Bản tin dược liệu

Bản tin dược liệu số 04/2019

BẢN TIN SỐ 04/2019

 

TT

 TIN DỊCH

  1.  

PHÂN LẬP IONON GLYCOSID TỪ RỄ CỦA ĐỊA HOÀNG

Yan-Fei Liu và cs.

Journal of Asian Natural Products Research, 2014 16(1), 11–19

Bốn ionon và ionon glycosid mới (1-4) và một monoterpen mới (5) cùng với 10 chất tương tự đã biết (6-15), được phân lập từ rễ khô của địa hoàng . Cấu trúc các hợp chất được xác định trên cơ sở dữ liệu phân tích phổ. Hơn nữa, trong các thử nghiệm in vitro, hợp chất 3 (10 mM) thể hiện tác dụng bảo vệ gan trung bình, chống lại tổn thương tế bào HL7702 do D-galactosamine gây ra.

Nguyễn Văn Trí, Lâm Bích Thảo, Phạm Thị Thúy

 

  1.  

PHÂN LẬP CATAPOL TỪ ĐỊA HOÀNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ NGƯỢC DÒNG TỐC ĐỘ CAO

Shengqiang Tong và cs.

Journal of Chromatographic Science (2014)

Hoạt chất nhóm iridoid catalpol với độ tinh khiết cao đã được phân lập thành công bằng phương pháp sắc ký ngược dòng tốc độ cao từ cao thô của địa hoàng được tinh chế từng phần. Hệ dung môi phân cực hai pha gồm ethyl acetate - n-butanol - nước (2: 1: 3, v/v/v) được lựa chọn bằng sắc ký lớp mỏng và chạy điều chế sử dụng pha nước làm pha động với chế độ rửa giải từ đầu đến cuối. 105 mg mẫu đã được tinh chế có chứa 39,2% catalpol được nạp vào cột tách ngược dòng tốc độ cao có dung tích 270 ml, thu được 35 mg catalpol với độ tinh khiết 95,6%. Cấu trúc hóa học của catalpol được xác định bằng cách so sánh với thời gian lưu sắc ký lỏng hiệu năng cao của chất chuẩn cũng như phổ 1H NMR.

Nguyễn Văn Trí, Lâm Bích Thảo

 

  1.  

HAI IONON GLYCOSID MỚI TỪ RỄ CỦA ĐỊA HOÀNG  

Feng W. S. và cs.

Natural Product Research, 2015, 29(1): 59-63

Hai ionon glycosid mới có tên là frehmaglutosid G (1) và frehmaglutosid H (2) cùng 6 hợp chất đã biết khác rehmapicrosid (3), acid sec-hydroxyaeginetic (4), dihydroxy-b-ionon (5), trihydroxy-b-ionon (6), rehmaionosid A (7) và rehmaionosid C (8) đã được phân lập từ cao chiết EtOH 95% rễ khô Địa hoàng. Cấu trúc của các chất được xác định dựa vào các phương pháp phân tích phổ hiện đại như HR-ESI-MS, UV, IR, 1D- và 2D- NMR (1H–1H COSY, HSQC, HMBC và NOESY). Các cấu hình tuyệt đối được xác định thông qua phổ lưỡng sắc tròn.

 

Phạm Thị Thúy

  1.  

MỘT IONON  GLYCOSID MỚI VÀ BA RHEMANEOLIGNAN MỚI TỪ RỄ CỦA ĐỊA HOÀNG 

Li M. và cs.

Molecules, 2015, 20, 15192-15201

Một ionon glycosid mới, frehmaglutosid (1) và 3 rhemaneolignan A-C (2-4) mới được phân lập từ cao chiết EtOH 95% của rễ khô địa hoàng. Cấu trúc của các hợp chất này được xác định dựa vào các phương pháp phân tích phổ hiện đại (UV, IR, HR-ESI-MS, 1D và 2D NMR). Ngoài ra, các hợp chất này đã được đánh giá về tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim bị tổn thương bởi doxorubicin trong tế bào H9c2. Trong số đó, các hợp chất 1-3 thể hiện tác dụng bảo vệ chống lại nhiễm độc tim do doxorubicin gây ra.

 

Phạm Thị Thúy, Hoàng Thị Sáu

  1.  

ĐẶC TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA CAO CHIẾT METHANOL TỪ CHỒI VÀ RỄ CỦ CỦA ĐỊA HOÀNG

 BIẾN ĐỔI PRI

Piątczak E. và cs.

 Acta Poloniae Pharmaceutica, 2016, 73(2): 433-8

Hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết methanol từ chồi (HR-shoots) và rễ củ (HR-roots) của cây địa hoàng biến đổi pRi đã được xác định. Hoạt tính này được xác định bởi khả năng của cao chiết trong việc ức chế sự sản sinh superoxid anion (O2-) và các chất phản ứng với acid thiobarbituric (TBARS) trong tiểu cầu ở trạng thái nghỉ và trong tiểu cầu được kích hoạt bởi thrombin. Tác dụng mạnh nhất được thể hiện bởi cao chiết chồi (50 µg/mL). Nghiên cứu này cũng khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các cao chiết chống lại quá trình peroxy hóa lipid huyết tương người gây ra bởi các chất oxy hóa sinh học mạnh như hydrogen peroxid (H2O2) và H2O2/Fe. Nghiên cứu cho thấy các cao chiết từ cây địa hoàng biến đổi pRi có thể là một nguồn cung cấp hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên đầy hứa hẹn, sẽ có giá trị trong điều trị nhiều loại bệnh tim mạch. Cao chiết này cũng có thể bảo vệ các lipid chống lại stress oxy hóa.

Phạm Thị Thúy

  1.  

POLYSACCHARID TỪ ĐỊA HOÀNG CÓ TÁC DỤNG CHỐNG UNG THƯ BẰNG CÁCH KÍCH HOẠT

 CÁC TẾ BÀO TIÊU DIỆT TỰ NHIÊN

LiXu và cs.

 International Journal of Biological Macromolecules, 2017, 105: 680-685

Polysaccharid từ địa hoàng (RGP) được công bố có tác dụng kích thích miễn dịch, như kích hoạt tế bào đuôi gai, nhưng RGP chưa được nghiên cứu về khả năng kích hoạt của tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) ở chuột in vivo. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã kiểm tra tác động in vivo của RGP đối với sự tăng sinh và kích hoạt các tế bào NK trong lá lách, hạch bạch huyết mạc treo (mLN) và máu, và đã tiến hành so sánh chức năng đó với lipopolysaccharid từ Escherichia coli. Việc sử dụng RGP trên chuột C57BL/6 gây ra sự gia tăng số lượng tế bào NK lưu thông trong máu và sự tăng sinh của các tế bào NK trong lá lách, mLN và máu. Hơn nữa, việc điều trị bằng RGP đã thúc đẩy việc sản xuất interferon-gamma phụ thuộc toll-like receptor-4 và điều chỉnh tăng biểu hiện CD69 trong các tế bào NK ở lách. Các tế bào NK được xử lý bằng RGP đã tăng cường hoạt tính gây độc tế bào bằng sự sản xuất IFN loại I chống lại tế bào Yac-1 đích. Cuối cùng, điều trị RGP đã ức chế sự phát triển khối u CT26 trong phổi. Những phát hiện này đã chứng minh rằng RGP đã thúc đẩy việc kích hoạt các tế bào NK và ức chế sự phát triển khối u ở chuột in vivo.

 

Nguyễn Thị Thu

 

  1.  

BA ALKALOID MỚI VÀ MỘT IRIDOID GLYCOSID MỚI TỪ RỄ CÂY ĐỊA HOÀNG

MengLi và cs.

 Phytochemistry Letters, 2017, 21:157-162

Ba alkaloid mới, rehmanalkaloid A-C (1-3) và một iridoid glycosid mới, rehmaglutosid L (4), cùng với chín hợp chất đã biết, bao gồm (8S)-7,8-dihydrogeniposid (5), diglycosid (6), monomelittosid (7), mussaenosid (8), darenosid A (9), syringing (10), phenyl-6-O-β-ᴅ-xylopyranosyl-O-β-ᴅ-glucopyranosid (11), (7R,8S)-4,9-dihydroxy-3,3′-dimethoxy-7,8-dihydrobenzofuran-1′-propanalneolignan (12) và trans-liovil (13), được phân lập từ dịch chiết  EtOH 95% của rễ khô địa hoàng. Cấu trúc của chúng được xác định bằng các phân tích quang phổ nâng cao (UV, IR, HR-ESI-MS và 1D, 2D NMR). Ngoài ra, các hợp chất 4-8 (iridoid glycosid) đã được đánh giá về tác dụng bảo vệ đối với tế bào cơ tim H714444444444444444444466666666669c2  bị tổn thương gây bởi doxorubicin. Trong số đó, các hợp chất 4-8 thể hiện tác dụng bảo vệ chống lại nhiễm độc tim do DOX gây ra.

 

Nguyễn Thị Thu

  1.  

 

POLYSACCHARID TỪ ĐỊA HOÀNG LÀM GIẢM SỰ TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT, TĂNG LIPID MÁU

 VÀ VIÊM MẠCH MÁU Ở CHUỘT BỊ ĐÁI THÁO DƯỜNG GÂY BỞI STREPTOZOTOCIN

JunZhou và cs.

 Journal of Ethnopharmacology, 2015, 164: 229-238

Tổng quan về dược học cổ truyền: Địa hoàng đã được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc thảo dược truyền thống của Trung Quốc để điều trị bệnh đái tháo đường và các biến chứng của bệnh. Phân đoạn polysaccharid của RG (RGP) tiêm phúc mạc đã được chứng minh có tác dụng hạ đường huyết, tuy nhiên các cơ chế chịu trách nhiệm đến tác dụng hạ đường huyết của RGP vẫn chưa được hiểu rõ. Đề tài này đã nghiên cứu tác dụng chống tăng đường huyết và chống tăng lipid máu theo đường uống của RGP đã được tinh chế và các cơ chế cơ bản liên quan trên chuột bị đái tháo đường do streptozotocin (STZ) gây ra.

Vật liệu và phương pháp: Cấu trúc sơ bộ của RGP được xác định bởi GC và FT-IR. Chuột được tiêm STZ để gây ra bệnh đái tháo đường loại 1. RGP với liều 20, 40 và 80 mg/kg/ngày được cho chuột uống trong 4 tuần và metformin được sử dụng là chứng dương. Sau 4 tuần, các thông số sinh hóa máu, hàm lượng insulin tuyến tụy, sự tiết insulin in vitro, hàm lượng glycogen ở gan và biểu hiện mRNA của phosphoenolpyruvate carboxyl kinase (PEPCK) đã được khảo sát.

