Bản tin dược liệu

Bản tin Dược liệu số 3/2018: Lá hồng và Bạch quả

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ HỒNG (DIOSPYROS KAKI) VÀ TÁC DỤNG GÂY ĐỘC TỄ BÀO  CỦA CHÚNG

G.Chen và cs.

Journal of Asian Natural Products Research, Vol. 9, No. 4, June 2007, 347–353

Phân lập và xác định được cấu trúc của hai hợp chất mới, kakispyrone (1) và kakisaponin A (2), cùng 11 hợp chất đã biết, từ lá hồng (Diospyros kaki L). Tác dụng gây độc tế bào của chúng đối với một số dòng tế bào ung thư (A549, HepG2 và HT29) cũng đã được báo cáo.

Phan Thị Trang

MỘT C-GLYCOSYLFLAVON MỚI ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ LÁ HỒNG (DIOSPYROS KAKI )

Guang Chen và cs.

Journal of Asian Natural Products ResearchVol. 11, No. 6, June 2009, 503–507

Một C-glycosylflavon mới với cấu trúc hiếm gặp tại vị trí α ở trung tâm bất đối của D-glucose được phân lập từ lá hồng Diospyros kaki. Cấu trúc của nó được xác định là 8-C- [α-L-rhamnopyranosyl- (1->4)] - α-D-glucopyranosyl apigenin bằng các phương pháp hóa học và phương pháp phổ.

Phan Thị Trang

CẤU TRÚC HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG ỨC CHẾ MIỄN DỊCH CỦA MỘT POLYSACCHARID PECTIC CÓ CHỨA ACID GLUCURONIC TỪ LÁ HỒNG (DIOSPYROS KAKI)

Jinyou Duan và cs.

International Journal of Biological Macromolecules 46 (2010) 465–470

Pectin là một polysaccharid phức tạp được đặc trưng bởi sự hiện diện của các phần tử acid 1,4-linked-galacturonic trong khung cấu trúc và được biết đến nhiều hơn do các tính chất sinh học tiềm năng của nó. Ở đây chúng tôi đã báo cáo các đặc điểm cấu trúc và tác dụng sinh học của phân đoạn pectic DL-4OAC-1 từ lá hồng (Diospyros kaki). Phân tích hóa học và phương pháp phổ cho thấy polysaccharid này có cấu trúc khung lặp đi lặp lại của các disaccharid [à4)—GalAp- (1-> 2) —Rhap (1 →], trong đó một số chỗ O-4 Rhap và O-3 GalAp được thay thế bởi mạch nhánh gồm có Araf, Galp, Xylp và trong trường hợp đặc biệt là GlcAp ở cuối mạch. Đánh giá tác dụng miễn dịch in vitro cho thấy phân đoạn pectic đặc biệt này có thể ức chế tăng sinh tế bào lympho B gây bởi LPS và không ảnh hưởng đến sự tăng sinh lympho bào do ConA gây ra.

Phan Thị Trang

BA TRITERPENOID MỚI ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ LÁ HỒNG (DIOSPYROS KAKI)

Guang CHEN và cs.

Chem.Pham. Bull. 57(5) 532-535 (2009), Vol 57, No 5

Hai triterpenoid  mới 18, 19-secoursan, có khung là kakisaponin B (1) và kakisaponin C (2), một triterpenoid ursan 28-nortriterpen có khung là kakidiol (3) và một triterpenoid đã biết là rosamultin (4), được phân lập từ lá hồng (Diospyros kaki). Cấu trúc của hợp chất 1 và 2 được xác định là acid 28-O-β-D-glucopyranosyl-3a, 19,24-trihydoxy- 18,19-secours-11,13 (18) -dien-28-oic (1) và  acid 28-O-β-D -glucopyranosyl-2a, 3a, 19-trihydoxy-18,19-secours-11,13 (18) -dien-28-oic (2) bằng phương pháp hóa học và các phương pháp phổ. Kakidiol (3) được nhận dạng là một C29-triterpene với một vòng E thơm trong cấu trúc. Đây là báo cáo đầu tiên phân lập được triterpenoid 18,19-secoursan và 28-nortriterpene từ họ Ebenaceae.

Phan Thị Trang

QUERCETIN -3-O-β-D-GLUCOPYRANOSYL- (1 à6)-β-D-GLUCOPYRANOSIDE ỨC CHẾ TỔNG HỢP MELANIN TRÊN TẾ BÀO  MELANOMA CỦA CHUỘT THEO CON ĐƯỜNG TÍN HIỆU TĂNG P38 MAPK VÀ CREB VÀ ĐIỀU HÒA GIẢM cAMP

Hyun Gug Jung và cs.

Saudi Journal of Biological Sciences (2015) 22, 706–713

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng của quercetin-3-O-β-D-glucopyranosyl- (1à 6) -β-D-glucopyranosid (QCGG) phân lập được lên sự sản sinh melanin. QCGG được phân lập từ đài hoa của một loại dược thảo truyền thống của Hàn Quốc, hồng (Diospyros kaki). Tác dụng giảm sắc tố của QCGG được xác định bằng cách kiểm tra hàm lượng melanin tế bào, xét nghiệm hoạt động tyrosinase, xét nghiệm cAMP, và kỹ thuật Western blotting tế bào u melanin chuột B16F10 dưới sự kích thích của MSH. Kết quả cho thấy QCGG ức chế hoạt động tổng hợp melanin và tyrosinase theo kiểu phụ thuộc vào nồng độ cũng như giảm đáng kể sự biểu hiện của các MITF ( protein melanogenic như microphthalmia-associated transcription factor),tyrosinase-related protein-1,  tyrosinase-related protein-2, và tyrosinase. Hơn nữa, QCGG ức chế mức cAMP nội bào, protein liên kết yếu tố đáp ứng cAMP (CREB) và biểu thức MAPK p38 trong các tế bào B16F10 dưới sự kích thích MSH. Kết hợp với nhau, các tác động ức chế của QCGG đối với sự hình thành melanin có thể liên quan đến sự giảm của MITF và đường truyền tín hiệu xuôi chiều của nó thông qua sự phosphoryl hóa của p38 MAPK và CREB cùng với giảm cAMP. Những kết quả này chỉ ra rằng QCGG làm giảm tổng hợp melanin bằng cách giảm sự biểu hiện của  tyrosin và các protein liên quan đến tyrosin thông qua kích hoạt l-related ERK (extracellular signal-related protein kinase), sau đó  làm giảm CREB, p38 và MITF.

