI-RUI và cs.

Physical Testing and Chemical Analysis,  2008, 12

Phytosteron trong Achyranthes bidentata được phân lập và làm giàu bằng phương pháp tuyển nổi dung môi và tối ưu hóa các thông số (dung môi, pH của dung dịch, tốc độ của dòng khí nitơ và thời gian tuyển nổi) đã được nghiên cứu một cách hệ thống. Điều kiện tối ưu được thiết lập bao gồm: dung môi lựa chọn n-butanol; pH thích hợp là 5; tốc độ dòng tối ưu của khí nitơ là 40ml/min và thời gian tuyển nổi là 80 phút. Hiệu quả của phương pháp tuyển nổi được đánh giá bằng thông số độ hấp phụ của pha buthanol ở 247nm cho sự tính toán tỷ lệ nổi của phytosteron. So với phương pháp chiết sử dung dung môi, sử dụng phương pháp tuyển nổi để phân lập và làm giàu phytosteron chứng minh tính có hiệu quả vượt trội và tốn ít thời gian hơn.

M.V.Kiên

ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI 4 PHYTOECDYSTERON TRONG RỄ CÂY NGƯU TẤT

BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ HIỆU NĂNG CAO HPLC-DAD

Ping Li và cs.

Biomedical chromatography 21: 823–828 (2007)

Một phương pháp HPLC-DAD đã được xây dựng và thẩm định để xác định đồng thời 4 phytoecdyson bao gồm: Polypodin B (1), ecdysteron (2), 25-R inokosteron (3) và 25-S inokosteron trong rễ ngưu tất. Phương pháp được xây dựng sử dụng cột C18, pha động ACN - THF (6%) chế độ đẳng dòng, bước sóng phát hiện 242 nm. Các chất phân tích được xác định dựa vào thời gian lưu và phổ UV của chúng so với các chất chuẩn.  Phương pháp được thẩm định dựa trên các tiêu chí: khoảng tuyến tính, độ nhạy, độ thu hồi và độ ổn định. Đường chuẩn của bốn phytoecdyson đều nằm trong khoảng tuyến tính  (R2= 0.9993). Giới hạn phát hiện LOD (S/N=3) thấp hơn 7.5 ng và giới hạn định lượng LOQ (S/N=10) thấp hơn 12.3 ng. Phương pháp có độ lặp cao với kết quả thẩm định trong ngày và khác ngày dưới 4.6%, độ thu hồi nằm trong khoảng từ 95.1 – 104.4% với giá trị RSD ≤ 4.85% ( n=3). Các kết quả phân tích cho thấy hàm lượng phytoecdysone có sự biến đổi lớn ở các vùng khác nhau và hàm lượng dược liệu ở tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) không cho hàm lượng phytoecdyson cao nhất.

N.V. Thước

ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI 8 HỢP CHẤT TRITERPENOID TRONG RỄ NGƯU TẤT

 (RADIX ACHYRANTHIS BIDENTATAE) BẰNG HPLC VỚI DETECTOR TÁN XẠ BAY HƠI VÀ KHỐI PHỔ

Juan Li Ping và cs.

Liquid Chromatography 2007, 30: 843 – 850

Một phương pháp HPLC kết hợp với 2 loại detector ELSD và ESI-MS được sử dụng để xác định đồng thời 8 hợp chất triterpenoid trong rễ cây ngưu tất. Điều kiện sắc kí tối ưu được xác định: Cột C18 Zorbax, chế độ rửa giải gradient, pha động là ACN:  acid formic (0.08%) v/v, tốc độ dòng 0.8mL/phút. Nhiệt độ detector là 1010C, tốc độ dòng nitơ là 2.8L/phút. Các đặc tính của các chất phân tích được xác định bằng cách so sánh thời gian lưu và dữ liệu khối phổ với các chất chuẩn. Thẩm định phương pháp bao gồm các chỉ tiêu: khoảng tuyến tính, độ nhạy, độ lặp lại, độ thu hồi và độ ổn định. Đường chuẩn của cả 8 hợp chất đều có độ hồi qui tuyến tính cao (R2>0.997). Phương pháp cho thấy độ lặp lại cao, sự khác biệt kết quả cùng ngày và khác ngày đều < 4.9%. Độ thu hồi nằm trong khoảng 93,6 – 98,1% và giá trị RSD < 3.9% (n=3). Các kết quả phân tích chỉ ra rằng hàm lượng triterpenoid trong rễ ngưu tất rất khác nhau giữa các nguồn nguyên liệu từ các địa phương khác nhau, và các hợp chất triterpenoid có thể được sử dụng làm chất chỉ để nhận biết các loại dược liệu thật trên thị trường.