Các kết quả: RGP bao gồm rhamnose, arabinose, mannose, glucose và galactose theo tỷ lệ mol 1.00:1.26:0.73:16.45:30.40 với trọng lượng phân tử trung bình là 63,5 kDa. RGP làm giảm đáng kể nồng độ glucose, cholesterol toàn phần, triglycerid, lipoprotein-cholesterol tỉ trọng thấp và tăng nồng độ lipoprotein-cholesterol tỉ trọng cao và insulin trong máu ở chuột đái tháo đường, đồng thời làm tăng trọng lượng cơ thể và tăng hàm lượng insulin tuyến tụy. Nghiên cứu in vitro cho thấy rằng RGP đã làm tăng đáng kể cả sự tiết insulin cơ bản và sự tiết insulin được kích hoạt bởi glucose, đồng thời làm tăng hàm lượng insulin  trong đảo tụy của chuột đái tháo đường. Ngoài ra, RGP đã đảo ngược biểu hiện mRNA tăng của PEPCK và đảo ngược sự giảm hàm lượng glycogen trong gan của chuột đái tháo đường. Thêm vào đó, RGP thể hiện các hoạt tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh, bằng chứng là RGP làm giảm nồng độ trong máu của TNF-α, IL-6, protein-1 gây hóa hướng động bạch cầu đơn nhân, MDA và làm tăng nồng độ trong máu của SOD và GPx ở chuột đái tháo đường.

 Kết luận: Kết hợp các kết quả, RGP có thể cải thiện hiệu quả trên sự tăng đường huyết, tăng lipid máu, viêm mạch máu và stress oxy hóa ở chuột chuột bị gây đái tháo đường do STZ và do đó RGP có thể là một lựa chọn tiềm năng cho điều trị bệnh đái tháo đường loại 1.

Nguyễn Thị Thu

  1.  

MỘT MEGASTIGMAN MỚI TỪ RỄ TƯƠI CỦA ĐỊA HOÀNG

WeishengFeng và cs.

Acta Pharmaceutica Sinica B, 2013, 3 (5): 333-336

Một megastigman mới, rehmamegastigman (1), cùng với mười tám hợp chất đã biết lariciresinol (2), lariciresinol-4′-O-β-d-glucopyranosid (3), hierochin D (4), yemuosid YM1 (5), darendosid B (6), decaffeoylacteosid (7), jionosid B1 (8), catalpol (9), ajugol (10), 6-O-vanilloylajugol (11), 6-O-E-feruloylajugol (12), rehmapicrosid (13), rehmapicrogenin (14), acid 3-methoxy-2,6,6-trimethylcyclohexan-1-enecarboxylic (15), acid vanillic  (16), acid hydroferulic (17), threo-1-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1,2,3-propanetriol (18), p-hydroxyphenylethyl alcohol (19)  được phân lập từ rễ tươi của địa hoàng. Các hợp chất 2-616-18 được phân lập lần đầu tiên từ cây này.

 

Nguyễn Thị Thu

  1.  

BA TRITERPEN KHUNG URSAN MỚI TỪ LÁ ĐỊA HOÀNG

Yan-LiZhang và cs.

 Fitoterapia, 2013, 89: 15-1

Ba triterpen khung ursan mới, glutinosalacton A-C (1-3), được phân lập từ dịch chiết aceton/nước 50% của lá cây Địa hoàng. Cấu trúc của các triterpen đã được xác định trên cơ sở phân tích quang phổ (phổ IR, NMR và MS). Tác dụng gây độc tế bào của các hợp chất 1-3 đối với ba dòng tế bào ung thư ở người (MCF-7, MG63 và HepG2) cũng được đánh giá. Hợp chất 3 thể hiện hoạt tính gây độc bào với giá trị IC50 là 8,35-39,25 μM.

 

Nguyễn Thị Thu

  1.  

SO SÁNH TÁC DỤNG CHỐNG ĐÔNG MÁU, TẠO MÁU VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÁC CAO CHIẾT

TỪ RỄ ĐỊA HOÀNG KHÔ VÀ RỄ ĐỊA HOÀNG ĐƯỢC CHẾ BIẾN

Gong, Pu-Yang và cs.

 Journal of Ethnopharmacology, 2019, 231: 394-402

Tổng quan dược học cổ truyền: Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, dược liệu địa hoàng (RR, là rễ của cây cây địa hoàng) là vị thuốc tự nhiên phổ biến được sử dụng từ hàng ngàn năm, gồm 2 loại địa hoàng khô và địa hoàng chế biến (với rượu gạo) được sử dụng cho các mục đích lâm sàng khác nhau, là ví dụ điển hình cho thấy tác dụng dược học của vị thuốc bị biến đổi sau khi chế biến trong y học cổ truyền.

Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự khác nhau về tác dụng chống đông máu và tác dụng tạo máu của các cao chiết từ địa hoàng khô và địa hoàng chế biến (DRR và PRR) in vivo, đồng thời tìm hiểu cơ sở hóa học làm thay đổi các đặc tính của dược liệu do chế biến.

Vật liệu và phương pháp: Các cao chiết nước của DRR và PRR được chuẩn bị. Tác dụng bảo vệ của các cao chiết ở các liều khác nhau được đánh giá bằng mô hình gây huyết khối đuôi chuột bằng carrageenan typ-I và mô hình ức chế tủy do cyclophosphamid. Thành phần hóa học của cao chiết DRR và PRR được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp song song đầu dò khối phổ tứ cực và đầu dò thời gian bay (HPLC/Q-TOF-MS).

Kết quả: Trong thử nghiệm đánh giá tác dụng chống huyết khối, PRR thể hiện tác dụng cải thiện kém hơn DRR trên chuột thực nghiệm về nhiệt độ cơ thể, độ dài huyết khối đuôi và lưu lượng máu. Cả DRR và PRR đều không ảnh hưởng đáng kể đến thời gian prothrombin (PT) và thời gian thromboplastin được hoạt hóa từng phần (APTT), chỉ DRR liều cao có thể làm giảm lượng fibrinogen (FIB) trong huyết tương. Xét nghiệm mô học phổi cho thấy huyết khối được cải thiện đáng kể ở nhóm DRR-H. Ở mô hình ức chế tủy, chỉ PRR có thể cải thiện công thức máu ngoại vi, cả DRR và PRR đều có tác dụng tạo máu, thể hiện qua khả năng cải thiện các tế bào nhân tủy xương (BMNC) và bệnh lý của mô tủy xương. Tác dụng tạo máu của PRR cao hơn đáng kể so với DRR ở liều 9 g/kg. Bằng việc so sánh thành phần hóa học, chúng tôi thấy rằng các hợp chất iridoid glycosid bị giảm và các dẫn chất furfural tăng lên trong DRR sau khi chế biến, đây có thể là cơ chế hóa học góp phần tạo ra sự khác nhau về hiệu quả điều trị.

Kết luận: Theo kết quả của nghiên cứu này, việc chế biến địa hoàng với rượu gạo chín lần làm giảm đáng kể tác dụng chống huyết khối và tăng tác dụng tạo máu của DRR như đã chứng minh trong mô hình chuột thực nghiệm. Có thể giải thích sự khác nhau về tác dụng giữa 2 loại địa hoàng trong lâm sàng qua sự đa dạng của phương pháp chế biến và sử dụng. Cùng với đó, các hoạt chất được dự đoán từ 2 loại địa hoàng có thể trở thành các ứng viên tiềm năng trong điều trị huyết khối và thiếu máu.

 

Vũ Thị Diệp

  1.  

      POLYSACCHARID TỪ ĐỊA HOÀNG KÍCH THÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẾ BÀO ĐUÔI GAI Ở NGƯỜI

WangYuhua và cs.

 International Journal of Biological Macromolecules, 2018, 116: 232-238

Trong nghiên cứu trước, chúng tôi đã chỉ ra rằng việc điều trị bằng polysaccharid từ địa hoàng (RGP) kích thích sự trưởng thành của các tế bào đuôi gai (DCs) và có hoạt tính chống ung thư trên chuột. Tác dụng của RGP chưa được nghiên cứu trên DCs của người, bao gồm DCs có nguồn gốc từ bạch cầu đơn nhân (MDDCs) và DCs máu ngoại vi (PBDCs). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá sự hoạt hóa DCs của RGP trên tế bào người. Hình thái đuôi gai của các MDDCs được xử lý bằng RGP thay đổi đáng kể so với các tế bào chứng được xử lí bằng đệm phosphat (PBS). Hơn nữa, việc xử lý bằng RGP làm giảm rõ rệt hoạt động thực bào và tăng mức độ biểu hiện của các phân tử đồng kích thích trong MDDCs. Ngoài ra, điểu trị bằng RGP làm tăng sản xuất các cytokin tiền viêm. Hơn nữa, việc kích hoạt MDDC do RGP gây ra phụ thuộc vào quá trình phosphoryl hóa của kinase điều hòa tín hiệu ngoại bào (ERK), p38 và c-Jun N-terminal kinase (JNK). Các MDDC được xử lý bằng RGP đã thúc đẩy điều hòa tăng hoạt hóa tế bào T, bao gồm tăng sinh và tăng sản xuất interferon-gamma (IFN-γ) và yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF-α). Phân tích về tác dụng của RGP trong các tập hợp PBDC cho thấy rằng RGP gây ra sự điều hòa tăng của biểu hiện phân tử đồng kích thích và tăng sản xuất cytokin tiền viêm. Những dữ liệu này cho thấy rằng RGP có chức năng như một phân tử kích thích miễn dịch ở người.

Vũ Thị Diệp

  1.  

 TÁC DỤNG HẠ HUYẾT ÁP CỦA ĐỊA HOÀNG

VÀ THÀNH PHẦN HOẠT TÍNH CỦA NÓ

Chao và cs.

 Natural Product Research, 2018: 1-6

Radix Rehmanniae (RR) là rễ củ của cây địa hoàng. Trong nghiên cứu này, các cao chiết methanol của địa hoàng khô (DRR) và địa hoàng chế biến (PRR) được phân đoạn để thu được các phân đoạn ethyl acetat, nước và n-butanol. Thử nghiệm ức chế men chuyển angiotensin-I (ACE) chỉ ra rằng cao chiết phân đoạn ethyl acetat của DRR (DRRE) và PRR (PRRE) có tác dụng ức chế tốt hơn. Do đó, những thay đổi về huyết áp đã được thử nghiệm trong 24 giờ ở chuột cống trắng bị tăng huyết áp tự phát, với DRR cho thấy tác dụng chống tăng huyết áp tốt. DRRE tiếp tục được phân lập bằng sắc ký cột; 28 phân đoạn được tách ra và đánh giá khả năng ức chế men chuyển. Cuối cùng, sáu hợp chất đã được xác định bằng phân tích quang phổ và so sánh với tài liệu. Cụ thể, acid ursolic và acid oleanolic cho thấy ức chế men chuyển tốt hơn các hợp chất khác. Nghiên cứu này chứng tỏ rằng DRR có tác dụng chống tăng huyết áp. Trong tương lai, cần đánh giá thêm tiềm năng của DRR như một thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Vũ Thị Diệp

  1.  

