Tạp chí

KHẢO SÁT TÁC DỤNG CỦA SÂM VIỆT NAM TRỒNG TRÊN MÔ HÌNH GÂY HEN BẰNG OVALBUMIN Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG SWISS ALBINO - Tạp chí Dược liệu, tập 21, số 6/2016

KHẢO SÁT TÁC DỤNG CỦA SÂM VIỆT NAM TRỒNG TRÊN MÔ HÌNH GÂY HEN BẰNG OVALBUMIN Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG SWISS ALBINO
Nguyễn Thị Thu Hương*, Mai Thành Chung
Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh, Viện Dược liệu
*Email: huongsam@hotmail.com
(Nhận bài ngày 13 tháng 10 năm 2015)
Tóm tắt
Đề tài tiến hành khảo sát tác dụng của cao chiết cồn từ sâm Việt Nam trồng (cao chiết sâm) trên mô hình gây hen bằng ovalbumin (OVA) trên chuột nhắt trắng chủng Swiss albino. OVA (được pha với nhôm hydroxid trong đệm phosphat) được tiêm phúc mạc liều gây mẫn cảm 2 mg/kg vào ngày 0 và ngày 14. Sau đó chuột được cho thở OVA 0,5% nhắc lại vào các ngày 20, 21 và 22 sau liều gây mẫn cảm ban đầu. Cao chiết sâm được cho chuột uống ở liều 100 mg/kg vào ngày thứ 5 sau liều OVA gây mẫn cảm ban đầu. Salbutamol (0,5 mg/kg) được sử dụng làm thuốc đối chiếu. Interleukin-4 (IL-4) và immunoglobulin E (IgE) được xác định trong huyết tương chuột các nhóm thử nghiệm bằng kỹ thuật ELISA. Kết quả nghiên cứu cho thấy lô chuột chứng bị gây hen bằng OVA có nồng độ IL-4 giảm và nồng độ IgE tăng, đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý. Việc cho uống cao chiết sâm phục hồi nồng độ IL-4 và nồng độ IgE trong huyết tương chuột bị gây hen về giá trị sinh lý bình thường. Tác dụng ức chế sản sinh IgE của cao chiết sâm tương tự như salbutamol. Những kết quả cho thấy sâm Việt Nam trồng có tác dụng chống hen trong thực nghiệm OVA qua việc điều hòa cytokin IL-4 và kháng thể IgE.
Từ khóa: Mô hình gây hen thực nghiệm, Ovalbumin, Sâm Ngọc Linh, Cytokin IL-4, Immunoglobulin IgE.
Summary
Study on the Effect of Cultivated Vietnamese Ginseng on Ovalbumin-Induced Asthma Model in Swiss Albino Mice
This study investigated the effect of ethanol extract from cultivated Vietnamese ginseng (VG extract) on ovalbumin (OVA)-sensitized/ challenged asthma model in Swiss albino mice. In brief, the mice were sensitized on day 0 and day 14 by intraperitoneal injection of OVA (emulsified in aluminum hydroxide as adjuvant in phosphate buffered saline) at a dose of 2 mg/kg. Next, mice were challenged with OVA 0.5% administered in a nebulized form on days 20, 21, and 22 for 30 min per day. VG extract was orally administered from day 5 after OVA sensitization. Salbutamol (0.5 mg/kg) was served as positive control. At the end of OVA challenge, the levels of interleukin-4 (IL-4) and allergen-specific immunoglobuline E (IgE) were measured in plasma from all experimental groups using an ELISA. The results showed that OVA-sensitized control group exerted a decrease in the plasma IL-4 level and an elevation of the plasma IgE level as compared to physiological control. Oral administration of VG extract in OVA-sensitized mice restored the plasma IL-4 and IgE levels to normal values. The inhibitory effect of VG extract on IgE production was the same as salbutamol. In this study, VG extract showed antiasthmatic effects in an OVA-sensitized mouse model via modulating IL-4 and IgE contents.
Keywords: Mouse asthma model, Ovalbumin, Cultivated Vietnamese ginseng, Cytokine IL-4, Immunoglobulin IgE

(Nguồn tin: )