Phan Thị Trang

PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ỨC CHẾ TYROSINASE  CỦA CÁC POLYPHENOL  CÓ TRONG  LÁ HỒNG

DIOSPYROS KAKI )

You-Lin Xue và cs.

Journal of Agricultural and Food Chemistry, 2011, 59,6011-6017

Các polyphenol chính được phân lập từ lá của sáu giống hồng chọn lọc. Bảy hợp chất thu được bằng phương pháp HPLC pha đảo và cấu trúc của chúng được xác định bằng các phương pháp phổ NMR. Các hợp chất này là hyperosid, isoquercitrin, trifolin, astragalin, chrysontemin, quercetin-3-O- (2’’-O-galloyl-β-D glucopyranoside) (QOG), và kaempferol-3-O- (2’’-O-galloyl-β -D glucopyranosid) (KOG). Hoạt tính ức chế tyrosinase của chúng đã được thử nghiệm trên mô hình oxy hóa L-DOPA đã chỉ ra rằng chỉ có chrysontemin có hoạt tính ức chế. nghiên cứu  sự khác nhau về tác dụng ức chế tyrosinase của các aglycon là cyanidin, quercetin và kaempferol cũng đã được thử nghiệm. Kết quả là đã xác định được nhóm chức có ảnh hưởng ức chế tyrosinase nhiều nhất là các nhóm 3’,4’-dihydroxy của nhóm catechol. Hơn nữa, tác dụng ức chế tyrosinase của chrysontemin lần đầu tiên được phân lập từ lá hồng được củng cố them bởi mô phỏng chrysontem docking lên enzyme tyrosinase nấm.

                                                                                        Phan Thị Trang

TÁC DỤNG BẢO VỆ CHỐNG LẠI TỔN THƯƠNG CƠ TIM THÔNG QUA SỰ GIẢM CĂNG THẲNG CỦA MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT TRÊN CHUỘT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG APOE-/- GÂY BỞI STREPTOZOTOCIN

Tian J và cs.

Oxid Med Cell Longev. (2018): 2370617. doi: 10.1155/2018/2370617

Đái tháo đường gây bởi chế độ ăn giàu chất béo trên chuột ApoE-/- kết hợp với sử dụng  streptozotocin (STZ) trong 5 ngày. Sau đó, chuột được uống cao chiết lá bạch quả (GBE liều 200 hoặc 400 mg/kg) hàng ngày trong 12 tuân liên tục. Nhóm chuột đái tháo đường không được điều trị GBE được uống nước muối sinh lý (nhóm chứng bệnh lý); và chuột C57BL/6J được sử dụng làm nhóm chứng sinh lý. Mức độ biểu hiện mARN collagen І và ІІІ được định lượng bằng phản ứng chuỗi thời gian thực (real time PCR). Mức độ biểu hiện mRNA TNF-α, IL-1β và NF-κB được xác định để đánh giá mức độ viêm trong cơ tim. Những dấu hiệu căng thẳng của mạng lưới nội chất liên quan đến con đường chết tế bào theo chương trình, bao gồm  enzym p-JNK (phosphorylated c-Jun N-terminal kinase), protein CHOP (C/EBP homologous protein), caspase-12, và dạng phân cắt của caspase-3, sử dụng kỹ thuật Western blooting. Tổn tương cơ tim của chuột đái tháo đường ApoE-/- được kết hợp với việc tăng sự chết tế bào tim theo chương trình (tăng mức độ biểu hiện của p-JNK, CHOP, caspase-12, và dạng phân cắt caspase-3); xơ kẽ mô (tăng mức độ biểu hiện collagen І và ІІІ), và sự viêm (tăng mức độ biểu hiện mARN  TNF-α, IL-1β và NF-κB). GBE (liều 200 và 400 mg/kg) làm giảm đáng kể sự chết tế bào cơ tim theo chương trình, sự lắng đọng collagen và sự viêm ở chuột đái tháo đường thông qua sự ức chế các con đường p-JNK, CHOP và caspase-12. Điều trị GBE cũng có tác dụng điều hòa mức độ biểu hiện các cytokin tiền viêm (IL-6, IL-1β và TNF-α) trong huyết thanh, nồng độ glucose huyết, và các lipid. Những kết quả thu được đã chứng minh GBE có thể có lợi trong điều trị tổn thương cơ tim do đái tháo đường.

Phạm Thị Nguyệt Hằng

GINKGETIN GÂY CHẾT TẾ BÀO UNG THƯ VÚ THÔNG QUA ĐIỀU HÒA NGƯỢC THỤ THỂ ESTROGEN

Park Y và cs.

Oncol Lett. 2017 Oct;14(4):5027-5033. doi: 10.3892/ol.2017.6742. Epub 2017 Aug 10.