CAO CHIẾT CỒN TỪ ĐỊA HOÀNG THỂ HIỆN TÁC DỤNG CHỐNG TRẦM CẢM TRÊN MÔ HÌNH GÂY STRESS NHẸ, KÉO DÀI , KHÔNG BÁO TRƯỚC Ở CHUỘT CỐNG TRẮNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC MONOAMIN VÀ BDNF

Wang và cs.

 Metabolic Brain Disease, 2018: 1-8

Rễ khô của cây địa hoàng Rehmannia glutinosa Libosch. (họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae) có tầm quan trọng cả về dược phẩm và dinh dưỡng. Nghiên cứu trước đây của chúng tôi thấy rằng cao chiết ethanol 80% của địa hoàng (RGEE) cho tác dụng giống như thuốc chống trầm cảm trong các mô hình trầm cảm đánh giá hành vi tuyệt vọng của chuột nhắt trắng. Tuy nhiên, cơ chế chống trầm cảm của RGEE vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu các cơ chế tác dụng giống thuốc chống trầm cảm của RGEE trên mô hình thực nghiệm gây stress nhẹ, kéo dài, không báo trước (CUMS) ở chuột cống trắng có liên quan đến các chất dẫn truyền thần kinh monoaminergic và yếu tố thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF). Những con chuột bị stress CUMS được cho uống RGEE (150, 300 và 600 mg / kg) hoặc fluoxetin hydrochlorid (FH) hàng ngày trong 3 tuần từ khi bắt đầu phác đồ CUMS. Test tiêu thụ sucrose được tiến hành để quan sát hành vi trầm cảm, các mô não và huyết thanh được sử dụng để phân tích các chất dẫn truyền thần kinh và phân tích  FQ-RT-PCR. Kết quả đã chứng minh rằng CUMS gây ra hành vi giống như trầm cảm, trong khi việc cho uống RGEE và FH ức chế triệu chứng này. Hơn nữa, CUMS gây tăng quá mức nồng độ corticosteron trong huyết thanh (CORT), một chỉ số biểu hiện sự tăng hoạt động của trục hạ đồi thị - tuyến yên - tuyến thượng thận (HPA), bị giảm khi dùng RGEE và FH. Việc cho uống RGEE cũng làm tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh monoamin và BDNF, điều hòa tăng biểu hiện mRNA của BDNF và kinase B liên quan đến tropomyosin (TrkB) trong vùng đồi thị của chuột cống trắng bị CUMS. Tổng hợp các kết quả cho thấy RGEE có thể cải thiện hành vi trầm cảm gây bởi CUMS và các cơ chế tác động của RGEE có thể liên quan một phần đến việc bình phục các rối loạn chức năng của trục HPA, tăng cường hệ thống thần kinh monoaminergic và điều hòa tăng biểu hiện của BDNF và TrkB.

Vũ Thị Diệp

  1.  

NGHIÊN CỨU ĐỘNG THÁI TÍCH LŨY CỦA 9 GLYCOSID VÀ SACCHARID TRONG ĐỊA HOÀNG BẰNG CÔNG NGHỆ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG NHANH

Xu Zhuo và cs.

Journal of Separation Science, 2019

Trong quá trình trồng và thu hoạch địa hoàng, chỉ có phần dưới mặt đất được sử dụng và một số lượng lớn thân và lá được coi là phần không phải thuốc thường bị bỏ đi. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các thành phần hóa học trong lá tương tự như các thành phần được xác định trong rễ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã chọn lá và rễ từ cây địa hoàng ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau và lá từ các vùng trồng khác nhau để nghiên cứu động thái tích lũy của ba loại glycosid (catalpol, acteosid và ajugol), sáu loại carbohydrat (rhamnose, fructose, sucrose, melibiose, stachyose và verbascose) và các polysaccharid có tính acid và trung tính thông qua công nghệ phân tích định lượng nhanh, bao gồm sắc ký lỏng siêu hiệu năng kết hợp đầu dò khối phổ tứ cực, sắc ký lỏng hiệu năng cao và quang phổ UV. Kết quả cho thấy, lá địa hoàng cũng chứa hàm lượng cao catalpol (3,81∼24,51 mg/g), ajugol (0,55∼10,23 mg/g), acteosid (1,34∼21,16 mg/g), monosaccharid/oligosaccharid (7,71∼120,73 mg/g) và polysaccharid (5,63∼15,57%). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phát triển một phương pháp mới nhanh chóng và đơn giản để xác định rõ sự phân bố và động học tích lũy của chín glycosid và saccharid trong lá địa hoàng, cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát hiện, phát triển và sử dụng giá trị của nguồn tài nguyên lá địa hoàng.

Vũ Thị Diệp

  1.  

ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT NƯỚC ĐỊA HOÀNG ĐẾN SỰ KHÁNG INSULIN VÀ BIỂU HIỆN GENE CỦA RESISTIN TRÊN CHUỘT CỐNG TRẮNG BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2

Xiu-Fang LvXin-Min Guo

China Journal Of Chinese Materia Medica, Oct 1, 2007

Để nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết nước địa hoàng (RGL) đến rối loạn chuyển hóa mỡ và biểu hiện gene của resistin trong chuột cống trắng bị đái tháo đường typ 2 (2-DM), mô hình chuột Wistar 2-DM đã được tạo ra bằng cách cho ăn theo chế độ calo cao và tiêm liều thấp streptozotocin. Chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô chứng bệnh lý đái tháo đường, các lô bệnh lý được điều trị bằng RGL (2,4 g/kg/ngày), RGL (1,2 g/kg/ngày), RGL (0,6 g/kg/ngày) và lô chứng bình thường. Các nồng độ FPG, FINS, TG, HDL, LDL, CH và IR được đo, và sự biểu hiện mRNA của resistin được xác định bằng RT-PCR, biểu hiện protein được đo bằng SDS-PAGD vào cuối 8 tuần. Biểu hiện gen của resistin trong nhóm RGL thấp hơn so với trong lô chứng bệnh lý (P < 0,01). Các mức FPG, FINS, TG, LDL, CH, IR trong nhóm RGL thấp hơn so với trong lô chứng bệnh lý (P < 0,05), và HDL cao hơn (P < 0,05). 

Kết luận: RGL có thể cải thiện tình trạng kháng insulin ở chuột 2-DM thực nghiệm, có thể cải thiện một cách hiệu quả rối loạn chuyển hoá mỡ và giảm IR cũng như FINS bằng cách tăng biểu hiện gen của resistin.

Trần Trung Nghĩa

  1.  

HAI GLYCOSID MỚI TỪ RỄ CỦA CÂY SINH ĐỊA

Feng WS và cs. 

Nat Prod Res. 2015;29(1):59-63.

Hai ionon glycosid  mới, được đặt tên là frehmaglutosid G (1) và frehmaglutoside H (2), cùng với sáu hợp chất đã biết, rehmapicrosid (3), sec-hydroxyaeginetic acid (4), dihydroxy-β-ionon (5) ionon (6), rehmaionosid A (7) và rehmaionosid C (8), được phân lập từ dịch chiết ethanol 95% của rễ khô cây sinh địa. Cấu trúc của chúng được xác định dựa trên các phân tích phổ rộng, bao gồm các phương pháp HR-ESI-MS, UV, IR, 1D và 2D NMR ((1) H- (1) H COZY, HSQC, HMBC và NOESY). Các cấu hình tuyệt đối đã được xác nhận thông qua phổ lưỡng sắc tròn.

Hoàng Thị Sáu

  1.  

NGHIÊN CỨU TẠO RỄ CỦ IN VITRO CÂY ĐỊA HOÀNG

Tao Xue và cs.

Anhui Key Laboratory of Plant Resources and Biology, School of Life Sciences, Huaibei Normal University, Huaibei 235000 Anhui, People’s Republic of China. Accepted 19 March, 2012

Nghiên cứu này khảo sát hệ thống cảm ứng rễ củ in vitro của cây địa hoàng. Vai trò của chất điều tiết sinh trưởng thực vật, các carbohydrat, và khoáng chất được đánh giá về tác dụng cảm ứng và phát triển rễ củ in vitro. Kết quả cho thấy môi trường cơ bản Murashige và Skoog (MS) đã đóng góp rất lớn vào cảm ứng rễ củ in vitro, tiếp theo là acid α-naphthalene acetic (NAA), sucrose và 6-benzyladenin (BA). Môi trường tối ưu là ¼ MS có bổ sung 1,5 mgL-1 BA, 0,15 mgL-1 NAA và 5% sucrose. Bên cạnh đó, paclobutrazol (PP333) và methyl jasmonat (MeJA) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cảm ứng rễ củ in vitro, nồng độ thích hợp nhất lần lượt là 1 mgL-1 và 10 μmolL-1

Trần Trung Nghĩa

  1.  

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT TRÊN CÂY DƯỢC LIỆU ĐỊA HOÀNG

Sang un Park và cs.

ArticleinJournal of medicinal plant research 3(13) December 2009 

Dược liệu địa hoàng là một trong 50 loại thảo dược cơ bản được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc. Rễ địa hoàng Trung Quốc có rất nhiều tác dụng có lợi và tác dụng dược lý đối với hệ máu, hệ miễn dịch, nội tiết, tim mạch và hệ thần kinh.  Ở Trung Quốc địa hoàng được nhân giống thông qua rễ cây. Vì vậy, một số nghiên cứu đã được báo cáo về ứng dụng sự tái sinh trưởng thực vật in vitro, vi nhân giống và chuyển đổi cây địa hoàng từ nuôi cấy sang nhân giống rộng rãi và cải tiến giống cây. Phần tổng quan này tóm tắt thông tin trước đây và hiện tại về ứng dụng công nghệ sinh học thực vật (tái sinh cây, vi nhân giống, nuôi cấy rễ và chuyển đổi cây) ở địa hoàng và cung cấp những hiểu biết mới cho nghiên cứu trong tương lai của ngành này.

Phạm Thị Lý

  1.  

NHỨNG ẢNH HƯỞNG CỦA TRỒNG ĐỘC CANH LIÊN TỤC CÂY ĐỊA HOÀNG ĐẾN SỰ ĐA DẠNG CỦA CỘNG ĐỒNG NẤM ĐẤT CÓ VI SINH VẬT

Zhong-yiZHANGab và cs.

