(Ban hành kèm theo Quyết định số 1558 /QĐ-VDL ngày 12 /12/2019 của Viện trưởng Viện Dược liệu)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và mối quan hệ công tác của Trung tâm nghiên cứu nguồn gen và giống dược liệu Quốc gia thuộc Viện Dược liệu (sau đây gọi tắt là Trung tâm).
Điều 2. Tên, trụ sở
Điều 3. Vị trí pháp lý
Trung tâm Nghiên cứu Nguồn gen và Giống dược liệu Quốc gia được thành lập theo Quyết định số 5295/QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trung tâm Nghiên cứu Nguồn gen và Giống dược liệu Quốc gia là tổ chức sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Viện Dược liệu, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Viện trưởng. Trung tâm có con dấu để hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Tổ chức Đảng và đoàn thể
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Trung tâm trực thuộc Đảng bộ Viện Dược liệu, lãnh đạo các hoạt động của Trung tâm trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, Pháp luật và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác trong Trung tâm được thành lập và hoạt động theo qui định của pháp luật. Các tổ chức này có trách nhiệm phối hợp với lãnh đạo Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Viện và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đã được xác định trong Điều lệ của tổ chức đó.
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂM
Điều 5. Chức năng
Trung tâm Nghiên cứu Nguồn gen và Giống dược liệu Quốc gia có chức năng nghiên cứu toàn diện về nguồn gen và giống dược liệu phục vụ sự nghiệp phát triển dược liệu; bao gồm thu thập, bảo tồn, lưu giữ, đánh giá nguồn gen; nghiên cứu phát triển công nghệ chọn tạo giống, khảo nghiệm, kiểm định và xác nhận chất lượng giống dược liệu; đào tạo, tư vấn, chuyển giao quy trình công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất giống và dược liệu.
Điều 6. Nhiệm vụ
1. Thu thập, bảo tồn, lưu giữ và đánh giá nguồn gen dược liệu.
2. Nghiên cứu đặc điểm di truyền nguồn gen và những gen liên quan đến năng suất, chất lượng dược liệu, tính chống chịu phục vụ chọn tạo và phục tráng giống dược liệu.
3. Nghiên cứu chọn tạo giống và nhân giống bằng các phương pháp truyền thống và công nghệ sinh học.
4. Nghiên cứu nhận dạng và đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen và giống cây dược liệu.
5. Xây dựng tiêu chuẩn giống, quy chuẩn khảo nghiệm và khảo nghiệm giống dược liệu theo quy định của pháp luật. Kiểm định, xác nhận chất lượng giống cây trồng, vật nuôi sử dụng làm dược liệu.
6. Tham gia đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ và quy trình kỹ thuật nhân giống, sản xuất giống và dược liệu.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Dược liệu giao.
Điều 7. Quyền hạn
Trung tâm được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo phân cấp của Viện trưởng Viện Dược liệu; tự chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng viên chức, người lao động và quản lý tài sản, trang thiết bị của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA TRUNG TÂM
Điều 8. Lãnh đạo Trung tâm
Điều 9. Cơ cấu tổ chức bộ máy
2. Các đơn vị thuộc Trung tâm là những đơn vị cơ sở của Trung tâm; hoạt động trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị thuộc Trung tâm do Giám đốc Trung tâm quy định.
Điều 10. Vị trí việc làm và số lượng người làm việc
Vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm được xác định trên cơ sở Đề án vị trí việc làm của Viện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Hằng năm, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc, Giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đề xuất Viện trưởng Viện Dược liệu tổ chức tuyển dụng theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý và sử dụng viên chức làm việc tại Trung tâm phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và phân cấp của Viện trưởng Viện Dược liệu.
Điều 11. Cộng tác viên
Trung tâm được mời các chuyên gia, các cán bộ khoa học thuộc các cơ quan trong và ngoài nước làm cộng tác viên để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị theo đúng quy định của pháp luật.
Chương IV
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CỦA TRUNG TÂM
Điều 12. Chế độ tài chính
Trung tâm là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ trực thuộc Viện Dược liệu, hạch toán phụ thuộc theo cơ chế tài chính tự chủ một phần kinh phí thường xuyên của Viện.
Điều 13. Quản lý tài sản, vật tư, trang thiết bị
1. Trung tâm được sử dụng và quản lý đất đai, nhà cửa, công trình xây dựng, các trang thiết bị văn phòng, phòng thí nghiệm và những tài sản khác do Viện Dược liệu hoặc Nhà nước giao cho Trung tâm.
2. Hằng năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch trình Viện để bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, nhà xưởng, đồng ruộng được giao quản lý.
3. Cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị được đầu tư cho Trung tâm từ bất kỳ nguồn khi phí nào đều phải được quản lý, sử dụng, kiểm kê, báo cáo theo đúng quy định của pháp luật.
Chương V
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA TRUNG TÂM
VỚI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG VÀ NGOÀI NGÀNH Y TẾ
Điều 14. Quan hệ công tác với các đơn vị trong Viện
Trung tâm là đơn vị trực thuộc Viện Dược liệu, chịu sự quản lý và lãnh đạo toàn diện của Viện trưởng Viện Dược liệu và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
Trung tâm chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các phòng chức năng về các nội dung quản lý nghiệp vụ:
- Trung tâm có trách nhiệm kết hợp với các phòng chức năng (phòng Khoa học và đào tạo, phòng Tài chính kế toán, phòng Quản trị và vật tư TBYT) để xây dựng kế hoạch hằng năm về các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, sản xuất thử nghiệm và ký kết các hợp đồng nghiên cứu khoa học; chi tiêu tài chính; xây dựng, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị và quản lý tài sản theo qui định của Nhà nước và của Viện Dược liệu.
- Trung tâm chịu sự chỉ đạo của Phòng Tổ chức hành chính trong công tác tuyển dụng viên chức, hợp đồng lao động và quản lý viên chức, thực hiện đúng các chính sách của Nhà nước và Bộ Y tế về chế độ đối với viên chức và người lao động, chế độ bảo mật và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn đơn vị.
- Đối với các đơn vị thuộc khối tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc (như: Trung tâm Nghiên cứu Trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM, Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ, Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Sa Pa, Trạm Nghiên cứu trồng cây thuốc Tam Đảo, Khoa Tài nguyên dược liệu…), Trung tâm có trách nhiệm phối hợp cùng các đơn vị này để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Giữa Trung tâm và các đơn vị khác trong Viện, tùy theo từng vấn đề có liên quan đến hoạt động của Trung tâm mà chủ động phối hợp, cộng tác trong nghiên cứu khoa học công nghệ để tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc.
Điều 15. Quan hệ công tác đối với các đơn vị trong và ngoài ngành Y tế
Trung tâm được phép quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo đối với các đơn vị trong và ngoài ngành. Các nội dung hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo đều phải báo cáo Viện trưởng Viện Dược liệu thông qua Phòng Khoa học và Đào tạo trước khi trao đổi với các đơn vị bên ngoài và chỉ được thực hiện sau khi được Viện trưởng phê duyệt bằng văn bản.
Điều 16. Mối quan hệ với địa phương
Trung tâm chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm chủ động phối hợp với các cơ quan của địa phương, các tổ chức có liên quan để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Điều khoản cuối cùng
Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Nguồn gen và Giống dược liệu Quốc gia này có 6 chương, 17 điều.
Trong quá trình thực hiện, nếu cần điều chỉnh, Giám đốc Trung tâm báo cáo Viện trưởng Viện Dược liệu xem xét, bổ sung, sửa đổi./.
(Nguồn tin: )