Đ.T.T. Linh

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG ĐỐI VỚI SỰ PHÂN BIỆT HÓA MÔ SẸO CỦA CÂY NGƯU TẤT

Hongying Duan và cs.

College of life science, Henan Normal University, Xinxiang453007, China, Scientific reports, Aticle number. 261-265 (2012), ISSN 1836-3644

Những mô sẹo từ thân cây có thể dễ dàng phân biệt hóa thành chồi và rễ, trong đó sự phân biệt hóa của những mô sẹo từ lá và cuống lá thấp hơn, đặc biệt chồi không được phát hiện thấy từ mô sẹo cuống lá. So với những chất tăng trưởng thực vật khác, ảnh hưởng của 2,4 D đối với sự phân biệt hóa mô sẹo của những mô cấy khác nhau rất quan trọng, sự kết hợp tối ưu giữa những chất tăng trưởng thực vật đã được phát hiện ra, trong đó sự kết hợp tối ưu của những chất tăng trưởng thực vật đối với sự tạo chồi và rễ từ những mô sẹo của thân cây tương ứng như sau: sự kết hợp của 0,5 mg/L 2,4 D, 1,0 mg/L IBA, và 0,1mg/L ZT, và sự kết hợp 0,5 mg/L 2,4 D, 1,0 mg/L KT, 0,5mg/L NAA  và 0,5 mg/L IBA. Bên cạnh đó, sự kết hợp của các chất tăng trưởng thực vật đối với sự tạo rễ những tế bào từ lá và cuống lá cũng đã được thu nhận. Tóm lại, khả năng phân biệt hóa mô sẹo từ mô cấy khác nhau là khác nhau, và vai trò của chất tăng trưởng thực vật trong sự tái biệt hóa cũng rất đa dạng.  Do vậy, những kết quả này sẽ cung cấp cơ sở lý thuyết cho nuôi cấy mô và nhân giống  đối với cây ngưu tất.

Kết luận: Chất tăng trưởng thực vật rất quan trọng đối với sự phát triển và tái phân biệt đối với tế bào và mô, kích thích và hình thành của chồi, rễ vv. Tuy nhiên, có sự tương tác cộng hưởng, đối kháng hoặc các tương tác phụ giữa cyokinin và auxin, và các tỷ lệ khác nhau của cytokynin và auxin có thể làm cho tế bào thực vật hình thành những mô đặc biệt. Trong nghiên cứu này, so với những mô sẹo từ lá và cuống lá của cây ngưu tất, những mô sẹo từ thân cây có thể dễ dàng phân biệt hóa để tạo ra chồi và rễ, trong đó chức năng của 2,4 D rất quan trọng, sự tương tác giữa các chất tăng trưởng thực vật đã được tìm thấy và sự kết hợp tối ưu  của những chất tăng trưởng thực vật đối với sự hình thành chồi và rễ từ thân cây đã được tìm thấy. Theo đó, những kết quả này sẽ cung cấp cơ sở lý thuyết đối với nuôi cấy mô thực vật và chọn giống cây ngưu tất.

                                                  T. D. Việt                                          

THỬ NGHIỆM PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG NỐT SƯNG TRÊN NGƯU TẤT

BẰNG DỊCH CHIẾT TỪ THẢO DƯỢC  TRUNG QUỐC

ZHANG Hong-rui và cs.