Agricultural Sciences in China Volume 10, Issue 9, September 2011:1374-1384

Các vấn đề về độc canh liên tục, hoặc các loại bệnh khi trồng lại là một trong những vấn đề then chốt ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của các cây thuốc Trung Quốc. Cơ chế cơ bản vẫn đang được khám phá. Hầu hết những nghiên cứu về độc canh liên tục của cây địa hoàng đều tập trung vào sinh lý dinh dưỡng thực vật, sự tiết ra các chất từ rễ (để đáp ứng thích nghi với điều kiện đất và sự hiện diện của vi khuẩn) và tự độc tính (autotoxicity, self-toxicity). Tuy nhiên, những thay đổi về tính đa dạng của hệ vi sinh vật trong khu vực sinh quyển do mô hình độc canh liên tục vẫn chưa được biết đến. Trong nghiên cứu này, kỹ thuật đa hình đoạn giới hạn đoạn cuối (T-RFLP) đã được sử dụng để thu thập dấu vân tay đa dạng của nấm trong mẫu đất vùng rễ (có sự hiện diện của vi sinh vật, rhizosphere soil) lấy từ cánh đồng trồng cây địa hoàng trong 1 và 2 năm. Kết quả cho thấy cấu trúc của cộng đồng nấm trong đất vùng rễ trồng độc canh liên tục này khác với cấu trúc cộng đồng nấm trong mẫu đất chứng (đất không trồng cây) và thay đổi theo số năm trồng độc canh liên tiếp (1 và 2 năm). Chỉ số đánh giá toàn diện (D) của cộng đồng nấm được ước tính bằng phân tích thành phần chính về số lượng mảnh, diện tích peak, chỉ số Shannon- Weiner và chỉ số Margalef ở đất trồng độc canh 1 năm cao hơn đất trồng độc canh 2 năm, chỉ ra rằng việc độc canh liên tiếp cây địa hoàng có thể là tác nhân làm giảm sự đa dạng của cộng đồng nấm trong đất vùng rễ.

Phạm Thị Lý, Hoàng Thị Sáu

  1.  

SỰ TÍCH LŨY CHẤT CHUYỂN HÓA VÀ MẠNG LƯỚI TRAO ĐỔI CHẤT TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN RỄ CỦ ĐỊA HOÀNG CHO THẤY CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CỦ

Yanqing Zhou và cs.

Scientific Reports volume8 , Article number: 14127 ( 2018)

Rễ địa hoàng chứa nhiều hợp chất có tác dụng dược liệu quan trọng và lợi ích dinh dưỡng, tuy nhiên theo báo cáo hiện nay mới chỉ phát hiện được hơn 140 hợp chất. Nhiều hợp chất khác với sự tích lũy và trao đổi chất trong quá trình phát triển vẫn chưa xác định được. Để xác định các hợp chất này, dữ liệu chuyển hóa của các hợp chất ở 3 giai đoạn phát triển khác nhau được phân tích bằng kỹ thuật LC-MS không mục tiêu. Phân tích đa biến đã cho thấy có 434 chất chuyển hóa khác nhau được tích lũy ở các giai đoạn khác nhau, gợi ý có xu hướng thay đổi khác nhau. Các chất chuyển hóa có xu hướng giống nhau đều đến từ các con đường trao đổi chất phổ biến và các chất chuyển hóa có hàm lượng tăng lên trong quá trình phát triển của rễ thì có giá trị làm thuốc và giá trị dinh dưỡng, một số chất chuyển hóa đặc hiệu của rễ cây trưởng thành có thể là ứng viên cho kiểm soát chất lượng; 434 chất chuyển hóa đã được ánh xạ bộ gen theo các con đường KEGG 111 bao gồm 62 enzym mà sự tăng và giảm các enzym được thể hiện trong quá trình phát triển của rễ cây địa hoàng. Một số chất chuyển hóa tương tác phức tạp với một số enzym và top 10 con đường  được làm giàu từ các con đườngKEGG 111 trong phân tích mạng. Những phát hiện này đã bổ sung tập dữ liệu các hợp chất được xác định của cây địa hoàng, cho thấy sự phát triển và chất lượng của rễ cây có liên quan đến sự tích lũy của các chất chuyển hóa khác nhau. Nghiên cứu này sẽ là cơ sở để hiểu hơn về các thành phần hợp chất, chất lượng và cơ chế phát triển của rễ sinh địa.

Hoàng Thị Sáu

  1.  

MỘT GIỐNG ĐỊA HOÀNG CHẤT LƯỢNG CAO MỚI "KOKANG" 

KHÁNG BỆNH VÀ CÓ NĂNG SUẤT CAO

Kim DongHwi và cs.

Korean Journal of Breeding Science 2008 Vol.40 No.1:84-87 ref.10

Kokang là một giống cây địa hoàng có chất lượng cao, kháng bệnh và năng suất cao được nghiên cứu bởi nhóm tác giả chọn tạo cây dược liệu của Viện Khoa học cây trồng quốc gia, RDA, trong giai đoạn từ 1997 đến 2005. Việc tái sinh cây địa hoàng được thực hiện chủ yếu bằng nhân giống vô tính sử dụng cây con trồng từ hạt có nhiều dạng khác nhau. Giống cây Jihwang 1 là giống đã được lựa chọn làm đối chứng. Giống Kokang có khả năng kháng bệnh, hàm lượng catalpol và hàm lượng chiết xuất cao hơn so với Jihwang 1. Các khu vực khảo nghiệm năng suất được thực hiện tại ba địa điểm từ 2003 đến 2005. Năng suất rễ củ của Kokang là 11,8 tấn/ ha, tăng 13% so với giống đối chứng, Jihwang 1. Giống cây này có khả năng thích nghi rộng ở Hàn Quốc ngoại trừ các khu vực vùng núi.

Hoàng Thị Sáu

 

  1.  

HỆ THỐNG PHÂN TỬ VÀ HÓA HỌC THỰC VẬT CỦA ĐỊA HOÀNG (SCROPHULARIACEAE)

Dirk C. Albach và cs.

http://orbit.dtu.dk/fedora/objects/orbit:22322/datastreams/file_5123648/content

Mối quan hệ giữa sáu loài Rehmannia đã được nghiên cứu. Liên quan đến hàm lượng của glucosid iridoid, caffeoyl phenylethanoid glycosid (CPGs)và glucon glucon, không có kết luận nào có thể được rút ra. Phân tích phát sinh DNA dữ liệu chuỗi (vùng ITS, trnL-F khu vực và rps16 intron) cho thấy một cấu trúc liên kết được giải quyết tốt, trong đó R. Glutinosa,R. Solanifolia,R. piasezkii và R. elata là các cặp loài được hỗ trợ tốt. Rehmannia chingii là chị em với phần còn lại của chi, phù hợp với sự phân bố xa với các loài khác cùng chi.

Đặng Quốc Tuấn

 

  1.  

QUÁ TRÌNH METHYL HÓA Ở RỄ CỦ ĐỊA HOÀNG BỊ BỆNH TÁI CANH (REPLANTING DISEASE)

Yanhui Yang và cs.

International journal of agriculture & biology,2016,  Vol. 18, No. 1, 2016: 160–167

Bệnh tái canh (Replanting disease) là một hạn chế lớn đối với sự phát triển rễ củ của cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch. ex Fisch. and C.A. Mey). Hội chứng liên quan đến một loạt các thay đổi về hình thái, sinh lý và sinh hóa của cây, mà đỉnh điểm là làm giảm mạnh sự phát triển của rễ củ. Ở đây, khuynh hướng bệnh tái canh gây ra khác biệt methyl hoá nucleotid cytosin trong DNA gốc đã được khám phá thông qua phương pháp khuếch đại đa hình các methyl nhạy cảm (MSAP). Các cây nhiễm bệnh bị làm thay đổi toàn bộ mức độ methyl hóa. Trong số 231 đoạn methyl hóa khác nhau được xác định bằng MSAP, 136 đoạn liên quan đến bệnh tái canh gây ra methyl hóa và 95 đoạn khử methyl hoá. Một bộ gồm 31 đoạn khác nhau bị methyl hóa đã được phân lập và giải trình tự. Các trình tự đã được sử dụng để phân tích chức năng của các gen liên quan và tìm hiểu xem liệu có bất kỳ phiên mã nào khác biệt do cây bị bệnh do trồng lại hay không. Trong số tám gen sao chép phiên mã, ba gen bị khử methyl hóa trong rễ cây bị bệnh được phiên mã nhiều hơn so với ở rễ cây không nhiễm bệnh và năm gen bị methyl hóa được điều chỉnh giảm được xác định bằng phương pháp PCR định lượng thời gian thực (qPCR). Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra một cái nhìn sâu hơn về quá trình methyl hóa DNA của địa hoàng bị bệnh tái canh và cung cấp thông tin có giá trị để khám phá cơ chế điều hoà di truyền học biểu sinh đáp ứng lại với bệnh trong các loài này và ở các cây trồng khác.

Đinh Thị Thu Trang, Đặng Quốc Tuấn

  1.  

NGHIÊN CỨU TẠO RỄ CỦ IN VITRO CÂY ĐỊA HOÀNG

Tao Xue và cs.

Anhui Key Laboratory of Plant Resources and Biology, School of Life Sciences, Huaibei Normal University, Huaibei 235000 Anhui, People’s Republic of China. Accepted 19 March, 2012

Nghiên cứu này khảo sát hệ thống hình thành rễ củ in vitro của cây địa hoàng. Vai trò của chất điều tiết sinh trưởng thực vật, carbohydrat, và khoáng chất được đánh giá về khả năng hình thành và phát triển rễ củ invitro. Kết quả cho thấy môi trường cơ bản Murashige và Skoog (MS) đã đóng góp rất lớn vào sự hình thành rễ củ in vitro, tiếp theo là acid α-naphthalene acetic (NAA), sucrose và 6-benzyladenin (BA). Môi trường tối ưu là 1/4 MS có bổ sung 1,5 mgL-1 BA, 0,15 mgL-1 NAA và 5% sucrose. Bên cạnh đó, paclobutrazol (PP333) và methyl jasmonat (MeJA) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành rễ củ in vitro, nồng độ thích hợp nhất lần lượt là 1 mgL-1 và 10 μmolL-1

Trần Trung Nghĩa

  1.  

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TRỒNG ĐỘC CANH LIÊN TỤC CÂY ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA L.) ĐẾN SỰ ĐA DẠNG CỦA CỘNG ĐỒNG NẤM TRONG ĐẤT VÙNG RỄ CÂY

Zhong-yi ZHANGab và cs.

Agricultural Sciences in China Volume 10, Issue 9, September 2011:1374-1384

Các vấn đề về độc canh liên tục, hoặc các loại bệnh liên quan đến tái canh là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của các cây thuốc Trung Quốc. Cơ chế tác động vẫn đang được khám phá. Hầu hết những nghiên cứu về độc canh liên tục của cây địa hoàng đều tập trung vào sinh lý dinh dưỡng thực vật, dịch tiết ra từ rễ cây và độc tính của nó. Tuy nhiên, những thay đổi về tính đa dạng của hệ vi sinh vật vùng rễ cây do mô hình độc canh liên tục gây ra vẫn chưa được biết đến. Trong nghiên cứu này, kỹ thuật đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn (T-RFLP) đã được sử dụng để đánh giá sự đa dạng của quần thể nấm trong đất vùng rễ lấy từ ruộng trồng địa hoàng trong 1 và 2 năm. Kết quả cho thấy cấu trúc của cộng đồng nấm trong đất vùng rễ trồng độc canh liên tiếp khác với trong đối chứng không canh tác. Chỉ số đánh giá toàn diện (D) của cộng đồng nấm được ước tính bằng phân tích thành phần chính của lượng sản phẩm PCR, diện tích cực đại, chỉ số Shannon- Weiner và chỉ số Margalef ở đất độc canh 1 năm cao hơn đất độc canh 2 năm. Kết quả này chỉ ra rằng độc canh liên tiếp cây địa hoàng có thể là tác nhân làm giảm sự đa dạng của cộng đồng nấm trong đất vùng rễ cây.

