Tạp chí

Triển khai mô hình gây hội chứng cai morphin trên chuột nhắt trắng và áp dụng đánh giá tác dụng của bài thuốc đông dược - Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Thu Hằng, Đào Thị Vui

Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 2/2017 (Trang 98 - 104)

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH GÂY HỘI CHỨNG CAI MORPHIN

TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG VÀ ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG

CỦA BÀI THUỐC ĐÔNG DƯỢC

Nguyễn Thùy Dương*, Nguyễn Thu Hằng, Đào Thị Vui

Đại học Dược Hà Nội

*Email: duongnt@hup.edu.vn

(Nhận bài ngày 13 tháng 3 năm 2017)

Tóm tắt

Nghiên cứu triển khai mô hình gây hội chứng cai thuốc trên chuột nhắt trắng thông qua việc đánh giá các biểu hiện lệ thuộc thuốc về mặt thể chất. Sử dụng ba chế độ liều morphin tăng dần, mỗi ngày dùng 2 lần trong khoảng 3- 4 ngày để gây lệ thuộc. Sau đó, gây hội chứng cai bằng cách tiêm chất đối kháng naloxon 4 mg/kg tiêm màng bụng. Phương pháp gây lệ thuộc bằng chế độ liều morphin tăng dần 30, 45, 90 mg/kg ´ 2 lần/ngày (s.c) trong 4 ngày liên tiếp đã gây được hội chứng cai morphin ở chuột rõ rệt nhất. Các thông số được dùng để đánh giá biểu hiện hội chứng cai bao gồm số lần nhảy, số lần run cơ, số lần khám phá, phần trăm giảm cân nặng, tỉ lệ xuất hiện tiêu chảy và tổng điểm dựa theo thang điểm Gellert-Holtzman. Trên mô hình đã triển khai, bài thuốc đông dược (gồm các vị thuốc đại hoàng, cam thảo, huyền sâm, khang bá bắc, bồ công anh, viễn chí, đào nhân, táo nhân, râu mèo) với liều 1600 mg/lần ´ 2 lần/ngày cải thiện được các thông số tỷ lệ tiêu chảy, phần trăm giảm cân nặng và tổng điểm theo thang Gellert & Holtzman.

Từ khóa: Lệ thuộc morphin, Hội chứng cai morphin, Bài thuốc đông dược.

Summary

Implementing Naloxone-Precipitated Morphine Withdrawal Signs in Mice and Suppressive Effects of Herbal Remedy

A study on the principal withdrawal signs has been performed in mice, evaluating their specificity and particular profile of appearance in physical type of dependence. Mice were divided into three groups that received three different increasing doses of morphine twice a day for 3-4 days, and a normal group that received saline. Naloxone-induced opiate withdrawal with dose of 4 mg/kg (i.p) was evaluated following short-term exposition to morphine. Morphine administration twice a day with increasing dose of 30 mg/kg- 45 mg/kg- 90 mg/kg is more effective in inducing opiate dependence than others. Jumping, paw tremor, diarrhea, ptosis, weight loss, exploratory rearing, and the modified Gellert-Holtzman scale for mice are specific patterns of naloxone-induced withdrawal. In this model, herbal remedy (Rhizoma Rhei, Radix Glycyrrhizae, Radix Scrophulariae, Cortex Phellodendri, Herba Lactucae indicae, Radix Polygalae, Semen Pruni, Semen Ziziphi mauritianae, Herba Orthosiphonis spiralis) at 1600 mg/kg administered orally twice a day significantly reduced signs of morphine withdrawal compared to the control group in terms of diarrhea, weight loss and the score of modified Gellert-Holtzman scale (p < 0.05).

Keywords: Morphine dependence, Morphine withdrawal signs, Herbal remedy.

(Nguồn tin: Trung tâm Thông tin-Thư viện, Viện Dược liệu)