Journal of Henan Agricultural Sciences 2012-10

Để thay thế các loại thuốc hóa học phòng trừ tuyến trùng có độ độc và dư lượng cao, các thử nghiệm đồng ruộng đã được tiến hành để nghiên cứu hiệu quả phòng trừ của bốn loại dịch chiết từ thảo mộc Trung Quốc, Dioscorea zingiberensis C. H. Wright, Cynanchum paniculatum (Bunge) Kitagawa, Veratrum nigrum L., và Camptotheca acuminate Decne., đối với tuyến trùng nốt sưng trên cây ngưu tất. Kết quả cho thấy hiệu quả phòng trừ của D. zingiberensisC. paniculatum tốt hơn. Ở 2 công thức trên, tỷ lệ giảm nốt sưng là 88,87% và 86,66%, chỉ số bệnh giảm hơn 3 cấp, tốc độ tăng trưởng của chiều cao cây là 66,58% và 62,18%, tốc độ tăng trưởng của khối lượng thân lá tươi là 82,35% và 81,09%, năng suất và hàm lượng acid oleanolic tăng đáng kể. Rõ ràng có mối tương quan nghịch giữa số lượng tuyến trùng nốt sưng và chiều dài rễ chính, khối lượng rễ tươi, chiều cao cây, khối lượng thân lá tươi cũng như sản lượng. Tuyến trùng nốt sưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của ngưu tất và một số loại dịch chiết từ thảo dược Trung Quốc có thể phòng trừ bệnh hiệu quả.              

                                          C. T. Mỹ

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ PHI SINH HỌC GÂY ỨC CHẾ ĐỐI VỚI SỰ NẢY MẦM VÀ PHÁT TRIỂN

 RỄ CÂY NGƯU TẤT

H, Y. DUAN và cs.

Henan Nomal University, College of life Sciences, Henan Xinxiang 453007, P, R. China.

Scientific reports, Aticle number. 20: 342-347 (2014)

 So với đối chứng, sự nảy mầm hạt giống và sự phát triển rễ cây ngưu tất bị ngăn cản rõ rệt bởi NaCl, đặc biệt với 250 mmol/L NaCl hạt bị ức chế, không thể nảy mầm. Tuy nhiên, tỷ lệ nảy mầm và chiều dài rễ cây ngưu tất dưới điều kiện khô hạn cao hơn đáng kể so với đối chứng, tỷ lệ nảy mầm dưới điều kiện nhiệt độ thấp tương đối cũng đã tăng lên còn sự phát triển rễ đã bị ức chế rõ rệt. Tương tự, streptomycin thúc đẩy sự nảy mầm của hạt giống trong khi lại ức chế sự phát triển của rễ. Tuy nhiên, tỷ lệ nảy mầm giảm dần khi tăng nồng độ streptomycin. Ngoài ra, dưới điều kiện nhiệt độ thấp và ức chế bởi streptomycin thì hình dạng của một số tế bào và khoảng cách gian bào đầu rễ của cây con ngưu tất đã thay đổi so với đối chứng và ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đối với chóp rễ cao hơn so với ảnh hưởng của streptomycin. Ngược lại, các tế bào trong vùng đỉnh sinh trưởng của chóp rễ cây ngưu tất trong điều kiện khô hạn đã được sắp xếp đúng trật tự, chặt chẽ và có sự phân chia tế bào mạnh. Do đó, kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng ảnh hưởng của các yếu tố phi sinh học gây ức chế đối với sự nảy mầm và sự phát triển rễ cây ngưu tất là khác nhau, nhưng ảnh hưởng của cơ chế hoạt động vẫn chưa được rõ ràng và cần được tiếp tục nghiên cứu.

Kết luận: Dưới những điều kiện khô hạn, nhiệt độ thấp hay tiếp xúc với streptomycin thì tỷ lệ nảy mầm của hạt giống cây ngưu tất tăng lên, trong khi sự phát triển của rễ bị ngăn cản rõ rệt bởi NaCl, nhiệt độ thấp và streptomycin. Chỉ có điều kiện khô hạn có thể thúc đẩy sự phát triển của rễ cây ngưu tất. Do đó, kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng ảnh hưởng của các yếu tố phi sinh học gây ức chế đối với sự nảy mầm và sự phát triển của rễ ngưu tất là khác nhau, điều này có thể cung cấp cơ sở lý thuyết đối với các nghiên cứu trồng trọt, chọn giống, đặc tính dược liệu, dược  lý và những nghiên cứu khác về cây ngưu tất.

                                   P. T. Lâm

NẤM NỘI SINH TRÊN CÂY NGƯU TẤT ACHYRANTHES BIDENTATA BLUME

Bing-Da Sun và cs.