Phạm Thị Lý, Hoàng Thị Sáu

  1.  

SỰ TÍCH LŨY CHẤT CHUYỂN HÓA VÀ MẠNG LƯỚI TRAO ĐỔI CHẤT TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN RỄ CỦ ĐỊA HOÀNG THỂ HIỆN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CỦ

Yanqing Zhou và cs.

Scientific Reports volume8 , Article number: 14127 ( 2018)

Rễ địa hoàng chứa nhiều hợp chất có đặc tính y học và dinh dưỡng quan trọng, tuy nhiên theo báo cáo hiện nay mới chỉ phát hiện được hơn 140 hợp chất. Nhiều hợp chất khác được tích lũy và trao đổi chất trong quá trình phát triển vẫn chưa được xác định. Để xác định các hợp chất này, dữ liệu trao đổi chất của chúng ở ba giai đoạn phát triển khác nhau đã được phân tích bằng phương pháp LC-MS không xác định. Phân tích đa biến đã cho thấy có 434 chất chuyển hóa khác nhau được tích lũy ở các giai đoạn khác nhau, thể hiện xu hướng thay đổi khác nhau. Các chất chuyển hóa có cùng xu hướng đều có cùng con đường trao đổi chất, hàm lượng các chất chuyển hóa tăng lên trong quá trình phát triển của rễ có giá trị làm thuốc và dinh dưỡng, một số chất chuyển hóa đặc hiệu của rễ trưởng thành có thể là thành phần chính kiểm soát chất lượng rễ củ; 434 chất chuyển hóa đã được sơ đồ hoá theo 111 con đường chuyển hoá KEGG bao gồm 62 enzym, biểu hiện sự tăng và giảm trong quá trình phát triển của rễ. Một số chất chuyển hóa tương tác phức tạp với một số enzym và 10 con đường chuyển hoá đầu tiên được làm giàu từ 111 con đường chuyển hoá KEGG trong phân tích mạng. Những phát hiện này đã bổ sung bộ dữ liệu các hợp chất được xác định của rễ củ, sự phát triển và chất lượng của rễ địa hoàng có liên quan đến sự tích lũy của các chất chuyển hóa khác nhau. Nghiên cứu này sẽ là cơ sở về các thành phần hóa học, chất lượng và cơ chế phát triển của rễ sinh địa.

Hoàng Thị Sáu, Dương Thị Ngọc Anh

  1.  

METHYL HÓA DNA Ở RỄ CỦ ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA) NHIỄM BỆNH DO TÁI CANH

Yanhui Yang và cs.

International journal of agriculture & biology,2016,  Vol. 18, No. 1, 2016: 160–167

“Bệnh tái canh” là một hạn chế lớn đối với sự phát triển rễ củ của cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch. ex Fisch. and C.A. Mey). Hội chứng liên quan đến một loạt các thay đổi về hình thái, sinh lý và sinh hóa của cây, mà đỉnh điểm là làm giảm mạnh sự phát triển của rễ củ. Ở đây, khuynh hướng bệnh tái canh gây ra khác biệt methyl hoá nucleotid cytosin trong DNA gốc đã được khám phá thông qua phương pháp khuếch đại đa hình các methyl nhạy cảm (MSAP).  Toàn bộ mức độ methyl hóa ở các cây nhiễm bệnh bị thay đổi. Trong số 231 đoạn methyl hóa khác nhau được xác định bằng MSAP, 136 đoạn liên quan đến methyl hóa và 95 đoạn khử methyl hoá do tái canh gây ra. Một bộ gồm 31 đoạn khác nhau bị methyl hóa đã được phân lập và giải trình tự. Các trình tự đã được sử dụng để phân tích chức năng của các gen liên quan và tìm hiểu xem liệu có bất kỳ phiên mã nào khác biệt nảy sinh do cây bị bệnh tái canh hay không. Trong số tám gen sao chép phiên mã, ba gen bị khử methyl hóa trong rễ cây bị bệnh được phiên mã nhiều hơn so với ở rễ cây không nhiễm bệnh và năm gen bị methyl hóa được điều chỉnh giảm bằng phương pháp PCR định lượng thời gian thực (qPCR). Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra một cái nhìn sâu hơn về quá trình methyl hóa DNA của địa hoàng bị bệnh tái canh và cung cấp thông tin có giá trị để khám phá cơ chế điều hoà di truyền học biểu sinh đáp ứng lại với bệnh trong các loài này và ở các cây trồng khác.

Đinh Thị Thu Trang, Đặng Quốc Tuấn

  1.  

NGHIÊN CỨU LAI TẠO GIỐNG ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA) MỚI

Jian – Jun Li và cs.

J Environ Biol. 2016 Sep;37(5 Spec No):1037-1042

Huaidi 81, một giống địa hoàng mới với nhiều đặc tính nổi trội, được sàng lọc bởi đột biến ngoài không gian của các hạt lai giữa giống 85-5 và Bắc Kinh số 1. Khối lượng tươi, chỉ số về thành phần, khả năng chống chịu, diệp lục tố, anthocyanin và các đặc tính quang hợp của Huaidi 81 với các giống chính đã được xác định. Kết quả cho thấy: khối lượng cá thể tươi của các giống địa hoàng được xếp theo thứ tự như sau: Huaidi 81 > 85-5 > Golden Nine > Huaifeng > Qinhuai > Bắc Kinh số 3, có sự khác biệt đáng kể giữa Huaidi 81 và các giống khác. Hàm lượng catalpol được xếp theo thứ tự sau: Bắc Kinh số 3 (1.601%) > Qinhuai (1.588%) > Huaidi 81 (1.314%) > Golden Nine > 85-5 (1.073%) > Huaifeng (0.924%). Không có sự khác biệt đáng kể giữa Huaidi 81 và Golden Nine, nhưng đã tìm thấy sự khác biệt rõ giữa Huaidi 81 và các giống khác; Hàm lượng Acteoside được xếp theo thứ tự sau: Huaidi 81 (0,096%) > Qinhuai (0,069%) > 85-5 (0,047%) > Bắc Kinh số 3 (0,035%) > Huaifeng (0,023%) > Golden Nine (0,022%). Có sự khác biệt đáng kể giữa Huaidi 81 và các giống khác. Huaidi 81 cho thấy khả năng kháng cao đối với bệnh đốm lá do Septoria digitalis Pass và sức đề kháng trung bình với bệnh đốm vòng lá, điều này cho thấy Huaidi 81 có sức đề kháng tốt đối với các bệnh trên lá. Huaidi 81 với hàm lượng chất diệp lục cao nhất và hàm lượng anthocyanin vừa phải cho thấy khả năng quang hợp cao nhất. Tất cả những kết quả này chỉ ra rằng giống Huaidi 81 mới với tổng thể nhiều đặc tính tốt nhất phù hợp để phổ biến như một giống Rehmannia glutinosa mới.

Đinh Thị Thu Trang, Trịnh Văn Vượng

  1.  

HAI TRÌNH TỰ BỘ GEN LỤC LẠP HOÀN CHỈNH VÀ ĐA DẠNG

TRONG LOÀI ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA (OROBANCHACEAE)

Jae-Hyeon Jeon và cs.

Journal Mitochondrial DNA Part B, 2019, Vol. 4, No. 1: 176-177

Địa hoàng (Rehmannia glutinosa) là một loại cây được sử dụng làm thuốc y học cổ truyền ở Hàn Quốc và Trung Quốc với nhiều tác dụng bổ dưỡng. Trong nghiên cứu này, bộ gen lục lạp của hai giống địa hoàng đã được giải trình tự hoàn chỉnh bằng phương pháp  lắp ráp de novo dựa trên dữ liệu giải trình tự Illumina cho toàn bộ bộ gen. Chiều dài bộ gen lục lạp của địa hoàng thu thập từ Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 153.680 bp và 153.499 bp. Tổng cộng có 114 vùng mã hóa được dự đoán ở cả hai giống địa hoàng đã thu thập, bao gồm 80 gen mã hóa protein, 4 gen rRNA và 30 gen tRNA. Chúng tôi đã xác định được sự đa dạng phong phú trong loài với 87 InDels và 147 SNP, trong số ba trình tự bộ gen của lục lạp của địa hoàng trong đó bao gồm có một từ GenBank. Phân tích phát sinh loài cho thấy những giống đia hoàng này có quan hệ gần gũi với các loài trong chi địa hoàng (Rehmannia), được tách ra từ các loài khác thuộc họ Orobanchaceae và Scrophulariaceae.

Trần Thị Trang, Trần Văn Lộc

  1.  

PHÂN LOẠI VÀ XÁC ĐỊNH NGUỒN GEN CỦA ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA) DỰA TRÊN EST-SSR, QUÉT HÌNH THÁI VI MÔ BẰNG KÍNH HIỂN VI ĐIỆN TỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI ĐỊNH LƯỢNG

Xiao-juan Li và cs.

Industrial Crops and Products, 2018, Vol. 123: 303-314

Địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch) là một loại cây thuốc và cây công nghiệp có giá trị, sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc từ hàng ngàn năm, và được trồng rộng rãi ở đồng bằng trung tâm của Trung Quốc. Các giống khác nhau có sự khác biệt lớn về năng suất và chất lượng. Hơn nữa, canh tác hỗn hợp lâu dài đã dẫn đến lẫn giống Địa hoàng khá nghiêm trọng, làm hạn chế đáng kể việc tạo giống cây tốt. Trong nghiên cứu này, 25 nguồn gen địa hoàng đã được thu thập và phân tích bằng quét kính hiển vi điện tử (SEM) để thu được hình thái vi mô. Phương pháp phân loại định lượng sau đó đã được sử dụng để xác định mối quan hệ di truyền giữa các nguồn gen địa hoàng. Bốn mươi đặc điểm nông học, bao gồm 24 đặc điểm hình thái vi mô quét bằng kính hiển vi điện tử (SEM), đã được chọn để xây dựng sơ đồ phát sinh bằng phân loại định lượng. Ngoài ra, các thẻ trình tự biểu hiện (EST) để xác định chỉ thị microsatellite và khẳng định mối quan hệ di truyền trong 25 nguồn gen khác nhau của địa hoàng . Dựa trên sự kết hợp của các phương pháp này, bốn giống mới đã được phát hiện và được đặt tên là “Huahihuang 01 2017, Huaidihuang 02 2017, Huaidihuang 03 2017 và Huaidihuang 04 2017” theo mã quốc tế về danh pháp cho giống cây trồng (ICNCP) (Phiên bản 1995). Nghiên cứu đã cung cấp dữ liệu quan trọng về hình thái vi mô của hạt và hạt phấn, cũng như dữ liệu đa dạng di truyền, có thể được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc phân loại và nhận dạng các giống cây điạ hoàng. Nó cũng chỉ ra trạng thái phân cấp của các giống mới được xác định, sẽ giúp bảo vệ nguồn gen cũng như giới thiệu, canh tác và tạo giống địa hoàng.