Ginkgetin là một biflavonoid tự nhiên được phân lập từ lá cây bạch quả (Ginkgo biloba), và có tác dụng đặc trưng là chống viêm và chống virus. Mặc dù nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng chống khối u, tác dụng chống tăng sinh của ginkgetin, nhưng cơ chế hoạt động trên tế bào ung thư vú vẫn chưa được nghiên cứu. Nghiên cứu này đã chứng minh ginkgetin ức chế khả năng sống sót của tế bào MCF-7 và T-47D phụ thuộc nồng độ, và ức chế sự biểu hiện thụ thể estrogen (ER) ở mức độ mRNA và protein. Ginkgetin có tác dụng điều hòa ngược các đích tác động của thụ thể estrogen, bao gồm: 6-phosphofructo-2-kinase / fructose-2,6-bisphosphatase 3 (PFKFB3), cyclin D1 và survivin. Tác dụng chống tăng sinh của ginkgetin là hiệu quả để ức chế sự tăng trưởng bằng cách kích thích estradiol. Tuy nhiên, ginkgetin không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sống sót của tế bào MDA-MB-231- là các tế bào ER âm tính. Hơn nữa, sự khóa của ER và chất ức chế PFKFB3 đã nhạy cảm đáng kể trên các dòng tế bào MCF-7 và T-47D đối với ginkgetin. Những kết quả này cho thấy ginkgetin gây chết tế bào trong các tế bào ung thư vú dương tính với ER thông qua ức chế biểu hiện ER và do đó ginkgetin là nhân đầy hứa hẹn để điều trị ung thư vú.

Phạm Thị Nguyệt Hằng

ACID GINKGOLIC TẠO RA TƯƠNG TÁC GIỮA QUÁ TRÌNH CHẾT TẾ BÀO THEO CHƯƠNG TRÌNH (APOPTOSIS) VÀ TỰ THỰC BÀO (AUTOPHAGY) ĐƯỢC ĐIỀU HÒA BỞI SỰ SẢN SINH RA ROS TRONG UNG THƯ ĐẠI TRÀNG

Liu Y và cs.

Biochem Biophys Res Commun. 2018 Mar 25;498(1):246-253

Hiện nay, việc phát triển các thuốc chữa ung thư đại tràng có hiệu quả vẫn là một vấn đề quan trọng. Acid ginkgolic (GA), một thuốc có nguồn gốc thảo dược được chiết xuất từ vỏ hạt bạch quả (Ginkgo biloba L.) có  hoạt tính sinh học đa dạng. Lần đầu tiên, những phát hiện của chúng tôi đã chỉ ra rằng GA ức chế sự tăng sinh, di căn và xâm lấn của tế bào ung thư đại tràng. GA gây ra sự chết tế bào thông qua việc dừng pha G0/G1. Thêm vào đó, điều trị với GA cũng đã tạo ra đáng kể chết tế bào theo chương trình (apoptosis).  Con đường chết tế bào theo chương trình nội tại được chứng minh bằng sự giải phóng cytochrom c (Cyto-c) từ ty thể vào dịch tế bào. GA tạo ra tự thực bào (autophagy) phụ thuộc liều thể hiện qua sự gia tăng LC3BII, gen liên quan đến tự thực bào – 5 (ATG-5) và Beclin-1. Đáng chú ý, gen ATG-5 không hoạt động sẽ tiếp tục làm giảm khả năng sống sót của tế bào và tăng quá trình chết theo chương trình ở tế bào ung thư đại tràng được điều trị với GA cho thấy GA làm chết tế bào ung thư đại tràng thông qua chết tế bào theo chương trình nhiều hơn là tự thực bào. mTORC1 (đích ở động vật có vú của phức hợp rapamycin 1) đã giảm phụ thuộc vào liều của GA, bằng chứng là sự giảm p-mTOR, p-p70 ribosomal S6 kinase (p70s6k) và p-pras40. Hơn nữa, GA cho thấy kết quả rõ rệt trong việc sản sinh các gốc oxy phản ứng (ROS), cùng với sự  tăng H2Ovà O2-. Tuy nhiên, ngăn chặn sự sản sinh ROS bằng chất thu dọn gốc của chúng, NAC, đã phục hồi đáng kể sự chết tế bào gây ra bởi GA, thể hiện ở sự tăng khả năng sống sót của tế bào và giảm quá trình chết tế bào theo chương trình. Biểu hiện của các phân tử liên quan đến dừng chu trình tế bào và tự thực bào, cũng như mTORC1 cũng bị đảo ngược bởi N-acetyl-L-cystein (NAC) trong tế bào được điều trị với GA. Trên in vivo, GA làm giảm sự tăng trưởng của khối u mà không gây độc đối với động vật. Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh được rằng GA tạo ra sự dừng pha G0/G1 , chết tế bào theo chương trình nội tại và tự thực bào được điều hòa bởi sự sản sinh ROS trên ung thư đại tràng ở người, làm sáng tỏ rằng GA nên được coi là một tác nhân tiềm năng trong điều trị ung thư đại tràng.

Trần Thị Hồng Vân

CAO CHIẾT BẠCH QUẢ (GINKGO BILOBA) LÀM TRẦM TRỌNG THÊM DI CĂN Ở GAN TRONG MÔ HÌNH GHÉP KHÁC LOẠI (XENOGRAFT) UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TRÊN CHUỘT NHẮT

Wang H và cs.

BMC Complement Altern Med. 2017 Dec 2;17(1):516

Di căn là quá trình lan rộng của tế bào ung thư nguyên phát từ vị trí ban đầu đến các vị trí khác trong cơ thể và nó thường liên quan đến mức độ nghiêm trọng của khối u. Cao chiết bạch quả (Egb) chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học với một số tác dụng tốt bao gồm cả tác dụng cải thiện chức năng não bộ và làm giảm nguy cơ của các bệnh tim mạch. Mặt khác, nguy cơ gia tăng ung thư tuyến giáp và gan gây ra bởi EGb trên động vật cũng đã được báo cáo .