African Journal of Microbiology Research Vol. 7(15), pp. 1357-1365, 9 April, 2013

Ngưu tất là một loại dược liệu truyền thống quan trọng của Trung Quốc, một trong những loại cây ít bị nhiễm nấm vùng rễ. Nghiên cứu này báo cáo về sự xuất hiện của các loại nấm nội sinh trên cây ngưu tất tại 5 vùng trồng ở Trung Quốc. Tổng cộng có 746 mẫu nấm nội sinh được phân lập đại diện cho 37 loài nấm được lấy từ các đoạn lá, thân và rễ của cây này. Số lượng nấm nội sinh phổ biến nhất thuộc lớp nấm túi, ngoài ra còn có 5 loài nấm men và một loài nấm tiếp hợp cũng được phân lập. Tỷ lệ xâm nhiễm cao ở cả lá (74,2%) và thân (55,6%) và trên hai bộ phận này của cây đều được phát hiện chủ yếu là nấm Alternaria alternata Mycosphaerella sp. Trong khi tỷ lệ A. alternate phân lập được trong các mẫu lá cao hơn so với mẫu rễ thì ngược lại, Mycosphaerella sp. được phân lập nhiều hơn trong các mẫu rễ. Nấm nội sinh trên lá có số lượng isolate cao hơn và sự đa dạng loài thấp hơn ở trên thân. Chỉ 9,4% số mẫu rễ đã bị nhiễm bệnh do nấm nội sinh. Đây là báo cáo đầu tiên về sự xuất hiện của nấm nội sinh trên ngưu tất ở Trung Quốc. Yếu tố môi trường trong giai đoạn tăng trưởng, các thảm thực vật lân cận và biện pháp canh tác được cho là ảnh hưởng đến sự xuất hiện của nấm nội sinh trên ngưu tất.

                          L. T. Thu                                

PHÁT HIỆN LOÀI NẤM TÚI NỘI SINH MỚI TRÊN CÂY NGƯU TẤT ACHYRANTHES BIDENTATA BLUME (AMARANTHACEAE)

BING-DA SUN và cs.

African Journal of Microbiology Research Vol 45(1): 319-323, 2013.

Trong một cuộc điều tra về thành phần nấm nội sinh trên cây ngưu tất (Amaranthaceae), một loài nấm mới đã được phân lập từ thân của cây này. Trên môi trường PDA, tản nấm xốp, có màu xám, mặt dưới đĩa cấy có màu nâu đỏ và hầu hết các sợi nấm phát triển thành nhánh vuông góc, rồi xoắn lại với nhau. Loài nấm nội sinh này không hình thành cấu trúc sinh sản trên môi trường nhân tạo nhưng lại có thể sinh sản vô tính trên lá cây chủ. Dựa trên phân tích hình thái và chuỗi ADN, loài nấm này được xác định thuộc chi Edenia, Ascomycete, và được đặt tên là E. achyranthi

                                                     Đ.T.Hà

KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG NỐT SƯNG

 TRÊN CÂY NGƯU TẤT CỦA 15 LOẠI THẢO DƯỢC

ZHANG Hong-ruil và cs.

 Journal of Henan Agricultural Science: 2012-02

Khả năng phòng trừ tuyến trùng nốt sung ngưu tất của các dịch chiết tan trong nước từ 15 loại thảo dược Trung Quốc đã được khảo sát. Kết quả cho thấy tác dụng của các dịch chiết từ 15 loại cây thuộc 13 họ đối với tuyến trùng tuổi 2 và trứng của tuyến trùng nốt sưng là rất quan trọng. Cynanchum paniculatum (Bunge) Kitagawa, Dioscorea zingiberensis C.H.Wright, Camptotheca acuminate Decne. và Veratrum nigrum L. gây tỷ lệ chết trong 72h ở tuyến trùng tuổi 2 là 95,46%, 95,00%, 91.79% và 90,47%. Tỷ lệ ức chế trứng trong vòng 30 ngày là 94,30%, 94,13%, 90,89% và 91,13%, và tỷ lệ chết trứng là 80,40%, 82,23%, 75,54% và 78,87%. Dịch chiết từ C. paniculatum (Bunge) Kitagawa, D. zingiberensis C. H. Wright, C. acuminate Decne. và V. nigrum L. cho hiệu quả phòng trừ tuyến trùng tốt hơn hẳn so với các dịch chiết khác.

