(Ban hành kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-VDL
ngày 22 tháng 10 năm 2020 của Viện trưởng Viện Dược liệu)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, cơ chế tài chính và mối quan hệ công tác của Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh, trực thuộc Viện Dược liệu.
Điều 2. Vị trí pháp lý, tên, trụ sở
Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh (dưới đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị trực thuộc Viện Dược liệu theo Quyết định số 4886/QĐ-BYT ngày 18/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Dược liệu; Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Tên tiếng Việt: TRUNG TÂM SÂM VÀ DƯỢC LIỆU TP. HỒ CHÍ MINH
+ Tên tiếng Anh: Research Center of Ginseng and Medicinal Materials
+ Tên viết tắt: CGMM
+ Trụ sở chính: Số 41 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: (84 28) 38274377, Số Fax: (84 28) 38274377
Email: ttsamdlhcm@nimm.org.vn
+ Địa điểm hoạt động: số 6-8 Bạch Vân, Phường 5, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: (84 28) 35356345
+ Địa điểm hoạt động: số 75/4 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 3. Quản lý nhà nước đối với Trung tâm
Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự quản lý nhà nước về hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học của Viện Dược liệu; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 4. Tổ chức Đảng và đoàn thể trong Trung tâm
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Trung tâm trực thuộc Đảng bộ Khối cơ sở Bộ Y tế, lãnh đạo các hoạt động của Trung tâm trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao. Trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Y tế và Đảng bộ Viện Dược liệu, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
b) Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác trong Trung tâm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Các tổ chức này có trách nhiệm phối hợp với chính quyền để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trung tâm và thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được xác định trong điều lệ tổ chức đó.
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂM
Điều 5. Chức năng
Trung tâm Sâm và dược liệu Tp. Hồ Chí Minh có chức năng nghiên cứu phát triển Sâm và dược liệu khu vực Nam Bộ, triển khai nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất thử nghiệm; tư vấn, đào tạo và chuyển giao quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất, kinh doanh và liên doanh, liên kết trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc và các chế phẩm từ dược liệu.
Điều 6. Nhiệm vụ
a) Điều tra nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu khu vực Nam Bộ về thành phần loài, phân bố, sinh thái, trữ lượng và các thông tin về sử dụng dược liệu. Đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu;
b) Thu thập, bảo quản bộ tiêu bản và mẫu dược liệu. Nghiên cứu bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống dược liệu; xây dựng vườn cây thuốc;
c) Nghiên cứu chọn lọc, phục tráng, di thực, thuần hóa và nhập nội giống dược liệu; lai tạo, tuyển chọn giống mới; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn giống; nghiên cứu quy trình công nghệ nhân giống, khảo nghiệm và sản xuất giống dược liệu;
d) Nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ sinh vật hại, thu hoạch, sơ chế, chế biến và bảo quản dược liệu; xây dựng các vùng nuôi trồng dược liệu theo tiêu chí thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu (GACP);
đ) Nghiên cứu thành phần hóa học của Sâm và dược liệu, thuốc cổ truyền; chiết tách và phân lập các hợp chất làm chất chuẩn, chất đối chiếu; nghiên cứu xây dựng các phương pháp và quy trình công nghệ chiết, tách các hoạt chất từ dược liệu;
e) Nghiên cứu quy trình công nghệ bào chế, chế biến Sâm và dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm khác từ dược liệu; nghiên cứu hiện đại hóa các bài thuốc cổ truyền; sản xuất thử nghiệm các dạng bào chế, sản phẩm từ dược liệu;
g) Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp phân tích hóa học, sinh học. Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa Sâm và dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ dược liệu. Phân tích, kiểm nghiệm và đánh giá chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm khác từ dược liệu. Xây dựng bộ dược liệu chuẩn, dược liệu đối chiếu, bộ chất chuẩn và chất đối chiếu;
h) Nghiên cứu, đánh giá tác dụng sinh học, dược lý của Sâm và dược liệu và các hợp chất từ dược liệu; nghiên cứu triển khai các mô hình dược lý phục vụ công tác đánh giá chất lượng, độ an toàn, tác dụng sinh học, cơ chế tác dụng của dược liệu, hợp chất từ dược liệu và sản phẩm khác từ dược liệu.
2. Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
a) Đào tạo về thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc (GACP);
b) Tham gia đào tạo đại học, trên đại học và các loại hình bồi dưỡng, đào tạo khác liên quan đến dược liệu.
3. Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học công nghệ
a) Tổ chức sản xuất, kinh doanh giống dược liệu, dược liệu, thuốc cổ truyền, chất chuẩn, chất đối chiếu và các sản phẩm khác từ dược liệu theo quy định của pháp luật;
b) Chuyển giao các quy trình kỹ thuật, công nghệ và kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
c) Liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh giống dược liệu, dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền và các sản phẩm khác từ dược liệu theo quy định của pháp luật;
d) Chuyển giao các quy trình kỹ thuật, công nghệ và kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Quản lý đơn vị
a) Tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của Trung tâm theo đúng quy định của pháp luật;
b) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị; quản lý tổ chức, biên chế, tiền lương, tài chính, cơ sở vật chất và vật tư thiết bị của Trung tâm theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách, hạch toán thu, chi theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện chế độ báo cáo về mọi hoạt động của Trung tâm theo quy định.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Dược liệu giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.
Điều 7. Quyền hạn
Trung tâm được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo phân cấp của Viện trưởng Viện Dược liệu; tự chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng viên chức, người lao động và quản lý tài sản, trang thiết bị của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Chương III
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
Điều 8. Chức danh Lãnh đạo, quản lý Trung tâm
1. Lãnh đạo Trung tâm: Giám đốc và các Phó Giám đốc.
2. Giám đốc và các Phó Giám đốc do Viện trưởng Viện dược liệu bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật, của Bộ Y tế và của Viện.
3. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện Dược liệu và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.
Các Phó giám đốc giúp Giám đốc thực hiện các công việc theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về công việc được giao. Giám đốc ủy quyền điều hành và giải quyết công việc của Trung tâm cho một Phó Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt.
Điều 9. Cơ cấu tổ chức bộ máy
1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm các đơn vị sau:
2. Các đơn vị thuộc Trung tâm là những đơn vị cơ sở của Trung tâm; hoạt động trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị thuộc Trung tâm do Giám đốc Trung tâm quy định.
Điều 10. Các Hội đồng thuộc Trung tâm
1. Hội đồng Khoa học và Công nghệ của Trung tâm có chức năng tư vấn cho Lãnh đạo Trung tâm về phương hướng, kế hoạch và nội dung các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng triển khai và dự báo, tư vấn hoạt động phối hợp, liên kết nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, liên doanh liên kết - hợp tác về sản xuất dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu;
2. Các hội đồng khác được Trung tâm thành lập (nếu cần thiết) theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Vị trí việc làm và số lượng người làm việc
Vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm được xác định trên cơ sở Đề án vị trí việc làm của Viện Dược liệu được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Quy định về viên chức
a) Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của Trung tâm được giao, trên cơ sở Đề án vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu chức danh nghề nghiệp, bảo đảm nhiệm vụ chính trị và hoạt động chuyên môn của Trung tâm đã được Viện trưởng phê duyệt, Giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch tuyển dụng trình Viện trưởng Viện Dược liệu.
b) Quyền của viên chức
- Viên chức có quyền được đảm bảo các điều kiện cho hoạt động nghề nghiệp, được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và Trung tâm có nhu cầu; được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật và của Trung tâm, được pháp luật bảo vệ khi thực thi công vụ.
- Viên chức có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được xét tặng các danh hiệu và hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật.
c) Nghĩa vụ của viên chức.
- Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng, chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong việc thực hiện công việc và nhiệm vụ.
- Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật viên chức và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 13. Cộng tác viên và hợp đồng lao động
- Trung tâm được mời các chuyên gia, cán bộ khoa học thuộc các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước làm cộng tác viên (cố vấn hoặc chuyên gia) để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của Trung tâm trên cơ sở đồng ý của Viện Trưởng và theo đúng các quy định của pháp luật.
- Giám đốc Trung tâm được ký hợp đồng thuê khoán đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng lao động thời vụ với người lao động theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CỦA TRUNG TÂM
Điều 14. Chế độ tài chính
a) Trung tâm là đơn vị có con dấu, tài khoản riêng. Trung tâm phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về tài chính kế toán. Đồng thời thực hiện chế độ tài chính thống nhất quản lý tập trung mọi nguồn kinh phí, phân phối và sử dụng hợp lý theo quy chế về quản lý tài chính của Viện Dược liệu.
b) Trung tâm là đơn vị sự nghiệp y tế công lập, tự đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và các Ngân hàng thương mại theo nhu cầu. Trung tâm thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập được cấp kinh phí hoạt động theo đơn vị sự nghiệp y tế, quản lý tài chính độc lập. Trung tâm phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về tài chính - kế toán.
