Tạp chí

Nghiên cứu tác dụng chống trầm cảm của l-tetrahydropalmatin trên mô hình stress nhẹ, kéo dài, không báo trước - Phạm Đức Vịnh, Đặng Hoài Thu, Đào Thị Vui, Nguyễn Hoàng Anh, Đào Thị Kim Oanh

Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017 (Trang 86 - 93)

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG TRẦM CẢM CỦA 

l-TETRAHYDROPALMATIN TRÊN MÔ HÌNH STRESS NHẸ, KÉO DÀI, KHÔNG BÁO TRƯỚC

Phạm Đức Vịnh, Đặng Hoài Thu, Đào Thị Vui, Nguyễn Hoàng Anh*, Đào Thị Kim Oanh

Đại học Dược Hà Nội

*Email: anh90tk@yahoo.com

(Nhận bài ngày 06 tháng 2 năm 2017)

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tác dụng chống trầm cảm của l-tetrahydropalmatin (l-THP) trên mô hình gây trầm cảm bằng chuỗi stress nhẹ, kéo dài, không báo trước. Từ kết quả của thử nghiệm thăm dò trên chuột nhắt không chịu stress, liều 0,2 mg/kg được lựa chọn cho nghiên cứu tác dụng của hoạt chất này trên mô hình động vật được gây trầm cảm thực nghiệm. Kết quả của thử nghiệm chính cho thấy chuỗi stress nhẹ, kéo dài, không báo trước đã gây ra một loạt những thay đổi hành vi liên quan đến trầm cảm, bao gồm giảm ưa thích dung dịch saccharose, giảm hành vi chải lông, tăng trạng thái bất động trên test treo đuôi và tăng vận động tự nhiên trên test môi trường mở. Ngoại trừ ảnh hưởng trên vận động tự nhiên, sử dụng l-THP liều 0,2 mg/kg hàng ngày, liên tục trong 3 tuần có tác dụng đảo ngược những thay đổi hành vi của chuột thí nghiệm gây ra bởi stress. Tác dụng này tương tự như thuốc chống trầm cảm ba vòng clomipramin. Đây có thể là nghiên cứu đầu tiên công bố tác dụng của l-THP trên một mô hình thực nghiệm đặc hiệu cho rối loạn trầm cảm và cơ chế liên quan đến tác dụng này của l-THP cần được làm sáng tỏ trong những nghiên cứu tiếp theo.

Từ khóa: l-Tetrahydropalmatin, Rối loạn trầm cảm, Chống trầm cảm, Stress nhẹ kéo dài.

Summary

Antidepressant-like Effects of l-Tetrahydropalmatine in Mice Exposed to Unpredictable Chronic Mild Stress

The present study aimed to investigate the antidepressant-like effects of l-tetrahydropalmatine (l-THP) in an unpredictable chronic mild stress (UCMS) mouse model. Based on results from the preliminary study in which l-THP decreased depression-like behaviours of non-stressed mice in a dose-dependent manner, the dose of 0.2 mg/kg b.w was selected for further evaluating the antidepressant activity of this alkaloid in stressed mice. A schedule of mild psychosocial stressors was applied in Swiss mice for 8 weeks in order to produce a depressant-like state characterized by decreasing sucrose preference and grooming behaviour, increasing immobility in the tail suspension test and enhancing locomotor activity. With exception of locomotor activity, these behavioural changes were reversed by oral administration of l-THP with daily dose of 0.2 mg/kg b.w for a 3-week period, which was similar to the tricyclic antidepressant clomipramine. This may be the first study to report the effects of l-THP on an animal model which is specific to major depressive disorder and further studies should be conducted to elucidate possible mechanisms of these effects.

Keywords: l-Tetrahydropalmatine, Antidepressant, Major depressive disorder, Chronic mild stress.

(Nguồn tin: Trung tâm Thông tin-Thư viện, Viện Dược liệu)