Đ. V. Núi

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘC CANH LIÊN TIẾP NGƯU TẤT ĐỐI VỚI CẤU TRÚC

VÀ SỰ ĐA DẠNG CHỨC NĂNG CỦA HỆ VI SINH VẬT TRONG ĐẤT

CHEN và cs.

Allelopathy Journal  Oct 2015, Vol. 36 Issue 2, p197-211. 15p

Chúng tôi đã nghiên cứu cấu trúc và tính đa dạng chức năng của hệ vi sinh vật trong đất khi độc canh liên tiếp ngưu tất, sử dụng các phân tích sinh lý cấp cộng đồng (CLPP), phân tích phospholipid acid béo (PLFA) và phân tích sự đa hình về chiều dài đoạn cuối hạn chế (T-RFLP ). Phân tích sinh học cho thấy sự đa dạng dị hóa của canh tác độc canh 20 năm tương tự với đất đối chứng. Trong phân tích PLFA, tỷ lệ vi khuẩn Gram (-) / Gram (+) cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa đối chứng, đất độc canh 2 năm và đất độc canh 20 năm. Quần thể xạ khuẩn ở đất độc canh 20 năm cao hơn so với đối chứng và đất độc canh 2 năm. Tỷ lệ Cy / Pre (chỉ số stress sinh lý) ở đất trồng độc canh 2 năm cao hơn đáng kể so với đất đối chứng và đất trồng độc canh 20 năm. Sự phong phú của vi khuẩn có ích ở đất trồng độc canh 20 năm cao hơn so với đất trồng độc canh 2 năm. Những kết quả này cho thấy môi trường vi sinh vật trong đất vẫn ở trạng thái tốt khi trồng độc canh ngưu tất trong thời gian dài.

                                          P. T. L. Phượng

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘC CANH LIÊN TIẾP TỚI SỰ ĐA DẠNG CỦA HỆ VI KHUẨN ĐẤT

HONG, Y. C và cs.

Allelopathy Journal; Oct 2015, Vol 36 Issue 2, p213

Để xác định các yếu tố tác động đến sự gia tăng năng suất và chất lượng ngưu tất khi tăng số năm trồng, hệ vi khuẩn đất đã được phân tích sử dụng phương pháp đa hình chiều dài cắt đoạn giới hạn cuối (T-RFLP). Kết quả cho thấy khi gia tăng số năm độc canh, sự đa dạng của vi khuẩn đất giảm dần trong khi lượng các vi khuẩn liên quan đến chu trình các bon, nitơ, lưu huỳnh tăng lên.                  

                                            P. T. L. Phượng

ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ SỰ KHÁC BIỆT QUẦN THỂ CỦA NGƯU TẤT Ở DAO DI

VÀ VÙNG PHỤ CẬN DỰA TRÊN CÁC CHỈ THỊ VI VỆ TINH

Shuang-Xi Yan và cs.

Biochemical Systematics and Ecology (2016), 69:27-32

Xác định các mô hình đa dạng di truyền về cơ bản là quan trọng đối với việc quản lý và bảo tồn loài hiệu quả. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng 5 điểm vi vệ tinh để điều tra tính đa dạng di truyền và sự khác biệt quần thể của ngưu tất ở Dao Di và vùng phụ cận của nó. Phân tích dữ liệu của chúng tôi về vi vệ tinh cho thấy mức độ đa dạng di truyền của loài A. bidentata (HT = 0.333) thấp hơn các loài khác. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về di truyền và sự khác biệt di truyền giữa Dao Di và vùng phụ cận. Sự khác biệt về nhiệt độ có ý nghĩa (Bio2: nhiệt độ trung bình hàng ngày và Bio7: nhiệt độ hàng năm) được tìm thấy giữa Dao Di và vùng phụ cận, có thể cải thiện sự tích luỹ các thành phần dược liệu của quần thể ở Dao Di. Các quần thể ngưu tất được chia thành hai nhóm di truyền, gây ra bởi năm biến số nhiệt độ (Bio1, Bio4, Bio7, Bio9 và Bio11). Nghiên cứu này đưa ra một ví dụ quan trọng về ảnh hưởng của việc thu thập nhiều mẫu trong phạm vi giới hạn đối với đa dạng quần thể và ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến sự khác biệt quần thể ở các vùng sản xuất khác nhau.

