ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CẢI THIỆN CHỨNG TRẦM CẢM VÀ
TÍNH AN TOÀN CỦA CAO CHIẾT TỪ CÂY BAN DI THỰC
TRÊN THỰC NGHIỆM
Phạm Thị Nguyệt Hằng*, Lê Thị Xoan, Nguyễn Thị Phượng,
Nguyễn Minh Khởi, Nguyễn Văn Tài
Viện Dược liệu
*Email: pnhang2004@yahoo.com
(Nhận bài ngày 19 tháng 1 năm 2016)
Tóm tắt
Cây ban Âu hay cây cỏ Thánh John (St. John’s Wort) có tên khoa học là Hypericum perforatum L, được phân bố Châu Âu, Tây Á và Bắc Phi. Đây là một trong những thuốc có nguồn gốc từ thực vật nổi tiếng để điều trị chứng bệnh tâm thần như lo âu, trầm cảm và được sử dụng như thuốc bổ thần kinh [5]. Cây ban Âu được di thực vào Việt Nam và trồng ở một số vùng cao như Sa Pa, Mai Châu, Mộc Châu. Trong nghiên cứu trước, chúng tôi đã chứng minh cao chiết ban di thực có tác dụng giải lo âu trên chuột bị stress do cô lập. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng chống trầm cảm của cao chiết ban di thực trên chuột bị stress do cô lập và đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn của cao chiết này. Kết quả đã chứng minh cao chiết ban Âu di thực (với liều 240 mg/ kg và 480 mg/ kg) có tác dụng chống trầm cảm thông qua thử nghiệm 3 buồng. Imipramin (10 mg/ kg) và Laif (1000 mg/ kg) được sử dụng làm mẫu đối chứng dương. Đã xác định được giá trị LD50 của cao ban Âu thực là 22,12 g cao/ kg thể trọng chuột. Đồng thời cao ban di thực với liều 80 mg cao/ kg và 320 mg cao/ kg không gây các thay đổi có ý nghĩa thống kê đến thể trọng, chức năng tạo máu, chức năng gan, chức năng thận cũng như mô bệnh học gan so với nhóm chứng sinh lý.
Từ khóa: Ban di thực, Chống trầm cảm, Độc tính cấp và bán trường diễn.
Summary
Evaluation of the Antidepressant-like Effect and the Safety of Acclimatized Hypericum perforatum L.
Hypericum perforatum L., known as St. John’s wort, is distributed in Europe, West Asia and North Africa. This plant is one of the leading psychotherapeutic phytomedicines for treatment of anxiety, depression, and used as nerve tonic. Hypericum perforatum L. was acclimatized in some uplands of Vietnam, such as Sa Pa, Mai Chau, Moc Chau... Our previous study showed that acclimatized Hypericum perforatum L. extract had anti-anxiety effect in social isolated mice. The aim of this study is to evaluate the antidepressant-like effect of acclimatized Hypericum perforatum L. in social isolated mice. The results showed that acclimatized Hypericum perforatum L. extract (at the doses of 240 and 480 mg/kg, p.o.) displayed antidepressant-like activity in social isolated mice using three-chamber paradigm test. LD50 of acclimatized Hypericum perforatum L. extract in mice was 22.12 g/kg body weight for single dose oral administration. In the subchronic study, rabbits were administered acclimatized Hypericum perforatum L. extract with the doses of 80 mg/ kg and 320 mg/kg (p.o) for 30 days. After 15, 30, and 45 days of experiment, blood and tissue samples were taken for determination of hematological, biochemical and histopathological parameters. All parameters in Hypericum perforatum L. extract groups were not significantly changed as compared to respective control.
Keywords: Acclimatized Hypericum perforatum L., Anti-depressant, Acute and subchronic toxicity.
(Nguồn tin: )