Điều 15. Nguồn kinh phí hoạt động
a) Ngân sách Nhà nước cấp gồm:
- Kinh phí hoạt động thường xuyên theo theo quy định của pháp luật;
- Kinh phí thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh… kinh phí hỗ trợ thường xuyên các hoạt động khoa học công nghệ và nhiệm vụ khoa học công nghệ khác được giao;
- Các nguồn ngân sách không thường xuyên khác (nếu có) do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.
b) Các nguồn thu sự nghiệp
- Các khoản thu từ hoạt động khoa học và công nghệ: Hợp đồng nghiên cứu khoa học; hợp đồng chuyển giao khoa học và công nghệ; hợp đồng dịch vụ/liên kết khoa học và công nghệ với các đơn vị, công ty, doanh nghiệp…;
- Thu từ sản xuất, kinh doanh dịch vụ;
- Lãi thu được từ các hoạt động liên doanh, liên kết, tiền lãi gửi ngân hàng;
- Thu từ các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
c) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Sử dụng nguồn tài chính của đơn vị
a) Chi thường xuyên
Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ để chi thường xuyên
- Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương chức danh nghề nghiệp, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự đảm bảo tiền lương thêm từ các nguồn theo quy định; trường hợp còn thiếu, ngân sách Nhà nước cấp bổ sung;
- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
b) Chi nhiệm vụ không thường xuyên
Đơn vị chi theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và của pháp luật đối với những nguồn kinh phí quy định.
Điều 17. Quản lý tài sản, vật tư, trang thiết bị và xây dựng cơ bản
a) Trung tâm được sử dụng và quản lý đất đai, nhà cửa, công trình xây dựng, các trang thiết bị văn phòng, phòng thí nghiệm và những tài sản khác do Viện Dược liệu hoặc Nhà nước giao cho Trung tâm theo quy định của pháp luật;
b) Kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản phải thực hiện và tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật;
c) Tài sản, trang thiết bị và kinh phí được đầu tư từ bất kỳ nguồn nào đều phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính, tài sản.
Điều 18. Quản lý thu chi tài chính
a) Hằng năm Trung tâm phải lập dự toán thu, chi và quản lý sử dụng đối với từng nguồn kinh phí hiện có theo đúng quy định của pháp luật.
Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm báo cáo tổng hợp dự toán và quyết toán hằng quý, hằng năm với Viện trưởng Viện Dược liệu.
b) Trung tâm phải thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ.
Chương V
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA TRUNG TÂM
VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRONG VÀ NGOÀI VIỆN
Điều 19. Quan hệ công tác với các đơn vị trong Viện
a) Trung tâm là đơn vị trực thuộc Viện Dược liệu, chịu sự quản lý và lãnh đạo toàn diện của Viện trưởng Viện Dược liệu và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
b) Trung tâm có trách nhiệm phối hợp với các phòng chức năng của Viện Dược liệu về các nội dung quản lý nghiệp vụ.
- Trung tâm phối hợp với Phòng Tổ chức hành chính trong công tác tuyển dụng viên chức, hợp đồng lao động và quản lý viên chức, thực hiện đúng các chính sách của Nhà nước và Bộ Y tế về chế độ đối với viên chức và người lao động, chế độ bảo mật và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn đơn vị.
- Trung tâm phối hợp với các phòng Khoa học và đào tạo, phòng Tài chính kế toán, phòng Quản trị và vật tư thiết bị y tế để xây dựng kế hoạch hằng năm, 05 năm về các hoạt động thường xuyên, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, sản xuất thử nghiệm.
c) Trung tâm có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị chuyên môn thuộc Viện để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Điều 20. Quan hệ công tác đối với các đơn vị ngoài Viện
Trung tâm được phép phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ với các đơn vị ngoài Viện và báo cáo Viện Dược liệu theo quy định.
Điều 21. Quan hệ với địa phương
Trung tâm chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm chủ động phối hợp với các cơ quan của địa phương, các tổ chức có liên quan để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Trách nhiệm thi hành
Toàn thể viên chức và người lao động của Trung tâm Sâm và dược liệu Tp. Hồ Chí Minh có trách nhiệm thi hành Quy chế này.
Điều 23. Hiệu lực thi hành
Quy chế này có 6 chương và 23 điều, có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu cần điều chỉnh Quy chế cho phù hợp, Trung tâm gửi văn bản đề nghị Viện trưởng Viện Dược liệu xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
(Nguồn tin: )