Nguyễn Thị Xuyên

  1.  

ÁNH SÁNG ĐÈN LED XANH TĂNG CƯỜNG SỰ SINH TRƯỞNG, HÀM LƯỢNG HÓA THỰC VẬT VÀ CÁC HOẠT TÍNH CỦA ENZYM CHỐNG OXY HÓA TRONG NUÔI CẤY IN VITRO CÂY ĐỊA HOÀNG

Abinaya Manivannan và cs.

Hort. Environ. Biotechnol. 56(1):105-113, 2015

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đến việc tăng cường sự sinh trưởng, các chất hóa thực vật, chống oxy hóa tiềm năng và các hoạt tính enzym chống oxy hóa trong điều kiện nuôi cấy in vitro cây địa hoàng. Những mẫu đỉnh chồi phát triển trong điều kiện in vitro được nuôi cấy trong môi trường MS không chứa chất điều tiết sinh trưởng và nuôi cấy trong điều kiện ánh sáng huỳnh quang trắng thông thường, đèn LED ánh sáng màu xanh lam hoặc đèn LED ánh sáng đỏ. Sau 4 tuần, định lượng các đặc tính tăng trưởng cùng với hàm lượng phenol tổng số, hàm lượng flavonoid tổng số, hoạt tính thu nhận gốc tự do, hoạt tính của enzym chống oxy hóa. Điều đáng quan tâm là xử lý với đèn led ánh sáng xanh hoặc đỏ cho thấy sự gia tăng đáng kể trong các thông số tăng trưởng so với đèn huỳnh quang ánh sáng trắng. Ngoài ra, xử lý với đèn led làm tăng tổng hàm lượng phenol và flavonoid chiết xuất từ lá và rễ. Hơn thế nữa, hàm lượng chất chống oxy hóa tổng số, làm giảm năng lượng  tiềm năng và khả năng thu nhận gốc tự do DPPH cũng bộc lộ sự tăng cường khả năng chống oxy hóa trong cả công thức xử lý LED  ánh sáng xanh và đỏ. Đặc biệt, xử lý LED ánh sáng xanh làm gia tăng đáng kể khả năng hoạt hóa của enzym chống oxy hóa trên cả lá và rễ, kế tiếp là xử lý với đèn LED ánh sáng đỏ. Sự điều chỉnh trong chất lượng quang phổ đặc biệt bởi đèn LED ánh sáng xanh tạo ra sự ngăn chặn oxy hóa và có liên hệ trực tiếp đến việc tăng cường các chất hóa thực vật. Vì vậy việc kết hợp các nguồn ánh sáng LED xanh hay đỏ trong quá trình nhân giống in vitro cây địa hoàng có thể là cách làm hiệu quả để làm tăng giá trị dược liệu của cây.

Nguyễn Thị Xuyên, Bùi Thị Xuân

  1.  

PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỊA HOÀNG  (REHMANNIA GLUTINOSA)

TRONG CÁC NGUỒN GEN KHÁC NHAU

Shi HX và cs.

Zhongguo Zhong Yao Za Zhi., 2018 Nov; 43(21): 4210 - 4216

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sự đa dạng di truyền và chất lượng dược liệu của nguồn gen địa hoàng khi trồng, và cung cấp tài liệu hướng dẫn để chọn lọc những nguồn gen tốt nhất. Sự đa dạng di truyền của 21 loài địa hoàng được phân tích bằng chỉ thị phân tử SRAP, và hàm lương catalpol và verbascosid được xác định bằng máy HPLC. Phần khối lượng của catalpol và verbascoside trong các nguồn gen địa hoàng lần lượt nằm trong khoảng 2,393% - 6,519% và 0,063% - 0,478%, các nguồn gen 14, 16, 15 và 20 cho hàm lượng catalpol và verbascosid cao hơn. Tổng cộng có 57 băng vạch được tạo ra bởi 10 mồi, trong đó 40 băng đa hình, và tỷ lệ của các locus đa hình là 8,77% - 54,39%, chỉ số đa dạng di truyền của Nei (H) là 0,3741, chỉ số thông tin đa hình của Shannon (I) là 0,5466. Gst và dòng gen Nm lần lượt là 0,6088 và 0,3213. Dựa trên tính đồng nhất di truyền, 21 nguồn gen được nhóm thành 2 loại. Mức độ đa dạng di truyền của địa hoàng ở mức trung bình thấp. Việc xem xét toàn bộ về sự đa dạng di truyền và hàm lượng catalpol và verbascosid, nguồn gen 7 và 18 có thể được sử dụng làm vật liệu ưu tú cho trồng trọt. Nguồn gen 15 và 16 có thể được sử dụng làm đối tượng bảo tồn và chọn giống.

Dương Thị Ngọc Anh

  1.  

NHÂN BẢN VÀ PHÂN TÍCH BIỂU HIỆN CỦA GEN TYROSINE DECARBOXYLASE TỪ ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA)

Wang FQ và cs.

Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 2016 Aug; 41(16): 2981 - 2986

Tyrosin decarboxylase (TyrDC) là một enzym quan trọng trong quá trình chuyển hóa thứ cấp của một số loài thực vật và được đưa ra giả thuyết đóng vai trò chính trong quá trình sinh tổng hợp glycosid phenylethanoid. Dựa trên dữ liệu phiên mã, chúng tôi đã nhân bản cDNA có chiều dài đầy đủ (GenBank xác nhập số KU640395) của gen RgTyDC từ địa hoàng sau đó thực hiện giải trình tự. Bên cạnh đó, chúng tôi đã phát hiện mô hình biểu hiện ở các cơ quan khác nhau và rễ tơ được xử lý bằng bốn elicitor bởi qRT-PCR. Kết quả cho thấy, chiều dài đầy đủ của cDNA RgTyDC là 1530 bp mã hóa 509 acid amin. Trọng lượng phân tử của protein RgTyDC giả thuyết là khoảng 56,6 kDa và điểm đẳng điện lý thuyết là 6,25. RgTyDC chỉ ra mức tương đồng cao nhất với  SiTyDC của Sesamum indicum (họ vừng) và EgTyDC của Erythranthe guttata (hoa mặt khỉ), cả hai đều đạt 88%. RgTyDC thể hiện cao ở lá địa hoàng, đặc biệt là ở những lá già, và hiếm khi biểu hiện ở rễ củ. Sau khi xử lý SA và MeJA, mức độ biểu hiện tương đối của RgTyDC mRNA đã tăng đáng kể. Các kết quả này cung cấp cơ sở để tìm ra chức năng phân tử của RgTyDC liên quan đến sinh tổng hợp phenylethanoid glycosid.

Dương Thị Ngọc Anh

  1.  

NHẬN DẠNG TOÀN BỘ HỆ PHIÊN MÃ CỦA CÁC GEN LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TÁI CANH Ở RỄ ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA L).

Yan Hui Yang và cs.

Molecular Biology Reports, 2015, Vol.42, No. 5:881–892

Sự phát triển của cây thuốc địa hoàng Rehmannia glutinosa L. bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi được trồng độc canh trên cùng một ruộng. Cơ sở sinh học của hiện tượng gọi là “bệnh tái canh” này vẫn chưa được làm rõ. Ở đây, chúng tôi đã khai thác khả năng sắp xếp song song của cả hai trình tự ARN và DGE để xác định xem gen nào liên quan đến bệnh tái canh ở rễ của R. glutinosa. Phân tích trình tự ARN tạo vừa đúng 99,708 chuỗi tương đồng từ rễ củ địa hoàng trồng năm đầu tiên (R1) và trồng lại năm thứ hai (R2). Từ bộ này, tổng cộng 48,616 bản sao có chứa một vùng mã hóa hoàn toàn hoặc một phần được xác định. Dựa trên nguồn này, hai trình tự DGE đã được thành lập để nắm bắt sự khác biệt giữa trình tự phiên mã R1 và R2. Cuối cùng, một bộ 2.817 gen (sắp đặt theo 1.676  trên và 1.141 dưới) sao chép khác nhau được sàng lọc, và 114 gen khác biệt nhiều nhất sao chép lại được xác định bằng phân tích DGE giữa rễ củ trồng năm thứ nhất và rễ củ tái canh. Hơn nữa, một cuộc kiểm tra chi tiết hơn về 16 gen tiêu biểu được lựa chọn đã được tiến hành theo phương pháp QRT-PCR. Các dấu hiệu cho thấy là tái canh có thể thúc đẩy Ca2+ truyền tín hiệu và tổng hợp ethylene, dẫn đến hình thành triệu chứng bệnh tái canh. Chúng tôi đã phân tích các chỉ số sinh khối rễ củ địa hoàng tái canh của cây địa hoàng khi ức chế Ca2+. Kết quả cho thấy rằng giảm dẫn truyền Ca2+ có thể hạn chế được bệnh. Nghiên cứu này cung cấp một cuộc khảo sát tổng thể của hệ phiên mã trong rễ đia hoàng tái canh ở giai đoạn phát triển. Kết quả đã xác định được một số gen tiêu biểu có liên quan đến bệnh tái canh.

Đinh Thanh Giảng

  1.  

ẢNH HƯỞNG CỦA THAN HOẠT TÍNH ĐẾN HÀM LƯỢNG ACID PHENOLIC VÀ VI SINH VẬT TRONG ĐẤT TRỒNG ĐỘC CANH ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA)

Yupeng He và cs.

International Conference on Civil, Transportation and Environment (ICCTE 2016)

Trong bài báo này, tỷ lệ than hoạt tính khác nhau đã được thêm vào đất trồng Rehmannia glutinosa độc canh vụ đầu và vụ thứ hai để điều chỉnh hàm lượng acid phenolic và khối lượng vi sinh vật và cải thiện môi trường đất sau khi thu hoạch liên tục. Kết quả cho thấy acid vanillic, vanillin và acid ferulic trong đất trồng độc canh đều giảm đi phần nào sau một chu kỳ sinh trưởng nửa năm. Tỷ lệ giữa nấm và vi khuẩn đã tăng lên trong đất sau 1 năm trồng Rehmannia glutinosa, trong khi giảm ở đất vụ thứ hai được bổ sung than hoạt tính. Tóm lại, bổ sung thêm 0,8% than hoạt tính vào đất trồng Rehmannia glutinosa có hiệu quả tốt nhất sau hai năm .

Nguyễn Thị Thúy

  1.  

NONOMURAEA FUSCIROSEA SP. NOV., MỘT LOẠI XẠ KHUẨN ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ ĐẤT VÙNG RỄ CỦA REHMANNIA (REHMANNIA GLUTINOSA LIBOSCH)

Xinhui Zhang và cs.