Phương pháp:

Gây mô hình ung thư đại tràng di căn bằng cách tiêm vào lách chuột athymic (chuột không có tuyến ức) dòng tế bào ung thư đại tràng của người SW620-luc để đánh giá tác động của EGb đối với tiến triển  ung thư đại tràng. Sau khi đã hình thành khối u, tiêm phúc mạc Egb hàng ngày trong 5 tuần.

Kết quả:

EGb đã làm tăng đáng kể tỷ lệ di căn vào gan chuột, làm giảm số lượng tế bào hoại tử và chết tế bào theo chương trình trong gan di căn khi so sánh với nhóm chứng. Trong khi đó, EGb tạo ra sự tăng sinh đáng kể tế bào ung thư ở gan di căn thể hiện qua sự gia tăng bắt màu của Ki67 và H3S10p. Điều trị với EGb làm thay đổi biểu hiện mARN của các gen liên quan đến chu trình tế bào, di căn, chết tế bào theo chương trình và stress oxy hóa ở những gan có khối u. Hơn nữa, EGb hoạt hóa các con đường đáp ứng với stress MAPK trong gan với các khối u di căn.

Kết luận:

EGb làm trầm trọng thêm tình trạng di căn ở gan trên mô hình ung thư đại tràng di căn ở chuột. Điều này có khả năng là do sự gia tăng quá trình tăng sinh tế bào ung thư liên quan đến kích hoạt các con đường MAPK.

Trần Thị Hồng Vân

ĐIỀU HÒA NGƯỢC LincRNA-p21BỞI CAO CHIẾT BẠCH QUẢ (GINKGO BILOBA) EGb 761 ỨC CHẾ SỰ DI CĂN CỦA UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG THÔNG QUA LIÊN KẾT VỚI EZH2

Liu T và cs.

Oncotarget journal, 2017, 8(53), 91614-91627

EGb 761, cao chiết bạch quả chuẩn hóa, thường được kê đơn trong y học cổ truyền Trung Quốc. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào tập trung vào vai trò của nó trong tiến triển ung thư đại trực tràng ở người. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu tác dụng chống di căn của EGb 761 trên các tế bào ung thư đại trực tràng và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về cơ chế điều hòa quá trình này. Thử nghiệm xâm lấn và di cư tế bào chỉ ra rằng cao  EGb 761 ức chế khả năng xâm lấn và di cư của các tế bào theo kiểu phụ thuộc liều. Để làm sáng tỏ hơn nữa các cơ chế điều hòa nhằm giải thích hiện tượng này, chúng tôi đã thực hiện phân tích real-time PCR định lượng (RT-qPCR), phân tích lai miễn dịch protein và phân tích miễn dịch. Kết quả cho thấy rằng EGb 761 điều hòa ngược biểu hiện của LincRNA-p21 theo kiêu phụ thuộc liều và phụ thuộc thời gian. Sự biểu hiện quá mức của LincRNA-p21 cũng ức chế sự di căn của tế bào ung thư đại trực tràng. Hơn nữa, EGb 761 cũng như LincRNA-p21 ức chế sự biểu hiện của protein màng ngoại bào, fibronectin. Quan trọng hơn, thử nghiệm miễn dịch miễn dịch RNA (RIP) và miễn dịch nhiễm sắc thể (ChIP) cho thấy rằng LincRNA-p21 tương tác trực tiếp với EZH2, và tương tác này ức chế sự biểu hiện của fibronectin. Cuối cùng, thử nghiệm sự tăng hay giảm chức năng cho thấy EGb 761 ức chế sự di cư, xâm lấn và biểu hiện fibronectin qua con đường LincRNA-p21 / EZH2 trong các tế bào ung thư đại trực tràng. Do đó, sử dụng cao chiết EGb 761 có thể là một phác đồ điều trị đầy hứa hẹn đối với ung thư đại trực tràng và việc tăng nồng độ LincRNA-p21 có thể rất hữu ích để tăng cường hiệu quả chống ung thư của EGb 761.

Phí Thị Xuyến

ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN CỦA CAO CHIẾT LÁ BẠCH QUẢ (GINKO BILOBA L.) (IDN 5933/GINKGOSELECT®PLUS)  TRÊN LÂM SÀNG VÀ DI TRUYỀN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI: THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN CÓ ĐỐI CHỨNG GIẢ DƯỢC [GiBiEx].

Bonassi S và cs.

BMC Complement Altern Med. 2018 Jan 22;18(1):22

Đặt vấn đề

Cao chiết lá bạch quả Ginkgo (GBLE) được ghi nhận một số lợi ích cho sức khỏe, và là một trong những loại thuốc thảo dược được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới. Gần đây, mối quan tâm về sự an toàn của cao chiết đã được dấy lên sau khi có một báo cáo từ Chương trình độc chất quốc gia của Hoa Kỳ (NTP) công bố liều cao GBLE làm tăng tỷ lệ mắc ung thư gan và tuyến giáp ở chuột nhắt và chuột cống trắng. Một nghiên cứu về độ an toàn đã được thiết kế để đánh giá các rủi ro lâm sàng và di truyền liên quan đến điều trị GBLE trên đối tượng là người già sống ở nhà dưỡng lão.