T. H. K. Tân

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG NGƯU TẤT KHÁC NHAU

Zhang Hongrui1 và cs.

Chinese Agricultural Science Bulletin: 2010-20

Để chuẩn hóa hạt giống và cây giống ngưu tất, tổng sinh khối, tỷ lệ rễ-ngọn và các quá trình chuyển đổi sinh khối giữa các bộ phận khác nhau của các loại giống khác nhau được nghiên cứu trong bài báo này. Kết quả cho thấy sự tích lũy tổng sinh khối của các giống ngưu tất khác nhau diễn ra theo đường cong "S", tuân theo nguyên tắc: chậm – nhanh – chậm và tốc độ cao nhất là vào đầu tháng 11. Tổng sinh khối và các quá trình chuyển đổi sinh khối của các bộ phận sinh dưỡng của các giống ngưu tất khác nhau là Qiuzi Qiumantaizi Mantaizi, và giữa các cơ quan sinh sản là Mantaizi QiumantaiziQiuzi. Các kết quả xác nhận thêm rằng sinh sản với Qiuzi tốt hơn trong sản xuất cây ngưu tất

                                                 T. V. Vượng

HOÀN CHỈNH TRÌNH TỰ GENOME CỦA VIRUS KHẢM ALTERNANTHERA PHÂN LẬP TỪ NGƯU TÂT Ở CHÂU Á

Nozomu Iwabuchi và cs.

March/April 2016 vol, 4, no 2, e00020-16

Sự tương đồng của các trình tự gen được tìm thấy giữa Altman-Ac và các mẫu phân lập AltMAN khác được tính toán bằng cách sử dụng chương trình SDT dựa trên các sắp xếp cặp bằng cách sử dụng thuật toán MUSCLE. Sự tương đồng của ORF1 so với ORF5 là 78,7 đến 79,5%, 77,5 đến 78,5%, 77,8 đến 79,0%, 71,4 đến 74,0% và 78,5 đến 80,0% ở mức nucleotid; và 88,8 đến 89,7%, 84,1 đến 85,8%, 85,5 đến 87,3%, 63,5 đến 66,7%, và 90,3 đến 92,8%, tương ứng, ở mức acid amin. Khu vực đầu 5' và đầu 3' của vùng AltMV-Ac cho thấy độ tương đồng là 89,4 đến 91,5% và 90,0 đến 93,5%. Các chuỗi acid amin của ORF5 (protein ngoại vi) được sắp thẳng hàng bằng thuật toán MUSCLE, và một phân tích phát sinh loài đã được thực hiện trong MEGA phiên bản 6.06 với thuật toán ghép lại các đoạn gần nhau bằng cách sử dụng 1.000 bản sao cho hệ số thống kê. Phân tích phylogenetic cho thấy rằng AltMV-Ac thuộc về một clade với các chủng khác AltMV trong chi Potexvirus. Điều thú vị là, trong clade này, AltMV-Ac đã phân nhánh đầu tiên và 17 chủng phân lập khác đã hình thành một nhóm đơn bào (93,2 đến 100% tương đồng), như đã mô tả trước đây. Tập hợp lại với nhau, AltMV-Acis được phát hiện có mối quan hệ xa nhất trong các mẫu AltMV được phân lập trên toàn thế giới. Mã số trình tự nucleotid: Trình tự gen của AltMV-Ac đã được gửi vào DDBJ với mã số là LC107515.

                                                  T. T. Lan                                     

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO TRỒNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HÀM LƯỢNG POLYSACHARID

 TRONG HOÀI CÂY NGƯU TẤT

ZHANG Yan-li và cs.

College of Agronomy, Henan Science and Technology University, Luoyan 471003,China)