International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology (2014), 64:1102–1107

Một xạ khuẩn mới, mẫu NEAU-dht8T được phân lập từ đất trồng vùng rễ địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch) và được xác định bằng phương pháp tiếp cận đa chiều. Vi sinh vật được tìm thấy có đặc điểm hình thái và hóa học điển hình của chi Nonomuraea. Hàm lượng G + C của DNA là 68,47 mol%. Trên cơ sở các nghiên cứu tương đồng trình tự gen 16S rRNA, mẫu xạ khuẩn NEAU-dht8T có liên quan chặt chẽ nhất với Nonomuraea maheshkhaliensis 16-5-14T (99,31%), Nonomuraea kuesteri GW 14-1925T (98,77%), Nonomuraea cox), Nonomuraea wenchangensis 210417T (98,44%), Nonomuraea bangladeshensis 5-10-10T (98,36%) và Nonomuraea salmonea DSM 43678T (98,0%); điểm tương đồng với các loài khác thuộc chi Nonomuraea thấp hơn 98%. Hai thuật toán tạo cây di truyền dựa trên trình tự gen 16S rRNA cho thấy mẫu vi sinh vật đã tạo thành một dòng nhánh có quan hệ gần nhất với  N. maheshkhaliensis 16-5-14T. Tuy nhiên, mức độ liên quan DNA - DNA thấp cho phép loài mới được phân biệt với N. maheshkhaliensis 16-5-14T. Mẫu NEAU-dht8T cũng có thể được phân biệt với các loài khác thuộc chi Nonomuraea cho thấy sự tương đồng trình tự gen 16S rRNA cao (98 .98,77%) bởi các đặc điểm hình thái và sinh lý. Do đó, NEAU-dht8T được coi là đại diện cho một loài mới thuộc chi Nonomuraea, dự kiến với tên Nonomuraea fuscirosea sp. Mẫu xạ khuẩn gốc là NEAU-dht8T (5CGMCC 4.7104T 5DSM 45880T).

Nguyễn Thị Thúy

 

  1.  

TƯƠNG TÁC GIỮA VI SINH VẬT VÙNG RỄ SỐNG TRONG MÔI TRƯỜNG DỊCH TIẾT TỪ RỄ  ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA) TRỒNG ĐỘC CANH LIÊN TIẾP

Linkun Wu và cs.

Scientific Reports 5(1):15871, October 2015

Chế độ độc canh liên tiếp làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng của địa hoàng (Rehmannia glutinosa). Mô hình trồng địa hoàng độc canh liên tiếp trong 4 năm làm giảm đáng kể sinh trưởng của địa hoàng. Hầu hết các acid phenolic trong dịch tiết rễ có hiệu ứng tích lũy theo thời gian trong điều kiện vô trùng, nhưng không được quan sát thấy ở đất vùng rễ trong điều kiện độc canh. Điều này cho thấy các vi khuẩn trong đất có thể liên quan đến sự thoái hóa và chuyển đổi axit phenolic từ các cây trồng độc canh. Phân tích T-RFLP và qPCR đã chứng minh sự khác biệt trong cả quẩn thể vi khuẩn và nấm đất qua quá trình độc canh. Độc canh kéo dài làm tăng mật độ Fusarium oxysporum, nhưng giảm mật độ Pseudomonas. spp. Sự phong phú của Pseudomonas spp. có lợi đối với hoạt động đối kháng chống lại F.oxysporum thấp hơn trong đất độc canh liên tiếp. Hỗn hợp axit phenolic với tỷ lệ tương tự được tìm thấy trong rễ có thể thúc đẩy sinh trưởng sợi nấm, bào tử, và sản sinh độc tố (3-Acetyldeoxynivalenol, 15-O-Acetyl-4-deoxynivalenol) F. oxysporum gây hại trong khi ức chế sự phát triển của Pseudomonas sp. có lợi. Nghiên cứu này chứng minh rằng  chế độ độc canh kéo dài có thể làm thay đổi cộng đồng vi sinh vật vùng rễ địa hoàng dẫn đến làm giảm đáng kể các vi sinh vật có lợi, tăng các vi sinh vật gây bệnh và sản sinh độc tố sống trong môi trường chất tiết ra từ rễ.

Nguyễn Thị Thúy

  1.  

HỒ SƠ CHỨC NĂNG PHIÊN MÃ CUNG CẤP NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RỄ CỦ ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA)

Peng Sun và cs.

Frontiers in Plant Science 6:396, 2015

Địa hoàng (Rehmannia glutinosa), một loại thảo mộc thuộc họ Scrophulariaceae, được trồng rộng rãi ở phía Bắc của Trung Quốc. Rễ củ có đặc tính y học rất tốt; tuy nhiên, năng suất và chất lượng đang bị đe dọa bởi các stress sinh học và phi sinh học. Hiểu được quá trình phân tử của sự phát triển rễ củ có thể giúp xác định các mục tiêu mới để điều chỉnh nó. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng trình tự Illumina và lắp ráp trình tự de novo để có được một hệ phiên mã tham chiếu có liên quan đến sự phát triển của rễ củ. Sau đó, chúng tôi đã tiến hành phân tích định lượng RNA-seq để xác định hồ sơ biểu hiện gen của rễ bất định (AR), rễ bất định phình (TAR) và rễ củ đang phát triển (DTR). Hồ sơ biểu hiện đã xác định tổng cộng 6794 unigen được biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển rễ. Phân tích tin sinh học và hồ sơ biểu hiện gen cho thấy những thay đổi trong sinh tổng hợp phenylpropanoid, chuyển hóa tinh bột và sucrose, và sinh tổng hợp hormon thực vật trong quá trình phát triển của rễ. Hơn nữa, chúng tôi đã xác định và phân phối các chức năng giả định cho các gen liên quan đến sự phát triển của rễ củ, bao gồm các gen liên quan đến chuyển hóa carbohydrat chính, chuyển hóa hormone và điều khiển quá trình phiên mã. Nghiên cứu này cung cấp mô tả ban đầu về hồ sơ biểu hiện gen của AR, TAR và DTR, tạo điều kiện cho việc xác định các gen cần quan tâm. Hơn nữa, công việc của chúng tôi cung cấp những hiểu biết về các cơ chế phân tử liên quan đến sự phát triển của rễ củ và có thể hỗ trợ cho việc thiết kế và phát triển các chương trình chọn giống cải tiến cho nhiều giống địa hoàng khác nhau thông qua kỹ thuật di truyền.

Bùi Thị Xuân

  1.  

KỸ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ MÃ VẠCH THẾ HỆ MỚI CHO THẤY SỰ THAY ĐỔI CỦA CỘNG ĐỒNG VI KHUẨN Ở BỀ MẶT RỄ VÀ XUNG QUANH VÙNG RỄ ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA) TÁI CANH

Linkun Wu và cs.

International Journal of Molecular Sciences, 2018, 19: 850

Sản lượng và chất lượng của địa hoàng (Rehmannia glutinosa) có thể bị giảm đáng kể bởi bệnh gây ra do trồng độc canh liên tiếp (tái canh). Hệ gen của các vi sinh vật liên quan đến rễ, cũng được biết đến như là hệ gen thứ hai của cây, được nghiên cứu để hiểu tác động của nó đối với sức khỏe của cây trồng. Phép phân tích kỹ thuật giải trình tự phụ thuộc vào nuôi cấy và không phụ thuộc vào nuôi cấy đã được áp dụng để đánh giá sự thay đổi của cộng đồng vi khuẩn đất trong vùng rễ và trên bề mặt rễ do trồng độc canh liên tiếp. Kết quả cho thấy hệ gen vi sinh vật liên kết với rễ (bao gồm cả hệ gen vi khuẩn trong vùng rễ và ở bề mặt rễ) đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi môi trường vùng rễ và tái canh liên tiếp nhiều năm. Trồng độc canh liên tục cây địa hoàng  (R. glutinosa) đã dẫn đến sự suy giảm đáng kể mật độ Phyla Firmicutes và Actinobacteria trong vùng rễ và ở bề mặt rễ. Hơn nữa, các họ Flavobacteriaceae, Sphingomonadaceae và Xanthomonadaceae phong phú hơn trong khi Pseudomonadaceae, Bacillaceae và Micrococcaceae giảm theo chế độ trồng độc canh liên tiếp. Ở bậc phân loại chi, Pseudomonas, BacillusArthrobacter phổ biến trong đất mới trồng cây nhưng giảm dần trong đất trồng độc canh liên tiếp. Bên cạnh đó, phép phân tích phụ thuộc vào nuôi cấy đã xác nhận sự hiện diện rộng rãi của Pseudomonas spp. và Bacillus spp. trong đất mới trồng cây và các hoạt động đối kháng mạnh mẽ của chúng giúp chống lại các mầm bệnh nấm. Tóm lại, trồng độc canh địa hoàng dẫn đến sự biến đổi hệ gen vi sinh vật liên kết với rễ với việc giảm mật độ các vi khuẩn có lợi, điều này có thể góp phần làm giảm các vi khuẩn đối kháng với các mầm bệnh nấm trong đất dưới chế độ trồng độc canh.

Bùi Thị Xuân

  1.  

PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT VỀ PROTEIN CỦA RỄ CỦ ĐỊA HOÀNG (RHEMANNIA GLUTIONSA)

BẰNG ITRAD CHO THẤY CÁC CƠ CHẾ PHÂN TỬ HÌNH THÀNH BỆNH TÁI CANH

Mingjie Li và cs.

Li et al. BMC Plant Biology (2017) 17:116

Sự phát triển bình thường của địa hoàng (Rehmannia glutinosa), một loài cây thuốc được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc, bị ảnh hưởng  nghiêm trọng bởi bệnh tái canh. Sự hình thành bệnh tái canh thường liên quan đến sự tương tác giữa các cây trồng, các độc tố của cây và vi sinh vật; tuy nhiên, những mối quan hệ này vẫn chưa được làm rõ. Do đó mà hiện tại chưa có biện pháp hiệu quả nào xử lý bệnh tái canh điạ hoàng.

Kết quả: Trong nghiên cứu này, một hệ gen tổng hợp phiên mã R. glutinosa đã được xây dựng, từ đó thu được một thư viện protein R. glutinosa . Sau đó công nghệ iTRAQ đã được dùng để nghiên cứu những thay đổi của protein trong rễ R. glutinosa tái canh và các protein phản ứng với bệnh tái canh được xác định. Một hệ gen tổng hợp phiên mã R. glutinosa từ các giai đoạn phát triển khác nhau của R. glutinosa tái canh và sinh trưởng bình thường đã tạo ra 65.659 đoạn phiên mã, được dịch chính xác thành 47.818 protein. Từ nguồn dữ liệu này đã tìm được tập hợp 189 protein có khác biệt đáng kể giữa cây R. glutinosa sinh trưởng bình thường và cây tái canh. Các protein của R. glutinosa tái canh thay đổi đáng kể, hầu hết đều liên quan đến sự chuyển hóa, phản ứng miễn dịch, sự hình thành ROS, sự chết tế bào được lập trình, stress ER và tổng hợp lignin.