Phương pháp:

GiBiEx là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đa trung tâm, có đối chứng giả dược, mù đôi, thử nghiệm so sánh ngẫu nhiên việc uống ngày hai lần hoặc là thuốc IDN 5933 (còn được biết tới với tên Ginkgoselect®Plus) với liều 120 mg/lần hoặc thuốc giả dược trong 6 tháng. IDN 5933 là cao chiết từ lá phơi khô chứa 24,3% flavon glycosid và 6,1% terpen lacton (2.9% bilobalid, 1.38% ginkgolid A, 0.66% ginkgolid B, 1.12% ginkgolid C) theo phương pháp  định lượng bằng HPLC. Nghiên cứu tiến hành trên 47 đối tượng, trong đó có 20 đối tượng trong nhóm sử dụng giả dược, 27 đối tượng trong nhóm điều trị. Tiêu chí đánh giá trên lâm sàng (Tác dụng không mong muốn và tổn thương gan) và tiêu chí đánh giá trên di truyền tần số vi nhân, phương pháp comet, c-myc, p53 và biểu hiện ctnnb1 ở tế bào bạch cầu)

Kết quả:

Kết quả nghiên cứu không phát hiện tác dụng lâm sàng không mong muốn hoặc tổn thương gan ở nhóm được điều trị bằng thuốc. Tần số vi nhân tế bào (MR=1,01; 95% CI= 0,86 – 1,18), và sự đứt gãy DNA (phương pháp comet) (MR= 0,91; 95% CI= 0,58-1,43) đều không có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu. Kết quả cũng không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa trong biểu hiện 3 gen c-myc, p53, and ctnnb1.

Kết luận:

Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy không có dấu hiệu nào được đánh giá cho thấy nguy cơ khi sử dụng IDN 5933 ở liều được thử nghiệm trong thời gian sáu tháng.

Trần Nguyên Hồng

GINKGETIN GÂY CHẾT TẾ BÀO BẰNG TỰ THỰC BÀO THÔNG QUA HÌNH THÀNH THỂ TIÊU BÀO  ĐƯỢC TRUNG GIAN BỞI P62 / SQSTM1 VÀ SỰ OXI HÓA KHỬ Ở TẾ BÀO UNG THƯ PHỔI KHÔNG NHỎ

Lou JS và cs.

Oncotarget. 2017 Oct 16; 8 (54): 93131-93148.

Thúc đẩy chết tế bào bằng tự thực bào có thể là hướng tiếp cận mới trong điều trị ung thư. Yếu tố chính trong tự thực bào là p62, được coi là đích điều trị hiệu quả. Ginkgetin là một biflavonoid chiết từ lá bạch quả Ginko biloba, có tác dụng chống ung thư đầy hứa hẹn trên dòng tế bào ung thư phổi không nhỏ, với IC50 còn thấp hơn cả cisplatin. Tác dụng chống ung thư của ginkgetin được chứng minh trên mô hình chuột không lông được cấy ghép tế bào ung thư khác loại. Ginkgetin tạo ra tự thực bào ở dòng tế bào A549, và tác dụng này bị đảo ngược rõ ràng bởi hoá chất và phương pháp gen.  Ginkgetin cho thấy có ái lực với p62. Điều hoà ngược p62 sử dụng hoá chất và gen sẽ làm giảm sự chết tế bào, acid hoá thể tiêu bào và sự hình thành thể tự thực bào, tất cả dẫn tới việc ngăn chặn sự hình thành tự tiêu bào. Ngoài ra, giảm tự thực bào gây bởi sự hiện quá mức p62 sẽ làm tăng hoạt tính Nrf2/ARE và tỷ lệ tiêu thụ oxy và giảm hình thành các gốc oxy phản ứng. Những hiện tượng này bị đảo ngược khi giảm biểu hiện p62. Điều đó chứng minh p62 có thể là đích tác dụng trong chết tế bào do tự thực bào gây bởi ginkgetin và ginkgetin có thể phát triển thành một thuốc ngăn ngừa ung thư mới.

Trần Nguyên Hồng

TÁC DỤNG CHỐNG ĐỤC THỦY TINH THỂ DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA GbE, RUTIN VÀ QUERCERIN QUA TRUNG GIAN ỨC CHẾ STRESS OXY HÓA VÀ CON ĐƯỜNG POLYOL

Lu Q. và cs.

Acta Biochim Pol. 2018;65(1):35-41.

Một trong những biến chứng thứ phát nặng nề đầu tiên của bệnh tiểu đường là sự làm mờ thể thủy tinh của mắt - một tình trạng liên quan mật thiết với bệnh đục thủy tinh thể do tiểu đường. Nghiên cứu này được thiết kế để đánh giá tác dụng của cao chiết bạch quả (GbE), rutin và quercetin trên chuột cống trắng đục thủy tinh thể do tiểu đường (DC) gây bởi streptozotocin (STZ). Mười tuần sau khi uống GbE, rutin và quercetin thì phân loại độ đục thể thủy tinh của chuột tiểu đường bằng đèn khe. Sau đó, xác định hàm lượng malondialdehyde (MDA), sự giảm glutathione (GSH), các sản phẩm cuối của glycosyl hóa (AGEs) và hoạt tính của aldose reductase (AR). Chuột đục thủy tinh thể do tiểu đường có hàm lượng GSH thấp, hàm lượng MDA và AGEs cũng như AR tăng cao so với lô chứng sinh lý. Uống (GbE), rutin và quercetin đã ức chế đáng kể hoạt tính AR, kích thích sản sinh GSH, giảm hàm lượng MDA và AGEs ở thủy tinh thể chuột cống đục thủy tinh thể do tiểu đường, thậm chí còn làm chậm quá trình đục thủy tinh thể của chuột cống tiểu đường ở nhiều mức độ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chứng tỏ rằng so với GbE và rutin thì quercetin có tác dụng làm chậm quá trình đục thủy tinh thể của chuột cống tiểu đường tốt nhất (với P < 0,05) . Cơ chế tác dụng này của quercetin có thể do tác dụng ức chế AR, chống peroxy hóa lipid và hoạt tính chống AGEs.
Nguyễn Thị Phượng

CAO CHIẾT ETHANOL GIÀU FLAVONOID LÁ HỒNG (DIOSPYROS KAKI) LÀM GIẢM SUY GIẢM TRÍ NHỚ, SẢN SINH BETA-AMYLOID, STRESS OXY HÓA VÀ VIÊM THẦN KINH TRÊN CHUỘT NHẮT CHUYỂN GEN APP/PS1

Yingjuan Ma và cs.

