Các đơn vị cấu thành khác

Trung tâm nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ

Trung tâm nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ (dưới đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị trực thuộc Viện Dược liệu theo Quyết định số 4886/QĐ-BYT ngày 18/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Dược liệu; Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở làm việc tại tỉnh Thanh Hóa.

+ Tên Tiếng Việt: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU BẮC TRUNG BỘ

+ Tên tiếng Anh: North Central Research Centre for Medicinal Materials

+ Tên viết tắt: RCMM

+ Trụ sở làm việc: Phố Tân Trọng - Phường Quảng Thành - Thành phố Thanh Hoá - Tỉnh Thanh Hoá.

+ Số điện thoại: 02373.950.905/02373.951.242

+ Số Fax: 02373.951.703

+ Email: duoclieubtb@gmail.com

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Chức năng 

Trung tâm nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ có chức năng điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên dược liệu khu vực Bắc Trung Bộ; nghiên cứu chọn, tạo, nuôi trồng, chế biến và bảo quản dược liệu; nghiên cứu bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống dược liệu; tư vấn, đào tạo và chuyển giao quy trình công nghệ nuôi trồng và chế biến dược liệu; tổ chức sản xuất, kinh doanh dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.

Nhiệm vụ

1. Nghiên cứu khoa học

a) Điều tra nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu khu vực Bắc Trung Bộ về thành phần loài, phân bố, sinh thái, trữ lượng và các thông tin về sử dụng dược liệu. Đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu;

b) Nghiên cứu bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống dược liệu; xây dựng vườn cây thuốc;

c) Nghiên cứu chọn lọc, phục tráng, di thực, thuần hóa và nhập nội giống dược liệu; lai tạo, tuyển chọn giống mới; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn giống; nghiên cứu quy trình công nghệ nhân giống, khảo nghiệm và sản xuất giống dược liệu;

d) Nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng, thu hoạch, sơ chế, chế biến và bảo quản dược liệu; xây dựng các vùng nuôi trồng dược liệu theo tiêu chí thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu (GACP);

đ) Nghiên cứu thành phần, đặc điểm phát sinh phát triển, diễn biến và các biện pháp phòng trừ sinh vật hại cho cây dược liệu.

2. Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ

a) Đào tạo về thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc (GACP);

b) Tham gia đào tạo đại học và các loại hình bồi dưỡng, đào tạo khác liên quan đến dược liệu.

3. Sản xuất kinh doanh và dịch vụ khoa học công nghệ

a) Sản xuất, kinh doanh giống dược liệu, dược liệu và các sản phẩm khác từ dược liệu;

b) Liên doanh, liên kết trong sản xuất giống dược liệu, dược liệu và các sản phẩm khác từ dược liệu;

c) Xây dựng vùng sản xuất dược liệu phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu;

d) Tư vấn và chuyển giao công nghệ nhân giống, nuôi trồng, chế biến, bảo quản dược liệu theo hướng thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc (GACP).

4. Quản lý đơn vị

a) Tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của Trung tâm theo đúng quy định của pháp luật;

b) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị; quản lý tổ chức, biên chế, tiền lương, tài chính, cơ sở vật chất và vật tư thiết bị của Trung tâm theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách, hạch toán thu, chi theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện chế độ báo cáo về mọi hoạt động của Trung tâm theo  quy định.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Dược liệu giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.

CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm các đơn vị sau:

a) Văn phòng Trung tâm;

b) Phòng Giống và lưu giữ nguồn gen cây thuốc;

c) Phòng Canh tác và bảo vệ thực vật;

d) Phòng Công nghệ sau thu hoạch.

 


 

 

(Nguồn tin: )

Các phòng chức năng
Các khoa chuyên môn