Trong điều kiện đồng ruộng, động thái tăng trưởng, chỉ số diện tích lá (LAI), tổng số diện tích lá (LAD), sự tích luỹ chất khô và hàm lượng polysaccharid của ngưu tất ở Wenxian (Hà Nam) được xác định với các mật độ gieo trồng khác nhau (A, 500 000; B , 330 000, C, 250 000, D, 200 000 cây / hm2). Sự phát triển của chiều dài rễ chính và chiều cao cây được mô phỏng theo công thức đường cong hậu phân. Kết quả cho thấy các giai đoạn phát triển của hoài ngưu tất đều giống nhau. Chiều dài củ và chiều cao cây có dạng "hình chữ S". Cả LAI và LAD có dạng đường cong đỉnh duy nhất. Các chỉ số LAI và LAD có xu hướng tăng lên khi tăng mật độ. LAD giữa các công thức khác nhau cho thấy sự khác biệt lớn nhất vào thời điểm 60 ngày sau khi trồng bằng cây con. Sự tích lũy chất khô của các mật độ khác nhau giữa các nhóm khác nhau rất khác nhau và xuất hiện ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối. Nhìn chung, công thức B với mật độ B: 330 000 cây/hm2 là tốt nhất, với năng suất cao nhất là 5 465,927 kg/hm2 và hàm lượng polysaccharid 108,420 6 mg/g.

T. T. K. Dung

NGHIÊN CỨU ĐỘNG THÁI TĂNG TRƯỞNG CỦA CÂY NGƯU TẤT Ở CÁC MẬT ĐỘ TRỒNG KHÁC NHAU

WANG Wen-po và cs.

Department of Agronomy, Hebei Normal University of Science and Technology, Changli 066600, China

Mục tiêu: Thí nghiệm được tiến hành để nghiên cứu động thái tăng trưởng của ngưu tất ở các mật độ trồng khác nhau. 

Phương pháp: Các mẫu cây ngưu tất được thu thập để đo tốc độ tăng trưởng của mỗi bộ phận. Kết quả: Ở các mật độ khác nhau, động thái tăng trưởng của ngưu tất tương tự nhau. Khối lượng khô của rễ chính tăng theo xu hướng "chậm – nhanh - chậm” theo từng giai đoạn. Khối lượng khô của rễ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 30-40 ngày trước khi thu hoạch. Sự tích luỹ chất khô của toàn cây tăng nhanh nhất vào thời gian sau của giai đoạn phân nhánh. Có sự khác biệt rõ giữa năng suất rễ của cây trồng ở mật độ khác nhau.

Kết luận: Để có năng suất cao và chất lượng tốt, cần cân nhắc yếu tố mật độ trồng phù hợp.

                                       L. Đ. Phương

NHÂN NHANH CÂY NGƯU TẤT (ACHYRANTHES BIDENTATA BLUME) BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN VITRO

Nguyen Thi và cs.

Nguồn:https://www.researchgate.net/publication/265819133

Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) là cây thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc, có nhiều tác dụng dược lý như giảm đau, chống viêm, trị thấp khớp, trị bệnh đường tiêu hóa, lợi tiểu, làm thuốc điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ trị bệnh giãn mạch máu. Tuy nhiên, hiện nay sản lượng của ngưu tất không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Vì vậy, việc nghiên cứu nhân nhanh giống cây ngưu tất để tạo ra một số lượng lớn cây giống sạch bệnh và có thể đem trồng trên quy mô công nghiệp lớn là điều cần thiết. Bằng cách khảo sát các phương pháp khử trùng và ảnh hưởng của các chất kích thích tăng trưởng, chúng tôi thu được các kết quả sau: khi khử trùng hạt ngưu tất với cồn 70% trong 45 giây và 60% trong 15 phút đạt được kết quả tốt nhất. Mẫu thân cây được nhân trong môi trường MS + 30g sucrose + 9g agar + 2g than hoạt tính + 200ml nước cốt dừa và các chất kích thích tăng trưởng. Môi trường thích hợp nhất để nhân các chồi là MS cơ bản được bổ sung với BAP 2,5 mg / l hoặc kinetin 1,5 mg / l. Môi trường thích hợp nhất để nhân mô rễ là môi trường MS cơ bản được bổ sung NAA 0.4mg / l. Sự kết hợp của BAP 2,5 mg / l NAA 0,4 mg / l hoặc kinetin 1,5 mg / l + NAA 0,4 mg / l cho phép tạo ra nhiều chồi cao nhất. Đất mùn + trấu hun (tỷ lệ 1: 1) là giá thể thích hợp để đưa các cây giống nhân bằng phương pháp in vitro ra môi trường tự nhiên. Các cây con in vitro sinh trưởng và phát triển tốt khi chúng được trồng trong vườn ươm.

                                             N . V. Hùng

 

(Nguồn tin: Viện Dược liệu)