Brain Research, 1678, 1 January 2018, 85-93.

Peptid amyloid-β  (Aβ) khởi đầu một số các biến cố bệnh lý, bao gồm hoạt hóa các tế bào thần kinh đệm, stress oxy hóa và viêm dẫn đến sự chết thần kinh và những thay đổi bệnh lý điển hình trong bệnh Alzheimer (AD). Các flavonoid đã được báo cáo về tác dụng bảo vệ thần kinh, không chỉ thông qua các tác dụng chống oxy hóa đã được công nhận nói chung, mà còn thông qua khả năng bảo vệ chống lại các tổn thương gây ra bởi độc tố thần kinh. Các flavonoid làm giảm sản xuất Aβ, ức chế viêm trên thần kinh, tăng cường chức năng mạch máu não và cải thiện biểu hiện của nhận thức. Ở đây chúng tôi phân tích tác dụng của cao chiết cồn giàu flavonoid từ lá hồng (Diospyros kaki) (FLDK) trên chuột chuyển gen APP/PS1. Kết quả cho thấy, việc điều trị bằng đường uống với FLDK đảo ngược sự suy giảm trí nhớ và học hỏi, giảm lượng Aβ và biểu hiện  của enzym phân tách protein tiền thân của amyloid tại vị trí β (BACE1), làm giảm sự hoạt hóa thần kinh đệm trong các mảng già. FLDK phục hồi hoạt tính của các enzym chống oxy hóa, cũng như làm giảm sản phẩm của quá trình peroxy hóa lipid, malondialdehyd, và các chất trung gian gây viêm. Kết quả này chứng minh rằng FLDK làm giảm sự suy giảm nhận thức và làm giảm số lượng Aβ, hoạt hóa thần kinh đệm, stress oxy hóa và các đáp ứng viêm. Do đó, việc sử dụng FLDK có thể là chiến dịch điều trị tiềm năng trong việc phòng và điều trị AD, ít nhất một phần thông qua hoạt tính sinh học chống oxy hóa và chống viêm của FLDK cũng như tác dụng của nó với enzym sản xuất Aβ, BACE1.

Trần Thị Hồng Vân

 

CÁC HỢP CHẤT PHENOLIC CỦA HỒNG (DYOSPIROS KAKI) ỨC CHẾ VIÊM RUỘT KẾT VÀ SỰ TĂNG SINH TẾ BÀO UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG, NHƯNG KHÔNG HOẠT HOÁ ENZYME GELATINASE

Direito R  và cs.

J Nutr Biochem. 2017 Aug;46:100-108.

Các polyphenol từ cây hồng (Diospyros kaki) đã được chứng minh hoạt tính dọn gốc tự do và hoạt tính chống viêm; Tuy nhiên, có rất ít hiểu biết về tác dụng của các phenolic hồng trên bệnh viêm ruột (IBD) và ung thư đại trực tràng (CRC). Vì vậy, mục đích của chúng tôi trong nghiên cứu này là làm sáng tỏ tác dụng chống viêm và chống tăng sinh của cao chiết phenolic hồng (80% acetone trong nước), trên mô hình động vật thực nghiệm viêm đại tràng và mô hình tế bào ung thư xâm lấn. Kết quả của chúng tôi cho thấy, tác dụng có lợi của cao chiết phenol hồng trong giảm viêm đại tràng thực nghiệm và tác dụng chống tăng sinh tiềm năng trên các dòng tế bào ung thư đại tràng trong nuôi cấy. Chuột được gây viêm đại tràng bằng TNBS, được điều trị với cao chiết phenol  hồng đã làm giảm một số thông số chức năng và hình thái mô học trong viêm đại tràng, cụ thể: làm giảm sự co ngắn chiều dài đại tràng, giảm tổn thương quan sát được (hình thành vết loét), giảm diễn biến tiêu chảy, giảm tỷ lệ chết, giảm xuất huyết niêm mạc và giảm đặc điểm mô học chung của viêm đại tràng. Trong nghiên cứu in vitro, kết quả cũng chỉ ra rằng cao chiết polyphenol hồng làm giảm tăng sinh và xâm lấn của tế bào HT-29. Nghiên cứu sâu hơn cũng chỉ ra rằng cao chiết làm giảm biểu hiện của COX-2 và iNOS ở mô đại tràng trên chuột viêm đại tràng, đây là 2 yếu tố trung gian quan trọng trong viêm ruột, nhưng không ức chế hoạt tính của enzyme gelatinase MMP-9 và MMP-2. Qua đó cho thấy vai trò của quá trình viêm trong tiến triển CRC và  liên kết quan trọng giữa viêm và ung thư, kết quả của chúng tôi làm sáng tỏ tiềm năng của cao chiết polyphenol hồng như một thuốc điều trị bệnh IBD.

Trần Nguyên Hồng

TANNIN PHÂN LẬP TỪ HỒNG CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN VÀ CHỐNG VIÊM TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT MẮC BỆNH MAC (Mycobacterium avium complex)

Matsumura Y và cs.

Open access journal, 2017 Aug 21;12(8).