Kết luận: Kết hợp các dữ kiện quan trọng này và kết quả của các nghiên cứu trước đây về sự hình thành bệnh tái canh, một mô tả mới về các cơ chế gây hại của bệnh tái canh đã được thực hiện. Bệnh tái canh đã làm thay đổi sự cân bằng trao đổi chất của R. glutinosa, hoạt hóa hệ thống bảo vệ miễn dịch, làm tăng ROS và các enzyme chống oxy hóa và khởi động quá trình chết của tế bào và sự già hóa của R. glutinosa tái canh. Ngoài ra, tích tụ lignin ở rễ R. glutinosa tái canh kìm hãm đáng kể sự hình thành rễ củ. Các quá trình chính này cung cấp những hiểu biết quan trọng về các cơ chế cơ bản dẫn đến sự hình thành bệnh tái canh và cũng tạo tiền đề cho sự phát triển các biện pháp phòng trừ mới để nâng cao năng suất và chất lượng của các cây tái canh.

Bùi Thị Xuân

  1.  

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MICROSATELLITES TỪ HỆ GEN PHIÊN MÃ REHMANNIA GLUTINOSA VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN GIỮA CÁC LOÀI RHEMANNIA

Chun-yanLiu và cs.

Biochemical Systematics and Ecology,Volume 59, April 2015:  177-182

Địa hoàng (Rehmannia glutinosa) là một loài cây thuốc truyền thống nổi tiếng, có giá trị của Trung Quốc. Tuy nhiên, nền tảng di truyền của R. glutinosa và các loài liên quan phần lớn vẫn còn chưa được nghiên cứu do còn thiếu các gene chỉ thị phân tử. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phát triển 15 chỉ thị microsatellit đa hình từ cơ sở dữ liệu hệ phiên mã của Rehmannia glutinosa và xác định sự đa dạng di truyền giữa các loài Rehmannia . Tổng cộng có 11,048 đoạn trình tự liên tục chứa locus SSR hoàn chỉnh được phân lập từ 374,444 transcriptome read của R. glutinosa. Trong số đó, đơn vị lặp lại tetranucleotide là loại SSR chính, chiếm 27% trong tất cả các kiểu lặp lại, tiếp theo là các các đoạn trình tự pentanucleotide, trinucleotide, dinucleotide và hexanucleotide. Phân tích đa dạng di truyền cho thấy số lượng alen trên mỗi locus dao động từ 3 đến 16, với giá trị trung bình là 9 và hàm lượng chỉ số đa hình di truyền trung bình là 0,71. Tỷ lệ dị hợp tử quan sát (H o) và tỷ lệ dị hợp tử mong đợi ( H E ) tương ứng là 0,21-0,54 và 0,24-0,34, cho thấy mức độ tương đối thấp của đa dạng di truyền trong Rehmannia . Cả phân tích cụm và phân tích sai khác (PCoA) đều chứng minh các quần thể từ các loài Rehmannia giống nhau hình thành nhánh riêng biệt, Rehmannia glutinosa, Rehmannia solanifoliaRehmannia henryi có liên quan chặt chẽ trong khi Rehmannia piasezkii được tách ra từ các loài khác. Nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra được một phương pháp nhanh chóng và đơn giản để xây dựng các microsatellites và những bộ chỉ thị SSR mới này đã cung cấp một công cụ hiệu quả để nghiên cứu di truyền quần thể của Rehmannia.

Bùi Thị Xuân

  1.  

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA REHMANNIA GLUTINOSA BIẾN ĐỔI  GEN CHỨA VỎ PROTEIN  KHÁNG TMV VÀ CMV

Zhongqiu Teng và cs.

Molecules 2016, 21, 1134

Virus thực vật, đặc biệt là virus khảm thuốc lá (TMV) và virus khảm dưa chuột (CMV) là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với địa hoàng (Rehmannia glutinosa), một loại thảo dược chất lượng cao ở Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, cây địa hoàng Rehmannia glutinosa Libosch. kháng TMV và CMV được tạo ra bằng cách chuyển đổi gen protein (CP) của TMV và CMV vào địa hoàng thông qua quy trình chuyển gen trung gian Agrobacterium tumefacies. Sự đồng hóa và biểu hiện của các gen chuyển TMV CP và CMV CP trong 2 dòng, LBA-1 và LBA-2, đã được xác định bằng PCR, Southern blot và RT-PCR. Cả LBA-1 và LBA-2 đều có khả năng kháng lại sự lây nhiễm của các chủng TMV và CMV tương đồng. Chất lượng của rễ củ địa hoàng biến đổi gen được đánh giá dựa trên phân tích dấu vân tay và phân tích định lượng  thành phần hoá học so với rễ củ đối chứng. Những kết quả này cho thấy thành phần hóa học của rễ củ địa hoàng biến đổi gen tương tự như rễ củ không biến đổi gen, cho thấy chất lượng dược liệu và an toàn sinh học của dược liệu địa hoàng biến đổi gen tương đương với dược liệu không chuyển gen khi được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM)

Bùi Thị Xuân

  1.  

VI NHÂN GIỐNG ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA LIBOSCH): TẠO RA PHENOLIC VÀ FLAVONOID VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA

Ewelina Pia˛tczak và cs.

Acta Physiol Plant (2014) 36:1693–1702

Địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch), một loại cây thuốc có giá trị, đã được nhân giống in vitro thành công bằng cách sử dụng chồi ngọn làm mẫu cấy. Sự tạo chồi được thực hiện trong các ống thủy tinh và trong bioreactor có bổ sung dinh dưỡng. Một hỗn hợp gồm 0,1 mg L-1 indol-3-acetic acid (IAA) và 1,0 mg L-1 của 6-benzylaminopurie trong môi trường thạch agar Murashige và Skoog (MS) đã cho kết quả tạo ra nhiều chồi nhất, sản lượng 8,2 chồi cho mỗi mẫu cấy sau 4 tuần nuôi cấy trong ống thủy tinh. Số lượng chồi tăng lên 21 cho mỗi lần cấy khi sử dụng cùng một tổ hợp chất điều hòa sinh trưởng trong lò phản ứng sinh học rắc chất dinh dưỡng. Các chồi rễ với hiệu suất đạt 93% sau 6 tuần nuôi cấy trên môi trường agar MS được bổ sung IAA (0,1 mg L-1) trước khi được luyện trong môi trường trong nhà kính. Các hoạt tính chống oxy hóa của chiết xuất methanolic từ lá và rễ từ cây tái sinh in vitro của R. glutinosa được trồng trong nhà kính được đánh giá bằng bốn thí nghiệm in vitro: quét các gốc tự do (DPPH và ABTS), khử kim loại chuyển tiếp và hoạt tính chống oxy hóa toàn phần với thuốc thử phosphomolybdenum. Ở tất cả thí nghiệm, chiết xuất methanolic từ lá thể hiện hoạt tính chống oxy hóa tốt hơn so với những chất đó lấy từ rễ. Mối tương quan mạnh mẽ đã được tìm thấy giữa hàm lượng phenolic và flavonoid tổng số và khả năng chống oxy hóa của các chất chiết xuất được nghiên cứu.

Bùi Thị Xuân

  1.  

NÂNG CAO ĐỘC TỐ TRICHOTHECENE CỦA NẤM FUSARIUM OXYSPORUM BẰNG ACID FERULIC GÂY THIỆT HẠI OXY HÓA LỚN CHO REHMANNIA GLUTINOSA LIBOSCH

Zhen Fang Li1 và cs.

Scientific Reports, 2016, 6:33962

 Rehmannia glutinosa là một loại thảo dược quan trọng không thể trồng lại trên cùng một cánh đồng do ảnh hưởng của các chất autotoxic. Ảnh hưởng của các chất này đối với R. glutinosa trong các hệ thống cây trồng liên tục vẫn chưa được biết đến. Trong nghiên cứu này, Phương pháp bioassay cho kết quả R. Glutinosa có sự giảm tăng trưởng nghiêm trọng và các chỉ số bệnh cao hơn khi xử lý FO + FA (F.oxysporum được xử lý trước bằng axit ferulic). Sự gia tăng trong hàm lượng của MDA và H2O2  xử lý FA + FO lớn hơn so với chỉ xử lý FA hoặc FO tương ứng. Kết quả này phù hợp với các hoạt tính của enzyme trong cây con tăng lên theo thời gian xử lý. Để xác định các yếu tố chính làm tăng khả năng gây bệnh của các loại độc tố FO, macroconidia và trichothecene gây ra bởi FO đã được tách ra và sử dụng để xử lý cây con R. glutinosa. Hàm lượng MDA và H2O2 trong cây con đã xử lý với deoxynivalenol và xử lý FA + FO là như nhau. Định lượng biểu hiện tương đối của một số gen nhất định liên quan đến quá trình tải nạp tín hiệu Ca2 + cho thấy độc tố nấm trichothecene đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng khả năng gây bệnh của FO. Tóm lại, FA không chỉ trực tiếp làm tăng thiệt hại oxy hóa của R. glutinosa mà còn làm tăng triệu chứng héo bằng cách thúc đẩy sự bài tiết độc tố nấm mốc trichothecene bởi FO.

Bùi Thị Xuân

  1.  

KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH VÀ NĂNG SUẤT CAO CỦA GIỐNG ĐỊA HOÀNG “TOKANG’’

Sang-Hoon Lee và cs.

Korean J. Breed Sci 2017 (1): 036-40

 Giống địa hoàng mới có tên ‘Tokang”, có nguồn gốc từ hạt giống ‘Jihwang 1’ bởi nhóm chọn tạo giống cây dược liệu của Viện Khoa học Trồng trọt và Thảo dược Quốc gia (National Institute of Horticulture and Herbal Scienc), RDA năm 2009. Đặc điểm của giống là có hoa màu hồng, vỏ hạt màu nâu đậm, vỏ rễ màu vàng nhạt. Hàm lượng catalpol và chất chiết được cao hơn giống ‘Jihwang 1’ (giống ban đầu). Hàm lượng catalpol là 4,55% và chất chiết được là 71,2%. Giống địa hoàng mới này cho thấy khả năng kháng bệnh thối rễ mạnh hơn so với giống ‘Jihwang 1’. Các thí nghiệm về năng suất tương ứng với vùng trồng được thực hiện tại ba địa điểm khác nhau từ năm 2007 đến 2009. Năng suất trung bình của giống ‘Tokang, là 21,1 tấn/ha, cao hơn 12% so với giống ban đầu ‘Jihwang 1’. Giống địa hoàng này có thể thích nghi với hầu hết các khu vực tại Hàn Quốc, ngoại trừ các khu vực miền núi. (Đăng ký số 4725).

Trịnh Văn Vượng

 

(Nguồn tin: )