Vi khuẩn mycobacteria không gây bệnh lao (NTM), bao gồm Mycobacterium avium complex (MAC) là yếu tố gây nhiễm trùng phổi mạn tính cơ hội . Đáng chú ý sự nhạy cảm của với MAC được điều chỉnh bởi nhiều yếu tố bao gồm cả hệ thống miễn dịch của vật chủ. Tannin phân lập từ Hồng (Ebenaceae Diospyros kaki Thunb.) là một tannin ngưng tụ gồm một chuỗi các  nhóm catechin. Người ta cũng biết rằng tannin ngưng tụ có hoạt tính chống oxy hóa và ức chế vi khuẩn cao. Tuy nhiên, có giả thuyết cho rằng tannin ngưng tụ cần phải được tiêu hóa và / hoặc lên men thành các phân tử nhỏ hơn trước khi được hấp thu vào cơ thể để thực hiện các chức năng có lợi của chúng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của tannin có nguồn gốc từ hồng đối với bệnh MAC cơ hội. Tannin hòa tan được thủy phân hóa và đánh giá bằng phương pháp hấp thụ gốc oxy (ORAC). Giá trị ORAC của tannin được thủy phân hóa lớn hơn khoảng 5 lần so với bột tanin hòa tan. Ngoài ra, tannin thủy phân hóa có hoạt tính kháng khuẩn cao chống lại MAC in vitro. Hơn nữa, trong một nghiên cứu in vivo khác, chuột bị nhiễm MAC được cho ăn chế độ ăn có chứa tanin hòa tan cho thấy hoạt tính kháng   khuẩn cao hơn đáng kể và sự hình thành u hạt trong phổi ít hơn so với  chuột bị nhiễm MAC ăn chế độ ăn bình thường. Chuột ăn tannin hòa tan có yếu tố hoại tử khối u - α (TNF- α) và mức độ tổng hợp nitric oxid cảm ứng trong phổi thấp hơn đáng kể  so với chuột có chế độ ăn bình thường. Hơn nữa, các cytokin tiền viêm được tiết bởi đại thực bào của tủy xương do sự kích thích của MAC gây ra đã giảm đáng kể ở nhóm được cho ăn chế độ ăn có chứa tannin hòa tan.   Những dữ liệu này cho thấy tanin hòa tan từ hồng có thể làm giảm bệnh nhiễm trùng phổi NTM.

Phí Thị Xuyến

PHỔ CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN 1H (1H NMR) VÀ NHỮNG ĐẶC TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA CAO CHIẾT HỒNG (Diospyros kaki L.) PHÂN CỰC VÀ KHÔNG PHÂN CỰC – NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI CHẤT DỰA VÀO NGUỒN GỐC VÀ TRỒNG TRỌT.

M. Maulidiani và cs.

Talanta, 1 July 2018, 184  (277-286)

Hồng (Diospyros kaki L.) là một trong những loại quả quý vì các đặc tính dược học có được nhờ sự có mặt của một số chất chuyển hóa có hoạt tính, đặc biệt là các polyphenol và carotenoid. Trong những phương pháp đã được mô tả trước đây, bao  gồm cả HPLC, bị hạn chế trong việc xác định các chất chuyển hóa của các loài hồng khác nhau. Nghiên cứu này chỉ ra cách đánh giá và sự khác biệt giữa các chất chuyển hóa trong CAO CHIẾT phân cực và không phân cực của hồng bằng phương pháp dựa trên 1H NMR. Phân tích phân cấp nhóm dữ liệu (HCA) dựa trên đánh giá điểm của mô hình phân tích thành phần chính (PCA) được sử dụng để phân tích các hợp chất quan trọng trong các loại trái cây được nghiên cứu. Phổ 1H NMR của cao chiết chloroform (CDCl3) hồng cho thấy các loại hoạt chất khác so với cao chiết phân cực nước-methanol (CD3OD-D2O). Hồng trồng ở Israel được phân nhóm khác với hồng trồng ở Hàn Quốc với sự phong phú của các hợp chất phenolic (acid gallic, acid caffeic và các acid protocathecuic), carotenoids (β-cryptoxanthin, lutein, và zeaxanthin), amino acid (alanin), maltoseuridin và các acid béo (acid myristic và palmitoleic). Glucosecholine và acid formic là những thành phần có nhiều hơn ở hồng trồng tại Hàn Quốc. Trong các cao chiết CD3OD-D2O và CDCl3, đã xác định được 43 chất chuyển hóa. Sự khác biệt về trao đổi chất cũng được thể hiện rõ trên kết quả về hoạt tính sinh học và khả năng chống oxy hóa được xác định qua các thử nghiệm ABTS,ABTS, FRAP, CUPRAC và DPPH. Các phương pháp được trình bày trên đây có thể được sử dụng rộng rãi để định lượng nhiều hợp chất trong các mẫu thực vật và sinh học, đặc biệt là trong rau và  quả.
Nguyễn Thị Phượng

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TIỀN XỬ LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN CHIẾT ĐỐI VỚI HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA LÁ HỒNG (DIOSPYROS KAKI).

Hossain A và cs.

Biosci Biotechnol Biochem. 2017 Nov;81(11):2079-2085

Hồng là một loại quả rất ngon và lá của nó được sử dụng làm thuốc cổ truyền. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của phương pháp làm khô (không khí nóng và đông  khô), nhiệt độ chiết (80, 90 và 100 ° C) và thời gian chiết (10, 30, 60 và 120 phút) và giai đoạn thu hoạch (ra hoa và quả) ) về các thành phần và hoạt tính chống oxy hóa của lá hồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt tính chống oxy hóa tốt nhất đạt được ở cả hai phương pháp làm khô. Cũng như vậy, chiết ở 100OC trong 120 phút cho các thành phần chống oxy hóa tốt nhất nhưng sự khác nhau không đạt ý nghĩa thống kê so với chiết ở 90OC trong 60 phút. Lá hồng thu hái ở giai đoạn ra hoa có hàm lượng hoạt chất chống oxy hóa tối đa so với giai đoạn có quả. Kết luận lại, thu hái lá hồng ở giai đoạn mang hoa, sấy khô và chiết ở 90OC trong 60 phút sẽ thu được nhiều hơn các hoạt chất có hoạt tính sinh học.
Nguyễn Thị Phượng

TÍNH HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA CAO CHIẾT BẠCH QUẢ (GINKGO BILOBA) TRONG VIỆC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2 KHÔNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ VỚI METFORMIN: THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG MÙ ĐÔI, NGẪU NHIÊN, CÓ ĐỐI CHỨNG GIẢ DƯỢC

Aziz TA và cs.

Drug Des Devel Ther. 2018 Apr 5;12:735-742

Bệnh tiểu đường type 2 (T2DM) là một trong những bệnh chính mà hệ thống chăm sóc sức khỏe phải đối mặt. Trong việc kiểm soát đường huyết ở bệnh đái tháo đường (DM), việc kết hợp sử dụng các thuốc hạ đường huyết theo đường uống đã được chứng minh là có hiệu quả hơn so với việc sử dụng metformin (Met) đơn lẻ. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả bổ trợ cho Met của cao chiết bạch quả (Ginkgo biloba, GKB) ở bệnh nhân không kiểm soát được T2DM.

Sáu mươi bệnh nhân T2DM được đánh giá trong một thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng giả dược, mù đôi và đa trung tâm. Các bệnh nhân đang sử dụng Met, được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm được điều trị bằng cao chiết GKB (120 mg / ngày) và nhóm được điều trị bằng giả dược (tinh bột, 120 mg / ngày) trong 90 ngày. HbA1c (glycated hemoglobin) huyết thanh, đường huyết lúc đói, insulin huyết thanh, chỉ số khối cơ thể (BMI), chu vi vòng eo (WC), kháng insulin và chỉ số mỡ nội tạng (VAI) được xác định trước và sau 90 ngày sử dụng cao chiết GKB.

Kết quả cho thấy, cao chiết GKB làm giảm đáng kể HbA1c máu (7,7% ± 1,2% so với trước khi điều trị là 8,6% ± 1,6%, P <0,001), glucose huyết thanh lúc đói (154,7 ± 36,1 mg / dL so với trước khi điều trị là 194,4 ± 66,1 mg / dL, P <0,001) và insulin (13,4 ± 7,8 μU / mL so với trước khi điều trị là 18,5 ± 8,9 μU / mL, P = 0,006), BMI (31,6 ± 5,1 kg / m2 so với trước điều trị là 34,0 ± 6,0 kg / m2, P <0,001), eo WC (102,6 ± 10,5) cm so với trước điều trị là 106,0 ± 10,9 cm, P <0,001) và VAI (158,9 ± 67,2 so với trước điều trị là 192,0 ± 86,2, P = 0,007). Cao chiết GKB không tác động tiêu cực đến chức năng gan, thận hoặc tạo máu.

Như vậy, cao chiết GKB có tác dụng cải thiện hiệu quả điều trị của Met ở bệnh nhân T2DM. Nghiên cứu này đã đề xuất rằng cao chiết GKB là một liệu pháp bổ sung hiệu quả trong kiểm soát đái tháo đường.

Lê Thị Xoan

FLAVONOID TỪ LÁ HỒNG (DIOSPYROS KAKI L.) ỨC CHẾ SỰ TĂNG SINH VÀ GÂY CHẾT THEO CHƯƠNG TRÌNH Ở TẾ BÀO PC-3 BẰNG CÁCH HOẠT HÓA OXI HÓA STRESS VÀ CHẾT THEO CHƯƠNG TRÌNH TY THỂ

Ding Y và cs

(Chem Biol Interact. 2017;275:210-217)

Lá hồng (Diospyros kaki L.) được sử dụng rộng rãi trong y học Trung Quốc và cũng là nguồn cung cấp polyphenol tuyệt vời trong chế độ ăn uống. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hoạt tính chống tăng sinh và pro-apoptotic của cao chiết flavonoid tổng số từ ​​lá hồng (FPL) trên   tế bào PC-3.

Sau khi xử lý tế bào PC-3 với FPL (flavonoid toàn phần của lá hồng), quercetin hoặc rutin ở các nồng độ khác nhau trong 24 giờ, phương pháp MTT và flow cytometry được sử dụng để đánh giá tác dụng gây độc tế bào, tỷ lệ chết tế bào theo chương trình và bắt giữ chu kỳ tế bào. So với quercetin và rutin, FPL cho thấy độc tính tế bào cao hơn ở nồng độ 12,5 và 25 μg/ml và cũng có IC50 thấp ở tế bào PC-3. Ngoài ra, FPL gây chết theo chương trình ở tế bào PC-3 bằng cách kích hoạt stress oxy hóa (được phát hiện bởi ROS, MDA, nitrit và hoạt động của iNOS) và tăng tính thấm màng ty thể. Những thay đổi về hình thái, bất hoạt Bcl-2, sự gia tăng BAX, giải phóng cytochrom c và kích hoạt tín hiệu xuôi dòng chết theo chương trình trong các tế bào PC-3 được điều trị bằng FPL cũng cho thấy xảy ra chết tế bào theo chương trình. Trong khi đó, FPL ức chế đáng kể sự di cư của các tế bào PC-3.

Như vậy, FPL ức chế sự gia tăng, di cư và gây chết theo chương trình các tế bào PC-3 bằng cách kích hoạt stress oxy hóa và chết tế bào theo chương trình có liên quan đến ti thể. 

Lê Thị Xoan

 

(Nguồn tin: Viện Dược liệu)